You are on page 1of 10

THREEBIOWORD KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ

QUY LUẬT DI TRUYỀN NĂM 2023 – 2024


ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC
(Đề thi có 6 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:………………………………………………….


Số báo danh:…………………………….
Mã đề: 003
PDF hóa bởi team Three BioWord

Câu 81: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng
hạt xanh. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 hạt vàng: 1 hạt xanh?
A. AA × Aa. B. Aa × Aa. C. AA × aa. D. Aa × aa.
Câu 82: Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 3 : 1 (biết tính trạng
trội là trội hoàn toàn)?
A. aa × aa. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. AA × AA.
Câu 83: Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số
loại kiểu hình ở F2 là
A. 9: 3: 3: 1. B. 2n. C. (3: 1)n. D. 4.
Câu 84: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường thành
tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2. B. 8. C. 6. D. 4.
Câu 85: Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con toàn cá
thể có kiểu hình lặn?
A. aa × aa. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. AA × AA.
Câu 86: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
I. Aa × aa; II. Aa × Aa; III. AA × aa; IV. AA × Aa;
V. aa × aa.
Câu trả lời đúng là:
A. I, III, V. B. I, III. C. II, III. D. I, V.
Câu 87: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn. Hai cặp gen
này phân li độc lập với nhau. Phép lai nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau?
A. AaBb × AaBb. B. Aabb × aaBb. C. aabb × AaBB. D. AaBb × Aabb.
Câu 88: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân sơ có axit amin mở đầu là:
A. Metionin. B. Foocmin metiônin. C. Phenylalanine. D. Valin.
Câu 89: Tương tác gen là:
A. Hiện tượng các gen trực tiếp tác động với nhau để tạo ra kiểu hình mới.
B. Dạng tương tác chỉ xảy ra giữa các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
C. Tương tác bổ sung cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 15: 1.
D. Sản phẩm của các gen không alen tương tác với nhau để tạo ra một kiểu hình.
Câu 90: Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích:
A. Sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng.
B. Kết quả của hiện tượng đột biến gen.
C. Hiện tượng biến dị tổ hợp.
D. Một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Câu 91: Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố melanin nên lông màu trắng, con ngươi của mắt có
màu đỏ do nhìn thấy cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng di truyền theo quy luật gì?

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 1


A. Tương tác bổ sung. B. Tương tác cộng gộp.
C. Tác động đa hiệu của gen. D. Liên kết gen hoàn toàn.
Câu 92: Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế nào?
A. Một gen chi phối nhiều tính trạng.
B. Nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng.
C. Nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng.
D. Một gen bị đột biến thành nhiều alen.
Câu 93: Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh
dạng đột biến:
A. Thêm 2 cặp nucleotit. B. Mất một cặp nucleotit.
C. Thêm một cặp nucleotit. D. Thay thế một cặp nucleotit.
Câu 94: Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật là 62. Khi quan sát NST trong tế bào sinh dưỡng, người ta
thấy có 61 NST. Đột biến trên thuộc dạng:
A. Đột biến lệch bội. B. Đột biến tự đa bội.
C. Đột biến dị đa bội. D. Đột biến gen.
Câu 95: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li theo quan điểm di truyền học hiện đại là?
A. Sự phân ly và tái tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B. Sự tổ hợp của cặp NST tương đồng trong thụ tinh.
C. Sự phân ly đồng đều của NST trong mỗi cặp tương đồng khi giảm phân.
D. Sự phân ly của cặp NST tương đồng trong nguyên phân.
Câu 96: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội không hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai
Aa × Aa cho đời con có
A. 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình. B. 3 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
C. 2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình. D. 4 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
Câu 97: Trong các thí nghiệm của Menđen về lai một tính trạng, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một
cặp tính trạng tương phản được F1, cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
A. 3 trội : 1 lặn. B. 100% kiểu hình trội.
C. 100% kiểu hình lặn. D. 1 trội : 1 lặn.
Câu 98: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai
AaBbDdEE × aaBBDdee cho đời con có :
A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Câu 99: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao, alen a : thân thấp; alen B : hoa đỏ, alen b : hoa trắng nằm
trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không
có xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là
bao nhiêu?
A. 1/4. B. 9/16. C. 1/16. D. 3/8.
Câu 100: Ở một loài động vật, xét phép lai AABBDD × aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở
một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường.
Cơ thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen trên?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
Câu 101: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen
quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Số kiểu
gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 2


