You are on page 1of 13

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KÌ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC

LÊ HỒNG PHONG ĐỒNG BẰNG VÀ DUYÊN HẢI BẮC BỘ


ĐỀ ĐỀ XUẤT NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn thi: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (2,0 điểm)


1.1. Người ta có thể xác định sự di động tương đối của một số phân tử trong tế bào bằng phương
pháp phục hồi huỳnh quang sau khi tẩy (FRAP, fluorescence recovery after bleaching) trong đó đánh dấu
huỳnh quang các phân tử nghiên cứu, rồi tẩy huỳnh quang ở một khu vực nhỏ và đo tốc độ phục hồi tín
hiệu huỳnh quang khi các phân tử nghiên cứu di chuyển vào khu vực bị tẩy. Đồng thời, cũng có thể theo
dõi sự di chuyển của một phân tử hoặc một nhóm phân tử bằng phương pháp theo dõi đơn phần tử (SPT,
single particle tracking) sử dụng kháng thể liên kết với các phần tử kim loại vàng (gold particles) xuất
hiện như các đốm sẫm khi theo dõi dưới kính hiển vi gắn camera. Số liệu theo dõi sự di chuyển của 3
protein X, Y và Z bằng hai phương pháp FRAP (Hình 1a) và SPT (Hình 1b) được thể hiện dưới đây.

