You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN TẬP TỔNG HỢP SỐ 1

Câu 1: 1. điểm
Nói về các bào quan trong tế bào nhân thực hãy cho biết:
1. Sự khác biệt cơ bản về cấu trúc và chức năng di truyền của nhân tế bào với ti thể, lục lạp.
2. Đặc điểm chung của ti thể và lục lạp về cấu trúc và chức năng.
3. Ti thể, lục lạp có phải là thành phần của hệ thống nội màng không? Giải thích.
Câu 2: 1,5 điểm
1. Tế bào sử dụng khoảng 20 loại axit amin để cấu tạo nên các protein của chúng. Tuy nhiên, những
phân tích thực tế có thể tìm thấy hơn 100 loại axit amin trong trình tự các protein của tế bào. Em hãy giải thích
hiện tượng trên.
2. Cho hình sau:

1a. Hình ảnh trên mô tả quá trình nào? Nêu ý nghĩa của các giai đoạn 1 và 2.
b. Cấu trúc 4 có tên là gì? Nêu đặc điểm của chúng.
c. Nêu tên chính xác của cấu trúc 3, các con đường tiếp theo khi 3 kết hợp với 4 là gì?
Câu 3: 1,5 điểm
Tiến hành nuôi cấy chung các loài vi
sinh vật (vi khuẩn Escherichia coli, vi khuẩn
sinh metan, vi khuẩn khử nitrate và nấm men
Saccharomyces cerevisae) trên môi trường nuôi
cấy thích hợp. Hình 3 biểu diễn kết quả thí
nghiệm về sự thay đổi số lượng tế bào của mỗi
loài vi sinh vật trong 36 giờ. Môi trường nuôi
cấy ban đầu được cho vào glucose vừa là nguồn
cacbon, vừa là nguồn điện tử, bổ sung các chất
nhận điện tử nitrate (NO3- ) và CO2. Môi trường
nuôi cấy được giữ kín hoàn toàn trong suốt quá
trình thực hiện thí nghiệm.
1. Mỗi loài A, B, C, D trong thí nghiệm là loài vi sinh vật nào? Giải thích.
2. Hãy cho biết yếu tố giới hạn sinh trưởng của mỗi loài A, B, C, D ở pha suy vong trong thí nghiệm.
3. Nêu các đặc điểm khác biệt trong hoạt động chuyển hóa của loài B ở hai giai đoạn: (1) từ 0 giờ đến
15 giờ sau bắt đầu thí nghiệm; (2) từ 15 giờ đến 27 giờ sau bắt đầu thí nghiệm. Giải thích.
Câu 4: 1,5 điểm
1. Người ta thường ngâm hạt lúa giống trong nước ấm khoảng 30C từ 24 đến 36 giờ rồi vớt hạt ra và tiếp tục
ủ thêm khoảng 48 - 60 giờ để hạt nảy mầm rồi mới đem gieo. Hãy cho biết quá trình sinh lí chủ yếu nào xảy
ra trong thời gian ngâm, ủ hạt? Nếu kéo dài thời gian ngâm hạt đến 96 giờ thì điều gì sẽ xảy ra? Giải thích.
2. Hệ số hô hấp là gì? Cho biết ý nghĩa của hệ số hô hấp. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn hệ số hô hấp trong quá trình
chín của quả.
3. Trong điều hòa chu trình Krebs (chu trình acid citric), NADH và ATP là hai chất có vai trò quan trọng. Các
enzyme trong chu trình được hoạt hóa khi tỉ lệ NADH/NAD+ và ATP/ADP bị giảm xuống dưới giá trị ngưỡng.
Hãy so sánh cường độ hô hấp của lá cây C3 giữa ban ngày và ban đêm (cao hơn, thấp hơn, tương đương). Giải
thích.
Câu 5: 1,5 điểm
1. Có những loại mô phân sinh nào? Vai trò của chúng với sinh trưởng của thực vật.
2. Bảng bên dưới tóm tắt một số đặc điểm chính của ngành rêu và bốn ngành thực vật có hạt. Đặc điểm
có xuất hiện được kí hiểu bởi dấu (+) và không xuất hiện được kí hiệu bằng dấu (–).
Tinh trùng Thụ tinh Có hoa và Yếu tố mạch Có mạch
Đặc điểm
có đuôi kép tạo quả (mạch ống) gỗ thứ cấp
Ngành Rêu (Bryophyta) + – – – –
Ngành Thông (Pinophyta) – – – – +
Ngành Bạch quả (Ginkgophyta) + – – – +
Ngành Hạt Kín (Magnoliophyta) – + + + +
Ngành Tuế (Cycadophyta) + – – – –