A. 54. B. 24. C. 10. D. 64.
Câu 102: iểm khác nhau giữa các hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là gì?
A. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con trong phép lai giữa 2 cá thể dị hợp.
B. Thế hệ lai F1 dị hợp về cả 2 cặp gen.
C. Các cặp gen alen quy định các tính trạng nằm trên những NST khác nhau.
D. Tăng biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.
Câu 103: Các kiểu gen nào trong số các kiểu gen dưới đây có thể giúp cơ thể mở rộng phạm vi biểu hiện kiểu
hình?
A. Các kiểu gen dị hợp. B. Các kiểu gen đồng hợp lặn.
C. Các kiểu gen đồng hợp trội. D. Không có kiểu gen nào.
Câu 104: Loại tác động của gen thường được chú tâm trong sản xuất nông nghiệp là
A. tương tác bổ sung giữa 2 loại gen trội. B. tác động cộng gộp.
C. tác động át chế giữa các gen không alen. D. tác động đa hiệu.
Câu 105: Phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:
I. Cho P thuần chủng khác nhau về một hoặc hai tính trạng lai với nhau.
II. Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thiết.
III. Sử dụng toán xác suất thống kê phân tích kết quả lai rồi đưa ra giả thuyết.
IV. Tạo các dòng thuần chủng khác nhau về một hoặc hai tính trạng tương phản.
Thứ tự đúng của phương pháp trên là:
A. IV → I → III → II. B. I → II → III → IV.
C. IV → III → II→ I. D. I → III → II → IV.
Câu 106: Ở một loài cây X, cho phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng thu
được đời con F1. Cho F1 thụ phấn với cây hoa trắng thuần chủng thì thu được đời con F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 :
1. Thực hiện phép lai giữa đời con F2 với cây F1. Tỷ lệ kiểu hình thu được ở đời con là? Biết AA quy định
kiểu hình hoa đỏ, aa quy định kiểu hình hoa trắng và Aa quy định kiểu hình hoa hồng.
A. 1: 4: 3. B. 3: 3: 2. C. 1: 2: 1. D. 3: 1.
Câu 107: Một loài thực vật, màu sắc hoa do 3 gen phân ly độc lập quy định, trong đó gen A quy định
enzyme A tổng hợp tiền chất màu trắng; gen B quy định enzyme B biến tiền chất thành sắc tố vàng; gen D
quy định enzyme D biến tiền chất hoặc sắc tố vàng thành sắc tố đỏ. Các allele b, d là allele đột biến lặn và
mất khả năng tổng hợp enzyme tương ứng. Đem 2 cây hoa đỏ (P) giao phấn với nhau, F1 thu được có cả hoa
đỏ, hoa vàng và hoa trắng. Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, các cây hoa vàng ở F1 có thể chiếm bao
nhiêu tỉ lệ trong các tỉ lệ sau?
I. 1/16. II. 1/8. III. 3/16. IV. 3/4.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 108: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, tính trạng màu sắc hạt do hai gen không alen phân li độc lập quy
định. Trong kiểu gen đồng thời có mặt gen A và B quy định hạt màu đỏ; khi trong kiểu gen chỉ có một trong
hai gen A hoặc B, hoặc không có cả hai gen A và B quy định hạt màu trắng. Cho cây dị hợp hai cặp gen tự
thụ phấn thu được F1. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử đều tham gia thụ tinh hình
thành hợp tử. Theo lí thuyết, trên mỗi cây F1 không thể có tỉ lệ phân li màu sắc hạt nào sau đây?
A. 75% hạt màu đỏ : 25% hạt màu trắng. B. 100% hạt màu đỏ.
C. 50% hạt màu đỏ : 50% hạt màu trắng. D. 56,25% hạt màu đỏ : 43,75% hạt màu trắng.
Câu 109: Ở một loài bọ cánh cứng A: mắt dẹt, trội hoàn toàn so với a: mắt lồi, B: mắt xám, trội hoàn toàn so
với b: mắt trắng. Biết gen nằm trên NST thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 3


Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng
là:
A. 65. B. 200. C. 195. D. 130.
Câu 110: Trên phân tử ADN nằm ở vùng nhân ở một loài vi khuẩn xét các gen H, K, G, R, E, F, G và trên
phân tử ADN nằm ngoài tế bào chất xét các gen A, B, C. Trong đó, các gen cấu trúc E, F, G thuộc cùng một
operon với vùng P (Promoter) và O (Operater), chịu sự điều khiển của gen điều hòa R. Trong số các nhận xét
cho dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Tất cả các gen đang xét đều có số lần nhân đôi bằng nhau.
II. Các gen E, F, G được phiên mã sẽ tạo ra 3 phân tử mARN khác nhau.
III. Số lần phiên mã của gen G có thể nhiều hơn gen H.
IV. Khi gen H phiên mã 5 lần thì gen F cũng phiên mã 5 lần.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 111: Khi nói về mối quan hệ giữa các trạng thái của gen và các gen trong quần thể, có bao nhiêu phát
biểu sau là đúng?
I. Quan hệ đồng trội giữa các alen thực chất cũng giống như sự tương tác bổ sung giữa 2 gen trội với nhau.
II. Về cơ bản, mối quan hệ giữa các alen có quan hệ đồng trội với các alen có quan hệ trội không hoàn toàn
với nhau đều giống nhau.
III. Tất cả các alen trội đều tồn tại phổ biến hơn các alen lặn trong quần thể.
IV. Những gen có khả năng ảnh hưởng tới nhiều tính trạng khác nhau trong một cơ thể gọi là gen đa hiệu.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 112: Ở một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt và cây quả bầu dục thu được F1 có 100% quả
dẹt. Cho cây F1 lai phân tích thu được đời con có 21 quả dẹt: 43 quả tròn: 20 quả bầu dục. Tiếp tục mang F1 tự thụ
phấn thu được F2. Cho tất cả các cây hạt tròn ở F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3
đem trồng, theo lý thuyết xác suất để cây này có kiểu hình bầu dục là bao nhiêu?
A. 81/256. B. 16/64. C. 64/256. D. 25/64.
A+T 2
Câu 113: Gen D có chiều dài 408nm và có tỉ lệ = . Từ gen D đã phát sinh các đột biến điểm theo sơ
G+X 3
đồ: D → d → d1 → d2 → d3. Biết rằng alen d nhiều hơn alen D là 1 liên kết hidro, ít hơn alen d1 là 2 liên kết
hidro, nhiều hơn d2 là 1 liên kết hidro và nhiều hơn alen d3 là 3 liên kết hidro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Alen d có 721 nucleotit loại G.
II. Alen d3 và alen D có số nucleotit loại G bằng nhau.
III. Phân tử mARN của alen d2 chỉ khác phân tử mARN của alen d1 là 1 bộ ba.
IV. Alen d3 có chiều dài ngắn hơn alen D là 0,34 nm.
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 114: Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’ – AXG – GXA – AXA – TAA – GGG –
5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy
định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile;
5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên
mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi đoạn gen A tiến hành tổng hợp chuỗi polipeptit, các lượt tARN đến tham gia dịch mã có các
anticodon theo trình tự 3’AXG5’, 3’GXA5’, 3’AXG5’, 3’UAA5’, 3’GGG5’.
II. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G X ngay trước cặp A=T ở vị trí thứ 12 đoạn mARN được tổng hợp từ
đoạn gen nói trên chỉ làm thay đổi thành phần nucleotit tại codon thứ 5.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 4


