You are on page 1of 7

CÂU LẠC BỘ SINH HỌC ĐỀ THI THỬ CHỌN HSG QUỐC GIA THPT

MÔN THI: SINH HỌC


Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi thứ nhất : 05/11/2021
(Đề thi 06 trang)

Câu 1: (2,0 điểm)


a) Bằng kĩ thuật phân tử người ta đã tạo ra được một tế bào mang các thụ thể tyrosin kinase
“nhân tạo” cỏ miền ngoại bảo thuộc về thụ thể insulin những miền xuyên màng và miền nội
bào của nó thuộc về thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGF). Hãy cho biết nếu xử lý tế bào
này với phân tử ngoại bảo là insulin hoặc EGF thi ở môi trường hợp tế bào có tạo được đáp
ứng sinh học hay không? Giải thích.
b) Hình 1 biểu thị sơ đồ của một đường truyền tín hiệu nội bào kích hoạt bởi Hormon Y. Một
nhóm nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm để tìm ra thứ tự
của năm phân tử (m, n, o, p, q) (được mô tả bởi dấu "?" ở hình 1)
tham gia vào dòng thác tín hiệu nhờ phương pháp Western blot.
Bảng 1 biểu thị kết quả thí nghiệm khi có mặt hoặc không có bốn
chất ức chế (1, 2, 3, 4), mỗi chất này có thể bật hoạt đặc hiệu một
trong bốn loại enzym (A, B, C, D) của dòng thác tín hiệu.

