You are on page 1of 6

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I - 2022.

MÔN: SINH LỚP 12


1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Biết được vai trò của các loại enzim tham gia quá trình nhân đôi ADN.
1.Trong nhân đôi AND enzim AND-polimeraza có vai trò :
A.lắp ráp các nu theo NTBS B.cắt đứt các liên kết cộng hóa trị
C.tháo xoắn D.lắp ráp các nu theo NT bán bảo toàn.
2.Trong quá trình tái bản ADN, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn ( đoạn Okazaki). Sau
đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối
A.helicaza B.ADN- lipaza C.ADN-ligaza D.ADN- polimeraza
3.Trong nhân đôi ADN, loại enzim nào có vai trò tách 2 mạch đơn để làm 2 mạch khuôn?
A. ADN polimeraza. B. ARN polimeraza. C. E. Tháo xoăn D. ADN ligaza.
- Biết được đặc điểm của mã di truyền, các loại côđôn mở đầu và kết thúc.
4.Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba tín hiệu kết thúc, 3 bộ ba đó gồm những bộ ba nào sau đây?
A. UGU, UAA, UAG. B. UUG, UGA, UAG.
C. 5’UAG3’, UAA, UGA. D. UUG, UAA, UGA.
5.bộ ba MỞ ĐẦU (mã hoá aa metionin )là?
A. 5’AUU 3’ B. 5’AUG3’ C. 5’UAG3’ D., 3’AUG5’
6.Mỗi bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin là đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A.Tính phổ biến B.Tính đặc hiệu C.Tính thoái hóa D.Tính liên tục
7.Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền ,trừ một vài ngoại lệ là đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A.Tính phổ biến B.Tính đặc hiệu C.Tính thoái hóa D.Tính liên tục.
8.Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin là đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A.Tính phổ biến B.Tính đặc hiệu C.Tính thoái hóa D.Tính liên tục
9.Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5'AGX3'. B. 5'UGA3'. C. 5'AUG3'. D. 5'AXX3'.
2. Phiên mã, dịch mã
- Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ.
1. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã,trong quá trình phiên mã các sự kiện trên diễn ra theo trình tự
đúng là (1).ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu(khởi đầu phiên mã)
(2) .ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’5’.
(3).ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’5’
(4)Khi ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen,gặp tín hiệu kết thúc thì ngừng phiên mã
A.(1)-->(4)->(3)->(2). B.(2)-->(3)->(1)->(4) C.(1)-->(2)->(3)->(4) D.(2)->(1)->(3)->(4)
’ ’
2.Trên mạch gốc gen có bộ ba 3 AGX5 , thì trên ARN được phiên mã có bộ ba tương ứng là
A. 5’TXG3’ B.5’AGX3’ C.5’UXG3’ D. 3’UXG5’
3.Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 5'ATGXTAG3'. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của
phân tử mARN do gen này tổng hợp là
A. 3'ATGXTAG5'. B. 5'AUGXUAG3'. C. 5'UAXGAUX3'. D. 5'XUAGXAU3'.
4. Trong phiên mã , loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn đoạn mạch ADN và xúc tác tổng hợp mạch
poliribonucleotit mới bổ sung với mạch gốc?
A. Enzim ADN polimeraza. B. Enzim ligaza. C. Enzym ARNpolimeraza. D. Enzim tháo xoắn.
3. Điều hòa hoạt động gen
- Cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.
1.Khi nói về opêrôn Lac ở vi khuẩn E. côli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêrôn Lac.
II. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
2.Trong cơ chế hoạt động của operon Lac,khi môi trường không có Lactozo thì
A. enzim ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động. B. các gen cấu trúc không hoạt động .
C. các gen cấu trúc hoạt động. D. protein ức chế không liên kết với vùng vận hành.
3. Trong cơ chế hoạt động của operon Lac,khi môi trường có Lactozo thì
A. enzim ARN polimeraza liên kết với vùng vận hành. B. các gen cấu trúc không hoạt động .
C. các gen cấu trúc hoạt động. D. protein ức chế liên kết với vùng vận hành.
4.Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của Operon Lac, khi môi trường có và không có Lactozo đều có điểm chung
nào sau đây?
