You are on page 1of 7

Câu 1.

Đối tượng trong nghiên cứu di truyền của Morgan là


A. Đậu Hà Lan. B. Ruồi giấm. C. Thỏ. D. Chuột bạch.
Câu 2. Ở đậu hà lan, bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Theo lí thuyết, số lượng nhóm gen liên kết tối đa của loài này là
A. 36. B. 12. C. 7. D. 28.
Câu 3. Biết các gen liên kết hoàn toàn, kiểu gen nào sau đây khi giảm phân tạo ra 1 loại giao tử?
aB AB aB AB
A. . B. . C. . D. .
ab ab aB Ab
Ab Ab Ab
Câu 4. Cho phép lai P: × . Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen ở F1 sẽ là
ab aB aB
A. 1/16. B. 1/2. C. 1/8. D. 1/4.
Câu 5. Hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở
A. kì sau của giảm phân lần thứ 2. B. kì cuối của giảm phân lần thứ 2.
C. kì đầu của giảm phân lần thứ nhất. D. kì giữa của nguyên phân.
Ab
Câu 6. Một cơ thể có kỉểu gen , khi giảm phân có hoán vị gen với tần số 10%. Tỉ lệ các loại giao tử tạo ra là
aB
A. AB = ab = 40%; Ab = aB = 10%. B. AB = ab = 40%; Ab = aB = 10%.
C. AB = ab = 5%; Ab = aB = 45%. D. AB = ab = 20%; Ab = aB = 30%.
Câu 7. Cho biết một cơ thể khi giảm phân cho 4 loại giao tử với tỷ lệ như sau: AB = ab = 32%, Ab = aB = 18%.
Kiểu gen của cơ thể này là
AB Ab
A. AaBb. B. .C. . D. AABb.
ab aB
Câu 8. Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.
B. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực.
C. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST.
D. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
BD
Câu 9. Một cá thể có kiểu gen Aa , tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 30%. Tỉ lệ loại giao tử aBD là
bd
A. 7,5%. B. 17,5%. C. 35%. D. 15%.
Bd
Câu 10. Một cá thể có kiểu gen Aa , tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 40%. Tỉ lệ loại giao tử aBD là
bD
A. 20%. B. 10%. C. 30%. D. 40%.
Câu 11. Nhiễm sắc thể giới tính là nhiễm sắc thể
A. được cấu tạo từ phân tử ARN và protein.
B. có ở tế bào sinh dục và tế bào xoma.
C. chỉ mang gen quy định giới tính.
D. tồn tại thành cặp trong tế bào của cơ thể đa bào.
Câu 12.Ở người, tật có túm lông ở tai, di truyền
A. độc lập với giới tính. B. thẳng theo bố. C. chéo. D. theo dòng mẹ.
Câu 13. Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền
A. liên kết với giới tính. B. theo dòng mẹ. C. độc lập với giới tính. D. thẳng theo bố.
Câu 14. Ở tằm, gen A quy định trứng màu trắng, gen a quy định trứng màu xám. Phép lai nào sau đây có thể phân
biệt được con đực và con cái ở giai đoạn trứng?
A. XaXa x XAY. B. XAXa x XaY. C. XAXa x XAY. D. XAXA x XaY.
Câu 15. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra
Ab d d Ab D
hoán vị gen ở cả bố và mẹ. Theo lí thuyết, phép lai P: XX x X Y cho đời con có số loại kiểu gen và kiểu
aB aB
hình tối đa là
A. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. B. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
C. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. D. 28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.
Câu 16. Ở người, bệnh mù màu do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, không có alen
tương ứng trên nhiễm sắc thể Y, gen trội (A) quy định mắt nhìn bình thường. Một người đàn ông lấy vợ mắt nhìn
bình thường, sinh con gái bị bệnh mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XA XA x Xa Y. B. XAXa x XaY. C. XAXa x XAY. D. XaXa x XaY.
Câu 17. Biết các gen liên kết hoàn toàn, kiểu gen nào sau đây khi giảm phân tạo ra 2 loại giao tử?
ab aB AB Ab
A. . B. . C. . D. .
ab aB aB Ab
Câu 18. Hiện tượng một kiểu gen có thể cho một dãy kiểu hình tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau
được gọi là
A. đột biến gen. B. gen đa hiệu. C. mức phản ứng. D. thường biến.
Câu 19. Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám.
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi trường
đất.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 20. Cho biết các bước của một quy trình như sau:
(1). Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
(2). Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
(3). Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
(4). Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện
quy trình theo trình tự các bước là
A. (1) (2) (3) (4). B. (3) (1) (2) (4).
C. (1) (3) (2) (4). D. (3) (2) (1) (4).
Câu 21. Giống lúa A khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6
tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa A bị thay đổi theo.
B. Giống lúa A có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
C. Năng suất thu được ở giống lúa A hoàn toàn do môi trường sống quy định.
D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha,...) được gọi là mức phản
ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa A.
Câu 22. Vốn gen của quần thể là tập hợp của tất cả các
A. kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định.
B. kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
C. alen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
D. gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Câu 23. Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở
