You are on page 1of 13

Chương II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Đối tượng được Menden sử dụng để phát hiện ra các quy luật di truyền là
A. đậu Hà Lan. B. ruồi giấm. C. lúa. D. gà.
Câu 2: Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li là
A. số lượng cá thể phải nhiều.
B. quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
C. cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
D. kiểu hình trội phải trội hoàn toàn.
Câu 3: Cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân luôn tạo ra 2 loại giao tử A và a với tỉ lệ bằng nhau là do
A. cặp alen thuộc cùng một lôcut trên cặp NST tương đồng
B. alen A trội hoàn toàn so với alen a.
C. cặp NST tương đồng mang cặp alen tương ứng phân li đồng đều về các giao tử
D. alen A trội không hoàn toàn so với alen a
Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây phù hợp với phép lai phân tích?
(1) Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn về
một tính trạng.
(2) Phép lai phân tích được dùng để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội.
(3) Phép lai phân tích không áp dụng cho hiện tượng di truyền trung gian.
(4) Khi cơ thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp tử thì kết quả phân li kiểu hình ở đời con lai
là 1 : 1.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5. Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con
gồm toàn cá thể có kiểu hình lặn?
A. . B. . C . D.
Câu 6: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen?
A. AA × Aa B. AA × aa C. Aa × Aa D. aa × aa
Câu 7: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 ?
A. AA × Aa B. Aa × aa C. Aa × Aa D. AA × aa
Câu 8. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai Aa aa cho đời con
có tỉ lệ kiểu gen là:
A. 1 : 1. B. 1 : 2 : 1. C. 3 : 1. D. 9 : 3 : 3 : 1.
Câu 9. Thể đồng hợp là
A. các cá thể khác nhau phát triển từ cùng 1 hợp tử.
B. cá thể mang 2 alen trội thuộc 2 locus gen khác nhau.
C. cá thể mang 2 alen khác nhau thuộc cùng 1 locus gen
D. cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc tất cả các locus gen.
Câu 10: Điều kiện quan trọng nhất cho quy luật phân li độc lập là
A. quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
B. các cặp gen quy định các cặp tính trạng tồn tại trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
C. các giao tử có khả năng thụ tinh ngang nhau, các hợp tử có sức sống ngang nhau.
D. các alen trội phải trội hoàn toàn so với các alen lặn.
Câu 11: Quy luật phân li độc lập không có ý nghĩa
A. có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau.
B. là cơ sở giải thích tính đa dạng ở những loài sinh sản hữu tính.
C. đảm bảo cho các nhóm tính trạng luôn di truyền cùng nhau.
D. sự phân li độc lập của các cặp alen đã tạo nên các loại giao tử với các tổ hợp gen khác nhau.
Câu 12: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định
theo công thức nào?
A. B. C. D.
Câu 13. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aaBBDd cho đời con có
A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Câu 14: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ
A. 50% B. 15% C. 25% D. 100%
Câu 15: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về 2 cặp gen trong 3 cặp gen đang xét?
A. aaBbdd B. AABbDd C. aaBbDd D. AABBDD
Câu 16: Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì
A. tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng.
B. sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ dần.
C. làm xuất hiện những kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ.
D. càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau.
Câu 17: Dấu hiệu nhận biết tương tác bổ sung là
A. sự tương tác của 2 alen cùng lôcut làm xuất hiện kiểu hình mới.
B. sự tương tác của 2 gen alen với nhau làm tăng sự biểu hiện của tính trạng.
C. sự tương tác của 2 gen phân li độc lập làm xuất hiện kiểu hình mới.
D. sự tương tác của 2 gen phân li độc lập làm tăng sự biểu hiện của tính trạng
Câu 18: Quy luật phân li độc lập và tương tác gen khác nhau về
A. sự tác động của gen lên sự biểu hiện thành kiểu hình.
B. sự vận động của các cặp gen trong quá trình phân bào.
C. sự chi phối của môi trường lên sự biểu hiện của gen.
D. sự tồn tại của gen trong nhân tế bào.
Câu 19. : Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với a: mắt lồi. B: mắt xám, trội hoàn
toàn so với b: mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay
sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể
con có mắt lồi, màu trắng là :
A. 65. B. 130. C. 195. D. 260.
Câu 20: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:
(1) AaBbDd × AaBbDd ; (2) AaBBDd × AaBBDd ;
(3) AABBDd × AabbDd ; (4) AaBBDd × AaBbDD.
Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là:
A.(2) và (3). B.(1) và (4)
C.(2) và (4). D.(1) và (3).
Câu 21: Đem lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được thế hệ F1.
Cho F1 lai phân tích, có bao nhiêu kết quả đây phù hợp với hiện tượng di truyền hoán vị gen?
(1). 9: 3: 3: 1 (2) 1: 1 (3). 1: 1: 1: 1
(4) 3: 3: 1: 1 (5) 3: 3: 2: 2 (6) 14: 4: 1: 1
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng về gen đa hiệu?
A. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
B. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
C. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
Câu 23. Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau theo lí thuyết phép lai
AaBbddMM × AABbDdmm thu được đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm
tỉ lệ
A. 50%. B. 87,5%. C. 37,5%. D. 12,5%.
Câu 24. : Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp, thể đồng hợp trội cho da đen, thể đồng hợp
lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất sinh
con da không nâu là:
A. 1/32 B. 1/128 C. 8/64 D. 1/256
Câu 25. Ở một loài thực vật lưỡng bội, chiều cao của cây do các gen trội không alen tương tác với nhau
theo kiểu cộng gộp quy định. Trong kiểu gen, sự có mặt của mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 5cm.
Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất (P), thu được F 1, cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 9 loại kiểu
hình. Biết rằng cây thấp nhất của loài này cao 70 cm, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Cây cao nhất của loài này cao 110 cm
II. Ở F2 cây mang 2 alen trội chiếm 7/64
III. Ở F2 cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 35/128
IV. Ở F2 có 81 loại kiểu gen khác nhau.
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 26. Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Liên kết gen làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.
C. Hai cặp gen cùng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì không liên kết với nhau.
D. Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng của loài.
Câu 27: Khi nói về hoán vị gen (HVG), phát biểu nào sau đây sai?
A. HVG có thể xảy ra ở cả hai giới B. HVG làm giảm biến dị tổ hợp.
C. Ruồi giấm đực không xảy ra HVG. D. Tần số HVG không vượt quá 50%.
Câu 28. Ở lúa nước có 2n = 48 thì số nhóm gen liên kết của loài là bao nhiêu?
A. 6 B. 12 C. 24 D. 48
Câu 29. Hai cặp gen Aa và Bb di truyền liên kết với nhau trong trường hợp
A. hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
B. hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST.
C. hai cặp gen này nằm ở tế bào chất.
D. một cặp gen nằm ở tế bào chất, một cặp gen nằm ở trên NST.
Câu 30: Hoán vị gen có ý nghĩa khi quá trình giảm phân xảy ra hiện tượng
A. hai crômatit cùng nguồn thuộc 2 cặp NST kép tương đồng trao đổi đoạn cân cho nhau.
B. hai crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng trao đổi đoạn cân cho nhau.
C. hai crômatit cùng nguồn của cặp NST kép tương đồng trao đổi đoạn cân cho nhau.
D. crômatit khác nguồn của 2 cặp NST kép tương đồng trao đổi đoạn cân cho nhau.
Câu 31: Di truyền liên kết gen có cơ sở tế bào học là
A. Trong giảm phân, các gen phân li cùng nhau về giao tử.
B. Nhiều gen cùng tồn tại trên một NST và phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
C. Trong giảm phân, các gen tương ứng của cặp NST tương đồng phân li cùng nhau.
D. Những gen đứng gần nhau sẽ phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
Câu 32: Một giống cà chua có alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b
quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình
1:2:1?
Ab Ab Ab Ab AB Ab AB Ab
A. aB x aB . B. aB x ab . C. ab x aB . D. ab x ab
Câu 33. Ở ruồi giấm cho kiểu gen của các cá thể bố, mẹ lần lượt là Ab/aB X Y x Ab/aB XMXm. Biết tỉ lệ giao
m

tử AB XM = 10,5%. Tần số hoán vị gen là


A. 10,5% B. 21% C. 40% D. 42%
Câu 34. Một cơ thể mang kiểu gen . Nếu hoán vị gen xảy ra với tần số 30% thì theo lý thuyết,
tỉ lệ giao tử Ab DE được tạo ra là bao nhiêu?
A. 12,25% B. 5% C. 8,75% D. 7,5%
Câu 35. Dưới đây là một số đặc điểm của các hiện tượng di truyền phân li độc lập, hoán vị gen và tương
tác gen.
(1) Các gen luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân.