- Hãy xác định thứ tự xuất hiện của bốn ngành thực vật có hạt nêu trên. Giải thích.
- Hãy cho biết đặc điểm phát sinh nào trong quá trình tiến hóa đã góp phần làm cho ngành thực vật Hạt
Kín có mức độ giàu loài bậc nhất trong giới thực vật?
Câu 6: 1,5 điểm
Bốn người bệnh (ký hiệu từ P1 đến P4) bị rối loạn chức năng của đường dẫn khí và hoạt động tim ảnh
hưởng đến khả năng trao đổi khí qua màng phế nang và mao mạch phổi. Người P1 bị hẹp đường dẫn khí ở
thời kỳ hít vào. Người P2 bị hẹp đường dẫn khí ở thời kỳ thở ra. Người P3 có chức năng co bóp của tim trái
bị suy giảm. Người P4 có chức năng co bóp của tim phải bị suy giảm.
1. Thời gian duy trì quá trình hít vào gắng sức của người P1 là dài hơn, ngắn hơn hay không có sự khác
biệt ý nghĩa so với người khỏe mạnh cùng độ tuổi, cùng giới và mức dung tích sống tương đương? Giải thích.
2. Nhịp thở của người P2 là cao hơn, thấp hơn hay không có sự khác biệt ý nghĩa so với người khỏe
mạnh cùng độ tuổi, cùng giới và mức dung tích sống tương đương khi đang thông khí cơ bản (không gắng
sức)? Giải thích.
3. Độ bão hòa khí oxy của hemoglobin trong máu tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái của người P3 và
P4 là cao hơn, thấp hơn hay không có sự khác biệt ý nghĩa so với người khỏe mạnh cùng độ tuổi, cùng giới và
mức dung tích sống tương đương? Giải thích.
Câu 7: 1,5 điểm
Một thí nghiệm được thực hiện ghi
nhận điện thế hoạt động khi kích thích
tế bào cơ tâm thất (tế bào co bóp điển
hình) và tế bào nút xoang nhĩ (tế bào
tạo nhịp điển hình). Tách các tế bào
tương ứng và đặt chúng riêng rẽ trong
dung dịch sinh lý đẳng trương, sau đó
ghi nhận điện thế màng thay đổi ở mỗi
tế bào khi kích thích đạt ngưỡng, biểu
diễn bằng đường nét đứt ( ). Kết
quả cho thấy điện thế nghỉ của tế bào
cơ tâm thất là – 90 mV và tế bào nút
xoang nhĩ là – 65 mV; điện thế hoạt
động của hai tế bào được biểu thị ở
hình 1 và hình 2. Dựa vào kết quả thí
nghiệm, hãy trả lời các câu hỏi sau
đây:
1. Tại sao điện thế nghỉ của tế bào cơ tâm thất (– 90 mV) âm nhiều hơn so với điện thế nghỉ của tế bào
nút xoang nhĩ (– 65 mV)?
2. Nếu tăng nồng độ ion Na+ ở bào tương của tế bào cơ tâm thất thì biên độ điện thế hoạt động (tương
ứng với đoạn thẳng từ A đến B trong hình 1) dài hơn, ngắn hơn hay không khác biệt so với trước khi thay đổi?
Giải thích.
3. Từ F đến G trong hình 2, kênh ion Na+ và kênh ion Ca2+ ở trạng thái đóng hay mở?
4. Từ C đến D trong hình 1, nồng độ ion Ca2+ ở lưới nội cơ tương của tế bào cơ tâm thất là tăng, giảm
hay không thay đổi so với ban đầu? Giải thích.
Câu 8: 1,5 điểm
a. Ở một cầu thận điển hình, áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận là 50 mmHg, áp suất keo trong
huyết tương là 25 mmHg, áp suất thủy tĩnh trong nang Bowman là 15 mmHg. Biết rằng hệ số lọc ở cầu thận
là 14,5 nL/phút/mmHg (1 mL = 106 nL). Một người có số lượng nephron trên cả hai thận là 850000. Nếu cho
rằng hoạt động lọc ở các cầu thận của người này là không khác biệt đáng kể, hãy tính tốc độ lọc cầu thận của
người này theo mL/phút và nêu cách tính.
b. Bộ máy cận tiểu cầu thận tham gia điều hòa hoạt động lọc ở cầu thận thông qua prostaglandin và
angiotensin II. Biết rằng prostaglandin có tác dụng làm giãn tiểu động mạch đến trong khi angiotensin II làm
co tiểu động mạch đi. Những sự kiện sau đây diễn ra trong cơ chế điều hòa hoạt động lọc ở cầu thận:
1. Giảm nồng độ ion Na+ dịch lọc ở cuối quai Henle;
2. Tăng mức tổng hợp renin ở bộ máy cận tiểu cầu thận;
3. Tăng kháng trở (sức cản) của tiểu động mạch đến;
4. Giảm mức lọc ở cầu thận;
5. Tăng nồng độ ion Na+ dịch lọc ở cuối quai Henle;
6. Giảm kháng trở (sức cản) của tiểu động mạch đi.
Hãy điền các chữ số từ 1 đến 6 vào những ô trống bên dưới tương ứng với sự kiện xảy ra theo trình tự
thời gian trong mỗi trường hợp sau đây. Giải thích.
(1) Sử dụng thuốc ức chế cyclooxygenase là thuốc ức chế enzyme tổng hợp prostaglandin.