A. Phân tử Lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. B. Enzim phân giải Lac được tạo ra.
C. Gen cấu trúc không hoạt động. D. Sản phẩm protein ức chế được tạo ra.
4. Đột biến gen
- Bài tập xác định các dạng đột biến điểm.
1.Căn cứ vào trình tự các nuclêôtit của một đoạn gen trước và sau đột biến như sau:

Dạng đột biến đã xảy ra là A. thay thế một cặp nuclêôtit. B. thêm một cặp nuclêôtit. C. đảo vị trí một cặp
nuclêôtit. D. mất một cặp nuclêôtit.
2. Căn cứ vào trình tự các nuclêôtit của một đoạn gen trước và sau đột biến như sau:

Dạng đột biến đã xảy ra là A. mất một cặp nuclêôtit. B. thay thế một cặp nuclêôtit.
C. đảo vị trí một cặp nuclêôtit. D. thêm một cặp nuclêôtit.
5. Nhiễm sắc thể, đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.
- Xác định được các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST.
1.Trật tự nào sau đây phản ánh đúng nhất các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST?
A. nucleoxom ANDsợi cơ bảnsợi nhiễm sắcvùng xếp cuộncromatitNST kép.
B. AND nucleoxom sợi cơ bảnsợi nhiễm sắcvùng xếp cuộncromatitNST kép.
C. AND nucleoxom sợi nhiễm sắcsợi cơ bản vùng xếp cuộncromatitNST kép.
D. NST képcromatitsợi cơ bảnvùng xếp cuộnsợi nhiễm sắc nucleoxom AND
2.Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực,sợi cơ bản có đường kính
A.11nm B.2nm C.30nm D.300nm.
3.Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực,sợi nhiễm sắc có đường kính
A.11nm B.2nm C.30nm D.300nm.
- Xác định được các dạng đột biến cấu trúc NST.
1.Dạng đột biến nào sau đây không thuộc dạng đột biến cấu trúc NST?
A. Lệch bội. B. Mất đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn.
2.Dạng đột biến nào sau đây không thuộc dạng đột biến cấu trúc NST?
A. Đa bội. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn.
3.Dạng đột biến nào sau đây làm mất đi một đoạn nào đó của nhiễm sắc thể?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể
C. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể
4.Dạng đột biến nào sau đây làm cho một đoạn nào đó của nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
5.Dạng đột biến nào sau đây xảy ra giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể
C. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
6.Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng nào sau đây?
A. Mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn, dị đa bội. B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đa bội, lệch bội.
C. Mất đoạn, lặp đoạn, đa bội, lệch bội. D. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
- Nhận biết được các dạng đột biến số lượng NST.
1.Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n,hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể 3n có thể phát triển thành thể đột biến nào
sau đây?
A. Thể ba B. Thể tam bội C. Thể tứ bội D. Thể một
2. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n,hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1 có thể phát triển thành thể đột biến
nào sau đây?
A. Thể ba B. Thể tam bội C. Thể tứ bội D. Thể một.
3. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n,hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể 2n - 1 có thể phát triển thành thể đột biến
nào sau đây?
A. Thể ba B. Thể tam bội C. Thể tứ bội D. Thể một.
4.Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng nào sau đây? A. 2n – 1. B. 2n + 1. C. 3n. D. n.
5.Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 20). Trong mỗi tế bào của một cây ở loài này đều có 21 NST đơn. Cơ thể này
thuộc dạng đột biến nào sau đây? A. Thể một nhiễm. B. Thể tứ bội. C. Thể ba nhiễm. D. Thể tam bội.
- Bài tập xác định các kiểu gen của dạng đột biến số lượng NST.
1.Giả sử 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 8; các cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d và E; e. Cá thể có bộ NST
nào sau đây là thể một?
A. AaBDdEe. B. AAbbDdee. C. aaBBDdEe. D. AAabbddee.
2.Giả sử 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 8; các cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d và E, e. Cá thể có bộ NST
nào sau đây là thể ba?
