You are on page 1of 6

Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020


BÀI LUYỆN THI ÔN TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ
Biên soạn đề: Nguyễn Thanh Quang
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.
(Đề thi gồm 05 trang)
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2

A T 2
Câu 1: Một gen có tỉ lệ . Số nucleotit loại A chiếm bao nhiêu %?
G X 3
A. 10%. B. 20%. C. 30%. D. 40%.
Câu 2: Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật?
A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Chuyển đoạn nhỏ.
Câu 3: Trong chuỗi pôlipeptit, các axit amin liên kết với nhau bằng loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết ion. B. Liên kết peptit. C. Liên kết hidro. D. Liên kết kị nước.
Câu 4: Một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại tARN được gọi là gì?
A. Gen. B. Axit amin C. Mã di truyền. D. Bộ ba đối mã.
Câu 5: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là bao nhiêu?
A. 2250. B. 1798. C. 1125. D. 3060.
Câu 6: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm
này được gọi là gì?
A. Pôlipeptit. B. Pôlinuclêôtit. C. Pôliribôxôm. D. Pôlinuclêôxôm.
Câu 7: Mạch gốc của gen là 3’...TAX GGG AAA TTT AAX XGX XTT AXT ... 5’ mã hóa 7 axit amin. Do đột biến
điểm, chuỗi polypeptit chỉ có 4 axit amin. Đột biến đó là dạng nào sau đây?
A. Thay thế cặp A-T bằng cặp T-A. B. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
C. Mất một cặp nucleotit ở bộ ba thứ 5. D. Thêm một cặp nucleotit ở bộ ba thứ 4.
Câu 8: Giả sử một đoạn của mARN có trình tự các ribonucleotit như sau: 5’ AGU AUG XAA UUU GUA AAA AXU
AGX GUA 3’. Nếu U được chèn vào giữa vị trí ribonucleotit thứ 9 và 10 (tính theo chiều 5’→3’) thì khi dịch mã số
axit amin cần mang vào cho một ribôxôm là bao nhiêu?
A. 5 B. 7 C. 8 D. 6
Câu 9: Trên phân tử ADN có bazơ nitơ timin (T*) trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi sẽ gây đột biến thay
thế cặp A-T thành cặp G-X. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp A-T băng cặp G-X
của bazơ nitơ dạng hiếm?
A. A-T* T*-G G-X. B. A-T* T*-X G-X. C. A-T* G-T* G-X. D. A-T* A-G G-X.
Câu 10: Dưới đây là các trình tự axit amin (dùng kiểu viết tắt một chữ cái) thuộc bốn phân đoạn ngắn của protein
FOXP2 được tìm thấy ở 6 loài khác nhau, gồm: tinh tinh, đười ươi, khỉ gorila, khỉ rhesus, chuột và người. Đây chính
là những phân đoạn chứa tất cả các axit amin khác nhau trong prôtein FOXP2 khi so sánh những loài này.
Đoạn 1: ATETI ... PKSSD ... TSSTT ... NARRD. Đoạn 2: ATETI ... PKSSE ... TSSTT ... NARRD.
Đoạn 3: ATETI ... PKSSD ... TSSTT ... NARRD. Đoạn 4: ATETI ... PKSSD ... TSSNT ... SARRD.
Đoạn 5: ATETI ... PKSSD ... TSSTT ... NARRD. Đoạn 6: VTETI ... PKSSD ... TSSTT ... NARRD.
Các trình tự của tinh tinh (T), khỉ gorila (G) và khỉ rhesus (R) giống hệt nhau. Trình tự ở người khác với trình tự của
các loài T, G và R ở hai axit amin. Đoạn nào tương ứng với trình tự của người?
A. Đoạn 6. B. Đoạn 5. C. Đoạn 4. D. Đoạn 1.
Câu 11: Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi để chung vỏ prôtêin của thể ăn khuẩn T2 và ADN của thể ăn khuẩn T4
thì tạo được một thể ăn khuẩn ghép. Nếu ta cho thể ăn khuẩn ghép đó lây nhiễm vào một vi khuẩn, các thể ăn khuẩn
nhân bản lên trong tế bào vật chủ sẽ có:
SINH HỌC OCEAN 1
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị
xử lí theo nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”
Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042

