You are on page 1of 5

KHẢO SÁT HSG 12 – ĐỀ SỐ 26

*Câu 1 (2 điểm)
Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đã đòi hỏi môi
trường tế bào cung cấp tổng cộng 240 NST đơn. Số NST đơn có trong 1 giao tử được tạo ra ở vùng chín
gấp 2 lần số tế bào tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản. Tổng số giao tử được tạo ra
bằng 1/2048 tổng số kiểu tổ hợp giao tử có thể được hình thành của loài.
a. Xác định bộ NST 2n của loài?
b. Số NST đơn mà môi trường nội bào phải cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục đã
cho là bao nhiêu?
c. Cá thể chứa tế bào nói trên thuộc giới tính gì? Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử xảy ra bình
thường.
**Câu 2 (1,5 điểm)
a. Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành phần quang phổ? Hai
loại ánh sáng nói trên thích hợp với những nhóm thực vật nào? Tại sao?
b. Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đối với cây hay không? Tại sao?
c. Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?
*Câu 3 (1,5 điểm)
a. Giải thích tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn đập được một thời gian ngắn nêu ta ngâm vào dung
dịch dinh dưỡng thích hợp và có O2?
b. Vì sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn người lớn?
c. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?
**Câu 4 (1,0 điểm)
Điểm khác nhau giữa vận động khép lá, xòe lá ở cây phượng vĩ khi trời tối và sáng với vận động
khép lá, xòe lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học?
*Câu 5 (2,0 điểm)
Ở người xuất hiện các dạng tế bào OX và XXY.
a. Các loại tế bào trên thuộc dạng đột biến nào? Nêu tên các dạng đột biến đó ?
b. Giải thích sự hình thành các dạng đột biến trên, cho biết ở người bố có hiện tượng giảm phân bất
thường, ở mẹ giảm phân bình thường ?
c. Nêu hậu quả các dạng đột biến trên ở người?
Câu 6 (2,0 điểm)
**a. Do đâu mà sợi ADN rất dài lại có thể xếp gọn trong cấu trúc nhiễm sắc thể? Ý nghĩa của việc
thu gọn chiều dài ADN?
*b. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng đột biến nào làm thay đổi hình thái, dạng
đột biến nào không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể?
**c. Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lý khác nhau. Phân tích trật tự trên NST số 2, người
ta thu được kết quả sau :
- Dòng 1 có thứ tự các đoạn NST là ABFEDCGHIK.
- Dòng 2 có thứ tự các đoạn NST là ABCDEFGHIK.
- Dòng 3 có thứ tự các đoạn NST là BFEHGIDCK.
- Dòng 4 có thứ tự các đoạn NST là ABFEHGCDIK.
Nếu dòng 3 là dòng gốc, hãy cho biết loại đột biến đã sinh ra 3 dòng kia và trật tự phát sinh các dòng đó.

KHẢO SÁT HSG 12: ĐỀ SỐ 27


Câu 1 ( 1.5 điểm)
**a. Hãy phân biệt hai con đường hấp thu nước ở rễ: con đường gian bào và con đường tế bào chất.
*b. Đai caspari và lớp tế bào nội bì có vai trò gì trong sự vận chuyển nước và muối khoáng
Câu 2 ( 2 điểm)
**a. Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch (ở động mạch, ở mao mạch và ở tĩnh mạch)? Sự thay
đổi đó do đâu? Có ý nghĩa gì?
*b. Ống khí của chim có gì khác với ống khí của côn trùng? Theo em, hiệu quả hô hấp của chim cao hơn
hay côn trùng cao hơn? Giải thích?
Câu 3 (1.5 điểm)
**a. Hô hấp sáng là gì? Trong các nhóm thực vật: C3, C4, CAM, theo em nhóm thực vật nào xảy ra quá
trình hô hấp sáng?
*b. Người ta có thể sử dụng enzim glicolat oxidaza trong cây để phân biệt các nhóm thực vật C 3 và C4.
Biết rằng enzim glicolat oxidaza là enzim tham gia vào con đường hô hấp sáng sử dụng cơ chất là axit
glicolic. Em hãy thiết kế thí nghiệm để xác định được các nhóm thực vật nói trên bằng enzim này. Giải
thích kết quả thí nghiệm.
** Câu 4 (1 điểm)
Phép lai ♂ AaBb x ♀ AaBb, đời con phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBBb. Giải thích cơ
chế hình thành thể tứ bội nói trên?
Câu 5 (2 điểm)
** a. Xét 1 cơ thể mang kiểu gen ABD/abd khi giảm phân sẽ tạo ra những loại giao tử như thế nào?
*b. Thiết kế thí nghiệm chứng minh vai trò của thoi phân bào đối với quá trình phân bào ở sinh vật nhân
thực.
** Câu 6 (1 điểm)
Một gen của sinh vật nhân sơ khi nhân đôi liên tiếp đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 45000
nuclêôtit, trong đó có 13500 timin. Phân tử prôtêin hoàn chỉnh do gen đó tổng hợp có số lượng là 498 axit
amin. Hãy tính :
a. Khối lượng của gen.
b. Số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen.
** Câu 7 (1 điểm)
Có 10 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội
bào tương đương với 2480 NST đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số NST mới hoàn toàn đươc tạo
thành từ nguyên liệu môi trường là 2400.
a. Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử trên
b. Xác định bộ NST của loài.