(2) Sử dụng thuốc bám và phong bế thụ thể của angiotensin II ở tiểu động mạch đi.

Câu 9: 1,5 điểm


a. Việc nhận biết gen nào cần phiên mã của enzym ARN polimeraza ở sinh vật nhân thực và nhân sơ
có gì khác nhau?
b. Nêu sự khác biệt cơ bản giữa tổng hợp ADN invtro và trong tế bào (invivo).
c. Trình bày cơ sở khoa học và giải thích các ứng dụng thực tiễn của lai phân tử.

Câu 10: 1,5 điểm


a. Ở một loài thực vật, A qui định hoa đỏ; a qui định hoa trắng. Khi thực hiện phép lai giữa các cây hoa
đỏ thuần chủng với cây hoa trắng, người ta thu được hầu hết cây đời con cho hoa đỏ, nhưng một số cây cho
hoa trắng. Biết rằng, không có sự thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
- Hãy đề xuất 02 giả thuyết giải thích kết quả trên.
- Làm thế nào xác định chính xác cây hoa trắng xuất hiện theo giả thuyết nào?
b. Một số loại thuốc điều trị ung thư có cơ chế tác động lên thoi vô sắc. Trong số đó, một số thuốc (như
cônxisin) ức chế hình thành thoi vô sắc, còn một số thuốc khác (như taxol) tăng cường độ bền của thoi vô sắc.
Ở nồng độ thấp, cả hai nhóm thuốc đều có khuynh hướng ức chế nguyên phân và thúc đẩy sự chết theo chương
trình của các tế bào đang phân chia.
- Tại sao hai nhóm thuốc có cơ chế tác động ngược nhau nhưng đều ngăn cản sự phân bào?
- Các tế bào chịu tác động thường dừng chu kỳ tế bào tại giai đoạn nào của nguyên phân?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu trong nguyên phân, những tế bào được xử lý thuốc không dừng phân chia? Giải
thích.