A. AABbddee. B. AabDdEe. C. AaaBbDdee. D. aaBbddee.
3.Ở loài thực vật lưỡng bội (2n = 8) các cặp NST tương đồng được ký hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Do đột biến lệch bội đã
làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây?
A. AaaBbDD. B. AaBbEe. C. AaBbDEe. D. AaBbDdEe.
4.Một loài thực vật có 3 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd. Cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây là thể đa
bội?
A. AaaBbbDdd. B. AbBbd. C. AaBbDdd. D. AaBBbDd.
5. Cho lai giữa 2 cây cải củ có kiểu gen aaBB với cải bắp có kiểu gen MMnn thì được F 1.Đa bội hóa F1 thu được thể
song nhị bội.Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST, thể song nhị bội này có kiểu gen là
A. aBMMnn B. aaBBMMnn C.aaBBMn D. aBMn
6.Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể
sau đây, có bao nhiêu thể ba?
I. AaaBbDdEe. II. ABbDdEe. III. AaBBbDdEe. IV. AaBbDEe. V. AaBbdEe. VI. AaBbDdEe
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
6. Quy luật phân li và phân li độc lập
- Nhận biết được cặp alen, cặp tính trạng.
1. Tính trạng nào sau đây tương phản với tính trạng thân cao?
A. Hạt vàng B. Hoa đỏ C. Quả tròn D. Thân thấp.
1. Ở đậu hà Lan, alen quy định kiểu hình hạt trơn và alen quy định kiểu hình nào sau đây được gọi là 1 cặp alen?
A. Thân cao. B.Quả vàng. C.Hoa trắng. D.Hạt nhăn.
- Nhận biết được kiểu gen của cây thuần chủng, không thuần chủng.
1.Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen?
A. aabbdd B. AaBBDd C. aaBBdd D. AABBDd.
2.Cơ thể có kiểu gen nào sau đây gọi là cơ thể thuần chủng?
A. . Aabbdd B. AaBBDd C. aaBBdd D. AABBDd.
- Xác định được các loại giao tử khi biết kiểu gen của cơ thể.:
Cho các kiểu gen sau, hãy xác định các loại giao tử tạo thành :
AABbDD
AaBbDd
AaBbDD
1. Theo lý thuyết, cơ thể mang kiểu gen: AaXbY giảm phân bình thường cho bao nhiêu loại giao tử sau đây? (1) Aa
(2) AXb (3) AY (4) XbY (5) aa (6) aY A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
B b
2. Theo lý thuyết, cơ thể mang kiểu gen: AaX X giảm phân bình thường cho bao nhiêu loại giao tử sau đây? (1) Aa
(2) AXb (3) aXB (4) XBXb (5) aa (6) AXB A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
- Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của cơ thể lai khi dựa vào kết quả phân li kiểu gen, kiểu hình của đời con và
ngược lại.
7. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Nhận biết được các khái niệm: gen đa hiệu, tương tác gen, tương tác bổ sung, tương tác cộng gộp.
1.Hiện tượng một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là A. gen đa alen. B.
tác động đa hiệu của gen. C. tương tác gen alen. D. tương tác gen.
2.Sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình được gọi là
A. hoán vị gen B. liên kết gen C. phân li đọc lập D. tương tác gen.
Kiểu tác động mà mỗi gen trội hay lặn đều đóng góp như nhau đến sự biểu hiện tính trạng là
A. tương tác bổ sung B. tương tác cộng gộp
C. phân li độc lập D. gen đa hiệu
3.Sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình được gọi là
A. hoán vị gen. B. liên kết gen. C. phân li độc lập. D. tương tác gen.
4.Hiện tượng một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là
A. tương tác gen alen. B. gen đa alen. C . tác động đa hiệu của gen. D. tương tác gen.
5.Ở một loài thực vật, khi cho cơ thể có kiểu hình hoa đỏ dị hợp tử hai cặp gen tự thụ phấn, đời con thu được 2 loại kiểu
hình theo tỷ lệ 15 đỏ: 1 trắng. Theo lý thuyết, quy luật di truyền nào sau đây chi phối phép lai trên?