Hình 1a

Hình 1b

Hãy cho biết kết quả theo dõi SPT của 3 protein X, Y, Z tương ứng với hình nào trong 3 hình (A), (B),
(C). Giải thích.
1.2. Các nhà khoa học nghiên cứu khả năng khuếch tán của một số chất/ ion qua một loại màng tế
bào và một loại lớp kép lipit trong cùng điều kiện thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu thu được như sau:
Tốc độ khuếch tán qua màng tế bào Tốc độ khuếch tán qua lớp kép lipit
Chất/ion
(cm/giây) (cm/giây)
-
Cl 0,0001 ?
+
Na 0,001 ?
+
K 0,01 ?
Glixerol 0,01 ?
H2O 100 ?
CO2 100 ?
O2 15000 ?
Cho các giá trị về tốc độ khuếch tán (cm/giây) thu được như sau: 0; 0,01; 100; 15000.
Hãy cho biết tốc độ khuếch tán qua lớp kép lipit của các chất/ion trên có giá trị nào trong các giá
trị trên? Giải thích.
Câu 2 (2,0 điểm)
Dưới đây là hình vẽ mô tả tế bào hồng cầu và tế bào
lông hút ở rễ cây.
a) Hãy xác định tên các cấu trúc từ A đến E .
b) Hãy cho biết cấu trúc nào trong các cấu trúc từ A
đến E không có trong tế bào hồng cầu.
c) Kể tên một bào quan điển hình ở nhiều tế bào
thực vật nhưng không có trong tế bào lông hút của
rễ và nêu chức năng của bào quan này.
Câu 3 (2,0 điểm)
3.1. Quan sát hình vẽ sau
a) Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C) trong hai
trường hợp ở ti thể và lục lạp
b) Hãy nêu 2 nguồn năng lượng giúp tạo ra sự chênh lệch nồng
độ H+ từ đó tổng hợp ATP như trong hình.
3.2. Có 10 phân tử glucose tham gia vào quá trình đường phân.
Trong đó chỉ 50% số phân tử axit piruvic được tạo ra tham gia
vào các giai đoạn tiếp theo của hô hấp hiếu khí, các sản phẩm
khác tham gia đầy đủ. Kết thúc quá trình hô hấp hiếu khí, có
bao nhiêu phân tử ATP được tạo ra? Nêu cách tính. Biết rằng mỗi NADH trung bình tạo 3 ATP và mỗi
FADH2 trung bình tạo 2 ATP.
Câu 4 (2,0 điểm)
4.1. Hình bên thể hiện cơ chế truyền tin liên quan đến một loại thụ thể trên màng tế bào.
Hãy cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?
(1) Đây là thụ thể kết cặp G-protein.
(2) Thụ thể này có thể hoạt hóa nhiều con đường truyền
tin dẫn đến các đáp ứng khác nhau của tế bào.
(3) Để hoạt hóa đầy đủ thụ thể cần tiêu tốn năng lượng
ATP.
(4) Thụ thể hoạt động như một kênh- cổng, có thể cho
các chất đi qua màng tế bào.
(5) Bệnh tiêu chảy có nguyên nhân là do rối loạn hoạt động của loại thụ thể này.
(6) Thụ thể thu nhận chất truyền tin tan trong nước.
(7) Mỗi tiểu phần trong thụ thể có khả năng bổ sung nhóm photphat vào chính nó.
(8) Insulin tác động vào tế bào thông qua thụ thể đó.
4.2.
a) Hình bên thể hiện hoạt động truyền tin của một loại thụ thể trên màng
tế bào với adrenalin. Hãy cho biết tên các cấu trúc từ 1 đến 5 trong hình.
b) Nêu vai trò của cấu trúc 5.
Câu 5 (2,0 điểm)
Hình bên mô tả sự thay đổi hàm lượng tương đối của
ADN nhân tế bào động vật lưỡng bội (2n) qua các pha
của chu kì tế bào.
a) Hãy cho biết các giai đoạn được đánh dấu từ A đến D
tương ứng với các pha, giai đoạn nào trong chu kì tế
bào? Giải thích.
b) Giai đoạn nào có sự tổng hợp một lượng lớn protein histon? Giai đoạn nào có sự lắp ráp nucleoxom?
c) Consixin là chất ức chế sự trùng hợp các vi ống dẫn đến không tạo được thoi phân bào. Nếu tế bào chịu
tác động của consixin, tế bào sẽ không vượt qua được điểm chốt nào và hậu quả là gì?
5.2. Có hai phân tử ADN mang các nucleotit chứa nito đồng vị nặng 15N. Cho hai phân tử ADN trên nhân
đôi hai lần trong môi trường chỉ có các nucleotit mang nito đồng vị nhẹ 14N. Sau đó, tiếp tục cho các phân
tử ADN con nhân đôi hai lần trong môi trường chỉ có các nucleotit mang nito đồng vị nặng 15N. Kết thúc
quá trình trên, hãy xác định số phân tử ADN được tạo ra và loại nito đồng vị có mặt trong cấu trúc của
chúng. Giải thích.
Câu 6 (2,0 điểm)
6.1. Nêu điểm khác nhau giữa quang hợp ở vi khuẩn lam và quang hợp ở vi khuẩn màu lục và màu tía ở
các tiêu chí: nguồn cho electron, sắc tố quang hợp, vị trí chuỗi chuyền điện tử, sản phẩm sơ cấp của pha
sáng.
6.2. a) Hãy cho biết tên các chất từ 1 đến 12 trong hai sơ đồ quá trình lên men rượu và lên men lactic
đồng hình được thể hiện dưới đây.
Lên men rượu Lên men lactic đồng hình

b) Khi làm bánh mì, bánh bao, sau công đoạn nhào bột, người thợ làm bánh tiến hành ủ bột. Thao tác này
nhằm mục đích gì? Tại sao bột sau khi ủ lại phồng lên?
Câu 7 (2,0 điểm)
7.1. Vi khuẩn có nhiều cơ chế để kháng lại thuốc
kháng sinh. Hãy xác định các cơ chế từ A đến D
tương ứng với cơ chế nào trong 6 cơ chế dưới
đây:
(1) Biến đổi đích của thuốc kháng sinh
(2) Hình thành các enzim thủy phân có thể làm
bất hoạt thuốc kháng sinh ở xung quanh
(3) Hình thành các bacteriocin để phân hủy thuốc
kháng sinh
(4) Làm giảm nồng độ thuốc kháng sinh trong môi trường nội bào bằng cách bơm chúng ra khỏi tế bào
trước khi chúng phát huy tác dụng
(5) Phân giải chất kháng sinh bên trong tế bào
(6) Thay đổi màng tế bào khiến nó không thể thấm bình thường với kháng sinh hoặc thay đổi đích được
nhận biết bởi kháng sinh
7.2. Cho một chủng Bacillus subtilis (ống nghiệm 1), một chủng Mycoplasma mycoides (vi khuẩn
nguyên thủy) (ống nghiệm 2) và Saccharomyces cerevisiae (ống nghiệm 3) cùng mật độ (106 tế bào/mL)
vào trong dung dịch đẳng trương.
a) Cho thêm lượng lizozym như nhau vào cả ba ống nghiệm, để vào tủ ấm 30 0C trong 2 phút, sau đó làm
tiêu bản sống và quan sát dưới kính hiển vi. Mô tả kết quả quan sát được và giải thích.
b) Cho thêm 5ml đường glucozo vào ống nghiệm 3, đậy kín ống nghiệm, cho vào tủ ấm ở 28 - 30 0C trong
5 - 6 giờ. Quá trình nào sẽ diễn ra và nêu tóm tắt các giai đoạn chính của quá trình đó. Nếu để ống nghiệm
này trên máy lắc có cung cấp oxi vô trùng thì sẽ xảy ra quá trình nào ? So sánh năng lượng tích lũy được
của tế bào từ hai quá trình trên.
Câu 8 (2,0 điểm)