III. Gen A có thể mã hóa được đoạn polipeptit có trình tự các axit amin là Cys – Arg – Cys – Ile Pro.
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A=T ở vị trí thứ 9 của đoạn ADN nói trên bằng cặp T=A thì quá
trình dịch mã không có phức hợp axit amin – tARN tương ứng cho codon này.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 115: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do các cặp gen không alen quy định, mỗi gen gồm 2
alen phân li độc lập với nhau. Biết rằng chiều cao cây dao động từ 13 cm đến 55 cm, người ta tiến hành lai
cây cao 13 cm với cây cao 55 cm cho đời con đều cao 34 cm. Cho F1 tự thụ thu được F2, số cây ở F2 có chiều
cao 13 cm chiếm 1/64. Có bao nhiêu phát biểu đúng về di truyền tính trạng chiều cao cây dưới đây?
I. Có 4 cặp gen quy định chiều cao cây.
II. F2 có 6 loại kiểu hình khác nhau.
III. Có thể có 8 loại kiểu gen cho chiều cao 34 cm.
IV. Cho cây dị hợp 1 cặp gen cao trên 40 cm lai với cây dị hợp 3 cặp gen thu được đời con có chiều cao 48
cm là 4/16.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 116: Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng
tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:

Các alen lặn đột biến a, b, c đều không tạo ra được các enzim A, B và C tương ứng. Khi các sắc tố không
được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa
trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng
không xảy ra đột biến, nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 tạp giao, tỉ lệ hoa trắng thu được ở đời lai là
A. 10,99%. B. 40,99%. C. 21,99%. D. 20,99%.
Câu 117: Quan sát hình ảnh dưới đây, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sau đây là đúng về quy
luật phân li?

A. Mỗi locus gen trên cặp NST này đều có 2 trạng thái.
B. Có 2 nhóm gen liên kết là PaB và Pab.
C. Cặp NST này có 6 locut gen.
D. Số loại giao tử tối đa của cặp NST này là 4.
Câu 118: Ở loài cá Koi hình thái Hi mang màu sắc cam đỏ là một minh chứng cho vẻ đẹp của loài cá này.
Cho biết gen Z1 quy định trạng thái Hi và Z2 quy định trạng thái biến thể Hi, Z2 có thể xuất hiện khi chăm
sóc cá không phù hợp thông qua sự biến đổi từ Z1 → Z2, đồng thời Z1 ức chế ngược gen B làm giảm trạng
thái Z1 của cá. Các gen trội lặn hoàn toàn, kiểu gen aa luôn làm cá có kiểu hình Z2. Sơ đồ dưới đây khái quát
sự di truyền của màu sắc ở loài cá này:

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 5


Dựa vào dữ kiện trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Gen A và gen B tương tác theo kiểu bổ sung 9: 6: 1.
II. Trong môi trường chăm sóc tốt, cho cá có kiểu gen dị hợp 1 cặp lai với cá có kiểu gen dị hợp 2 cặp giao
phối với nhau ra F1 phân li theo kiểu hình 3Z1: 5Z2 chứng tỏ cá dị hợp 1 cặp ở P về gen A.
III. Trong môi trường được chăm sóc tốt, cho 2 cá thể dị hợp về 2 cặp gen giao phối với nhau tạo ra F1, nếu
tiếp tục cho các cá thể Z2 ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thì theo lý thuyết xác suất thu được cá thể
thuần chủng trong các con Z2 ở F2 là 17/41.
IV. Gen đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành nên màu sắc ở cá Koi.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 119: Ở một loài thực vật thụ phấn chéo nhờ sâu bọ, màu hoa do 2 cặp gen Aa, Bb phân ly độc lập quy
định. Kiểu gen có cả A và B cho hoa màu đỏ, vắng một trong 2 alen A hoặc B cho hoa màu vàng và không có
alen trội nào cho hoa màu trắng. Những cây hoa trắng đồng thời quy định mùi hương kém hấp dẫn sâu bọ
nên trong tự nhiên, chúng thường không được thụ phấn. Tại một vườn ươm, người ta thụ phấn cây hoa đỏ
thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, thu được F1. Sau đó, đem các hạt F1 trồng ở bìa rừng và để
chúng phát triển tự nhiên, kết thúc vụ thu được các hạt F2. Ở vụ ngay sau đó, tiếp tục đem các hạt F2 trồng và
cho phát triển như F1, thu được các hạt F3. Theo lí thuyết, nếu không có đột biến xảy ra, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ cây hoa trắng ở F2 và F3 là khác nhau.
II. Ở F3, tỉ lệ cây hoa đỏ là 112/225
III. Trong các cây hoa vàng F3, tỉ lệ cây thuần chủng là 32/225
IV. Cho các cây hoa đỏ F3 giao phấn, đời con có hoa trắng chiếm tỉ lệ là 49/4624.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 120: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy định. Cho hai cây đều có hoa hồng (P)
giao phấn với nhau, thu được gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây tự thụ phấn, thu được có kiểu hình phân li
theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
II. Trong tổng số cây hoa hồng ở, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 2/3.
III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở giao phấn với cây hoa trắng, thu được có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 4
cây hoa đỏ: 4 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng.
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở, thu được có số cây hoa trắng
chiếm tỉ lệ 10/27.
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
–––––– HẾT ––––––

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 6


ĐÁP ÁN CHI TIẾT CÁC CÂU VD-VDC

81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100
D B B C A B C B D D C B D A C B A A A A
101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120
A A A B A A A B A A D D D B B A B B C A

Câu 110.
I sai, gen trong tế bào chất (A, B, C) có thể số lần nhân đôi không bằng nhau.
II sai, các gen E, F, G được phiên mã sẽ tạo ra 1 phân tử mARN dùng chung cho cả 3 gen.
III đúng, số lần phiên mã của G và H không giống nhau nên số lần phiên mã của gen G có thể nhiều hơn gen
H.
IV sai, H và F có thể cùng số lần phiên mã hoặc khác số lần phiên mã.
Câu 111.
I đúng vì khi 2 alen đồng trội với nhau đồng thời cùng tồn tại trong một cơ thể, chúng sẽ tương tác và tạo ra
một kiểu hình khác với 2 tính trạng trội khi đơn lẻ, giống như sự tương tác bổ sung giữa 2 alen trội của 2 cặp
gen khác nhau.
II. Sai vì quan hệ đồng trội cho ra tính trạng mới không phải tính trạng trung gian giữa các alen đồng trội
trong khi quan hệ trội không hoàn toàn lại đưa đến kiểu hình trung gian giữa các alen.
III. Sai, vì trong một số trường hợp thực tế, tần số alen trội lại tồn tại ít hơn số alen lặn (ví dụ: Tật đa ngón ở
trẻ sơ sinh được gây nên bởi sự có mặt của một alen trội, sự tồn tại của những cá thể sơ sinh bị tật đa ngón
rất hiếm nghĩa là alen trội xuất hiện với tần số thấp hơn alen lặn rất nhiều lần).
IV. Đúng.
→Có 2 phát biểu đúng.
Câu 112.
Nhận xét:
F1 100% dẹt chứng tỏ đời P phải thuần chủng.
Khi cho lai F1 lai phân tích ta thu được kiểu hình mới là quả tròn với tỉ lệ xấp xỉ 1:2:1.
→ Kiểu gen F1 phải cho tổ hợp 4 loại giao tử nghĩa là F1 do 2 cặp gen tương tác với nhau bổ sung theo kiểu
9: 6: 1.
Kết quả như sau:
Fa: 14AaBb : 14Aabb : 14aaBb : 14aabb.
Fa tự thụ nghĩa là cả 4 kiểu gen trên đều tự thụ phấn, không có sự thụ phấn chéo xảy ra nên không thể sử
dụng phương pháp giao tử tổng quần thể như ở giao phấn ngẫu nhiên.
14AaBb tự thụ cho kết quả 14 (14AA: 24Aa: 14aa).( 14BB: 24Bb: 14bb)
14Aabb tự thụ cho kết quả 14 (14AA: 24Aa: 14aa).bb
14aaBb tự thụ cho kết quả aa.( 14BB: 24Bb: 14bb)
14aabb tự thụ cho kết quả 14aabb.
Vậy khi lấy ngẫu nhiên 1 cây F3 đem trồng, xác suất thu được cây có kiểu hình quả bầu dục aabb là: 14. 14.
14 (ở cây AaBb) + 14. 14.2 (ở cây Aabb và cây aaBb) + 14 (ở cây aabb) = 2564.
→ Chọn đáp án D.
Câu 113.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 7


