You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12

QUẢNG TRỊ VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA


ĐỀ THI CHÍNH THỨC Khóa ngày 19 tháng 9 năm 2023
(Đề thi có 06 trang) MÔN THI: SINH HỌC (Vòng 2)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. (1,5 điểm)


Yếu tố Xa và Thrombin là hai loại protease có vai trò nhận biết và cắt đặc hiệu một số
trình tự amino acid nhất định. Một nhà
nghiên cứu tiến hành cắt một protein G có
độ dài 625 amino acid với trình tự đã biết
trước bằng hai loại protease này. Các vị
trí cắt của hai protease trên protein G
được biểu diễn bằng sơ đồ bên.
Khi thực hiện thí nghiệm, nhà
nghiên cứu nhận thấy rằng nếu chỉ xử lý protein G với mỗi loại protease trong vòng 1 giờ thì sự
phân cắt xảy ra không hoàn toàn. Kết quả phân cắt 1 giờ của mỗi loại protein protease được cho
trong bảng dưới đây.
Protease Các phân đoạn thu được sau khi cắt trong 1 giờ
Yếu tố Xa 100, 525
Thrombin 50, 80, 245, 250
Dựa vào kết quả phân cắt trong 1 giờ, hãy cho biết trong các vùng A-E trên protein G,
những vùng nào được cuộn gập thành nhiều miền cấu trúc ổn định và bền vững?
Câu 2. (2,0 điểm)
Beadle và Tatum đề xuất rằng một gen tạo ra một enzyme. Họ đã gây đột biến nấm mốc và
quan sát thấy các khuẩn lạc khác nhau cần bổ sung chất dinh dưỡng khác nhau trong môi trường
bình thường để tồn tại (Hình 1).

Hình
Dòng 1: Môi 1 giàu dinh dưỡng
trường
Dòng 2: Môi trường tối thiểu
Dòng 3: Môi trường tối thiểu + phenylalanine
Dòng 4: Môi trường tối thiểu + leucine
Dòng 5: Môi trường tối thiểu + arginine
1) Những đột biến nào có cùng nhu cầu dinh dưỡng giống như kiểu dại WT?
2) Sử dụng những khuẩn lạc nào để phát hiện các gen tham gia vào con đường tổng hợp arginine?
3) Trong một thí nghiệm khác, người ta lấy một nhóm các thể đột biến khác và cấy chúng lên đĩa
như Hình 2. Những khuẩn lạc nào (1-8) không thể sản xuất arginine?

4) Để xác định được 9 chủng nấm men đơn bội 2mang các
Hình
đột biến đơn trong con đường tổng hợp arginine, người ta
Trang 1/6
thực hiện các phép thử bổ sung bằng cách lai các chủng đơn bội khác nhau để có được các tế bào
lưỡng bội và cho chúng sinh trưởng trong điều kiện thiếu axit amin đã nghiên cứu. Kết quả thu
được ở bảng bên, ký hiệu (-) cho biết tế bào lưỡng bội thu được từ phép lai không sinh trưởng
được.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, cho biết có ít nhất bao nhiêu gen liên quan đến con đường
tổng hợp arginine? Giải thích.
Câu 3. (1,0 điểm)
Codon Bias mã hóa mạnh nhất ở các gen được biểu hiện cao, chẳng hạn như các gen mã
hóa protein được tìm thấy trong ribosome và ngược lại. Trong một thí nghiệm được mô tả ở hình
dưới đây, khi đang nghiên cứu về các đột biến câm lặng đối với một số codon mã hóa cho amino
acid gắn vào tARN. Thí nghiệm được thực hiện ở hai chủng, gồm Escherichia Ecoli và
Saccharomyces cerevisiae.

1) Hãy cho biết, chọn lọc tự nhiên sẽ chống lại mô hình nào?
2) Có ý kiến cho rằng: “Nếu chỉ xem xét trong trường hợp tổng hợp protein cho tARN thì tác
nhân chọn lọc phụ thuộc vào yếu tố tốc độ và độ chính xác dịch mã”. Ý kiến này đúng hay sai?
Vì sao?