Câu 11: 1,5 điểm


Ở một loài động vật, chiều dài lông chỉ có hai dạng là lông dài và lông ngắn và được chi phối bởi 1
cặp gen, trong đó kiểu gen AA quy định lông dài, kiểu gen aa quy định lông ngắn. Con đực thuần chủng lông
dài giao phối với con cái thuần chủng lông ngắn được F1 có tỉ lệ 1 lông dài : 1 lông ngắn. Cho F1 giao phối
ngẫu nhiên với nhau được F2 có tỉ lệ 1 lông dài : 1 lông ngắn. Trong đó, số con lông dài chiếm 3/4 ở giới đực
và 1/4 ở giới cái.
a. Giải thích kết quả phép lai.
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Ở một số phép lai khác giữa các cơ thể bố mẹ đều dị hợp tử người ta thu được đời con có tỉ lệ con
đực gấp đôi con cái. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình về chiều dài lông ở đời con.
Câu 12. (1,5 điểm)
Người ta chiếu tia X cho ruồi giấm đực mắt đỏ sau đó đem lai với ruồi giấm cái mắt đỏ thuần chủng.
Lấy ruồi cái F1 lai với ruồi đực có kiểu hình mắt trắng gây ra bởi alen lặn (a). Các cá thể thu được ở phép lai
thứ hai có hai đặc điểm không bình thường. Một là, số con đực gấp đôi số con cái. Hai là, trong khi tất cả con
1 1
cái có mắt đỏ thì số con đực có mắt đỏ và mắt trắng. Hãy giải thích kết quả của thí nghiệm và viết sơ đồ
2 2
lai kiểm chứng (biết alen trội A quy định mắt đỏ)
Câu 13: 1,0 điểm
Hình 13 biểu hiện một phả hệ theo dõi sự
di truyền của bệnh ung thư võng mạc cùng
với kết quả điện di cắt giới hạn alenRb1 là
một gen đột biến gây ra ung thư võng mạc.
Kết quả cắt giới hạn của alen Rb1 gồm ba
band có kích thước khác nhau (kí hiệu là
a, b và c). Những cá thể ở thế hệ I và II đủ
trưởng thành để biểu hiện bệnh ung thư
võng mạc nếu mang alen Rb1 tuy nhiên
các cá thể ở thế hệ III còn quá trẻ để bệnh
ung thư võng mạc biểu hiện ra kiểu hình.
Các ô màu trắng là các cá thể không bị
bệnh hoặc chưa biểu hiện bệnh, các ô màu
xám là các cá thể bị bệnh ung thư võng
mạc đã biểu hiện. Số thứ tự của 20 cá thể
trong phả hệ được thể hiện bên dưới ở Hình 13
hình 13.

a. Các cá thể nào ở thế hệ III nhiều khả năng sẽ biểu hiện bệnh ung thư võng mạc và các cá thể nào
không biểu hiện bệnh khi đủ trưởng thành? Giải thích.
b. Nêu 2 giả thuyết giải thích vì sao cần đạt đến một độ tuổi nhất định thì bệnh ung thư võng mạc do
alen Rb1 mới biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 14: 1,5 điểm
a. Dòng gen và chọn lọc tự nhiên có mối quan hệ như thế nào trong hình thành đặc điểm thích nghi và
hình thành loài mới.
b. Từ một quần thể ban đầu, một nhóm cá thể của quần thể tách ra đến một nơi ở mới chưa từng có cá
thể của loài và dần hình thành quần thể thích nghi, hình thành loài mới. Hãy chỉ ra các nhân tố tiến hóa chính
tác động trong quá trình trên và nêu đặc điểm về vốn gen của quần thể mới hình thành.

……………….. HẾT………………..

You might also like