You are on page 1of 4

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG KỲ KHẢO SÁT

TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHỌN ĐỘI TUYỂN THI HSG CẤP TỈNH
NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH
ĐỀ THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 13 tháng 09 năm 2021
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Cho các chất sau: glyxerol, axit axêtic, Mg2+, O2, ethanol, glucose, ARN, H2O,
testosteron. Hãy sắp xếp các chất đó theo thứ tự giảm dần khả năng khuếch tán qua lớp
phospholipid kép của màng sinh chất. Giải thích cơ sở của sự sắp xếp đó.
b. Tại sao tốc độ vận chuyển các chất tan đi qua màng tế bào bằng protein mang thường
chậm hơn so với việc vận chuyển qua kênh prôtêin?
Câu 2 (2,0 điểm):
Khi điều tra nguyên nhân lan truyền sự kháng kháng sinh của vi khuẩn ở một bệnh viện,
các nhà khoa học tìm thấy nguyên nhân liên quan đến phagơ. Những phagơ này mang các gen
kháng kháng sinh và khi xâm nhiễm vào tế bào vi khuẩn, chúng tạo cho vi khuẩn có tính kháng
khangs sinh. Nhằm tìm biện pháp ngăn chặn sự lan truyền của phagơ, cơ chế cài ADN của nó
vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn cần được làm sáng tỏ. Một nhà nghiên cứu cho lây nhiễm 2
chủng phagơ X và Y vào một số chủng vi khuẩn đột biến về các gen liên quan đến tái bản và
cải biến ADN gồm: đột biến gen polA (polA-) mã hoá enzim ADN polymerase, đột biến gen
lig (lig-) mã hoá enzim ligase và đột biến gen recB (recB-) mã hoá enzim có 2 hoạt tính
helicase và endonuclease. Kết quả thí nghiệm thu được như sau:
Khả năng cài ADN phagơ vào nhiễm sắc thể vi khuẩn
Các chủng vi khuẩn
Phagơ X Phagơ Y
Kiểu dại Có Có
polA- Không Có
lig- Không Có
recB- Có Có
a. Hãy giải thích cơ chế cài ADN của mỗi loại phagơ vào nhiễm sắc thể vi khuẩn.
b. Nếu có đoạn ADN mẫu dò đánh dấu phóng xạ đặc hiệu từng gen kháng kháng sinh ở
phagơ X và Y, bằng cách nào đó có thể kiểm chứng kiểu tái tổ hợp giữa mỗi loại phagơ với
nhiễm sắc thể vi khuẩn như đã nêu ở ý (a)? Giải thích.
Câu 3 (2,0 điểm):
a. Vì sao nói hô hấp sáng là một bằng chứng của sự tiến hóa thích nghi ở thực vật?
b. Thực vật C3, C4 tích lũy tinh bột, trong khi thực vật CAM lại tích lũy axit. Giải thích.
Câu 4 (2,0 điểm): Hai bệnh nhân A và B đều có nồng độ cortizol trong máu thấp hơn người
bình thường. Khi đo nồng độ ACTH ở bệnh nhân A thấy cao hơn người bình thường, còn ở
bệnh nhân B thấy thấp hơn người bình thường. Nguyên nhân gây bệnh được tìm thấy ở vùng
dưới đồi và tuyến trên thận.
a. Hãy cho biết bệnh nhân nào bị bệnh ở vùng dưới đồi và bệnh nhân bào bị bệnh ở tuyến
trên thận? Giải thích?
b. Nếu tiêm thêm CRH (hormon giải phóng) vào hai bệnh nhân này thì thấy nồng độ
glucose trong máu tăng ở một bệnh nhân và không tăng ở bệnh nhân kia. Hãy cho biết bệnh
nhân nào có nồng độ glucose trong máu tăng và bệnh nhân nào có nồng độ glucose trong máu
không tăng? Giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm):
a. Bằng cách nào các đặc điểm cấu trúc của rARN có thể tham gia thực hiện chức năng
của ribôxôm?
b. Tại sao trong cùng 1 cơ thể, sản phẩm của 1 gen ở 1 loại tế bào nhất định có thể hoạt
hóa được các gen khác nhau ở các tế bào khác nhau? Sản phẩm của gen này có chức năng gì?
Câu 6 (2,0 điểm):
Bệnh "bò điên" có nguyên nhân do các protein prion cuộn gập sai. Để nghiên cứu các gen
prion gây bệnh “bò điên” trên mô hình chuột, người ta tạo thư viện ADN hệ gen chuột bằng
vectơ nhân dòng nhiễm sắc thể nhân tạo vi khuẩn (BAC), gọi tắt là thư viện BAC-ADN. Từ
thư viện này, người ta phân lập được một dòng BAC-ADN mang gen mã hóa protein prion của
chuột. Để xác định chính xác hơn tiểu vùng chứa gen prion, dòng BAC-ADN sau phân lập
được tinh sạch và cắt bằng enzym giới hạn NotI, rồi phân tách trên gel điện di agarose. Tiếp
theo, mỗi phân đoạn giới hạn NotI được thu hồi và tiếp tục cắt bằng enzym giới hạn BamHI,
rồi lại được phân tách trên gel điện di. Cuối cùng, các phân đoạn được chuyển lên màng lai
Southern với mẫu dò cADN có trình tự đầy đủ. Các hình dưới đây biểu thị sản phẩm cắt bởi
enzym NotI (Hình 6.1), các phân đoạn NotI tiếp tục được cắt bởi BamHI (Hình 6.2) và kết quả
lai Southern (Hình 6.3). Biết rằng các phản ứng cắt bằng enzym giới hạn đều xảy ra hoàn toàn.
Kích Kích Các phân đoạn NotI Kích Kích thước các phân đoạn NotI
thước (kb) thước (kb) 68 47 36 18 12 10 thước (kb) 68 47 36 18 12 10
68 20