(2) Tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp cho quá trình chọn lọc .
(3) Sự tổ hợp lại các gen sẵn có của bố và mẹ.
(4) Là cơ sở dẫn đến sự tái tổ hợp gen trong quá trình giảm phân
(5) Cơ thể dị hợp 2 cặp gen luôn tạo ra 4 loại giao tử bằng nhau
(6) Tạo ra thế hệ con lai F2 có 4 loại kiểu hình.
Có bao nhiêu điểm giống nhau giữa 3 hiện tượng di truyền trên?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 36. Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cơ sở
để dẫn tới hoán vị gen.
II. Hoán vị gen chỉ xảy ra trong giảm phân của sinh sản hữu tính mà không xảy ra trong nguyên phân.
III. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Hoán vị gen tạo điều kiện cho các gen tổ hợp lại với nhau, làm phát sinh biến dị tổ hợp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37. Lai hai cá thể (P) đều dị hợp về 2 cặp gen, thu được F 1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể có kiểu
gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể thường và không xảy ra đột biến. Dự đoán nào sau đây phù hợp với phép lai trên?
A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.
B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.
C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 10%.
D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 30%.
Câu 38: Tỉ lệ kiểu hình không xuất hiện ở con lai từ phép lai 2 cặp tính trạng di truyền độc lập là
A. 7,5% : 7,5% : 42,5% : 42,5%.
B. 6,25% : 6,25% : 12,5% : 18,75% : 18,75% : 37,5%.
C. 12,5% : 12,5% : 37,5% : 37,5%.
D. 25% : 25% : 25% : 25%.
Câu 39. Ở một loài cây, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ,
alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Lai hai cây P với nhau thu
được F1 gồm 180 cây cao, hoa đỏ, quả tròn: 180 cây thấp, hoa đỏ, quả dài: 45 cây cao, hoa đỏ, quả dài:
45 cây thấp, hoa đỏ, quả tròn: 60 cây cao, hoa trắng, quả tròn: 60 cây thấp, hoa trắng, quả dài: 15 cây
cao, hoa trắng, quả dài: 15 cây thấp, hoa trắng, quả tròn. Dự đoán nào sau đây không phù hợp với dữ
liệu trên?
A. Gen quy định chiều cao cây và màu sắc hoa phân li độc lập với nhau
B. Gen quy định chiều cao cây liên kết hoàn toàn với gen quy định hình dạng quả trên một cặp NST
thường
C. Trong hai cây P có một cây mang 3 cặp gen dị hợp
D. Trong hai cây P có một cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài
Câu 40: Cho 2 cây P đều dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau thu được F 1 có 600 cây, trong đó có 90 cây có
kiểu hình mang 2 tính lặn. Kết luận đúng là :
A. một trong 2 cây P xảy ra hoán vị gen với tần số 40% cây P còn lại liên kết hoàn toàn.
B. hai cây P đều liên kết hoàn toàn.
C. một trong 2 cây P có hoán vị gen với tần số 30% và cây P còn lại liên kết gen hoàn toàn.
D. hai cây P đều xảy ra hoán vị gen với tần số bất kì.
Câu 41: Cho biết màu sắc di truyền do 2 cặp gen A, a và B, b tương tác theo cơ chế: A-bb: kiểu hình
thứ 1, aaB-: kiểu hình thứ 2 , A-B-: kiểu hình thứ 3, aabb: kiểu hình thứ 4 Chiều cao di truyền do 1 cặp
AB Ab AB 1
gen trội hoàn toàn: D > d P: ab Dd x aB Dd. Hoán vị gen xảy ra ở cá thể ab với tần số f (0< f £ 2 ),
Ab
còn cá thể aB thì liên kết hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình tổng quát của đời con F1 là:
A. (1:2:1) (3:1) B. 1:2:1 C. (1:2:1)2 D. 9: 3: 3: 1
Câu 42. Ở một loài thực vật, xét 4 cặp gen quy định 4 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, khoảng
cách giữa cặp gen Aa và Bb là 40 cM; giữa Dd và Ee là 20 cM. Phép lai P: Ab/ab DE/de x Ab/aB
De/De, tạo ra F1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) F1 có 64 tổ hợp giao tử với 40 loại kiểu gen
(2) Tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 17,5%
(3) F1 có 28 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình
(4) Tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở F1 chiếm 45%
(5) Có 3 loại kiểu gen dị hợp về cả 4 cặp gen chiếm 5%
A. 1 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 43: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.
B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen
tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
Câu 44: Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi:
A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản
B. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính
C. các cặp gen quy định tính trạng nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng
D. các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.
Câu 45. Các gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y di truyền
A. thẳng B. chéo
C. theo dòng mẹ D. như gen trên NST thường
Câu 46: Gen nằm ở vị trí nào sau đây thì sẽ di truyền theo dòng mẹ?