2𝐴 + 2𝐺 = 2400 𝐴 = 𝑇 = 480
Xét gen D: { 𝐴
=
2 {
𝐺 3 𝐺 = 𝑋 = 720
HD = 2A + 3G = 3120 (liên kết)
Từ gen D đã phát sinh đột biến điểm (lưu ý: Đột biến điểm là đột biến gen liên quan đến một cặp nucleotit).
- Alen d nhiều hơn D 1 liên kết H → Hd = 3120 + 1 = 3121 (liên kết).
→ D thay thế 1 cặp A=T bằng 1 cặp G  X trở thành d
𝐴 = 𝑇 = 479
→ Alen d có: {
𝐺 = 𝑋 = 721
- Alen d ít hơn d1 2 liên kết H → Hd1 = 3121 + 2 = 3123 (liên kết)
→ d đột biến thêm 1 cặp A = T trở thành d1
𝐴 = 𝑇 = 480
→ Alen d1 có: {
𝐺 = 𝑋 = 721
- Alen d nhiều hơn d2 1 liên kết H → Hd2 = 3121 – 1 = 3120 (liên kết). Mà Hd1=3123 (liên kết).
→ d2 ít hơn d1 3 liên kết H
→ d1 đột biến mất 1 cặp G ≡ X trở thành d2
𝐴 = 𝑇 = 480
→ Alen d2 có: {
𝐺 = 𝑋 = 720
- Alen d nhiều hơn d3 3 liên kết H → Hd3 = 3121 − 3 = 3119 (liên kết). Mà Hd2 = 3120 (liên kết).
→ d3 ít hơn d2 1 liên kết H
→ d2 đột biến thay G ≡ X bằng A = T trở thành d3
→ Alen d3 có: {𝐴 = 𝑇 = 481
𝐺 = 𝑋 = 719
Xét các phát biểu:
I đúng.
II sai.
III sai. d1 đột biến mất cặp nucleotide thành d2 → đột biến dịch khung → sẽ làm thay đổi nhiều bộ ba trên
mARN tính từ vị trí mất cặp.
IV sai. alen D có 2400 nucleotide, alen d3 có (481 + 719)×2 =2400 nucleotide → d3 có chiều dài bằng alen D.
Câu 114.
Mạch gốc gen A: 3’ – AXG – GXA – AXA – TAA – GGG – 5’
mARN gen A: 5’ – UGX – XGU – UGU – AUU – XXX – 3’
Trình tự chuỗi polipeptit gen A: Cys – Arg – Cys – Ile – Pro
Xét các phát biểu:
I sai, các lượt tARN lần lượt là: 3’ – AXG – GXA – AXA – UAA – GGG – 5’.
II sai, nếu gen A bị đột biến thêm cặp G X ngay trước cặp A=T ở vị trí thứ 12 đoạn mARN được tổng hợp thì
làm thay đổi thành phần nucleotit tại codon thứ 4 và thứ 5.
III đúng.
IV đúng, nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A=T ở vị trí thứ 9 của đoạn ADN nói trên bằng cặp T=A thì
codon 5’UGU3’ trở thành 5’UGA3’ – đây là codon kết thúc (UAA , UAG, UGA) nên không có phức hợp axit
amin – tARN tương ứng cho codon này.
Câu 115.
P thuần chủng (vì cây cao nhất là 55 cm – toàn bộ alen đều là trội, cây thấp nhất là 13 cm – toàn bộ alen đều
là lặn) nên F1 sẽ đồng tính với kiểu gen dị hợp tất cả các cặp.
F1 tự thụ ra F2, tỉ lệ kiểu hình toàn lặn ở F2 (cây 13 cm) là 164 nghĩa là có 3 cặp gen tham gia quy định tính
trạng chiều cao thân, mỗi cặp dị hợp khi tự thụ sẽ cho tỉ lệ đời con là 14 nên phải có 3 cặp thì tỉ lệ mới là 164
= (14)3.
→ I sai.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 8