1) Hãy vẽ lại sơ đồ trong hình 1 vào bài làm và thay thế những
dấu ?” bằng các ký hiệu chữ (m, n, o, p và q) tương ứng với các phân tử tín hiệu của dòng
thác tín hiệu. Giải thích.
2) Mỗi chất ức chế (1, 2, 3, 4) bất hoạt đặc hiệu enzym nào trong bốn loại enzyme (A, B, C,
D) trong dòng thác tín hiệu? Giải thích.
Câu 2: (2,0 điểm)
Một protein K ở màng sinh chất của tế bào nhân thực gắn với chuỗi đường ngăn chứa
mannozo (Man), galactozo (Gal), axit sialic (AS) và N-axetylglucozamin (GleNAe) trong
thành phần của chuỗi. Mỗi gốc đường đơn này được thêm vào chuỗi đường ngắn khi protein
được biến đổi trong con đường tiết của tế bào. Quá trình biến đổi này được thực hiện bởi bốn
loại transferaza khác nhau: N-axetylglucozamin transferaza, axit sialic transferaza,
oligosaccarit, galactozo transferaza. Để
tìm hiểu về quá trình tạo chuỗi đường
ngắn ở protein K, người ta đã tạo ra được
các dòng đột biến đơn thuần mất hoạt
tính của một trong bốn loại transferaza.
Bảng 2 mô tả thành phần đường đơn
trong chuỗi đường ngắn của protein K trên màng sinh chất ở các dòng tế bào đột biến. Biết
rằng so với chuỗi đường ngắn ở tế bào kiểu dại, dấu “H” mô tả số lượng đường đơn ở mức
bình thường, “+” mô tả số lượng đường đơn thấp hơn bình thường, “-” mô tả không có mặt
đường đơn.
a) Biết rằng mỗi transferaza phân bố ở các vị trí khác nhau trong tế bào: mặt nhập (cis) của
bộ máy Golgi, các túi Golgi, mặt xuất (trans) của bộ máy Golgi và lưới nội chất. Hãy cho
biết mỗi transferaza phân bố vị trí nào trong tế bào? Giải thích.
b) Hãy nêu các giai đoạn tổng hợp chuỗi đường ngắn của protein K trong tế bào.
c) Hãy cho biết khi protein K được đưa đến màng sinh chất thì chuỗi đường ngắn phân bố ở
môi trường ngoại bào hay trong bảo tường của tế bào? Giải thích.
d) Nếu protein K là một thụ thể trên mạng thì chuỗi đường ngắn này có vai trò như thế nào
trong quá trình thực hiện chức năng của protein K? Giải thích.
Câu 3: (1,5 điểm)
a) Một nhà khoa học phân lập được loại vi khuẩn Escherichia coli, Nuôi cấy vi khuẩn này
trên môi trường cơ bản gồm các chất sau đây: 7g K 2HPO4; 2g KH2PO4; 1g(NH4)2SO4; 0,1g
MgSO4; 0,02g CaCl2; 5g glucozo; 10g mỗi loại nguyên tố vi lượng Fe, Co, Mn, Zn, Cu và
thêm nước cho vừa đủ 1 lít (L). Ủ trong điều kiện kị khí 48 giờ thấy không có khuẩn lạc phát
triển. Nếu ban đầu cho thêm 5g NaNO3 vào môi trường cơ bản thì sau 48 giờ ủ kị khí (không
có O2) thấy được khuẩn lạc phát triển và trong môi trường xuất hiện khí NO 2. Nếu tiếp tục
sục khí O2 vào môi trường thì trên đĩa thạch sẽ xuất hiện thêm nhiều khuẩn lạc hơn nhưng
không sinh thêm khí NO2 nữa.
(1) Hãy cho biết kiều dinh dưỡng và kiểu hô hấp của vi khuẩn Escherichia coli.
(2) Giải thích những hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm khi ủ kị khí nhưng không
thêm NaNO3, khi ủ kị khí nhưng thêm NaNO 3 vào môi trường và khi tiếp tục sục khí O 2 vào
môi trường.
b) Có hai loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP C), một loại gây bệnh đặc hiệu
(PrPSC). Chúng không có khả năng tự sao chép nhưng có thể lây lan được.
(1) Prion PrPSC có khả năng nhân lên giống virus hay không? Tại sao?
(2) Có thể dùng kĩ thuật tim kháng nguyên hoặc kháng thể chống lại prion để chẩn đoán
bệnh do prion PrPSC gây ra hay không? Giải thích.
Câu 4: (1,5 điểm)
Chu trình Krebs là trung tâm của mọi hoạt động chuyển hóa trong tế bào. Cho biết succinat
(CO0CH2-CH2-COO), fumarat (COO-CH=CH-COO), malat (COO-CHOH-CH2-COO) và
oxaloạxetat (COD) -CO-CH2-COO) là bốn chất trung gian của các phản ứng chuyển hóa
trong chu trình Krebs; NAD và FAD là những chất nhận điện tử từ sự oxy hóa các hợp chất
hữu cơ. Sau đây là hai phản ứng của chu trình Krebs:
(1) Sucxinat + FAD → Fumarat + FADHz;
(2) Malat+ NAD → Oxaloaxetat + NADH+H.
a) Tại sao khi 02 không phải là nguyên liệu của tất cả phản ứng trong chu trình Krebs nhưng
nếu không có mặt của khí 02 thì chu trình Krebs cũng bị ngừng lại?
b) Một trong hai phản ứng nói trên (1, 2) bị ức chế khi có mặt của malonat (COO-CH2-
COO) ở chất nền ti thể. Hãy cho biết nhiều khả năng phản ứng 1 hay 2 là phản ứng bị ức chế
khi có mặt malonat? Tại sao?