A. Prôtêin T2 và ADN của T2. B. Prôtêin T4 và ADN của T2.


C. Prôtêin T2 và ADN của T4. D. Prôtêin T4 và ADN của T4.
Câu 12: Theo dõi hàm lượng ADN trong nhân của một tế bào ở người. Người ta nhận thấy ở một giai đoạn hàm lượng
ADN từ 6,6 pg tăng lên 13,2 pg rồi hạ xuống 6,6 pg, cuối cùng hạ xuống 3,3 pg. Loại tế bào này là tế bào như thế nào?
A. Tế bào sinh trứng đang nguyên phân. B. Tế bào sinh tinh đang nguyên phân.
C. Tế bào sinh dưỡng đang nguyên phân. D. Tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng đang giảm phân.
Câu 13: Gen A có 6102 liên kết hiđrô và trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T; trên mạch một của gen có X = A +
T. Gen bị đột biến điểm hình thành nên alen a, alen a có ít hơn gen A 3 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại G của gen a là
bao nhiêu?
A. 1581. B. 678. C. 904. D. 1582.
Câu 14: Người ta chuyển 1570 vi khuẩn E.Coli từ môi trường nuôi cấy với N14 sang môi trường nuôi cấy N15 (N phóng
xạ). Sau một thời gian, khi phân tích ADN nhiễm sắc thể của E.Coli thì tỷ lệ ADN nhiễm sắc thể hoàn toàn mang N15
chiếm 93,75%. Số E.Coli trong quần thể là bao nhiêu?
A. 3140 B. 6289 C. 25120 D. 50240
Câu 15: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng
chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36oC ; B = 7 8oC ; C =
55oC ; D = 83oC ; E = 44oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại
AT
của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
N
A. D → B → C → E → A B. A → B → C → D → E
C. A → E → C → B → D D. D → E → B → A → C
Câu 16: Cho biết khối lượng từng loại nuclêôtit của 1 cặp NST (đơn vị tính: 108 đvC) ghi trong bảng 1. Các cặp NST
(I, II, III, IV) trong bảng 2 là kết quả của đột biến từ NST đã cho. Hãy xác định tổ hợp các đột biến nào phù hợp với
số liệu trong bảng 2 theo trình tự NST : I – II – III – IV.
Bảng 2: Cặp NST Khối lượng từng loại nuclêôtit ( x 108 )
A T G X
Bảng 1: A T G X I 1,6 1,6 1,5 1,5
1,5 1,5 1,3 1,3 II 1,45 1,45 1,26 1,26
III 2,25 2,25 1,95 1,95
IV 1,5 1,5 1,3 1,3
A. Lặp đoạn – mất đoạn – ba nhiễm – đảo đoạn. B. Lặp đoạn – ba nhiễm – mất đoạn – đảo đoạn.
C. Mất đoạn – đảo đoạn– ba nhiễm– lặp đoạn. D. Ba nhiễm– mất đoạn – lặp đoạn – đảo đoạn.
Câu 17: Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 5 chủng đột biến ở các gen cấu trúc Z, Y, A của opêron là gen điều hòa sau đây.
Khi môi trường có đường lactôzơ, các gen cấu trúc Z, Y, A ở chủng nào sau đây vẫn không phiên mã?
A. Chủng bị đột biến ở gen Z làm cho phân tử mARN của gen này mất khả năng dịch mã.
B. Chủng bị đột biến ở gen A làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein do gen này quy định tổng hợp.
C. Chủng bị đột biến ở gen Y nhưng không làm thay đổi cấu trúc của phân tử prôtêin do gen này tổng hợp.
D. Chủng bị đột biến ở vùng khởi động (P) của opêron Lac làm cho vùng P không liên kết được với ARN
polimeraza.
Câu 18: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Một mã di truyền luôn mã hoá cho một loại axit amin.
(2) Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
(3) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
(4) Ở trong một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

SINH HỌC OCEAN 2


“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị
xử lí theo nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”
Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042

