You are on page 1of 6

Bếp lửa

I. Giới thiệu chung


1. Tác giả: Bằng Việt (1941)
- Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng
- Quê: Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
- Từng
+ Đi du học Liên Xô
+ Tham gia kháng chiến chống Mỹ
+ Giữ chức chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội
- Nét riêng: Phong cách thơ nhẹ nhàng, tinh tế, sâu lắng
- Tác phẩm tiêu biểu: Bếp lửa
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: tập thơ “Hương cày”- Bếp lửa (1968)
(Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ)
b. HCRĐ: năm 1963_khi tác giả đang du học Liên Xô (Bằng Việt học ngành luật tại Đại
học tổng hợp Ki-ép) – thời kì kcc Mỹ ác liệt
c. Mạch cảm xúc: theo trình tự thời gian
+ từ quá khứ  đến hiện tại
+ từ kỉ niệm  đến suy ngẫm
+ từ cảm xúc  đến chiêm nghiệm
d. Bố cục: 4 phần
+ P1: khổ 1: Hình ảnh bếp lửa – nơi bắt đầu nỗi nhớ
+ P2: 3 khổ tiếp: Những kỉ niệm tuổi thơ được sống bên bà và bếp lửa
+ P3: 2 khổ tiếp: Suy ngẫm về bà và bếp lửa
+ P4: khổ cuối: Nỗi nhớ về bà và bếp lửa
e. Ý nghĩa nhan đề:
- “Bếp lửa”- cái tên mang đề tài của tác phẩm vừa hàm chứ chủ đề, tư tưởng – là 1 hình
ảnh độc đáo, sáng tạo, xuất hiện nhiều lần trong bài thơ, nó vừa mang ý nghĩa tả thức lại
vừa mang ý nghĩa biểu tượng:
+ Trước hết, đây là 1 bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi trong mỗi gia đình người Việt.
Hình ảnh “Bếp lửa” không chỉ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về tình bà cháu, về
tuổi thơ. Đồng thời, nó là hình ảnh gắn với kỉ niệm ấu thơ về 1 người bà cụ thể, có thật
của tác giả
- “Bếp lửa” là biểu tượng giàu ý nghĩa:
+ Gợi lên sự tần tảo, chăm sóc, yêu thương của người bà dành cho cháu trong những năm
tháng đói nghèo, chiến tranh để trưởng thành, khôn lớn
+ Gợi lên bao vất vả, cực nhọc đời bà. Song bà vẫn nhóm bếp lửa – cũng chính là nhóm
lên sự sống, niềm vui, niềm tin và hi vojng cho cháu vào một tương lai phía trước
+ “Bếp lửa” còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… đã nâng
bước cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời

II. Tìm hiểu chi tiết


1. Khổ 1: HÌNH ẢNH BẾP LỬA KHƠI NGUỒN KỈ NIỆM
Hai câu đầu Câu thơ cuối
Hình ảnh bếp lửa Hình ảnh người bà và tình cảm
-BPNT điệp ngữ: cụm từ “ một bếp lửa” x2 lần ở đầu của cháu
2 câu thơ liên tiếp  gây ấn tượng với người đọc -Hình ảnh bà:
đồng thời nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa + Cụm từ “biết mấy nắng mưa”
-Số từ “một”  khẳng định: bếp lửa cụ thể_bếp lửa  cách nói ẩn dụ
của bà  Người bà lam lũ, vất vả, nhọc
*Đó là 1 bếp lửa chờn vờn trong sương sớm nhằn, tảo tần sớm hôm, dãi nắng
-“Chờn vờn”_là từ láy gợi hình dầm mưa
Gợi hình ảnh ngọn lửa bập bùng, chập chờn, lúc ẩn -Tình cảm của cháu
lúc hiện, khi tỏ khi mờ trong làn sương buổi sớm + “cháu thương bà”
Gợi sự mờ nhoè của kí ức xa xăm  biểu cảm trực tiếp
*Đó là 1 bếp lửa áp iu nồng đượm  Tình yêu thương chân thật, trìu
-“Ấp iu”_là từ ghép_sự kết hợp của “ấp ủ” và “nâng mến, thiết tha
niu”  1 sự sáng tạo trong cách dùng từ của Bằng
Việt
Gợi hình ảnh bàn tay ba nâng niu, che chắn, chi
chút khi nhóm bếp, để ngọn lửa từ từ bén vào củi rồi
cháy lên thật nồng đượm
 Hình ảnh “Bếp lửa” đã khơi nguồn những mạch
nguồn kỉ niệm để cháu nhớ về bà