A. số lượng cá thể và mật độ cá thể. B. tần số alen và tần số kiểu gen.
C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. D. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
Câu 24. Có bao nhiêu nội dung sau đây sai khi nói về đặc điểm di truyền của quần thể tự thụ phấn hay giao phối
gần qua nhiều thế hệ?
(1) tần số các alen không đổi, tần số các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ.
(2) rất đa dạng và phong phú về kiểu gen và kiểu hình.
(3) tăng tỷ lệ thể dị hợp và giảm tỷ lệ thể đồng hợp.
(4) có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 25. Cấu trúc di truyền của một quần thể 2400 AA : 800Aa: 800 aa. Tần số alen A và a là
A. A=0,7; a=0,3. B. A=0,8; a=0,2. C. A=0,5; a=0,5. D. A=0,9; a=0,1.
Câu 26. Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gen có 2 alen là A và a. Theo lí thuyết, quần thể có cấu trúc di
truyền nào sau đây có tần số các kiểu gen không đổi qua các thế hệ?
A. 50% AA: 50%Aa. B. 100% Aa. C. 100% AA. D. 50% Aa: 50% aa.
Câu 27. Xét một quần thể có gen A quy định thân cao trội hoàn toàn gen a quy định thân thấp. Một quần thể có
100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ thứ
tư sẽ là
A. 53,125% thân cao: 46,875% thân thấp. B. 37,5% thân cao: 62,5% thân thấp.
C. 75% thân cao: 25% thân thấp. D. 62,5% thân cao: 37,5% thân thấp.
Câu 28. Cho các nội dung sau:
(1) Số lượng cá thể lớn, giao phối tự do.
(2) Không có sự di nhập gen.
(3) Các loại giao tử, hợp tử đều có sức sống như nhau.
(4) Không chịu áp lực của chọn lọc.
(5) Đột biến xảy ra nhưng tần số đột biến thuận lớn hơn tần số đột biến nghịch.
Số phát biểu đúng về điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
2 2
Câu 29. Một quần thể có tần số kiểu gene là p AA : 2pqAa : q aa. Tần số kiểu gen Aa của quần thể này là
A. p. B. q. C. 2pq. D. p + q.
Câu 30. Trong một quần thể thực vật, cây thân cao trội hoàn toàn so với cây thân thấp. Quần thể luôn đạt trạng
thái cân bằng Hacđi- Vanbec là quần thể có
A. 20% số cây thân cao, 80% cây thân thấp. B. toàn bộ cây thân cao.
C. 70% số cây thân cao, 30% số cây thân thấp. D. toàn bộ cây thân cao đồng hợp trội
Câu 31. Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi- Vanbec là
A. 0,49AA : 0,56Aa : 0,09aa. B. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01 aa.
C. 100%Aa. D. 0,362AA : 0,325Aa : 0,313 aa.
Câu 32. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ ban
đầu (P) của một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa. Các cá thể của quần thể ngẫu phối và không có các
yếu tố làm thay đổi tần số alen, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F1 là
A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
C. 7 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng. D. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
Câu 33. Một quần thể có tần số kiểu gene là p2AA : 2pqAa : q2aa. Tần số alen A của quần thể này là
A. p. B. q. C. 2pq. D. p + q.
Câu 34. Cây lai khoai tây- cà chua (pomato) được tạo ra nhờ phương pháp
A. công nghệ gen. B. gây đột biến đa bội. C. dung hợp tế bào trần. D. nhân bản vô tính.
Câu 35. Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp
A. lai tế bào xôma khác loài. B. công nghệ gen.
C. lai khác dòng. D. nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
Câu 36. Một cặp bò bố mẹ có kiểu gen AABB x aabb được phối giống để lấy phôi. Từ phôi đó, người ta tách ra
thành nhiều phôi nhỏ và cấy truyền vào các con bò cái khác nhau (gồm các kiểu gen AAbb, aaBB, AABb, AaBB).
Theo lý thuyết, những con bò con sinh ra có kiểu gen nào?
A. AABB. B. aabb. C. AaBb. D. AaBB.
Câu 37. Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là
A. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu.
B. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, các cây giống đồng nhất về kiểu gen.
C. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
D. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu.
Câu 38. Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của mỗi phương
pháp:
Phương pháp Ứng dụng
1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa a. Tạo giống lai khác loài
2. Cấy truyền phôi ở động vật b. Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về
tất cả các cặp gen
3. Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật c. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau
Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng của nó sau đây, tổ hợp nào đúng?
A. 1b, 2c, 3a B. 1a, 2b, 3c C. 1b, 2a, 3c D. 1c, 2a, 3b
Câu 39. Một cây có kiểu gen AaBbDd. Tiến hành nuôi cấy mô để tạo ra 3000 cây con. Nếu không xảy ra đột biến
thì 3000 cây con này có tối đa số loại kiểu gen là
A. 8. B. 1. C. 8000. D. 64.
Câu 40. Cừu Dolly (1996) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Quy trình nhân bản được
mô tả ở hình bên. Nếu cừu cho trứng có kiểu gen BbDd, cừu cho nhân có kiểu gen BBdd; cừu mang thai có kiểu
gen bbdd. Khi nói về quá trình nhân bản này, kết luận nào sau đây đúng?