Câu 19: Trong các dạng đột biến gen sau có bao nhiêu dạng đột biến chắc chắn làm thay đổi trình tự axit amin trong
prôtêin hoàn chỉnh ?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thứ 2 của một bộ 3 nằm gần bộ 3 mở đầu.
(2) Mất một nuclêôtit trong một intron ở giữa gen.
(3) Thay thế 1 cặp nuclêôtit nằm gần bộ 3 kết thúc của trình tự mã hóa.
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong bộ 3 mã hóa cho Tirôzin.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20: Trên mạch gốc của một gen ở sinh vật nhân sơ (gen M) có chiều dài 2040Å (tính từ đầu 3’ của triplet mở đầu
đến triplet kết thúc đầu tiên). Gen này bị đột biến điểm tạo ra alen mới tăng thêm 1 liên kết hiđrô so với gen M. Alen
đột biến tổng hợp nên chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh có 150 axit amin. Xét các kết luận sau, theo lí thuyết,số các kết luận
đúng là bao nhiêu?
(1) Đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
(2) Đột biến này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho chức năng của chuỗi pôlipeptit mới.
(3) Vị trí phát sinh đột biến có thể là cặp nuclêôtit thứ 454 hoặc 455 hoặc 456 tính từ đầu 3’ của mạch gốc.
(4) Trên mạch gốc của gen M, nuclêôtit tại vị trí phát sinh đột biến phải là nuclêôtit loại Ađênin.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4pg. Trong
một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN
có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Thể đột biến A B C D
Số lượng NST 24 24 36 24
Hàm lượng ADN 3,8pg 4,3pg 6pg 4pg
(1) Thể đột biến A là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
(2) Thể đột biến B là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
(3) Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội.
(4) Thể đột biến D có thể là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: Một loài có bộ NST 2n = 22. Giả sử có một thể đột biến ở 4 cặp NST, trong đó cặp số 1 bị đột biến mất đoạn
ở 1 NST, cặp số 3 bị đột biến đảo đoạn ở 1 NST, cặp số 5 có 1 NST được chuyển đoạn sang 1 NST của cặp số 7. Nếu
quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ 1/16. (2) Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ 15/16.
(3) Loại giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm 25%. (4) Loại giao tử bị đột biến ở 3 NST chiếm 25%.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 23: Từ 5 phân tử ADN được đánh dấu N15 ở cả 2 mạch đơn tiến hành quá trình nhân đôi trong môi trường chỉ có
N14, tổng hợp được 160 phân tử ADN mạch kép. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận dưới đây?
(1) Có tất cả 150 phân tử ADN chứa N14. (2) Có 5 phân tử ADN con có chứa N15.
(3) Có tất cả 310 mạch đơn chứa N . 14
(4) Có 16 phân tử ADN chứa cả N14 và N15.
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 24: Gen A dài 510nm và có tổng số 3800 liên kết hidro. Gen A tiến hành nhân đôi 5 lần. Trong quá trình này đã
có một phân tử 5BU liên kết với A của mạch khuôn. Quá trình nhân đôi đã tạo ra 1 gen đột biến. Biết 5-Brôm Uraxin
chỉ có một lần thay đổi trạng thái trong suốt quá trình nhân đôi của gen trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chất 5 BU đã tham gia vào lần nhân đôi thứ 3. (2) Có 32 gen con tạo ra trong đó có 31 gen bình thường.
(3) Môi trường đã cung cấp 21698 nucleotit loại A. (4) Môi trường đã cung cấp 24801 nucleotit loại G.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Một đoạn mạch của gen D có trình tự nuclêôtit như sau 3’…AAATGXTAXGG…5’. Gen D tiến hành nhân
đôi 6 lần.Trong quá trình này đã có một bazơ xitozin của một gen trở thành dạng hiếm. Quá trình nhân đôi đã tạo ra 3
SINH HỌC OCEAN 3
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị
xử lí theo nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”
Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042