KHẢO SÁT HSG 12: ĐỀ SỐ 28


*Câu 1 ( 1,5 điểm)
Các tế bào của sinh vật nhân thực trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau kết thúc bằng sự phân chia tạo
ra tế bào mới. Toàn bộ quá trình từ tế bào đến tế bào mới gọi là chu kì tế bào. Một chu kì tế bào gồm 4 pha:
M, G1, S, G2.
a. Tại sao bất kì một tế bào nhân thực nào trước khi phân bào đều phải trải qua pha S và pha G2?
b. Đối với một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu giảm phân I có bao nhiêu cách tiếp hợp giữa các
cromatit? Giải thích?
*Câu 2 ( 1,5 điểm )
Ở miền bắc nước ta, về mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại thì mạ xuân thường bị chết
rét. Hãy giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp kỹ thuật chống rét.
*Câu 3 ( 1 điểm )
Người ta làm một thí nghiệm như sau: Đặt một cây thực vật C 3 và một cây thực vật C 4 ( kí hiệu cây
A và cây B) vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO 2 và có
thể điều chỉnh nồng độ O2 từ 0% đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm
được ghi ở bảng sau:
Hàm lượng O2 (%) Cường độ quang hợp ( mgCO2/dm2.giờ)
Cây A Cây B
21 25 40
0 40 40
Em hãy cho biết cây A, cây B thuộc thực vật C3 hay C4 ? Giải thích?

**Câu 4 ( 2 điểm )
a. Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục với sụ dẫn truyền xung thần
kinh qua xinap?
b. Vì sao ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch các tập tính của chúng chủ yếu là tập tính
bẩm sinh, còn ở sinh vật có hệ thần kinh dạng ống có nhiều tập tính học được?

*Câu 5 ( 1 điểm )
Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng, nhận xét nào không đúng? Giải thích?
a. Trong một operon Lac, các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần phiên mã bằng nhau, số lần nhân đôi bằng nhau.
b. Đột biến gen là loại biến dị di truyền, có nghĩa là nếu bố mang gen đột biến thì đột biến đó luôn được
truyền lại cho đời con.
c. Trong tự nhiên, số thể đột biến nhiều hơn số cá thể bị đột biến.
d. Trong quá trình dịch mã, các riboxom khác nhau đều đọc mã từ một điểm xác định trên mỗi phân tử
mARN.

*Câu 6 ( 1,5 điểm )


Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường. Trong một phép lai, trong số các loại giao tử
đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 6%; trong số các loại giao tử cái thì giao tử mang gen đột
biến lặn chiểm tỉ lệ 10%. Hãy xác định:
a. Cá thể đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
b. Thể đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
c. Trong số các cá thể đột biến, thể đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
d. Trong số các cá thể có kiểu hình bình thường, cá thể đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

*Câu 7 ( 1,5 điểm )


Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho cây thân cao dị hợp tự thụ
phấn ở đời con có 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp.
a. Trong số cây F1 lấy 2 cây thân cao, xác suất để cả 2 cây này đều có kiểu gen đồng hợp?
b. Trong số các cây F1 lấy 4 cây thân cao, xác suất để chỉ có một cây mang kiểu gen đồng hợp?