A. Tế bào X là tế bào hợp tử.


B. Cừu Dolly có KG là BBDd.
C. Cả 4 con cừu đều là cừu cái.
D. Cừu Dolly mang vật chất di truyền của cừu mang thai hộ.
----------- HẾT ----------
Đáp án
Câu 1. Đối tượng trong nghiên cứu di truyền của Morgan là
A. Đậu Hà Lan. B. Ruồi giấm. C. Thỏ. D. Chuột bạch.
Câu 2. Ở đậu hà lan, bộ nhiễm sắc thể 2n = 14; Số lượng nhóm gen liên kết = bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n)
 Số nhóm gen liên kết = 7
aB
Câu 3. Biết các gen liên kết hoàn toàn, kiểu gen khi giảm phân tạo ra 1 loại giao tử là đáp án C. .
aB
aB AB AB
Các đáp án A. , B. , D. cho 2 loại giao tử.
ab ab Ab

Câu 4. Cho phép lai P: . Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen ở F1 sẽ là D. 1/4.
Ab Ab
P: ×
ab aB

Gp: ½ Ab : ½ ab ; ½ Ab : ½ aB

Ab Ab Ab aB
F1: ¼ :¼ :¼ :¼
Ab aB ab ab
Câu 5. Hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở kì đầu của giảm phân lần thứ nhất.
Ab
Câu 6. Một cơ thể có kỉểu gen , khi giảm phân có hoán vị gen với tần số f = 10%. Tỉ lệ các loại giao tử tạo ra
aB