gen đột biến (gen d). Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Xitozin trở thành dạng hiếm từ lần nhân đôi thứ tư.
(2) Trình tự nuclêôtit trên 1 mạch của alen d có thể là 3’…AAATGTTAXGG…5’
(3) Có 64 gen con tạo ra trong đó có 60 gen bình thường.
(4) Tổng số nuclêôtit môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình nhân đôi là 1386.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; UAX – Tyr; GXU – Ala; XGA –
Arg; GUU – Val; AGX – Ser; GAG – Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn mang thông tin mã hóa cho
đoạn pôlipeptit có 6 axit amin có trình tự các nuclêôtit là 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATG-XTX5’. Có bao nhiêu phát
biểu dưới đây đúng?
(1) Trình tự của 6 axit amin do đoạn gen này quy định tổng hợp là Gly – Val – Ser- Ala - Tyr - Glu.
(2) Nếu cặp A-T ở vị trí thứ 5 bị thay thế bằng cặp G-X thì chuỗi pôlipeptit sẽ có 2 axit amin Ala.
(3) Nếu đột biến thay thế cặp nuclêôtit G-X vị trí 15 thành cặp X-G thì sẽ làm cho đoạn polipeptit còn lại 5 axit amin.
(4) Nếu đột biến thêm cặp G-X vào sau cặp nuclêôtit A-T ở vị trí thứ 12 thì axit amin thứ 6 Glu được thay thế bằng
axit amin Arg.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 27: X là prôtêin có tác dụng ngăn ngừa sự tăng cân ở người. Prôtêin này bất hoạt ở những người béo phì. Các
phân tử mARN trưởng thành của X phân lập được từ một số người béo phì của cùng một gia đình cho thấy, chúng
thiếu một đoạn trình tự dài 173 nuclêôtit so với các phân tử mARN trưởng thành phân lập được từ những người bình
thường. Khi so sánh trình tự gen mã hóa cho prôtêin X của người bình thường và người béo phì, người ta phát hiện ra
rằng không có nuclêôtit nào bị mất mà chỉ có 1 nuclêôtit bị thay đổi. Sự thay đổi này xảy ra ở vùng intron của gen.
Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là bao nhiêu?
(1) Đột biến trên xảy ra ở vùng nhận biết và cắt intron làm cho quá trình cắt bị biến đổi.
(2) Sự thiếu hụt 173 nuclêôtit là của đoạn intron bị cắt nhầm.
(3) Đột biến sẽ mất đoạn axit amin do 173 nuclêôtit mã hóa đồng thời bị thay đổi toàn bộ trình tự axit amin ở đoạn
pôlipeptit phía sau.
(4) Để xản xuất prôtêin này, người ta sử dụng kỹ thuật di truyền tạo plasmid tái tổ hợp giữa thể truyền với gen mã hóa
prôtêin X của người bình thường, sau đó chuyển vào vi khuẩn E. coli để sản xuất sinh khối. Sản phẩm prôtêin tạo ra
vẫn có thể bị bất hoạt.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 28: Có 9 chủng his , 3 trong số đó có đột biến mất đoạn, 6 chủng có đột biến điểm. Cấy 9 chủng trên môi trường
tối thiểu và đếm số khuẩn lạc mọc ( + tương ứng với mọc được)
1 2 3 4 5 6 7 8 9
+ – + + – + – + +
Phage được nhiễm vào trong 9 chủng và sau đó sử dụng để tải nạp mỗi chủng mất đoạn. Các thể tải nạp từ mỗi phép
lai được cấy trên môi trường tối thiểu và đếm các khuẩn lạc mọc ( + tương ứng với mọc được). Dựa vào kết quả sau
hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?
Chủng
Mất đoạn 1 2 3 4 5 6 7 8 9
A + – – – – – – – +
B + – + + – – + + –
C + – + – + + – – +
(1) B phải là chủng 3. (2) Ba chủng có đột biến mất đoạn thì có chủng 5.
(2) Ba chủng có đột biến mất đoạn thì có chủng 7.
(4) Các đột biến của chủng 4 và 6 nằm trong vùng mất đoạn chung của chủng 2 và 7 cũng như chủng 2 và 5.
A. 0. B. 1. C. 3. D. 2.
SINH HỌC OCEAN 4
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị
xử lí theo nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”
Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042