F2 có 7 kiểu hình gồm: 6 kiểu hình chứa alen trội từ 1 – 6 và 1 kiểu hình chứa toàn bộ alen lặn.
→ II sai.
Chiều cao do 3 cặp gen quy định nên với mỗi alen trội, cây sẽ tăng thêm (55 – 13)/6 = 7 cm.
Cây có chiều cao 34 cm là cây có 3 alen trội có các loại kiểu gen:
- AaBbDd
- Đồng hợp 2 cặp (1 đồng hợp trội 1 đồng hợp lặn) và dị hợp cặp còn lại: C13  2 1 = 6 → Có 7 loại kiểu gen
cho chiều cao 34 cm.
→ III sai.
Cây dị hợp 1 cặp có chiều cao trên 40 cm (ít nhất 4 alen trội) là AaBBDD (hoặc các cây tương tự) x AaBbDd
thì tỉ lệ cây có chiều cao 48 cm (chứa 5 alen trội) → AaBBDD, AABbDD, AABBDd.
• Tỉ lệ kiểu gen cây 48cm giống kiểu gen cây đem lai: 24×12×12=216
• Tỉ lệ kiểu gen cây 48cm khác kiểu gen cây đem lai: 12×12×12×2=216
→ tỉ lệ cây cao 48cm ở đời con là 416
→ IV đúng.
→ Chọn B.
Câu 116.
Đáp án A
Hướng dẫn giải
Quy ước: A-B-C: Đỏ; A-B-cc: Vàng; Các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng.
P: AABBCC × aabbcc
F1 : AaBbCc
F1 x F1: AaBbCc × AaBbCc
F2: đỏ F2 tạp giao:
(1AA:2Aa)(1BB:2Bb)(1CC: 2Cc) × (1AA:2Aa)(1BB:2Bb)(1CC:2Cc)
→ con : (8/9A– : 1/9aa)(8/9B- : 1/9bb)(8/9C- : 1/9cc) –
Vậy:
+ Đỏ F3 = 512/729.
+ Vàng F3 = 64/729.
+ Trắng F3 = 1- 512/729- 64/729 = 153/729 = 20,99%.
Câu 117.
A. Sai vì ở locus P và a chỉ có 1 trạng thái.
B. Đúng.
C. Sai vì có 3 locus gen.
D. Sai vì có 2 loại giao tử.
Câu 118.
Nhận xét bài sinh, ta có:
Kiểu gen A_B_ thì sẽ cho kiểu hình Z1 trong điều kiện chăm sóc tốt.
Kiểu gen mang aa luôn cho cá ở thể Z2, đồng thời A_bb cũng cho cá ở thể Z2.
→ Tương tác này là tương tác bổ sung theo kiểu 9:7
→ I sai.
Có 2 trường hợp về cá dị hợp 1 cặp gen đó là: Aabb và aaBb, khi đem lai với cá thể AaBb thì đều cho ra tỉ lệ
kiểu hình 3 Z1: 5 Z2 nên II sai vì cá thể đem lai có thể dị hợp 1 trong 2 gen A hoặc B như trên.
F1 mang 16 tổ hợp cá gồm cả Z1 và Z2, nếu chỉ lấy Z2 thì ta sẽ có quần thể ngẫu phối như sau:
(17 AAbb: 27 Aabb: 17 aaBB: 27 aaBb: 17 aabb) → giao tử tương ứng đời F1 là: (27 Ab: 27 aB: 37 ab) khi ngẫu
phối sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 849 Z1 : 4149 Z2.
Trong số các cá thể F2, số cá thể thuần chủng AAbb + aaBB + aabbZ2=[ 272.2 + (37).2]: 4149=1741.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 9