C. AB = ab = f/2 = 5%;
Ab = aB = 50% - f/2 = 45%.
Câu 7. Cho biết một cơ thể khi giảm phân cho 4 loại giao tử với tỷ lệ như sau: AB = ab = 32%, Ab = aB = 18%.
AB AB
Kiểu gen của cơ thể này là B. ab . Vì tỉ lệ AB = ab = 32% > 25%  Giao tử liên kết  KG P là ab
Câu 8. Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không chính xác?
B. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực.
 Hoán vị gen có thể xảy ra ở 2 giới.
BD
Câu 9. Một cá thể có kiểu gen Aa , tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 30%. Tỉ lệ loại giao tử aBD là
bd
Aa  ½ a
BD
 BD = 50% - f/2 = 35%
bd
Vậy tỉ lệ giao tử aBD= ½ . 35% = 17,5%
Bd
Câu 10. Một cá thể có kiểu gen Aa , tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 40%. Tỉ lệ loại giao tử ABD là
bD
Aa  ½ A
BD
 BD = f/2 = 20%
bd
Vậy tỉ lệ giao tử ABD= ½ . 40% = 20% (Lưu ý là nhân lại, không phải cộng nhé các bạn)
Câu 11. Nhiễm sắc thể giới tính là nhiễm sắc thể
A. được cấu tạo từ phân tử ARN và protein.  ADN
B. có ở tế bào sinh dục và tế bào xoma.
C. chỉ mang gen quy định giới tính.  Mang cả gen quy định giới tính và gen quy định tính trạng thường.
D. tồn tại thành cặp trong tế bào của cơ thể đa bào.  có trường hợp ngoại lệ, ví dụ như ở châu chấu đực (XO) sẽ
không tồn tại theo cặp vì chỉ có 1 NST giới tính X.
Câu 12. Ở người, tật có túm lông ở tai và tật dính ngón tay 2 và 3, di truyền thẳng theo bố.
Câu 13. Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền liên kết với giới tính (di truyền chéo do gen nằm trên NST
giới tính X
Câu 14. Ở tằm, gen A quy định trứng màu trắng, gen a quy định trứng màu xám. Phép lai nào sau đây có thể phân
biệt được con đực và con cái ở giai đoạn trứng?
A. XaXa x XAY  F1 ½ XAXa (♂ trứng trắng) : ½ XaY (♀ trứng xám)
Câu 15. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra
Ab d d Ab D
hoán vị gen ở cả bố và mẹ. Theo lí thuyết, phép lai P: XX x X Y cho đời con có số loại kiểu gen và kiểu
aB aB
hình tối đa?
Ab Ab
x  10 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.
aB aB
XdXd x XDY  2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
Vậy số loại KG = 10 . 2= 20; số loại KH = 4 . 2 = 8
Câu 16. Người đàn ông X-Y lấy vợ mắt nhìn bình thường XAX-, sinh con gái bị bệnh mù màu XaXa
 Cả bố và mẹ đều phải có 1 Xa  B. XAXa x XaY
Câu 17. Biết các gen liên kết hoàn toàn, kiểu gen nào khi giảm phân tạo ra 2 loại giao tử trong trường hợp dị hợp
AB
C.
aB
Câu 18. Hiện tượng một kiểu gen có thể cho một dãy kiểu hình tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau
được gọi là mức phản ứng.
Câu 19. Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
1. Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
2. Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám
4. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi trường
đất.
Câu 20. Từ khái niệm MFU: tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG trước các ĐK môi trường khác nhau.
=> tạo các cá thể có cùng kiểu gen
=> trồng / nuôi trong các đk MT khác nhau
=> thu thập tổng hợp kiểu hình
=> XĐ mức phản ứng
Câu 21. Giống lúa A khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6
tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?
D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha,...) được gọi là mức phản
ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa A.
Câu 22. Vốn gen của quần thể là tập hợp của tất cả các
C. alen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Câu 23. Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở tần số alen và tần số kiểu gen.
Câu 24. Có bao nhiêu nội dung sau đây sai khi nói về đặc điểm di truyền của quần thể tự thụ phấn hay giao phối
gần qua nhiều thế hệ?
(1) tần số các alen không đổi, tần số các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ.