Dịch mã A
ssARN(+) RdRP
ssARN(-) mARN Dịch mã Prôtêin
virut

dsADN Đóng vòng dsADN Gắn vào ADN dsADN tiềm tan/tiền phagơ B
mạch thẳng mạch vòng tế bào chủ (nhân lên cùng ADN tế bào chủ)
Tái bản
ADN pôlimeraza của tế bào chủ
C
ssARN(+)
RTaza
dsADNc Gắn vào ADN dsADNc Phiên mã
mARN Dịch mã Prôtêin
của tế bào chủ trong tế bào chủ virut

dsADN Đóng vòng dsADN Phiên mã Dịch mã Prôtêin D


mARN
mạch thẳng mạch vòng của phagơ 
Tái bản

a) Có 4 sơ đồ dòng thông tin di truyền A, B, C, D của một số virus trong tế bào chủ. Hãy cho biết sơ đồ
nào thể hiện dòng thông tin di truyền của virut HIV, phago λ , SARS-Cov.2.
b) Dựa vào dòng thông tin di truyền của HIV, hãy nêu 3 biện pháp ngăn cản sự nhân lên của HIV trong tế
bào.
Câu 9 (2,0 điểm)
Sơ đồ bên thể hiện các quá trình chuyển
hóa nitơ trong đất và trong không khí.
a. Hãy vẽ lại sơ đồ trên và điền các nội
dung được liệt kê sau đây tương ứng với các số từ 1
đến 8: vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn phản nitrat
hóa, NO3-, NH4+, vi khuẩn cố định nitơ, nitơ hữu
cơ, vi khuẩn nitrat hóa, N2.
b. Hãy cho biết quá trình biến đổi từ N2
đến (4) và quá trình biến đổi từ (6) đến (8) cần
điều kiện gì?
Câu 10 (2,0 điểm)
Trong điều hòa chu trình acid citric (TCA), NADH và ATP là hai chất có vai trò quan trọng. Các
enzyme trong chu trình được hoạt hóa khi tỉ lệ NADH/NAD + và ATP/ADP bị giảm xuống dưới giá trị
ngưỡng, đồng thời chịu ảnh hưởng của nồng độ cơ chất và/hoặc nồng độ sản phẩm. Hình 10 thể hiện một
số sự kiện điều hòa trong chu trình TCA (Tên viết tắt của các enzyme được ghi trong ô chữ nhật).
Hình 10
a) Hãy so sánh cường độ hô hấp của lá cây C3 giữa ban ngày và ban đêm (cao hơn, thấp hơn, tương
đương). Giải thích.
b) Hãy so sánh cường độ hô hấp giữa thực vật C3 và thực vật C4 trong điều kiện thường (cao hơn,
thấp hơn, tương đương). Giải thích.
c) Tốc độ quá trình đường phân ảnh hưởng đến tốc độ chu trình TCA như thế nào?