47 15
36 10,5
10 8,2
6,1
18 5 4,1
3
12
10 1

Hình 6.1. Sản Hình 6.2. Các phân đoạn giới hạn NotI Hình 6.3. Kết quả lai Southern
phẩm cắt bởi NotI được tiếp tục cắt bởi BamHI
a) Tại sao các phân đoạn cắt bởi enzym NotI nhìn chung lớn hơn các phân đoạn cắt bởi
BamHI?
b) Để tiến hành lai Southern, tại sao các nhà nghiên cứu không cắt trực tiếp BAC-ADN
bằng BamHI, mà cần bước cắt trung gian bởi NotI?
c) Các phân đoạn giới hạn NotI và BamHI nào chứa gen prion chuột? Giải thích.
d) Hãy ước tính kích thước phân vùng ADN mã hóa ARN prion chuột (đơn vị bp) trong
thí nghiệm trên. Tại sao kích thước vùng mã hóa ARN prion chuột lớn hơn cADN của chính
nó?
Câu 7 (2,0 điểm):
Dưới đây là một ví dụ khái quát về phân tích các đột biến ở các gen tương tác chi phối hình
thành những các tỷ lệ kiểu hình khác nhau, biến đổi từ tỷ lệ phân ly của 16 tổ hợp kiểu gen tạo
thành từ phép lai giữa các cá thể dị hợp tử về hai cặp gen tương tác quy định một tính trạng.
Xét sự di truyền màu mắt ở một loài côn trùng. Hai giả thuyết về sự tương tác giữa hai gen
A1 và B1 mã hóa hai enzyme tương ứng tương tác theo một trong hai kiểu sau đây:
- Kiểu chuỗi phản ứng:
Enzyme A1 Enzyme B1
Cơ chất không màu -------------> sản phẩm trung gian không màu-----------> Sắc tố đỏ
- Kiểu song song:
Enzyme A1
Cơ chất không màu-------------> Sắc tố đỏ
Enzyme B1
Cơ chất không màu-------------> Sắc tố đỏ
Kiểu hình bình thường là mắt đỏ. Đột biến ở mỗi gen (kí hiệu alen đột biến là A2, B2) làm
enzyme tương ứng bị mất hoạt tính, ngăn cản sự tạo thành sắc tố, do đó kiểu hình đột biến là
mắt trắng. Về lý thuyết, đột biến ở một trong hai gen nêu trên có thể là đột biến trội hoặc đột
biến lặn. Do đó, sự hình thành màu mắt ở loài côn trùng bị chi phối bởi một trong 6 khả năng
sau:
1) Các con đường theo chuỗi phản ứng với các đột biến lặn ở cả hai gen.
2) Các con đường theo chuỗi phản ứng với một đột biến lặn ở một gen và một đột
biến trội ở gen kia.
3) Các con đường theo chuỗi phản ứng với các đột biến trội ở cả hai gen.
4) Các con đường song song với các đột biến lặn ở cả hai gen.
5) Các con đường song song với một đột biến lặn ở một gen và một đột biến trội ở gen kia.
6) Các con đường song song với các đột biến trội ở cả hai gen.
Nếu thực hiện phép lai giữa dòng mắt đỏ thuần chủng không mang đột biến với dòng mắt
trắng thuần chủng mang hai đột biến ở cả hai gen, hãy xác định kiểu hình ở F 1 và tỉ lệ kiểu hình
ở F2 khi cho F1 lai với nhau theo mỗi khả năng giả định nêu trên.
Câu 8 (2,0 điểm): Phả hệ sau đây cho biết sự di truyền một tính trạng ở một sinh vật mô hình.