A. trên NST thường. B. trên NST X.
C. trên NST Y. D. trong ti thể.
Câu 47: Tính trạng do gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y quy định, tuân theo
quy luật di truyền chéo là vì
A. Giới dị giao tử mang gen quy định tính trạng.
B. Giới đồng giao tử mang gen quy định tính trạng.
C. Tính trạng không được bộc lộ ở giới đồng giao tử khi mang cặp gen dị hợp tử.
D. Bố truyền NST Y cho con đực, NST X cho con cái còn mẹ truyền NST X cho cả 2 giới.
Câu 48: Mô tả nào sau đây về NST giới tính là đúng?
A. NST giới tính chỉ gồm 1 cặp đồng dạng giống nhau giữa giống đực và cái.
B. Ở đa số các loài giao phối, NST giới tính chỉ gồm có một cặp khác nhau giữa giống đực và cái.
C. Cặp NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục.
D. Ở động vật, con cái có cặp NST giới tính XX, con đực có cặp NST XY.
Câu 49: Khi nói về gen trên NST giới tính của người, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y thường tồn tại thành cặp alen.
(2) Gen nằm trên đoạn tương đồng trên NST X và Y luôn tồn tại thành cặp alen.
(3) Đoạn không tương đồng của NST giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của NST giới
tính Y.
(4) Ở giới đồng giao tử, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X luôn tồn tại theo cặp alen.
(5) Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y không có alen tương ứng trên NST X.
(6) Ở giới dị giao tử, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại thành cặp alen.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 50. Biết không xảy ra đột biến, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai nào
sau đây có tỷ lệ kiểu hình của giới đực khác với tỉ lệ kiểu hình của giới cái?
A. XAXA × XAY. B. XAXa × XaY. C. XaXa × XaY. D. XaXa × XAY
Câu 51. Trong điều kiện giảm phân không có đột biến, cơ thể nào sau đây luôn cho 2 loại giao tử?
A. AaBb. B. XDEXde. C. XDEY. D. XDeXdE.
Câu 52. Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so
với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, con trai của cặp bố
mẹ nào sau đây luôn bị bệnh máu khó đông?
A. XAXa × XaY. B. XaXa × XAY. C. XAXa × XAY. D. XAXa × XaY.
Câu 53: Ở người gen 1 có 2 alen, gen 2 có 2 alen, gen 3 có 3 alen. Biết gen 1 và gen 2 nằm trên cặp
NST giới tính X không có gen trên NST Y, gen 3 nằm trên một cặp NST khác. Số loại kiểu gen tối đa
của quần thể là
A. 54 B. 24 C. 84 D. 198
Câu 54: ở ruồi giấm gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với a thân đen, gen B quy định cánh
dài là trội hoàn toàn so với b cánh cụt, gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với d mắt trắng ? phép
AB AB
lai giữa ruồi giấm ab XDXd với ruồi giấm ab XDY cho F1 có kiểu hình thân đen,.cánh cụt, mắt trắng
chiếm tỷ lệ =5%. Tần số hoán vị gen là:
A. 20%. B. 35%. C. 40%. D. 30%.

Câu 55. Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy đinh, bệnh mù màu do gen
lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có
anh trai bị mù màu, có em gái bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những
người khác trong gia đình không ai bị một trong hai hoặc bị hai bệnh nậy. Xác suất để đứa con trai đầu
lòng không bị đồng thời cả hai bệnh nói trên là:
A. 15/24 B. 21/64 C. 15/48 D. 21/32
Câu 56. Thường biến có đặc điểm nào sau đây?
A. Làm biến đổi kiểu hình mà không làm biến đổi kiểu gen.
B. Làm biến đổi kiểu gen mà không làm biến đổi kiểu hình.
C. Làm biến đổi kiểu gen dẫn tới làm biến đổi kiểu hình.
D. Là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
Câu 57. Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau
được gọi là
A. sự thích nghi kiểu gen. B. sự mềm dẻo kiểu hình.
C. sự thích nghi của sinh vật. D. mức phản ứng.
Câu 58: Xét các ví dụ sau:
(1) Các cây hoa cẩm tú cầu có kiểu gen giống nhau nhưng màu sắc hoa có thể biểu hiện thành các
màu trung gian khác nhau phụ thuộc vào độ pH của đất.