HƯỚNG DẪN CHẤM


Câu 1 (2,0 điểm)
1.1. Người ta có thể xác định sự di động tương đối của một số phân tử trong tế bào bằng phương
pháp phục hồi huỳnh quang sau khi tẩy (FRAP, fluorescence recovery after bleaching) trong đó đánh dấu
huỳnh quang các phân tử nghiên cứu, rồi tẩy huỳnh quang ở một khu vực nhỏ và đo tốc độ phục hồi tín
hiệu huỳnh quang khi các phân tử nghiên cứu di chuyển vào khu vực bị tẩy. Đồng thời, cũng có thể theo
dõi sự di chuyển của một phân tử hoặc một nhóm phân tử bằng phương pháp theo dõi đơn phần tử (SPT,
single particle tracking) sử dụng kháng thể liên kết với các phần tử kim loại vàng (gold particles) xuất
hiện như các đốm sẫm khi theo dõi dưới kính hiển vi gắn camera. Số liệu theo dõi sự di chuyển của 3
protein X, Y và Z bằng hai phương pháp FRAP (Hình 1a) và SPT (Hình 1b) được thể hiện dưới đây.
Hình 1a

Hình 1b

Hãy cho biết kết quả theo dõi SPT của 3 protein X, Y, Z tương ứng với hình nào trong 3 hình (A), (B),
(C). Giải thích.
- Protein X có tốc độ phục hồi huỳnh quang nhanh nhất trong 3 loại protein 0,5
=> protein X có độ linh động cao nhất, tương ứng với hình (B)
- Protein Y có tốc độ và mức độ phục hồi huỳnh quang thấp nhất trong 3 loại protein 0,25
=> protein Y có độ linh động thấp nhất, tương ứng với hình (A)
- Còn lại protein Z là hình (C)
0,25

1.2. Các nhà khoa học nghiên cứu khả năng khuếch tán của một số chất/ ion qua một loại màng tế
bào và một loại lớp kép lipit trong cùng điều kiện thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu thu được như sau:
Tốc độ khuếch tán qua màng tế bào Tốc độ khuếch tán qua lớp kép lipit
Chất/ion
(cm/giây) (cm/giây)
Cl- 0,0001 ?
+
Na 0,001 ?
+
K 0,01 ?
Glixerol 0,01 ?
H2O 100 ?
CO2 100 ?
O2 15000 ?
Cho các giá trị về tốc độ khuếch tán (cm/giây) thu được như sau: 0; 0,01; 100; 15000.
Hãy cho biết tốc độ khuếch tán qua lớp kép lipit của các chất/ion trên có giá trị nào trong các giá
trị trên? Giải thích.
Tốc độ khuếch tán qua màng tế Tốc độ khuếch tán qua lớp kép 0,5
Chất/ion
bào (cm/giây) lipit (cm/giây)
-
Cl 0,0001 0
Na+ 0,001 0
K +
0,01 0 0,25
Glixerol 0,01 0,01
H2O 100 0
CO2 100 100 0,25
O2 15000 15000
- Giải thích:
+ Cl-, Na+, K+ tích điện, H2O phân cực nên không khuếch tán qua lớp kép lipit
+ CO2, O2 có kích thước nhỏ, không phân cực, không tích điện còn glixerol tan trong
lipit nên dễ dàng khuếch tán qua lớp kép lipit.

Câu 2 (2,0 điểm)


Dưới đây là hình vẽ mô tả tế bào hồng cầu
và tế bào lông hút ở rễ cây.
a) Hãy xác định tên các cấu trúc từ A đến E .
b) Hãy cho biết cấu trúc nào trong các cấu
trúc từ A đến E không có trong tế bào hồng
cầu.
c) Kể tên một bào quan điển hình ở nhiều tế
bào thực vật nhưng không có trong tế bào lông hút của rễ và nêu chức năng của bào quan này.
a) A- thành tế bào B- màng sinh chất mỗi ý đúng
0,25đ
C- tế bào chất D- không bào E- nhân tế bào
b) A, D và E 0,5
c) Lục lạp- thực hiện chức năng quang hợp 0,5

Câu 3 (2,0 điểm)


3.1. Quan sát hình vẽ sau
a) Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C) trong hai
trường hợp ở ti thể và lục lạp
b) Hãy nêu 2 nguồn năng lượng giúp tạo ra sự chênh lệch nồng
độ H+ từ đó tổng hợp ATP như trong hình.