c) Giả sử các nhà hóa sinh học tạo ra được hai loại dehydrogenaza “nhân tạo” vừa gắn được
với NAD+, vừa gắn được với FAD+ nhưng một loại enzym có cơ chất là succinat, loại còn lại
có cơ chất là malat. Nếu thay thể FAD bằng NAD + hoặc ngược lại cho mỗi phản ứng nói trên
(1, 2) nhưng sử dụng hai loại dehydrogenaza “nhân tạo” tương ứng thì mỗi phản ứng 1 và 2
có xảy ra hay không? Tại sao?
Câu 5: (2,0 điểm)
Để tìm hiểu về tác động của tình trạng khô hạn (thiếu nước) đối với quá trình vận chuyển
nước ở lá của cây cốm lá hẹp (Elaeocarpus grandis) và hai loài cây mao lương: cây
Ranunculus bulbosus sống ở
đồng cỏ khô và cây
Ranunculus lanuginosus sống
ở cánh đồng đi ẩm ướt, những
nhà thực vật học đã thiết kế
một thí nghiệm đo thể nước và
độ dẫn nước (K) ở lá cây của
ba loài thực vật khi cây phải
đáp ứng với tình trạng thiếu nước. Hình 2 các mức thế nước khác nhau của ba loài thực vật
nói trên. Bằng phương pháp nhuộm mạch gỗ, họ thấy rằng 50% bó gỗ của cây mao lương bị
tắc nghẽn do nút tắc không khí ở mức thể nước là -1,5 MPa.
a) Hãy cho biết độ dẫn nước giảm 50% (Kso) của mỗi loài thực vật ( E. grandis, R.
bulbosus, R. lanuginosus) khi thế nước ở lá cây là bao nhiêu MPa? Giải thích.
b) Dựa trên kết quả thí nghiệm, hãy cho biết khi bị khô hạn: cây thân gỗ (đại diện là cây
côm lá hẹp) hay cây thân thảo (đại diện là các cây mao lương), cây sống ở nơi khô hạn hay
cây sống ở nơi ẩm ướt là cây có nguy cơ bị héo cao hơn? Giải thích.
c) Biết rằng quá trình vận chuyển nước ở lá cây diễn ra theo con đường trong mạch gỗ
(intraxylary) và ngoài mạch gỗ (extraxylary). Hãy cho biết quá trình vận chuyển nước của lá
cây mao lương chủ yếu diễn ra theo con đường trong mạch gỗ hay ngoài mạch gỗ? Tại sao có
thể kết luận như vậy?
d) Một số loài thực vật ôn đới có khả năng thích nghi qua mùa đông lạnh giá. Tại sao khi
thời tiết lạnh đến mức rét hại (nhiệt độ dưới 0°C) thì sau mùa đông cây vẫn không thể sống
được mặc dù protein và tế bào của nó có khả năng khôi phục lại chức năng sinh học khi tiếp
xúc với nhiệt độ lạnh?
Câu 6 (2,0 điểm)
Gibberelin 1 (GA1) và 4 (GA4) được tổng hợp từ một tiền chất gibberelin 12 (GA12) nhờ hai
hệ thống enzym độc lập. Các nhà khoa học
tìm được hai dòng cây dương (kí hiệu là K
và L) bị đột biến lùn khác nhau. Họ tiến
hành đo nồng độ của một số phytohormon
(GA1, GA4 và auxin) trong dịch nghiền ở
lá và rễ của cây dương kiểu dại (KD) và
hai cây đột biến, các số liệu được mô tả
trong bảng 3. Họ cũng tiến hành đo sinh
khối trung bình của chồi và rễ cây, chiều
dài rễ bên và rễ chính của cây dương kiểu dại và các cây bị đột biến lùn trồng trong nhà kính,
kết quả được mô tả trong hình 3.1 và hình 3.2. Cho rằng mỗi dòng cây dương bị đột biến lùn
chỉ bị sai hỏng ở một gen duy nhất liên quan đến hiệu quả tác dụng của gibberelin.
a) Hãy cho biết nhiều khả năng gen bị sai hỏng ở mỗi dòng đột biến K và L là gen có chức
năng nào? Tại sao?
b) Hãy nêu 2 cách có thể khẳng định lại dự đoán về gen sai hỏng của dòng K ở câu a là
chính xác ? Cho biết bạn có một dung dịch GA12 nguyên chất.
c) Hãy cho biết gibberelin có tác dụng kích thích hay ức chế sự tăng trưởng của chồi và rễ?
Giải thích.
d) Sinh khối của rễ cây bị đột biến lùn cao hơn cây kiểu dại là do sự tăng trưởng chủ yếu
của rễ bên hay rễ chính? Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng khác biệt này? Giải
thích.
Câu 7: (1,5 điểm)
Cây gọng vó (Drosera capensis) (ở hình 4) là thực vật bắt mồi có các lông với dịch tiết trên
bề mặt lá. Thành phần dịch tiết ở bề mặt lá gồm chất nhầy dính và enzym tiêu hóa. Các nhà
thực vật học tiến hành đo nồng độ và hoạt tính enzym trong dịch tiết và tỉ số nguyên tố
khoáng (nitơ/photpho: N/P, nitơ/kali: N/K và kali/photpho: K/P) trong mô lá của những cây
kiểu dại trong điều kiện (ĐK) không có ruồi quả (ĐK 1), có mặt ruồi quả (ĐK 2) hoặc những
cây gọng vó giảm khả năng tiết chất nhầy dính trong điều kiện có mặt ruồi quả (ĐK 3). Các
số liệu được biểu thị trong bảng 4. Cho biết hoạt tính enzym trong dịch tiết được đo sau khi
tiêu hóa ruồi quả được 24 giờ, thời gian thí nghiệm được thực hiện trong 1 tuần.