→Xác suất thu được cá thể thuần chủng trong số Z2 thu được là 1741.
→ III đúng.
IV đúng.
→ Chọn B.
Câu 119.
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
Theo đề, ta có phép lai (P): AABB x aabb → F1: 100% AaBb
F1 × F1 → F2 có 9A-B-: hoa đỏ; 3A-bb + 3aaB-: hoa vàng; 1aabb: hoa trắng.
Trong các cây F2, những cây hoa trắng không được thụ phấn, do vậy, khi sinh sản, có thể xem như nhóm cây
được chọn lọc còn lại 9A-B- + 3A-bb + 3aaB-
Nhóm này cho giao tử gồm 4AB + 4Ab + 4aB + 3ab.
→ Tỉ lệ kiểu hình ở F3 là:
Hoa trắng (aabb) = (3/15)2 = 9/225.
Hoa đỏ (A-B-) = 1- (hoa trắng + hoa vàng)= 136/225
Hoa vàng (A-bb + aaB-) = 80/225.
→ I đúng, F2 có 1/16 hoa trắng và F3 có 9/225 hoa trắng.
II sai, F2 có tỉ lệ hoa đỏ = 136/225.
III đúng, các cây hoa vàng có tỉ lệ 80/225, trong đó hoa vàng thuần chủng có tỉ lệ = 2 x 4/15 x 4/15 = 32/225.
→Hoa vàng thuần chủng chiếm 32/80 = 2/5 trong các cây hoa vàng.
IV đúng, trong 136/225 hoa đỏ, có tỉ lệ các kiểu gen là AABB + AABb + AaBB + AaBb. Trong đó chỉ có kiểu
gen 56/136 AaBb có giao tử ab = 7/68
Khi nhóm này giao phấn với nhau, tỉ lệ hoa trắng aabb = (7/68)2 = 49/4624.
Câu 120.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
Quy ước: A-B-: đỏ; A-bb + aaB-: hoa hồng; aabb: trắng.
P: Cây hoa hồng  Cây hoa hồng
F1 : 100% hoa đỏ  F1
F2 có tỉ lệ là 9 đỏ : 6 hồng : 1 trắng.
 Ở F2 có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ (AABB, AaBB, AABb, AaBb) → I đúng.
 F2 có 4 loại kiểu gen quy định hoa hồng là: 1AAbb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb → tỉ lệ KG dị hợp = 4/6 = 2/3
→ II đúng.
 Các cây hoa đỏ F2 cho 4 loại giao tử là 4/9AB, 2/9Ab, 2/9aB, 1/9ab.
Các cây hoa trắng chỉ cho giao tử ab → đời F3 có tỉ lệ kiểu gen là:
4 2 2 1
AaBb : Aabb : aaBb : aabb → kiểu hình = 4 đỏ : 4 hồng : 1 trắng → III đúng.
9 9 9 9
 Cây hoa hồng F2 có 3 loại giao tử với tỉ lệ là 1/3Ab, 1/3aB, 1/3ab.
Cây hoa đỏ F2 có các loại giao tử là: 4/9AB, 2/9Ab, 2/9aB, 1/9ab.
4 1 2 16
→ Tỉ lệ cây hoa đỏ ở F3 là +   2 = .
9 3 9 27
→ Tỉ lệ cây hoa trắng ở F3 = 1/9  1/3 = 1/27 → IV sai.

PDF hóa bởi team ThreeBioWord: https://www.facebook.com/threebioword Trang 10

You might also like