A. Tương tác gen bổ sung. B. Tương tác gen cộng gộp. C. Phân li độc lập. D. Hoán vị gen.
6.Ở một loài thực vật, khi cho cơ thể có kiểu hình hoa đỏ dị hợp tử hai cặp gen tự thụ phấn, đời con thu được 2 loại kiểu hình
theo tỷ lệ 9 đỏ: 7 trắng. Theo lý thuyết, quy luật di truyền nào sau đây chi phối phép lai trên?
A. Phân li độc lập. B. Tương tác gen bổ sung. C. Hoán vị gen. D. Tương tác gen cộng gộp.
- Xác định được kiểu gen, kiểu hình của P khi biết tỉ lệ kiểu hình của đời con.
1.Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu
tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu
gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho
đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ thẫm : 3 cây hoa trắng?
A. AaBb x Aabb. B. AaBb x AaBb. C. AaBb x aaBb. D. Aabb x aaBb.
8. Liên kết gen và hoán vị gen
- Thí nghiệm di truyền của Moocgan.
1. Thí nghiệm nào sau đây giúp Moocgan phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?
A.Lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài (BV/ bv)Fa: 1/2 xám, dài, 1/2 đen, cụt.
B. Lai phân tích ruồi cái F1 mình xám, cánh dài (BV/ bv)Fa: 1/2 xám, dài, 1/2 đen, cụt.
C.Lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài (BV/ bv)Fa: 1/2 xám, cụt, 1/2 đen, dài.
D. Ruồi đực F1 xám,dài(BV/bv) x ruồi cái F1 xám,dài (BV/bv)F2:1/2 xám,dài,1/2 đen, cụt
2.Thí nghiệm nào sau đây giúp Moocgan phát hiện ra hiện tượng liên kết không hoàn toàn ở ruồi giấm cái?
A. Lai phân tích ruồi đực F1 xám, dài (BV/ bv)àFa: 1/2 xám, dài, 1/2 đen, cụt.
B. Lai phân tích ruồi cái F1 xám, dài (BV/ bv)àFa: 1/2 xám, dài, 1/2 đen, cụt.
C. Lai p.tích ruồi đực F1 xám,dài (BV/ bv)àFa: 0,415 xám, dài: 0,415 đen, cụt: 0,085 xám,cụt: 0,085 đen, dài.
D.Lai p.tích ruồi cái F1 xám, dài (BV/ bv)àFa: 0,415 xám, dài: 0,415 đen, cụt: 0,085 xám,cụt: 0,085 đen, dài.
- Mối tương quan giữa nhóm liên kết và số lượng NST của loài.
1.Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số nhóm gen liên kết là:
A. 24 B. 12 C. 36 D. 6
2.Cà chua lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Theo lí thuyết, thể một thuộc loài này có số lượng NST trong tế bào
sinh dưỡng là A. 11 . B. 23 . C. D. 24 .
- Nhận biết được thế nào là tần số hoán vị gen, khoảng dao động của tần số hoán vị gen.
1.Tần số hoán vị gen được tính bằng A. tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen liên kết
B. tổng tỉ lệ tất cả các loại giao tử C. tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị
C. tổng tỉ lệ của 1 giao tử mang gen liên kết và 1 giao tử mang gen hoán vị.
2. Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực. B. Tần số hoán vị gen
không vượt quá 50%. C. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp. D. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương
đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
3.Tần số hoán vị gen không vượt quá A. 50%. B. 30%. C. 20%. D. 10%.
- Xác định được tỉ lệ giao tử của một cơ thể trong trường hợp liên kết gen và hoán vị gen.

1.Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo
ra, tần số hóan vị gen được tính bằng tổng tỉ lệ % của 2 loại giao tử nào sau đây?