2. KHỔ 2: BẾP LỬA GẮN LIỀN VỚI KỈ NIỆM TUỔI THƠ BÊN BÀ
- Khổ thơ gắn với 1 kỉ niệm cụ thể: lúc lên 4 tuổi
- Hình ảnh bếp lửa
+ Không xuất hiện trực tiếp
+ Chỉ được gợi lên qua làn khói bếp
*Câu 1:
- Cụm từ “quen mùi khói”  cháu đã gắn bó với bếp lửa của bà từ rất lâu rồi, không biết
rõ là từ bao giờ
*Câu 2:
- “Năm ấy” = năm lên 4 tuổi
Gắn với cuộc đời thực của Bằng Việt (ông sinh năm 1941) thì năm lên 4 là năm 1945_năm xảy
ra nạn đói kinh hoàng
- Cụm từ “ đói mòn đói mỏi” có cấu tạo đặc biệt: từ “mòn mỏi” tách ra làm 2 tiếng, ghép
với từ “đói” được lặp lại 2 lần
 Gợi ra cái đói triền miên, dai dẳng, kéo dài
Cái đói khiến cho con ngựa bố dùng để đi đánh xe trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn, vốn
đã “gầy” còn càng thêm “khô rạc”
*Câu 4:
- Nhớ về kỉ niệm của “năm ấy” với nạn đói kinh hoàng, ấn tượng đặc biệt của cháu không
phải là đói nghèo, là ám ảnh, là sợ hãi mà lại là “khói hun nhèm mắt”
- “Chỉ nhớ”  ấn tượng sâu đậm, gần như là duy nhất
 Cháu được bà yêu thương, bao bọc trong căn bếp nghèo
 Bếp lửa của bà là vùng trời bình yên che chở cho cháu qua những ngày tăm tối
*Câu 5: Cảm xúc của cháu ở hiện tại, khi “nghĩ lại đến giờ”
“Sống mũi còn cay”_ vì xúc động hay là vì cháu vẫn như ngửi thấy mùi khói bếp năm nào
3. KHỔ 3: BẾP LỬA GẮN VỚI KỈ NIỆM TUỔI THƠ BÊN BÀ  LÀM NỔI BẬT
HÌNH ẢNH BÀ VÀ TÌNH CẢM BÀ CHÁU
*Hoàn cảnh: đặc biệt – 8 năm ròng- kháng chiến chống Pháp
“Mẹ cùng cha công tác bận không về”
 Cuộc sống của 2 bà cháu cô đơn lẻ loi, sống nương tựa vào nhau
*Hình ảnh người bà: hiện lên thật xúc động
Bà:
+nhóm lửa
+kể chuyện
+bảo cháu. 1 loạt động từ được sử dụng
+dạy cháu
+chăm cháu
 Nhấn mạnh những việc làm của bà  Khắc hoạ hình ảnh người bà lam lũ, vất vả, tần tảo,
chịu thương chịu khó, hay lam hay làm
- Mọi việc bà làm đều nghĩ đến cháu, hết lòng vì cháu
 Tình yêu thương vô bờ của bà dành cho cháu
*Cháu
+ ở cùng bà
+ cùng bà nhóm lửa
+ thuơng bà khó nhọc
 Cháu cũng yêu thương bà vô hạn
- Các từ “bà” và “cháu” được lặp đi lặp lại nhiều lần suốt đoạn thơ: “cháu” ở cùng “bà”,
“cháu” cùng “bà” nhóm lửa, “bà” dạy “cháu”, “bà” bảo “cháu”, “bà” chăm “cháu”,
“cháu” thương “bà”
 Gợi hình ảnh bà cháu gắn bó quấn quýt
 Tình bà cháu sâu đậm, thắm thiết
*Hình ảnh đặc biệt khác: con chim tu hú
- Hình ảnh con chim tu hú: lặp đi lặp lại nhiều lần suốt khổ thơ, được nhân hoá  Là hình
ảnh thân thuộc, gần gũi
- Nhắc đến hình ảnh chim tu hú là những câu cảm thán dạt dào tình cảm
“Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!” / “Tu hú ơi!”
 Tình cảm gắn bó, thân thương, trìu mến
- Chim tú hú là loài chim sống đơn độc
 Đồng điệu với cảnh ngộ cô đơn của 2 bà cháu
- Âm thanh tiếng chim tu hú kêu da diết, khắc khoải
 Là tiếng đồng vọng của thiên nhiên đất trời với nỗi niềm của hai bà cháu
 Cháu không chỉ thương bà mà còn thương cả con chim tu hú
 Tâm hồn nhân hậu, trong sáng
 Vẻ đẹp của con người Việt Nam, dân tộc VN, thiên nhiên đất nước VN bình dị, hiền
hậu
4. KHỔ 4+5: BẾP LỬA LÀM NỔI BẬT HÌNH ẢNH NGƯỜI BÀ
*Khổ 4
*Hoàn cảnh đặc biệt: “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”
- Cụm từ: “cháy tàn cháy rụi” có từ “cháy” x2 lần + các từ “tàn”, “rụi”
 Sự tàn phá ác liệt của ngọn lửa thực dân, làm cháy hết, chẳng còn gì
 Biến cố lớn, tổn thất lớn
*Bà
- “vẫn vững lòng”  vững vàng, kiên định, không lung lay, không sợ hãi, không gục ngã
- dặn cháu, lời đinh ninh: “Bố…. yên”
+ Từ láy “đinh ninh”_có giá trị biểu cảm cao sự vững vàng, không gì lay chuyển được
+ Lời dặn của bà:
 Thực tế: Giặc đốt làng, nhà bị cháy
 Nhưng lời bà dặn cháu khi viết thư cho bố lại nói: “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
 Bà ưu tiên cho yêu cầu khác quan trọng hơn việc nói sự thật: Để bố mẹ cháu yên tâm
công tác, lo việc nước, không phải bận lòng lo lắng bởi việc nhà
 Bà giàu lòng yêu nước, giàu đức hi sinh
+ Lời bà dặn được trích nguyên văn_là lời dẫn trực tiếp  in sâu trong tâm trí cháu, trở
thành ấn tượng sâu đậm
*Khổ 5: Vượt lên biến cố, thử thách lớn khi giặc đốt làng, nhà bị cháy, sớm sớm chiều.
chiều bà vẫn nhóm bếp
*Câu 1:
- Từ “lại” chỉ sự lặp lại_sự lặp lại của 1 công việc tưởng như rất bình thường là nhóm bếp
- Nhưng trong hoàn cảnh đối mặt với khó khăn, thử thách, biến cố, tổn thất lớn thì việc lặp lại ấy
lại chứng tỏ ý chí, nghị lực, sức mạnh tinh thần và bản lĩnh của bà
*Câu 2+3
- BPNT điệp ngữ: cụm từ “một ngọn lửa” x2 lần ở đầu 2 câu thơ liên tiếp
 gây ấn tượng
 nhấn mạnh hình ảnh ngọn lửa
 làm nổi bật vẻ đẹp của bà
Câu 1: hình ảnh “bếp lửa”_là hình ảnh thực (nghĩa gốc)
 dùng để chỉ cái bếp trong căn bếp của bà
Câu 2+3: hình ảnh “ngọn lửa”_là hình ảnh ẩn dụ (nghĩa chuyển)
 gợi ra vẻ đẹp của bà
- Ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn  Là ngọn lửa chứa đựng tình yêu thương vô bờ bà dành
cho cháu
- Ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng  Là ngọn lửa của ý chí, nghị lực, sự kiên cường, bền
bỉ, dẻo dai
 Hơi ấm và ánh sáng của ngọn lửa ấy còn truyền đến mai sau
 Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà bà còn là người truyền lửa cho cháu
5. KHỔ 6: BẾP LỬA GỢI SUY NGẪM, CHIÊM NGHIỆM VỀ BÀ VÀ CUỘC ĐỜI