a)
0,5
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty thể; (C) chất nền ty thể
- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) chất nền lục lạp.
0,5

b)
0,25
- Nguồn 1: Quang năng
- Nguồn 2: Hóa năng từ các chất hữu cơ 0,25

3.2. Có 10 phân tử glucose tham gia vào quá trình đường phân. Trong đó chỉ 50% số phân tử axit piruvic
được tạo ra tham gia vào các giai đoạn tiếp theo của hô hấp hiếu khí, các sản phẩm khác tham gia đầy đủ.
Kết thúc quá trình hô hấp hiếu khí, có bao nhiêu phân tử ATP được tạo ra? Nêu cách tính. Biết rằng mỗi
NADH trung bình tạo 3 ATP và mỗi FADH2 trung bình tạo 2 ATP.
Cách 1: 0,5đ
- 10 phân tử glucozo sau khi tham gia đường phân tạo 20 axit piruvic, 20 NADH, 20 ATP
- 10 axit piruvic tạo 10 axetyl-CoA, 10 NADH
- 10 axetyl- CoA tham gia chu trình Crep tạo 10 ATP, 30 NADH, 10 FADH2
- Số ATP tạo ra là: 20 + 10 + (20 + 10 + 30) x 3 + 10 x 2 = 230
Cách 2:
- Trong 10 phân tử glucozo
+ 5 phân tử tham gia đường phân tạo 10 ATP, 10 NADH (tương đương 40 ATP)
+ 5 phân tử tham gia hô hấp hiếu khí tạo: 5 x 38 = 190 ATP
=> tổng số ATP là 40 + 190 = 230

Câu 4 (2,0 điểm)


4.1. Hình bên thể hiện cơ chế truyền tin liên quan đến một loại thụ thể trên màng tế bào.
Hãy cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?
(1) Đây là thụ thể kết cặp G-protein.
(2) Thụ thể này có thể hoạt hóa nhiều con đường truyền tin dẫn đến các đáp ứng khác nhau của tế bào.
(3) Để hoạt hóa đầy đủ thụ thể cần tiêu tốn năng lượng ATP.
(4) Thụ thể hoạt động như một kênh- cổng, có thể cho các chất đi qua màng tế bào.
(5) Bệnh tiêu chảy có nguyên nhân là do rối loạn hoạt động của loại thụ thể này.
(6) Thụ thể thu nhận chất truyền tin tan trong nước.
(7) Mỗi tiểu phần trong thụ thể có khả năng bổ sung nhóm
photphat vào chính nó.
(8) Insulin tác động vào tế bào thông qua thụ thể đó.

4.2.
a) Hình bên thể hiện hoạt động truyền tin của một loại thụ thể
trên màng tế bào với adrenalin. Hãy cho biết tên các cấu trúc
từ 1 đến 5 trong hình.
b) Nêu vai trò của cấu trúc 5.

a) 1- adrenalin, 2- thụ thể kết cặp G protein, 3- G protein, 4- adenin cylaza, 5- 0,75
cAMP

b) Cấu trúc 5 là chất truyền tin thứ hai có vai trò khuếch đại thông tin trong tế bào 0,25

Câu 5 (2,0 điểm)


Hình bên mô tả sự thay đổi hàm lượng tương đối của
ADN nhân tế bào động vật lưỡng bội (2n) qua các pha
của chu kì tế bào.
a) Hãy cho biết các giai đoạn được đánh dấu từ A đến D
tương ứng với các pha, giai đoạn nào trong chu kì tế
bào? Giải thích.
b) Giai đoạn nào có sự tổng hợp một lượng lớn protein
histon? Giai đoạn nào có sự lắp ráp nucleoxom?
c) Consixin là chất ức chế sự trùng hợp các vi ống dẫn
đến không tạo được thoi phân bào. Nếu tế bào chịu tác
động của consixin, tế bào sẽ không vượt qua được
điểm chốt nào và hậu quả là gì?