(2) Bệnh pêninkêtô niệu ở người do một gen đột biến lặn nằm trên NST thường quy định làm rối loạn
chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu phát hiện sớm và cho trẻ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình
thường.
(3) Loài bướm Biston belutalaria khi sống ở rừng bạch dương không bị nhiễm bụi than đen thì có
màu trắng. Khi khu rừng bị nhiễm bụi than đen từ khu công nghiệp thì loài bướm này chỉ thấy có những
con màu đen.
(4) Vào mùa đông cây bàng lá đỏ, mùa hạ lá của cây bàng màu xanh.
Những ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình là
A. 1, 2 và 3. B. 1, 3 và 4. C. 2, 3 và 4. D. 1, 2 và 4.
Câu 59: Hãy chọn nhận định đúng?
A. Mức phản ứng là khả năng phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của môi trường.
B. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau.
C. Mức phản ứng của sinh vật có thể bị thay đổi trước sự thay đổi của môi trường sống.
D. Môi trường sống đã làm thay đổi kiểu gen dẫn đến sự thay đổi kiểu hình của cơ thể sinh vật.

CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ


NHẬN BIẾT
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?
A. Quần thể có thánh phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.
B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung.
C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể.
D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
Câu 2: Tần số alen của một gen được tính bằng
A. tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm
xác định.
B. tỉ lệ phần trăm các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng hợp về alen đó tại một thời điểm xác định.
C. tỉ lệ phần trăm các cá thể trong quần thể có kiểu hình do alen đó qui định tại một thời điểm xác định.
D. tỉ lệ phần trăm các cá thể mang alen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Câu 3: Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội
B. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống
C. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
D. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng và các kiểu gen khác nhau.
Câu 4: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:
A. quần thể giao phối có lựa chọn. B. quần thể tự phối và ngẫu phối.
C. quần thể tự phối. D. quần thể ngẫu phối.
Câu 5: Trong một quần thể động vật giao phối, một gen có 2 alen A và a, gọi p là tần số của alen A và
q là tần số của alen a. Quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen
của quần thể tuân theo công thức:
A. p2 + 4pq + q2 = 1. B. p2 + q2 = 1. C. p2 + pq + q2 = 1. D. p2 + 2pq + q2 = 1.
Câu 6: Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm
A. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể B. tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.
C. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp. D. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 7: Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng?
A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn.
C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm. D. Quần thể biểu hiện tính đa hình.
Câu 8: Vốn gen của quần thể là gì?
A. Là tập hợp của tất cả các alen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
B. Là tập hợp của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
C. Là tập hợp của tất cả các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
D. Là tập hợp của tất cả các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là đúng đối với quần thể tự phối?
A. Tần số tương đối của các alen không thay đổi nhưng tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng dần
qua các thế hệ.
B. Tần số tương đối của các alen không thay đổi nên không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở
thế hệ sau.
C. Tần số tương đối của các alen bị thay đổi nhưng không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế
hệ sau.
D. Tần số tương đối của các alen thay đổi tuỳ từng trường hợp, do đó không thể có kết luận chính xác về
tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ sau.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật Hacđi – Vanbec?
A. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số của các alen trội có
khuynh hướng tăng dần, tần số các alen lặn có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ.
B. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các
alen ở mỗi gen có khuynh hướng tăng dần từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các
alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các
alen ở mỗi gen có khuynh hướng giảm dần qua các thế hệ.
Câu 11: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?
A. Quần thể có kích thước lớn. B. Có hiện tượng di nhập gen.
C. Không có chọn lọc tự nhiên. D. Các cá thể giao phối tự do.
Câu 12: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự
A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối.
B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối.
C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.
D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

THÔNG HIỂU
Câu 13: Xét 1 gen gồm 2 alen trên nhiễm sắc thể thường, tần số tương đối của các alen ở các cá thể đực
và cái không giống nhau và chưa đạt trạng thái cân bằng. Sau mấy thế hệ ngẫu phối thì quần thể sẽ cân
bằng?
A. 1 thế hệ B. 2 thế hệ C. 3 thế hệ D. 4 thế hệ
Câu 14: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần
thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?