(2) rất đa dạng và phong phú về kiểu gen và kiểu hình.
(3) tăng tỷ lệ thể dị hợp và giảm tỷ lệ thể đồng hợp.
(4) có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 25. Cấu trúc di truyền của một quần thể 2400 AA : 800Aa : 800 aa = 40000
 0,6 AA : 0,4 Aa : 0,4 aa = 1
Tần số alen A = 0,6 + 0,4/2 = 0,7
Tần số alen a = 1 – 0,7 = 0,3
Câu 26. Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gen có 2 alen là A và a. Theo lí thuyết, quần thể có cấu trúc di
truyền tần số các kiểu gen không đổi qua các thế hệ 100% AA hoặc 100% aa.
Câu 27. Xét một quần thể có gen A quy định thân cao trội hoàn toàn gen a quy định thân thấp. Một quần thể có
100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ thứ
tư sẽ là
n 4
1 1
1−( ) 1−( )
Thân thấp (aa) = z + y. 2 = 0 + 1. 2 = 46,875%
2 2
 Thân cao (A-) = 1 – thân thấp = 53,125%
Câu 28. Cho các nội dung sau:
(1) Số lượng cá thể lớn, giao phối tự do.
(2) Không có sự di nhập gen.
(3) Các loại giao tử, hợp tử đều có sức sống như nhau.
(4) Không chịu áp lực của chọn lọc.
(5) Đột biến xảy ra nhưng tần số đột biến thuận lớn hơn tần số đột biến nghịch. Sai
 Sửa: Không có đột biến hoặc nếu có thì tần số đột biến thuận phải = tần số đột biến nghịch.
Câu 29. Một quần thể có tần số kiểu gene là p2AA : 2pqAa : q2aa.
Tần số kiểu gen Aa của quần thể này là 2pq; kiểu gen AA là p2, kiểu gen aa là q2.
Tần số alen A là p; tần số alen a là q.
Câu 30. Trong một quần thể thực vật, cây thân cao trội hoàn toàn so với cây thân thấp. Quần thể luôn đạt trạng
thái cân bằng Hacđi- Vanbec là quần thể có toàn bộ cây thân cao đồng hợp trội (100%AA)
Câu 31. Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi- Vanbec là B. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01 aa.
Sử dụng công thức kiểm tra: x.z – (y/2)2 = 0 thì QT cân bằng, ≠ 0 thì không cân bằng.
Câu 32. Xem lại bài cô đã sửa.
Câu 33. Một quần thể có tần số kiểu gene là p2AA : 2pqAa : q2aa. Tần số alen A của quần thể này là p.
Câu 34. Cây lai khoai tây- cà chua (pomato) được tạo ra nhờ phương pháp dung hợp tế bào trần.
Câu 35. Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp
D. nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
Câu 36. Một cặp bò bố mẹ có kiểu gen AABB x aabb được phối giống để lấy phôi (AaBb). Từ phôi đó, người ta
tách ra thành nhiều phôi nhỏ và cấy truyền vào các con bò cái khác nhau (gồm các kiểu gen AAbb, aaBB, AABb,
AaBB). Theo lý thuyết, những con bò con sinh ra có kiểu gen giống nhau và giống KG của phôi C. AaBb.
Câu 37. Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là
B. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, các cây giống đồng nhất về kiểu gen.
Câu 38. Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của mỗi phương
pháp:
Phương pháp Ứng dụng
1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa a. Tạo giống lai khác loài
2. Cấy truyền phôi ở động vật b. Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về
tất cả các cặp gen
3. Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật c. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau
Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng của nó sau đây, tổ hợp nào đúng?
A. 1b, 2c, 3a
Câu 39. Một cây có kiểu gen AaBbDd. Tiến hành nuôi cấy mô để tạo ra 3000 cây con. Nếu không xảy ra đột biến
thì 3000 cây con này có kiểu gen giống nhau và giống cây ban đầu  có tối đa số loại kiểu gen là 1.
Câu 40. Cừu Dolly (1996) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Quy trình nhân bản được
mô tả ở hình bên. Nếu cừu cho trứng có kiểu gen BbDd, cừu cho nhân có kiểu gen BBdd; cừu mang thai có kiểu
gen bbdd. Khi nói về quá trình nhân bản này, kết luận nào sau đây đúng?
B. Cả 4 con cừu đều là cừu cái.
----------- HẾT ----------

You might also like