You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT VÒNG TỈNH


NĂM HỌC 2023 – 2024

Ngày thi: 23 tháng 9 năm 2023 (Buổi thi thứ hai)


Môn thi: SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
----------------------------------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 04 trang, thí sinh không phải chép đề vào giấy thi)

Câu 1: (2,0 điểm)


a) Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử thì nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn
mẫu được thể hiện như thế nào?
b) Một gen rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự nuclêôtit như sau:
Mạch 1: TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA
Mạch 2: ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT
Gen này được dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi polipeptit chỉ gồm 5 axit amin.
Hãy xác định mạch nào trong hai mạch của gen nói trên được dùng làm khuôn để tổng hợp
nên mARN, viết các chiều vào hai mạch tương ứng. Giải thích.
Câu 2: (2,0 điểm)
Vùng mã hoá của một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực có 3 đoạn exôn và 2 đoạn intron.
Số nuclêôtit các loại trên mạch gốc của các đoạn exôn và intron lần lượt là:
Loại nu Exôn 1 Exôn 2 Exôn 3 Tổng số nu Intron 1 Intron 2 Tổng số nu
của 3 exôn của 2 intron
A 235 120 111 466 435 504 939
T 200 145 100 445 415 489 904
G 211 156 98 465 400 558 958
X 200 125 105 430 300 508 808
Hãy xác định:
a) Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi 2 lần.
b) Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho gen phiên mã 3 lần.
c) Số nuclêôtit mỗi loại có trong phân tử mARN trưởng thành.
d) Số codon mã hóa trên mARN và số axit amin có trong phân tử prôtêin.
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Đột biến gen là một loại biến dị di truyền nhưng không phải tất cả các gen đột biến đều
được di truyền cho thế hệ sau. Đối với loài sinh sản hữu tính, trong những trường hợp nào thì
gen đột biến sẽ không được truyền lại cho đời sau? Giải thích.

Trang 1/4
b) Gen M có ba alen đột biến (dạng
đột biến điểm) được ký hiệu là M1, M2 và
M3. Để xác định các đột biến trên thuộc
loại nào, người ta dùng các phương pháp
Northern (phân tích ARN) và Western
(phân tích prôtêin). Kết quả phân tích
mARN và prôtêin của các thể đột biến
M1, M2, M3 và kiểu dại (kí hiệu ĐC)
bằng hai phương pháp nêu trên thu được
hình 1.
b.1. Hãy cho biết các alen M1, M2,
M3 thuộc loại đột biến nào? Giải thích.
b.2. Theo lý thuyết, trong các dạng alen đột biến trên, alen đột biến nào ít ảnh hưởng đến
sức sống của thể đột biến? Vì sao?
Câu 4: (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Lấy hạt phấn của các cây hoa đỏ (P) thụ phấn cho các cây hoa trắng thu được F1 có thỉ lệ 87,5%
cây hoa đỏ : 12,5% cây hoa trắng.
a) Xác định tỉ lệ kiểu gen của các cây hoa đỏ P.
b) Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thì tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ như
thế nào?
c) Cho các cây hoa đỏ P giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F1. Tính xác suất chọn 4 cây hoa đỏ ở
F1 mà khi 4 cây này tự thụ phấn cho ra F2 có tỉ lệ cây hoa trắng là 6,25%.
Câu 5: (2,0 điểm)
Ở người, bệnh bạch tạng là do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường, bệnh mù
màu đỏ - xanh lục do đột biến gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X.
Các gen trội lặn hoàn toàn và không phát sinh đột biến khác. Nghiên cứu sự di truyền của hai
bệnh này trong một dòng họ, người ta vẽ được phả hệ ở hình 2.

Dựa vào phả hệ ở hình 2, hãy xác định:


a) Xác suất để cặp vợ chồng số 13 và 14 sinh đứa con trai đầu lòng không bị bệnh là bao
nhiêu?