A. Cho quần thể sinh sản hữu tính. B. Cho quần thể tự phối.
C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng. D. Cho quần thể giao phối tự do.
Câu 15: Với 2 alen A và a, thế hệ đầu tiên có 100% cá thể có kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, tỉ
lệ các kiểu gen sẽ là:
n
1
1   n 2 2
2 1 1 1
  1    
A. AA = aa = 2 ; Aa =  2  . B. AA = aa =  2  ; Aa =  2  .
n 2 n n
1 1 1 1
  1   1    
C. AA = Aa =  2  ; aa =  2  . D. AA = Aa =  2  ; aa =  2  .
Câu 16: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số tương
đối của alen A và alen a trong quần thể đó là:
A. A = 0,4; a = 0,6. B. A = 0,3; a = 0,7. C. A = 0,2; a = 0,8. D. A = 0,8; a = 0,2.
Câu 17: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.
Tần số alen A và a lần lượt là
A. 0,5 và 0,5. B. 0,2 và 0,8. C. 0,6 và 0,4. D. 0,7 và 0,3.
Câu 18: Một quần thể gồm 1000 cá thể, trong đó có 200 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen
Aa và 400 cá thể có kiểu gen aa. Tần số alen A và alen a trong quần thể này lần lượt là
A. 0,6 và 0,4. B. 0,2 và 0,8. C. 0,4 và 0,6. D. 0,8 và 0,2.
Câu 19: Một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là 0,6 Aa : 0,4 aa. Tần số alen a của quần thể
này là
A. 0,6. B. 0,7. C. 0,4. D. 0,3.
Câu 20: Ngô là cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen
trong quần thể sẽ biến đổi theo hướng
A. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội và tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần.
B. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần.
C. tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần.
D. tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần.
Câu 21: Quần thể ngẫu phối nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. B. 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa.
C. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. D. 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa.
Câu 22: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,32DD : 0,64Dd : 0,04dd. B. 0,50DD : 0,25Dd : 0,25dd.
C. 0,04DD : 0,64Dd : 0,32dd. D. 0,36DD : 0,48Dd : 0,16dd.
Câu 23: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,01Aa : 0,18aa : 0,81AA. B. 0,81 Aa : 0,01aa : 0,18AA.
C. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa. D. 0,81Aa : 0,18aa : 0,01AA.

VẬN DỤNG
Câu 24: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Aa. Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, tính
theo lí thuyết thì tỉ lệ thể đồng hợp (AA và aa) trong quần thể là
A. 1/5. B. (1/4)5. C. (1/2)5. D. 1 - (1/2)5.
Câu 25: Giả sử một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát tất cả các cá thể đều có kiểu gen Bb. Nếu tự
thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này tính theo lí thuyết ở thế hệ F1 là
A. 0,42BB : 0,16Bb : 0,42bb. B. 0,50BB : 0,25Bb : 0,25bb.
C. 0,37BB : 0,26Bb : 0,37bb. D. 0,25BB : 0,50Bb : 0,25bb.
Câu 26: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua tự
thụ phấn bắt buộc, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ F2 là
A. 25%. B. 50%. C. 12,5%. D. 75%.
Câu 27: Một quần thể thực vật lưỡng bội, ở thế hệ xuất phát (P) gồm toàn cá thể có kiểu gen Aa.
Nếu tự thụ phấn bắt buộc thì theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ F3 là
A. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa. B. 0,75AA : 0,25aa.
C. 0,25AA : 0,75aa. D. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa.
Câu 28: Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,25AA : 0,50Aa :
0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý
thuyết là:
A. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. B. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa.
C. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa. D. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa.
Câu 29: Một quần thể thực vật ở thể hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Nếu
xảy ra tự thụ phấn thì theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở F2 là
A. 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa. B. 0,575AA : 0,05Aa : 0,375aa.
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. D. 0,55AA : 0,1Aa : 0,35aa.
Câu 30: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.
Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen
thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa. D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Câu 31: Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,25AA : 0,40Aa :
0,35aa. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F3) là:
A. 0,425AA : 0,050Aa : 0,525aa. B. 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa.
C. 0,375AA : 0,100Aa : 0,525aa. D. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa.
Câu 32: Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của
quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố
tiến hoá khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là
A. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa. B. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa.
C. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa. D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa.
Câu 33: Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen 0,1EE : 0,2Ee : 0,7ee.