a) Nêu nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm về nồng độ và hoạt tính enzym của các cây
gọng vó giữa điều kiện 2 so với điều kiện l; giữa điều kiện 3 so với điều kiện 2.
b) Tại sao cây gọng vó ở điều kiện 1 vẫn có thể sống được mặc dù môi trường không có mặt
ruồi quả?
c) Trong số ba loại nguyên tố khoáng (N, K và P), nguyên tố nào được cấy gọng vó hấp thu
nhiều nhất, nguyên tố nào được hấp thu ít nhất từ ruồi quả? Giải thích.
Câu 8: (2,5 điểm)
Trong mô hình gây suy tim thực nghiệm, các con chuột được
thắt mmHg một đoạn động mạch vành trái làm hoại tử một
vùng tim trái. Hình 5 thể hiện mối liên quan giữa áp suất và thể
tích máu ở tâm thất trái của chuột X và Y thay đổi trong một
chu kỳ tim, Phấn suất bơm máu của tâm thất trái là tỉ lệ phần
trăm thể tích máu ở tâm thất trái khi đầy máu được bơm ra
động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim.
a) Hãy tính phân suất bơm máu của tam thất trái ở mỗi chuột X và Y và cho biết chuột nào là
chuột bị suy tim thực nghiệm? Giải thích.
b) Biết rằng tần số tim của chuột X và Y lần lượt là 360 lần/phút và 450 lần/phút. Hãy cho
biết mỗi chỉ số sinh lý sau đây (1, 2, 3 và 4) giữa chuột X và Y có sự khác biệt như thế nào?
Giải thích.
(1) Huyết áp tâm thu ở động mạch chủ;
(2) Cung lượng tim;
(3) Nồng độ peptit lợi natri tâm nhĩ (ANP) trong huyết tương;
(4) Thể tích nước tiểu.
c) Nếu chuột bị suy tim thực nghiệm được uống thuốc ức chế đặc hiệu bơm Na+–K+–ATPaza
trên màng tế bào cơ tim thì sức co bóp cơ tim của chuột này có được cải thiện hay không?
Giải thích.
Câu 9: (1,0 điểm)
Ở mắt, thủy dịch (aqueous humour) tạo ra từ tế bào biểu mô phi sắc tố của thể mi có vai trò
ổn định áp lực hổ mắt, nuôi dưỡng và bảo vệ mắt khỏi mầm bệnh. Hình 6.1 mô tả sự trao đổi
một số ion liên quan đến sự tổng hợp thủy dịch ở hậu phòng của thể mi. Hình 6.2 mô tả sự
trao đổi một số ion ở tế bào ống lượn gần. Dorzolamid là chất ức chế enzym carbonic
anhydraza ở biểu mô thể mi và biểu mô ổng lượn gần.