Câu 29: Cho biết các côđon mã hóa axit amin như sau:
Côđon 5’AUG3’ 5’AGU3’ 5’UAU3’ 5’XAU3’ 5’GAU3’
5’AGX3’ 5’UAX3’ 5’XAX3’ 5’GAX3’
Axit amin Met Xerin Tirozin Histidin Aspactic
Một đoạn mạch mã gốc của gen D có trình tự nucleotit là: 3’TAX XTA GTA ATG TXA ......ATX5’. Do bị đột biến
nên gen D có 4 alen. Trình tự nucleotit của các alen là:
D1: 3’TAX XTA GTA ATG TXA ATG ......ATX5’. D2: 3’TAX XTA GTG ATG TXA ATG ......ATX5’.
D3: 3’TAX XTG GTA ATG TXA ATG ......ATX5’. D4: 3’TAX XTA GTA ATG TXG ATG ......ATX5’.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Alen D4 và alen D3 có tổng liên kết hidro bằng nhau.
(2) Trình tự axit amin của chuỗi polipeptit do alen D4 quy định là Met – Aspatic – Histidin – Xerin – Tirozin – Histidin.
(3) Trình tự axit amin của chuỗi polipeptit do alen D2 quy định và trình tự axit amin của chuỗi polipeptit do alen D4
quy định là giống nhau.
(4) Nếu alen D2 phiên mã 5 lần và mỗi phân tử mARN có 10 ribôxôm tham gia dịch mã thì sẽ cần 100 axit amin
Tirozin để tổng hợp các đoạn polipeptit tương ứng với đoạn mạch gốc nói trên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30: Hoạt động của Operon Lac có thể sai sót khi các vùng, các gen bị đột biến không hoạt động được như bình
thường. Các vùng, các gen khi bị đột biến thường được ký hiệu bằng các dấu – trên đầu các chữ cái (R–, P– O–, Z–).
Cho trình tự sau:
P R P O Z Y A
0 0 0
5100 A 4900 A 4100 A 4500 A0
Cho các phát biểu sau. Theo lí thuyết số các phát biểu đúng là bao nhiêu?
(1) Giả sử 1 vi khuẩn mang kiểu gen P+R+P+O+Z+Y+A+ đang tiến hành sinh sản và trong môi trường có tác nhân 5BU
thì theo lí thuyết tần số đột biến ở gen R là lớn nhất.
(2) Kiểu gen của vi khuẩn có các gen Z, Y, A luôn luôn tổng hợp protein bình thường có thể là P+R– P+O+Z+Y+A+
(3) Kiểu gen của vi khuẩn có các gen Z, Y, A luôn luôn tổng hợp protein bình thường có thể là P+R+ P+O–Z+Y+A+ hoặc
P+R– P+O–Z+Y+A+
(4) Kiểu gen của vi khuẩn không có khả năng sử dụng đường lactozơ có thể là P+R+ P–O+Z+Y+A+ hoặc P+R+
P+O+Z+Y+A– .
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

------------------------ HẾT ------------------------

SINH HỌC OCEAN 5


“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị
xử lí theo nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”
Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042

GIỚI THIỆU KHÓA LUYỆN THI SINH HỌC HƯỚNG ĐẾN KÌ


THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020
Khóa luyện thi sinh học toàn diện: Ở khóa này các em được cung cấp đấy đủ kiến thức cơ bản nhất đến một
phần kiến thức nâng cao. Trong khóa sẽ có bài giảng lí thuyết + bài giảng bài tập + video chữa bài tập VD và
VDC + file lí thuyết + file đề online + file lời giải chi tiết + công thức giải nhanh. Với khoảng 240 bài học anh
tin rằng nếu chăm chỉ cố gắng các em sẽ được 8+ hoặc hơn thế nữa. Học phí của khóa là 600k.
Khóa luyện thi nâng cao: Ở khóa này các em được cung cấp kiến thức nâng cao với hệ thống bài tập 100%
câu hỏi đếm bổ trợ kiến thức cho khóa luyện thi toàn diện. Trong khóa sẽ có video chữa chi tiết tất cả các câu
+ file đề + file lời giải chi tiết + công thức giải nhanh. Với gần 100 bài và hệ thống câu hỏi hay – lạ – khó. Sẽ
giúp các em chinh phục điểm 9 – 10 trong kì thi THPT Quốc gia. Học phí của khóa là 400k.
Khóa luyện đê thi sinh học: Khóa hội tụ của 3 loại đề: Đề cơ bản + đề nâng cao + đề vip. Ở đây các em sẽ
được cung cấp đề + video chữa chi tiết 20 câu (từ câu 20 – 40) + lời giải chi tiết. Anh tin rằng với nguồn đề
chất lượng sẽ giúp các em đạt điểm cao trong kì thi THPT Quốc gia. Học phí của khóa là 400k.
Đặc biêt: Nếu các em đăng kí combo cả 3 khóa học phí chỉ còn 1 triệu 200 ngàn đồng. Ngoài ra được tặng tất
cả tài liệu em muốn chỉ cần ib anh (bài tập và nguồn sách vô cùng phong phú, chỉ cần các em lên tiếng thôi)!
Em nào đăng kí thì nhắn tin qua facebook để anh tư vấn rõ hơn nhé!! Anh gửi các em link facebook và link lộ
trình học dưới đây!
Link facebook: https://www.facebook.com/quangbkhuong
Link lộ trình khóa học: https://bitly.vn/6tkv
Với kinh nghiệm dạy ôn thi THPT Quốc gia của mình thì anh tin rằng chỉ cần các em làm siêng, chăm chỉ nghe
lời anh, thì kết quả sẻ được điểm cao. Chỉ cần làm hết bài tập trong khóa, còn mọi việc cứ để anh lo!!!

SINH HỌC OCEAN 6


“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị
xử lí theo nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”

You might also like