KHẢO SÁT HSG 12: ĐỀ SỐ 29


*Câu 1 ( 2 điểm)
a. Dựa vào những hiểu biết về diễn biến trong các pha của kì trung gian, hãy đề xuất thời điểm dùng tác
nhân gây đột biến gen và đột biến đa bội để có hiệu quả nhất?
b. Ở một tế bào của động vật có kí hiệu NST của bộ lưỡng bội như sau: AaBb.
Viết kí hiệu của NST ở kì sau của nguyên phân và kì sau của giảm phân II? Các NST thể ở 2 kì này giống
và khác nhau như thế nào?
*Câu 2 ( 1,5 điểm )
Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và
thức ăn đưa vào mà còn mất nhiều dịch vị.
a. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào?
b. Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi và các hệ cơ quan đó hoạt động
như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường.
*Câu 3 ( 1,5 điểm )
Khi nghiên cứu áp suất thẩm thấu của dịch tế bào của một số loài cây người ta thu được số liệu sau:
Loài cây Áp suất thẩm thấu ( atm)
Rong đuôi chó 3,14
Bèo hoa dấu 3,49
Cây đậu leo 10,23
Cây bí ngô 9,63
Phi lao 19,68
Cây sơn 20,08
a. Có thể rút ra kết luận gì? Giải thích?
b. Có thể sắp xếp các cây vào các nhóm sinh thái khác nhau như thế nào, tại sao có sự sắp xếp đó?
**Câu 4 ( 1,0 điểm )
Đối với một số loài chó sói, các cá thể thường sống thành từng đàn chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất
định, chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn
này có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước sau đó còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Không
những thế chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết đi hoặc già yếu thì con khỏe
mạnh thứ hai đứng kế tiếp con đầu đàn sẽ lên thay thế.
Đoạn văn trên đã nói đến những loại tập tính gì? Lợi ích của những loại tập tính này đối với loài?
**Câu 5 ( 1.0 điểm )
Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu là: I, II,III, IV,V,VI. Khi khảo sát
một quần thể của loài này người ta phát hiện có 4 thể đột biến kí hiệu là: A, B, C, D. Phân tích bốn thể đột
biến người ta thu được kết quả như sau:
Thể đột biến Số lượng NST đểm được của từng cặp
I II III IV V VI
A 3 3 3 3 3 3
B 4 4 4 4 4 4
C 2 2 2 2 2 1
D 2 2 3 2 2 2
a. Xác định tên gọi của các dạng thể đột biến trên?
b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến D?
Câu 6 ( 1,5 điểm )
a. Trình bày cơ chế diều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.
b. Vì sao mỗi tế bào trong cơ thể đều chứa đủ bộ gen như trong hợp tử, nhưng những tế bào trong các loại mô
và cơ quan khác nhau thì lại khác nhau về hình thái và cấu trúc?

**Câu 7 ( 1,5 điểm )


a. Xác định kiểu gen và nhóm máu của bố và mẹ biết con của họ có nhóm máu A, AB, O?
b. Tính xác suất cặp bố mẹ trên sinh được
- Một con trai nhóm máu O.
- Hai con gái nhóm máu AB.
- Một con trai nhóm máu A và một con gái nhóm máu B.

KHẢO SÁT HSG 12: ĐỀ SỐ 30


*Câu 1 (1.5 điểm)
Tế bào phân chia khi nào? Tại sao tế bào nhân sơ có khả năng phân chia vô hạn còn tế bào nhân thực
thường chỉ phân chia một số lần nhất định?
*Câu 2 (1điểm)
a. Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?
b. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lí và quan sát. Theo
em, tim ếch sau khi tách rời khỏi cơ thể có còn đập không, tại sao?

**Câu 3 (1 điểm).
a. Nước từ đất được hấp thu vào tế bào lông hút là do dịch của tế bào lông hút ưu trương so với dung dịch
đất. Em hãy giải thích tại sao tế bào lông hút lại có dịch tế bào ưu trương so với dịch đất?

b. Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào?

*Câu 4 (2 điểm).
Một cây non trồng trong một hộp xốp chứa mùn ẩm, có nhiều lỗ thủng ở đáy và được treo nghiêng. Sau
một thời gian người ta quan sát thấy cây mọc thẳng, trong khi đó rễ lại mọc chui ra khỏi lỗ hộp xốp một
đoạn rồi lại chui vào lỗ hộp xốp rồi lại chui ra và cứ như vậy rễ sinh trưởng có kiểu uốn theo kiểu làn sóng.
Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì? Giải thích?
*Câu 5 (2 điểm).
Một hợp tử của ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n= 8.Sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào
con.Các tế bào con này được xử lí tác nhân đột biến, nhưng chỉ có 25% số tế bào mang đột biến mất đoạn
thuộc 1 cromaitit của cặp nhiễm sắc thể thứ 3 trước khi bước vào nguyên phân.Đoạn cromatit mất đi gồm
600 cặp nucleotit, A= 15%.Các tế bào bình thường và đột biến tiếp tục nguyên phân bình thường thêm 5
lần nữa để hình thành phôi.
a.Tính tỉ lệ số tế bào đột biễn và bình thường của phôi.
b.Khi tái bản nhiễm sắc thể, nhu cầu về mỗi loại nucleotit đã giảm đi bao nhiêu so với trước?
c.Có bao nhiêu nhiễm sắc thể trong các tế bào con mang đột biến mất đoạn?
*Câu 6 (1,5 điểm).
a. Tại sao tần số đột biến gen trong tự nhiên ở sinh vật nhân chuẩn thường rất thấp?
b. Trình bày cơ chế hình thành thể một và thể ba.
*Câu 7 (1 điểm).
Cho phép lai P: ♂AaBbDd × ♀AabbDd
Quá trình giảm phân xảy ra sự không phân li của cặp Aa ở giảm phân I, giảm phân II bình thường.
Không viết sơ đồ lai, hãy xác định số kiểu gen tối đa có thể có và tỉ lệ kiểu gen AaBbDd ở F1 trong các trường hợp
sau:
- Trường hợp 1: Rối loạn giảm phân xảy ra ở một giới.
- Trường hợp 2: Rối loạn giảm phân xảy ra ở cả hai giới.
(Cho rằng các loại giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh tương đương nhau)

You might also like