A. và . B. và . C. và D. và .

2.Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra liên kết gen. Theo lí thuyết, 2 loại giao tử mang gen liên
kết là
A. AB và ab. B. AB và aB. C. Ab và aB. D. Aa và Bb.
3.Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỉ lệ các loại
giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là:
A. AB = ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5%. B. AB = ab = 33%; Ab = aB = 17%.
C. AB = ab = 17%; Ab = aB = 33%. D. AB = ab = 8,5%; Ab = aB = 41,5%.

4.Kiểu gen GP có f=18%  giao tử:


A. AB=ab=32%, Ab=aB= 18% B. AB=ab=18%, Ab=aB= 32%
C. AB=ab= 50% D. AB=ab=41%, Ab=aB= 9%
- Xác định được tỉ lệ kiểu gen của cơ thể dựa vào kiểu hình và trạng thái trội lặn của gen.
9. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Nhận biết được một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST giới tính.
1.Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và giới đực là XO?
A. Châu chấu. B. Bướm. C. Ruồi giấm. D. Chim.
2.Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XY và giới đực là XX?
A. Châu chấu. B. Bướm. C. Ruồi giấm. D. Gà.
3.Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và giới đực là XY?
A. Châu chấu. B. Gà . C. Ruồi giấm. D. Chim.
- Nhận biết được nhận ra các đặc điểm di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.
1.Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể di truyền theo
A. tương tác gen. B.dòng mẹ. C.hoán vị gen. D. quy luật phân li.
2.Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau, biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ là hiện tượng di truyền
nào sau đây? A.Phân li độc lập. B. Tương tác gen. C. Di truyền tế bào chất. D. Hoán vị gen.
3. Nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở 2 giới và có hiện tượng di truyền chéo ( ở loài có kiểu NST giới
tính XX – XY ) thì kết luận nào sau đây đúng
4. A. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
B.Gen quy định tính trạng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y.
C.Gen quy định tính trạng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
- Xác định được các loại giao tử khi biết kiểu gen của cơ thể:
*XAXa : , X AY: ,X AXA:
- Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của cơ thể lai khi dựa vào kết quả phân li kiểu gen, kiểu hình của đời con và
ngược lại.
1.Ở một loài động vật.alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng,gen nằm trên NST
giới tính X ở vùng không tương đồng với NST Y.Tính theo lí thuyết,phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li
kiểu hình 50% con lông trắng : 50% con lông vằn?
A. XAY x XAXa B. XAY x XaXa C.XaY x XAXA D.XaY x XaXa
2.Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột
biến mới. Theo lí thuyết, phép lai : cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
B. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. C. 1 cái mắt đỏ :2 đực mắt đỏ : 1cái mắt trắng.
D. 2 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ.
10. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Nhận biết được khái niệm: mức phản ứng và sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến).
- Phân biệt được thường biến và mức phản ứng.
1. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của thường biến?
A.Giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống. B. Biến đổi kiểu gen nên di truyền.
C. Không biến đổi kiểu gen nên không di truyền. D. Biến đổi kiểu hình do sự biến đổi của môi trường.
2.Mức phản ứng là A. tập hợp kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
B. sự biến đổi kiểu gen nên đem lại sự biến đổi kiểu hình của sinh vật.
C. sự biến đổi kiểu hình nên không di truyền được cho thế hệ sau.
D. tập hợp kiểu hình của nhiều kiểu gen tương ứng với các môi trường KHÁC nhau.
3.Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thường biến?
A. Thường biến là những biến đổi đồng loạt không có hướng.
B. Thường biến không có ý nghĩa đối với đời sống sinh vật.
C. Thường biến không di truyền được. D. Thường biến là những biến đổi về kiểu gen.
4.Nội dung nào sau đây sai khi nói về mức phản ứng?
A. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng. B. Mức phản ứng không di truyền được.
C. Mức phản ứng do kiểu gen quy định D. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
5.Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là
A. mức phản ứng. B. đột biến cấu trúc NST.
C. thường biến. D. đột biến số lượng NST.
11.Di truyền học quần thể
- Nhận biết đặc điểm di truyền của quần thể tự phối và ngẫu phối.