Trang 2/4
b) Xác suất để cặp vợ chồng số 13 và 14 sinh hai đứa con gồm một đứa con trai và một
đứa con gái đều không bị bệnh là bao nhiêu?
Câu 6: (2,0 điểm)
a) Làm thế nào để có thể tách được một gen quy định một loại kháng thể nào đó ở người?
b) Khi chuyển gen từ tế bào nhân thực vào tế bào nhân sơ, có thể gặp phải những khó khăn
gì trong việc tạo điều kiện cho gen chuyển vào được biểu hiện trong tế bào nhận? Hãy nêu cách
khắc phục những khó khăn này?
Câu 7: (2,0 điểm)
a) Khai quật được hoá thạch của một người vượn cổ gồm xương hàm và toàn bộ hộp sọ.
Bằng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ C14 người ta xác định được hàm lượng C14 có
trong hoá thạch là 625.10-16. Hãy xác định tuổi của hoá thạch này.
b) Tại sao khi sử dụng bằng chứng sinh học phân tử trong nghiên cứu tiến hoá, các nhà
khoa học chủ yếu dựa vào các trình tự không mã hoá?
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Giải thích tại sao ngày nay vẫn còn có sự song song tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức
thấp bên cạnh những nhóm sinh vật có tổ chức cao?
b) Giải thích tính chưa đúng của các nhận định sau:
b.1. Khi một nhóm cá thể di cư đến một vùng đất mới và sáng lập ra quần thể mới thì sau
một thời gian quần thể mới sẽ tiến hoá trở thành loài mới.
b.2. Trong cùng một khu vực địa lí, tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi ở các quần thể
của cùng một loài là như nhau.
b.3. Thuốc kháng sinh trị bệnh lao là nhân tố làm xuất hiện các chủng vi khuẩn lao kháng
thuốc.
b.4. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
Câu 9: (2,0 điểm)
Hai đồ thị hình 3 mô tả mối quan hệ giữa tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử vong và mật độ cá thể của quần
thể ở hai loài I, II.

a) Trong hai loài I và II, loài nào có thể là loài sinh sản vô tính? Loài nào có thể là loài sinh
sản hữu tính? Giải thích.
b) Khi mật độ cá thể trong quần thể nhỏ hơn giá trị C, sự gia tăng về kích thước quần thể là
có lợi hay có hại? Giải thích.
c) Trong hai loài I và II, loài nào dễ bị tuyệt chủng hơn khi mật độ quần thể giảm mạnh?
Giải thích.
Trang 3/4
Câu 10: (2,0 điểm)
a) Đồ thị hình 4 mô tả độ phong phú và vai trò đối với
quần xã của 4 loài A, B, C, D. Dựa vào đồ thị, hãy cho biết
loài nào là loài ưu thế, loài chủ chốt, loài thứ yếu và loài ngẫu
nhiên? Giải thích.
b) Thí nghiệm: Chris Langdon và các cộng sự sử dụng hệ
thống san hô nhân tạo tại Biosphere-2. Chiếc bể 2650 m2 này
giống như một quần xã san hô tự nhiên. Trong 4 năm, các nhà
nghiên cứu đã thay đổi một cách có kiểm soát nồng độ CO2– 3
trong nước biển ở bể và đo tốc độ vôi hóa của các rạn san hô.
Kết luận được rút ra: Các rạn san hô có thể bị nguy hiểm khi nồng độ CO2– 3 giảm. Các nghiên
2–
cứu khác tiên đoán, sự thải CO3 sẽ tăng gấp đôi từ năm 1880 đến 2065 và hậu quả là tăng nồng
độ ion bicacbônat (HCO–3 ). Các tác giả cho rằng, vào năm 2065 tốc độ vôi hóa của san hô sẽ
giảm 40% so với trước năm 1880.
Hãy giải thích vì sao sự phát triển của công nghiệp lại giảm tốc độ vôi hóa của san hô?

------------ Hết ------------

Trang 4/4

You might also like