- A: pha G1 – tế bào sinh trưởng, tổng hợp các nguyên liệu cho nhân đôi ADN, số lượng 0,25
ADN chưa tăng
- B: pha S- diễn ra sự nhân đổi ADN => số lượng ADN tăng gấp đôi
- C: pha G2: tế bào tổng hợp các thành phần còn lại chuẩn bị pha M 0,25
- D: pha M: pha nguyên phân, diễn ra sự phân li NST về hai tế bào con nên lượng ADN
trong mỗi tế bào giảm xuống
- Giải đoạn tổng hợp một lượng lớn protein histon là A- G1 0,25
- Giai đoạn có sự lắp ráp nucleoxom là giai đoạn B- S 0,25
- Tế bào không vượt qua được điểm chốt pha M: cuối kì giữa, đầu kì sau 0,25
Điểm chốt này kiểm tra các sự kiện như sự co xoắn NST, sự hoàn thiện và sự đính kết
NST trên thoi phân bào
- Hậu quả: tế bào bị ách lại ở kì giữa, tạo nên tế bào đa bội 0,25

5.2. Có hai phân tử ADN mang các nucleotit chứa nito đồng vị nặng 15N. Cho hai phân tử ADN trên nhân
đôi hai lần trong môi trường chỉ có các nucleotit mang nito đồng vị nhẹ 14N. Sau đó, tiếp tục cho các phân
tử ADN con nhân đôi hai lần trong môi trường chỉ có các nucleotit mang nito đồng vị nặng 15N. Kết thúc
quá trình trên, hãy xác định số phân tử ADN được tạo ra và loại nito đồng vị có mặt trong cấu trúc của
chúng. Giải thích.

- Kết thúc quá trình có 32 phân tử ADN được tạo ra 0,5


- Trong đó:
+ 4 phân tử mang nito đồng vị nặng 15N
+ 12 phân tử mang cả hai loại nito đồng vị nặng và nhẹ
+ 16 phân tử chỉ chứa nito đồng vị nặng 15N

Câu 6 (2,0 điểm)


6.1. Nêu điểm khác nhau giữa quang hợp ở vi khuẩn lam và quang hợp ở vi khuẩn màu lục và màu tía ở
các tiêu chí: nguồn cho electron, sắc tố quang hợp, vị trí chuỗi chuyền điện tử, sản phẩm sơ cấp của pha
sáng.

Đặc điểm Quang hợp ở vi khuẩn Quang hợp ở vi khuẩn Điểm


lam lưu huỳnh màu lục
Nguồn cung cấp H2O H2, H2S... 0,25
electron và H+
Sắc tố quang hợp clorophyl Bacterioclorophyl 0,25
Vị trí chuỗi chuyền Màng tilacoit Màng sinh chất 0,25
điện tử
Sản phẩm sơ cấp của ATP, NADPH, O2 ATP 0,25
pha sáng
6.2. a) Hãy cho biết tên các chất từ 1 đến 12 trong hai sơ đồ quá trình lên men rượu và lên men lactic
đồng hình được thể hiện dưới đây.
Lên men rượu Lên men lactic đồng hình

b) Khi làm bánh mì, bánh bao, sau công đoạn nhào bột, người thợ làm bánh tiến hành ủ bột. Thao tác này
nhằm mục đích gì? Tại sao bột sau khi ủ lại phồng lên?

1- ADP, 2- ATP, 3- NAD+, 4- NADH, 5- axit piruvic, 6- acetaldehyde, 7- CO2 0,5


8- ADP, 9- ATP, 10- NAD+, 11- NADH, 12- axit piruvic
- Ủ bột nhằm tạo điều kiện kị khí cho quá trình lên men rượu 0,25
- Bột sau ủ phồng lên vì quá trình lên men rượu diễn ra tạo CO2 làm phồng bột 0,25

Câu 7 (2,0 điểm)


7.1. Vi khuẩn có nhiều cơ chế để kháng lại thuốc
kháng sinh. Hãy xác định các cơ chế từ A đến D
tương ứng với cơ chế nào trong 6 cơ chế dưới
đây:
(1) Biến đổi đích của thuốc kháng sinh
(2) Hình thành các enzim thủy phân có thể làm
bất hoạt thuốc kháng sinh ở xung quanh
(3) Hình thành các bacteriocin để phân hủy thuốc
kháng sinh
(4) Làm giảm nồng độ thuốc kháng sinh trong
môi trường nội bào bằng cách bơm chúng ra khỏi tế bào trước khi chúng phát huy tác dụng
(5) Phân giải chất kháng sinh bên trong tế bào
(6) Thay đổi màng tế bào khiến nó không thể thấm bình thường với kháng sinh hoặc thay đổi đích được
nhận biết bởi kháng sinh