Tính theo lí thuyết thì ở F4 tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ là
A. 0,25EE : 0,50Ee : 0,25ee. B. 0,64EE : 0,32Ee : 0,04ee.
C. 0,04EE : 0,32Ee : 0,64ee. D. 0,09EE : 0,42Ee : 0,49ee.
Câu 34: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có tần số alen A = 0,6 và a = 0,4. Giả sử quần
thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá. Qua quá trình ngẫu phối, thành phần kiểu gen ở thế
hệ F1 của quần thể này là:
A. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
C. 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa. D. 0,5 AA : 0,1 Aa : 0,4 aa.
Câu 35: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối,
người ta thu được ở đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là
A. 2560. B. 320. C. 7680. D. 5120.
Câu 36: Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen là A và a,
trong đó số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. Tần số các alen A và a trong quần thể
này lần lượt là
A. 0,42 và 0,58 B. 0,4 và 0,6 C. 0,38 và 0,62 D. 0,6 và 0,4
Câu 37: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Một
quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên hai
cây hoa đỏ, xác suất để cả hai cây được chọn có kiểu gen dị hợp tử là
A. 14,06% B. 56,25% C. 75,0% D. 25%
Câu 38: Ở một loài sinh vật, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen là A và a. Một quần
thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen đồng hợp trội bằng hai lần tần số
kiểu gen dị hợp. Theo lí thuyết, tần số alen A và a của quần thể này lần lượt là
A. 0,2 và 0,8 B. 0,33 và 0,67 C. 0,67 và 0,33 D. 0,8 và 0,2
Câu 39: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a),
người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị
hợp trong quần thể này là
A. 37,5%. B. 18,75%. C. 3,75%. D. 56,25%.
Câu 40: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể
của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số
tương đối của các alen A và a trong quần thể là
A. 0,5A và 0,5a. B. 0,6A và 0,4a. C. 0,4A và 0,6a. D. 0,2A và 0,8a.
Câu 41: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a
quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được
tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy
mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là
A. 48%. B. 36%. C. 16%. D. 25%.
Câu 42: Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội
hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền
có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận
tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là
A. 37,5%. B. 43,75%. C. 62,5%. D. 50%.
Câu 43: Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen
A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái
cân bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó
giao phấn ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:
A. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
C. 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
Câu 44: Một quần thể ngẫu phối, xét một gen có 2 alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân thấp. Cho biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số kiểu gen dị hợp
tử gấp 8 lần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình của quần thể là
A. 96% cây thân cao: 4% cây thân thấp B. 36% cây thân cao: 64% cây thân thấp
C. 75% cây thân cao: 25% cây thân thấp D. 84% cây thân cao: 16% cây thân thấp
Câu 45: Một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy đinh hoa đỏ trội hoàn toàn
so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền, số cây hoa đỏ
chiểm tỉ lệ 91%. Theo lí thuyết, các cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể này chiếm tỉ lệ
A. 49% B. 42% C. 61% D. 21%
Câu 46: Một quần thể động vật , ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1 AA : 0,2
Aa : 0,7 aa; ở giới đực là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các
nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1
A. đạt trạng thái cân bằng di truyền
B. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%
C. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%
D. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%
Câu 47. Ở người gen qui định màu mắt có 2 alen ( A, a ), gen qui định dạng tóc có 2 alen (B, b) gen qui
định nhóm máu có 3 alen ( IA. IB, IO ). Cho biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số
kiểu gen khác nhau có thể tạo ra từ 3 gen nói trên ở quần thể người là:
A.54 B.24 C.10 D.64
Câu 48. Một quần thể động vật, xét 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường và 1 gen có 2 alen nằm trên
NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về 2 gen trên
là:
A.30 B.60 C. 18 D.32
Câu 49. Ở người gen A qui định mắt nhìn màu bình thường, alen a qui định bệnh mù màu đỏ và lục; gen
B qui định máu đông bình thường, alen b qui định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới
tính X không có alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái
nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là:
A.42 B.36 C.39 D.27
Câu 50: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba alen nằm trên vùng tương
đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen
tối đa về lôcut trên trong quần thể là
A. 12. B. 15. C. 6. D. 9.
Câu 51: Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét một gen có 5 alen nằm trên
nhiễm sắc thể thường. Biết không có đột biến mới xảy ra, số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra trong
quần thể này là A. 15. B. 4. C. 6. D. 10.

You might also like