Câu 4. (1,5 điểm)


Sự phiên mã ở tế bào nhân sơ có 2 kiểu kết thúc là phụ thuộc Rho và không phụ thuộc
Rho. Xét trình tự kết thúc không phụ thuộc Rho:
5’-CCCAGCCCGCCUAAUGAGCGGGCUUUUUUUU-3’.

Trang 2/6
Hãy cho biết vì sao đột biến điểm xảy ra ở bất kỳ nucleotide nào trong các nucleotide in
đậm ở trên đều dẫn đến bất thường trong kết thúc phiên mã? Làm thế nào để kiểm tra tính chính
xác của câu trả lời vừa được đưa ra?
Câu 5. (1,0 điểm)
Hình dưới đây là một đồ thị được gọi là đường cong C0t. Trục tung cho biết tỷ lệ phần
trăm ADN có chuỗi xoắn kép, trục hoành là thời gian cần thiết để các phân tử sợi kép hình thành.
Giải thích tại sao hỗn hợp poly (A), poly (U) và 3 ADN có giá trị khác nhau về C0t. Biết kích
thước bộ gen virut MS2, thực khuẩn thể T4 và E.coli tương ứng là 3569bp; 168.903bp và 4,6 x
106bp.

Câu 6. (1,5 điểm)


Sự tổ hợp của một số alen đột biến thay thế khác nhau ở một gen có thể gây nên một bệnh
rối loạn tâm thần nhất định ở người. Bảng dưới phản ánh hoạt tính enzyme của các kiểu gen khác
nhau (số liệu được ghi là tỉ lệ % so với đồng hợp tử kiểu dại).

Tất cả các cá thể đồng hợp tử hoặc dị hợp tử về mọi tổ hợp có thể có giữa 5 alen được liệt
kê đầu tiên ở trên đều dẫn đến triệu chứng bệnh nặng (điển hình). Tuy vậy, các cá thể dị hợp tử về
alen Y424C với 1 trong 4 alen đầu tiên biểu hiện bệnh với triệu chứng nhẹ. Các cá thể đồng hợp
tử R158Q/R158Q biểu hiện triệu chứng bệnh nặng, trong khi các cá thể đồng hợp tử
R271Q/R271Q và dị hợp tử R271Q/Y424C biểu hiện triệu chứng nhẹ.
1) Hoạt tính enzyme của các cá thể có kiểu gen X (R271Q/E290K) và Y (Y424C/R158Q) tính
theo phần trăm so với đồng hợp tử kiểu dại bằng bao nhiêu?
2) Vùng hoạt tính enzyme phân biệt giữa triệu chứng bệnh nhẹ với triệu chứng bệnh nặng là bao
nhiêu phần trăm so với hoạt tính enzyme kiểu dại bình thường?
Câu 7. (2,5 điểm)
Giả sử rằng hai sắc tố đỏ và xanh lam trộn lẫn để tạo thành màu tím bình thường và màu
xanh lam pha với màu vàng tạo nên màu xanh lục của cánh hoa dạ yến thảo. Các con đường sinh
hóa riêng biệt tổng hợp hai sắc tố như thể hiện trong hai hàng trên cùng của sơ đồ đi kèm.
Trang 3/6
E
Con đường I … Trắng 1 Xanh
A B
Con đường II … Trắng 2 Vàng Đỏ
C
D
Con đường III … Trắng 3 Trắng 4