Hình1
Bệnh di truyền này nhiều khả năng tuân theo quy luật di truyền nào hơn cả? Giải thích.
Xác định kiểu gen của các thành viên trong phả hệ trên.
A Di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường
B. Di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường
C. Di truyền trội trên nhiễm sắc thể X
D. Di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X
E. Nằm trên NST Y
F. Di truyền do gen trên ty thể
G. Hiệu ứng của mẹ
Câu 9 (2,0 điểm)
a. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động lên trình tự axit amin của các protein. Chẳng hạn,
sự biểu hiện chức năng của các rARN phụ thuộc mạnh vào cấu trúc bậc 2 của mỗi phân tử
rARN. Những vùng bắt cặp nào của rARN nhiều khả năng có tốc độ tích lũy đột biến tương
đương với vùng không bắt cặp? Giải thích.
b. Nếu tốc đột tiến hóa nucleotit dọc theo một nhánh hậu duệ (tiến hóa) là 1% mỗi 1 triệu
năm, thì tốc độ thay thế mỗi nucleotit mỗi năm là bao nhiêu? Tốc độ tách li giữa 2 loài từ tổ
tiên chung gần nhất là bao nhiêu? Nêu cách tính.
c. Vì sao khi nghiên cứu mối quan hệ họ hàng giữa các cá thể cùng loài người ta lại quan
tâm đến hệ gen ti thể?
Câu 10 (2,0 điểm): Trên cánh đồng chăn thả bò lâu năm người ta thấy số lượng cá thể của
quần thể của hai loài cỏ A, B và C là gần tương đương và tương đối ổn định. Ngược lại, trên
một số đồng cỏ không chăn thả bò thì số lượng cá thể của loài A hơn hẳn số lượng cá thể của
loài B và C, thậm chí có những vùng thiếu vắng hẳn loài cỏ B,C.
a. Hãy nêu một câu hỏi nghiên cứu cho hiện tượng nêu trên.
b. Hãy nêu giả thuyết giải thích cho câu hỏi nghiên cứu
c. Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh cho giả thuyết đã nêu.
d. Hãy dự kiến sự thay đổi số lượng cá thể của hai quần thể cỏ trong thí nghiệm mà bạn
sẽ tiến hành.
Hết

You might also like