a) Một người bị tăng áp lực hố mắt (tăng nhãn áp) do sản xuất thể dịch quá mức ở thể mi.
Nếu sử dụng dorzolamid thì các triệu chứng tăng nhãn áp ở người này được cải thiện hay trở
nặng? Giải thích.
b) Một người bị bệnh gút có nồng độ axit uric huyết tương tăng cao bất thường. Nếu sử dụng
dorzolamid thì có thể làm giảm lượng axit uric trong máu ở người này hay không? Giải thích.
c) Tại sao biểu mô ống lượn gần chịu trách nhiệm hấp thu phần lớn ion Na + trong dịch lọc ở
vị cầu thận nhưng hiệu quả lợi tiểu của dorzolamid là không đáng kể so với các loại thuốc lợi
tiểu khác?
d) Nếu sử dụng dorzolamid trong một thời gian dài thì pH máu của người này có thay đổi
như thế nào so với người khỏe mạnh bình thường? Giải thích.
Câu 10: (1,5 điểm)
Cacbon monoxit (CO) là loại khí độc có thể xâm nhập vào
máu qua phổi làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển O 2
trong máu. Hình 7 mô tả đường cong phân li O2 của
hemoglobin trong điều kiện không có CO hoặc có 0,33
mmHg CO.
a) Hàm lượng O2 hòa tan trong huyết tương và nồng độ hemoglobin còn chức năng trong
hồng cầu nếu có mặt CO thì khác biệt như thể nào so với khi không có mặt CO? Giải thích.
b) Tại tổ chức mô, khả năng giải phóng O2 từ hemoglobin nếu có mặt CO thì khác biệt như
thế nào so với khi không có mặt CO? Tại sao có thể kết luận như vậy?
c) Biết rằng phân áp O2, ở phế nang là 100 mmHg. Hãy cho biết:
(1) Tỉ lệ phần trăm hemoglobin liên kết với CO tại mao mạch ở phế nang là bao nhiêu?
Giải thích.
(2) Khả năng liên kết (ái lực) của hemoglobin khi liên kết với CO là cao hay thấp hơn
bao nhiêu lần so với khi liên kết với O2, tại mao mạch ở phế nang? Giải thích.
Câu 11: (1,0 điểm)
a) Hai nơron A và B là cùng loại, có sự chênh lệch ion Na +
và ion K+ giữa bên trong và bên ngoài nơron là như nhau.
Cho một chất làm dừng hoạt động của chuỗi chuyền điện
tử ti thể tác động lên nơron A nhưng không cho chất này
tác động lên nơron B. Hãy cho biết khi kích thích đủ
ngưỡng, biên độ điện thể hoạt động lan truyền trên mỗi sợi
trục có thay đổi không và biên độ điện thế hoạt động của
nơron nào là lớn hơn? Giải thích.
b) Hình 8 mô tả sự vận chuyển một số hợp chất sinh học
giữa các mô và cơ quan khác nhau trong cơ thể người, Hãy
cho biết mỗi mổ và cơ quan ở hình 8 tương ứng với mô, cơ
quan nào sau đây: não, gan, cơ tim, cơ xương và mô mỡ?
Câu 12: (1,5 điểm)
Một nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá mức thay đổi về nồng độ cortizol nước bọt của hai
nhóm người, một nhóm từng bị say tàu xe và một nhóm chưa từng bị say tàu xe lần nào trong
một thí nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện trên máy bay với quỹ đạo bay là các đường cong
parabol. Nồng độ cortizol nước bọt của mỗi nhóm
được đo lần lượt tại những thời điểm: T0: trước khi
khởi hành bay; T1: sau khi bay được 10 quỹ đạo
parabol; T2: sau khi bay được 20 quỹ đạo parabol; T3:
sau khi bay được 30 quỹ đạo parabol; T 4: ngay khi
vừa kết thúc quỹ đạo bay cuối cùng: T 5: sau khi
xuống máy bay được 24 giờ. Hình 9 là những đồ thị
biểu thị nồng độ nước bọt ở hai nhóm người thu được
từ thí nghiệm.
a) Nêu nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm.
b) Ở nhóm người có tiền căn bị say tàu xe, nồng độ glucozo trong máu ở thời điểm T 4 là cao
hơn, thấp hơn hay không có sự khác biệt so với ở thời điểm T1? Tại sao?
c) Ở thời điểm T2, nồng độ hormon kích thích vỏ tuyển trên thận (ACTH) ở nhóm chưa từng
có tiền căn bị say tàu xe là cao hơn, thấp hơn hay không có sự khác biệt so với nhóm có tiền
căn này? Tại sao?
d) Một người bị đau khớp do thoái hóa khớp mạn tính phải dùng thuốc methylprednisolon
(một chất có hoạt tính tương tự cortizol nội sinh) trong thời gian dài. Nếu người này quên và
không uống thuốc thì nồng độ cortizol huyết tương của người này là cao hơn, thấp hơn hay
không có sự khác biệt đáng kể so với người khỏe mạnh bình thường? Giải thích.

You might also like