Màu trắng dùng để chỉ các hợp chất không có sắc tố (sự thiếu hụt toàn bộ sắc tố dẫn đến
cánh hoa màu trắng).
Con đường thứ 3 các hợp chất không đóng góp tạo sắc tố cho cánh hoa, thường không ảnh
hưởng đến con đường tổng hợp sắc tố xanh lam và đỏ, nhưng nếu một trong các chất trung gian
của nó (màu trắng 3) tích tụ ở nồng độ cao, nó có thể được chuyển đổi thành màu vàng trong con
đường tổng hợp sắc tố màu đỏ. Trong sơ đồ, các chữ cái từ A đến E đại diện cho các enzyme và
các gen tương ứng của chúng và tất cả các gen đều không xảy ra liên kết. Giả sử các gen kiểu dại
là trội và mã hóa chức năng của enzyme, các alen lặn làm thiếu chức năng của enzyme và không
có đột biến nào gây chết. Hãy cho biết những tổ hợp kiểu gen của bố mẹ (đời P) thuần chủng nào
được lai với nhau để tạo ra đời con F2 có được các tỷ lệ kiểu hình sau?
1) 9 tím : 3 xanh lục : 4 xanh lam.
2) 9 tím : 3 đỏ : 3 xanh lam : 1 trắng.
3) 13 tím : 3 xanh lam.
4) 9 tím : 3 đỏ : 3 xanh lục : 1 vàng.
Câu 8. (2,0 điểm)
Cá thể A trong phả hệ dưới đây đã được chuẩn đoán mắc bệnh đa polyp tuyến – một dạng
ung thư đại tràng có tính di truyền. Trong phả hệ này, hình
tròn/vuông được gạch sọc chỉ những người mắc đa polyp.
Sau khi thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau trong
thời gian dài, các nhà nguyên cứu đã xác định được
nguyên nhân gây bệnh là do một đột biến ở gen APC.
Thực hiện phản ứng PCR để khếch đại gen APC của cá thể
A thì phát hiện thấy gen APC ở người này mang đột biến A
vô nghĩa. Đột biến này tạo ra vị trí cắt giới hạn duy nhất của enzyme Hpal ở trong gen APC. Các
nhà nghiên cứu tiến hành thu thập mẫu ADN từ gan, thận, máu, phổi và khối u của người A, sau
đó xử lý ADN với Hpal và đem sản phẩm điện di trên gel agarose. Kết quả được thể hiện trong
hình dưới đây.
Người A Khối u Gan Máu Phổi Thận
2Kb
1Kb
500
250

1) Gen APC nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính X? Giải thích.
2) Quy ước alen kiểu dại của gen APC là B 1, alen đột biến là B2. Hãy cho biết kiểu gen của tế bào
khối u và tế bào sinh dưỡng của người A.
3) Ở mức độ tế bào, alen kiểu dại của gen APC là trội hay lặn so với alen đột biến? Từ đó, hãy
nêu vai trò của gen APC trong tế bào bình thường.
4) Giải thích sự di truyền của gen APC trong phả hệ trên.

Câu 9. (2,0 điểm)


Các nhà khoa học đã nghiên cứu 2 quần thể sên biển sống ở vùng triều (vị trí X) của bờ
biển Ursholmen. Mỗi năm, nhóm nghiên cứu đã xác định tần số alen mã hóa cho enzyme
aspartate aminotransferase và dữ liệu được thể hiện dưới dạng biểu đồ ở hình dưới đây. Năm đầu
Trang 4/6
tiên khảo sát là năm 1987, tuy nhiên, vào năm 1988 một nhóm tảo độc nở hoa giết hết những con
ốc sên ở vùng gian triều trên toàn đảo dẫn đến không thu được dữ liệu vào năm 1988 và 1989.
Những con ốc sên sống ở vùng triều (vị trí X) bị tiêu diệt bởi sự nở hoa của tảo, những con ốc sên
cùng loài sống ở vùng triều (vị trí Y – nằm sâu vào trong đất liền) vẫn sống sót mà không bị tổn
thương.
Tảo độc Tảo độc
Tầ 0,9 Tầ 0,9 Quần thể B
Quần thể A n
n
số số
của 0,7 của 0,7
ale ale
n n
Aat 0,5 Aat 0,5
120
120