1.Theo lí thuyết thì tần số alen của một gen ở quần thể cây tự thụ phấn sẽ
A. không đổi qua các thế hệ. B. giảm dần qua các thế hệ. C. thay đổi qua các thế hệ. D. tăng dần qua các thế
hệ.
2.Theo lí thuyết thì thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền sẽ
A. không đổi qua các thế hệ. B. thay đổi qua các thế hệ.
C. tăng dần tần số kiểu gen dị hợp, giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp.
D. giảm dần tần số kiểu gen dị hợp, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp.
3.Theo lí thuyết thì thành phần kiểu gen của quần thể tự phối sẽ
A. không đổi qua các thế hệ. B. thay đổi qua các thế hệ.
C. tăng dần tần số kiểu gen dị hợp, giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp.
D. giảm dần tần số kiểu gen dị hợp, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp.
- Tính được tần số alen của quần thể.
1. quần thể giao phối có cấu trúc di truyền 0,30AA: 0,40Aa: 0,3aa thì tần số của alen A và a là:
A. 0,7A: 0,3a B. 0,3A: 0,7a C. 0,5A: 0,5a D. 0,6A: 0,4a
2.Quần thể giao phối có cấu trúc di truyền 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa thì tần số của alen A và a là:
A.0,3A: 0,7a B. 0,2A: 0,8a C. 0,8A: 0,2a .D. 0,4A: 0,6a
3. Tần số A và a ở quần thể có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa là:
A. 0,6A: 0,4a B. 0,4A: 0,6a C. 0,5A: 0,5a D. 0,9A: 0,1a
5. Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,4 Aa : 0,6 aa. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể này
là bao nhiêu? A. 0,4. B. 0,2. C. 0,5. D. 0,3.
6. Giả sử một quần thể có cấu trúc di truyền là 100 % Ee. Theo lí thuyết, tần số alen E của quần thể này là
A. 0,2 . B. 0,5 . C. 0,1 . D. 1,0 .
7. Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gen có 2 alen là A và a. Theo lí thuyết, quần thể có cấu trúc di truyền nào
sau đây có tần số kiểu gen biến đổi qua các thế hệ?
8. A. 100% aa. B. 100% AA. C. 40% AA : 60% aa. D. 50% Aa : 50% aa.
- Nhận biết được cấu trúc di truyền của quần thể lúc cân bằng.
- Tính được tỉ lệ dị hợp, đồng hợp của quần thể tự thụ phấn qua các thể hệ.
1.P: 100% Aa 2. P: 0,4 Aa
- Vận dụng tính tần số kiểu gen, kiểu hình của quần thể lúc cân bằng.
1.Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét 1 gen có 2 alen là B và b; tần
số alen B là p và tần số alen b là q. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen Bb của quần thể này là A. 2pq. B. pq. C. p2. D. q2.
2.Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên đang ở trạng thái cân bằng di truyền . Xét 1 gen có 2 alen là B và b; tần
số alen B là p và tần số alen b là q. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen bb của quần thể này là A. p2. B. pq. C. 2pq. D. q2.
3. Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gen có 2 alen là A và a. Theo lí thuyết, quần thể có cấu trúc di truyền nào
sau đây có tần số kiểu gen biến đổi qua các thế hệ?
A. 75% AA : 25% aa. B. 100% AA. C. 100% aa. D. 40% AA : 60% Aa.
4.Một quần thể lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ
xuất phát (P) có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 80% tổng số cá thể của quần thể. Qua ngẫu phối, thế hệ F1 cỏ số
cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 6,25%. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá. Có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1).Thế hệ P đang ở trạng thái cân bằng di truyền. (2).Thế hệ P có số cá thể mang
kiểu gen đồng hợp tử chiếm 70%. (3).Trong tồng số cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen dị
hợp tử chiếm 12,5%. (4).Cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở thế hệ p giao phối ngẫu nhiên, thu được đời
con có số cá thể mang kiều hình lặn chiếm tỉ lệ 1/256. A.1 B. 3. C.2. D.4.

You might also like