A-2, B-6, C- 1, D-4 0,5

7.2. Cho một chủng Bacillus subtilis (ống nghiệm 1), một chủng Mycoplasma mycoides (vi khuẩn
nguyên thủy) (ống nghiệm 2) và Saccharomyces cerevisiae (ống nghiệm 3) cùng mật độ (106 tế
bào/mL) vào trong dung dịch đẳng trương.
a) Cho thêm lượng lizozym như nhau vào cả ba ống nghiệm, để vào tủ ấm 30 0C trong 2 phút, sau đó làm
tiêu bản sống và quan sát dưới kính hiển vi. Mô tả kết quả quan sát được và giải thích.
b) Cho thêm 5ml đường glucozo vào ống nghiệm 3, đậy kín ống nghiệm, cho vào tủ ấm ở 28 - 30 0C trong
5 - 6 giờ. Quá trình nào sẽ diễn ra và nêu tóm tắt các giai đoạn chính của quá trình đó. Nếu để ống nghiệm
này trên máy lắc có cung cấp oxi vô trùng thì sẽ xảy ra quá trình nào ? So sánh năng lượng tích lũy được
của tế bào từ hai quá trình trên.

a. Nếu cho thêm lượng lizozym như nhau vào cả hai ống nghiệm để vào tủ ấm 30 0C
trong 2 phút:
+ Ống nghiệm 1: Lyzozym cắt mạch -1,4 glicozit, làm tan thành murein biến trực 0,25
khuẩn thành tế bào trần (protoplast), không thể phân chia.
+ Ống nghiệm 2: vi khuẩn nguyên thủy không có thành tế bào nên không chịu ảnh 0,25
hưởng bởi lizoxom => vi khuẩn có thể phân chia
+ Ống nghiệm 3: Tế bào không thay đổi hình dạng, lyzozym không tác động lên mannan 0,25
của thành tế bào nấm men.
- Sẽ xảy ra qua trình lên men rượu. 0,25
- Các giai đoạn:
+ đường phân tạo axit piruvic
+ axit piruvic tách CO2 tạo thành acetaldehyde
+ acetaldehyde bị khử thành rượu etanol
- Để ống nghiệm trên máy lắc có oxi vô trùng thì sẽ xảy ra hô hấp hiếu khí, tạo nhiều 0,25
CO2 và H2O, nấm men sinh trưởng mạnh
- Năng lượng hữu ích dưới dạng ATP: Lên men - ít (khoảng 2 ATP/glucose) hô hấp HK 0,25
- nhiều (khoảng 36 - 38ATP/glucose).

Câu 8 (2,0 điểm)


Dịch mã A
ssARN(+) RdRP
ssARN(-) mARN Dịch mã Prôtêin
virut

dsADN Đóng vòng dsADN Gắn vào ADN dsADN tiềm tan/tiền phagơ B
mạch thẳng mạch vòng tế bào chủ (nhân lên cùng ADN tế bào chủ)
Tái bản
ADN pôlimeraza của tế bào chủ
C
ssARN(+)
RTaza
dsADNc Gắn vào ADN dsADNc Phiên mã
mARN Dịch mã Prôtêin
của tế bào chủ trong tế bào chủ virut

dsADN Đóng vòng dsADN Phiên mã Dịch mã Prôtêin D


mARN
mạch thẳng mạch vòng của phagơ 
Tái bản

a) Có 4 sơ đồ dòng thông tin di truyền A, B, C, D của một số virus trong tế bào chủ. Hãy cho biết sơ đồ
nào thể hiện dòng thông tin di truyền của virut HIV, phago λ , SARS-Cov.2.
b) Dựa vào dòng thông tin di truyền của HIV, hãy nêu 3 biện pháp ngăn cản sự nhân lên của HIV trong tế
bào.
a) A: SARS-Cov.2 0,25
B: phago λ chu trình ôn hòa 0,25
C: HIV 0,25
D: phago λ chu trình gây độc 0,25