0,3 0,3
‘87 ‘89 ‘91 ‘93 ‘87 ‘89 ‘91 ‘93
Năm Năm

1) Tại sao tần số alen Aat120 ở cả hai quần thể ở năm 1990 đều cao hơn so với năm 1987?
2) Tại sao tần số alen ở cả hai quần thể đều giảm trong khoảng thời gian 1990 đến 1993?
3) Tại sao đường cong biểu thị dữ liệu từ năm 1990 - 1993 ở cả hai quần thể có hình dáng tương
tự nhau nhưng không giống nhau hoàn toàn?
4) Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với với tần số alen ở 2 quần thể trong 100 năm tới (giả sử không còn
sự xuất hiện của tảo độc nở hoa). Hãy giải thích.
Câu 10. (2,0 điểm)
Đồ thị dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa mật độ quần thể và tuổi thọ trung bình của các
cá thể trong quần thể đó.

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.
A. Khi mật độ quần thể thấp hơn mức 5 cá thể/m 2, tuổi thọ trung bình của quần thể thấp nhưng có
xu hướng tăng dần do nguồn thức ăn phong phú.
B. Khi mật độ quần thể nằm trong khoảng 30 – 40 cá thể/m 2 (mật độ tối ưu), quần thể tạo ra vùng
vi khí hậu phù hợp, cường độ trao đổi chất ở mức cực đại, điều kiện phát triển là cực thuận đối
với mọi cá thể.
C. Khi mật độ quần thể nằm trong khoảng 60 – 80 cá thể/m 2, sự tương tác liên tục giữa các cá thể
gây nên hiện tượng stress, đồng thời mức tiêu thụ năng lượng dự trữ của mọi cá thể tụt xuống
mức tối thiểu, dẫn đến rối loạn sinh lý, tăng tỷ lệ tử vong.
D. Khi mật độ quần thể vượt quá mức 80 cá thể/m 2, tỷ lệ tử vong của quần thể tăng, tỷ lệ sinh
giảm, tuổi thọ trung bình của các cá thể giảm, qua đó điều chỉnh kích thước quần thể sao cho cân
bằng với sức chứa của môi trường.
Câu 11. (2,0 điểm)
Hai đồ thị dưới đây mô tả mối quan hệ giữa tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và mật độ quần thể ở
hai loài I và II.
Tỷ Tỷ
Loài I lệ Loài II Trang 5/6
lệ
tử/t Tỷ lệ tử tử/t Tỷ lệ tử
ỷ lệ ỷ lệ
1) Trong hai loài I và II, loài nào có thể là loài sinh sản vô tính, loài nào có thể là loài sinh sản
hữu tính? Giải thích.
2) Có ý kiến cho rằng: “Ở các điểm A, B và D, mật độ quần thể được giữ tương đối ổn định là
nhờ các nhân tố phụ thuộc mật độ”. Ý kiến này đúng hay sai? Vì sao?
3) Khi mật độ quần thể nhỏ hơn giá trị C, sự gia tăng về kích thước quần thể là có lợi hay có hại?
Vì sao?
4) Trong hai loài I và II, loài nào dễ bị tuyệt chủng hơn khi mật độ quần thể giảm mạnh? Giải
thích.
Câu 12. (1,0 điểm)
Kết quả nghiên cứu về độ phong phú của các loài côn trùng ăn tảo ở hai quần xã khác nhau
được thể hiện ở hình sau. Trong đó, độ phong phú tương đối được tính theo hàm logarit.
Độ 1
ph
on 0,1
g 0,01
ph
0,001
ú Quần xã S
tươ 0,0001
Quần xã L
ng
đối 0 40 80
Thứ tự độ phong phú
1) So sánh độ phong phú của hai quần xã S và L. Giải thích.
2) Động vật ăn thịt ở quần xã nào trong hai quần xã S và L hoạt động mạnh hơn?

----- HẾT-----

Họ và tên thí sinh:......................................................Số báo danh:.........................

Trang 6/6

You might also like