- Ức chế hoạt động của enzim RTaza 1,0


- Ức chế quá trình gắn dsADNc vào tế bào chủ
- Ức chế quá trình phiên mã tạo mARN củ virus

Câu 9 (2,0 điểm)


Sơ đồ bên thể hiện các quá trình chuyển
hóa nitơ trong đất và trong không khí.
a. Hãy vẽ lại sơ đồ trên và điền các nội
dung được liệt kê sau đây tương ứng với các số từ 1
đến 8: vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn phản nitrat
hóa, NO3-, NH4+, vi khuẩn cố định nitơ, nitơ hữu
cơ, vi khuẩn nitrat hóa, N2.
b. Hãy cho biết quá trình biến đổi từ N2
đến (4) và quá trình biến đổi từ (6) đến (8) cần
điều kiện gì?

a. 1- Vi khuẩn cố định nito 2- Nito hữu cơ 3- Vi khuẩn amon hóa 2 vị trí điền đúng
4- NH4 5- Vi khuẩn nitrat hóa 6- NO3- 7- Vi khuẩn phản nitrat hóa 8- N2
+ được 0,25đ
b.- Từ N2 đến (4) cần điều kiện: 0,75
+ có lực khử mạnh
+ có enzim nitrogenaza
+ có năng lượng
+ có điều kiện kị khí
- Từ (6) đến (8) cần điều kiện: kị khí 0,25
Câu 10 (2,0 điểm)
Trong điều hòa chu trình acid citric (TCA), NADH và ATP là hai chất có vai trò quan trọng. Các
enzyme trong chu trình được hoạt hóa khi tỉ lệ NADH/NAD + và ATP/ADP bị giảm xuống dưới giá trị
ngưỡng, đồng thời chịu ảnh hưởng của nồng độ cơ chất và/hoặc nồng độ sản phẩm. Hình 10 thể hiện một
số sự kiện điều hòa trong chu trình TCA (Tên viết tắt của các enzyme được ghi trong ô chữ nhật).

Hình 10
d) Hãy so sánh cường độ hô hấp của lá cây C3 giữa ban ngày và ban đêm (cao hơn, thấp hơn, tương
đương). Giải thích.
e) Hãy so sánh cường độ hô hấp giữa thực vật C3 và thực vật C4 trong điều kiện thường (cao hơn,
thấp hơn, tương đương). Giải thích.
f) Tốc độ quá trình đường phân ảnh hưởng đến tốc độ chu trình TCA như thế nào?

Ý Nội dung Điểm


- Cường độ hô hấp của lá cây C3 vào ban ngày thấp hơn ban đêm. 0,5
- Do:
+ tỉ lệ ATP/ADP được duy trì ở mức cao vào ban ngày nhờ các phản ứng sáng ở
lục lạp, sự tổng hợp ATP ở ty thể bị giảm và do đó NADH không được oxi hóa
a
+ nồng độ cao NADH sẽ làm chậm hoặc thậm chí làm ngừng chu trình TCA bởi 0,25
sẽ ức chế enzyme NAD-IDH và OGDH.

0,25
- Trong điều kiện thường, cường độ hô hấp của thực vật C3 thấp hơn C4. 0,25
- Giải thích: Thực Thực vật C4 không có hô hấp sáng. Thực vật C3 có hô hấp sáng
mà trong đó, sự oxi hóa glycine có sản sinh NADH. Bởi vậy, hô hấp sáng kéo theo 0,25
b
sự giảm hoạt động của chu trình TCA do ức chế enzyme NAD-IDH và OGDH.

- Đường phân diễn ra cường độ cao sẽ nâng cao nồng độ pyruvate và sẽ hoạt hóa 0,25
PDC, kéo theo đẩy nhanh TCA.
c - Đường phân hoạt động kém sẽ làm giảm nồng độ pyruvate. Khi đó, tỉ lệ acetyl- 0,25
CoA/pyruvate sẽ tăng, gây ức chế PDC, kéo theo cường độ TCA giảm.

You might also like