Ba câu đầu Bốn câu tiếp Câu thơ cuối
Suy ngẫm của cháu về bà và Làm nổi bật vẻ đẹp của bà Cảm nghĩ của cháu về bếp
cuộc đời bà qua việc nhóm lửa lửa của bà
-BPNT đảo ngữ: -BPNT điệp ngữ: -Với cháu, bếp lửa của bà thật
+ Từ láy “lận đận” đảo lên + Từ “nhóm” x4 lần ở đầu 4 “kì lạ” và “thiêng liêng”
đầu câu thơ  gây ấn tượng câu thơ liên tiếp + “kì lạ” bởi bên bếp lửa của
mạnh với người đọc đồng  gây ấn tượng bà, cháu học được biết bao
thời nhấn mạnh sự vất vả,  nhấn mạnh những việc điều  Từ đó cháu hiểu được
lam lũ của bà làm của bà bà, hiểu được cuộc đời bà,
-Sự vất vả, nhọc nhằn của 1  qua đó làm nổi bật những hiểu được vẻ đẹp của cả một
cuộc đời đầy lo toan, dầm vẻ đẹp của bà dân tộc
mưa dãi nắng còn được bộc + “Nhóm 1” (nghĩa gốc)  + “Thiêng liêng” bởi:
lộ rõ hơn qua cách nói ẩn dụ Việc bà nhóm bếp mỗi sớm  Bếp lửa là nhân chứng cho
“biết mấy nắng mưa” mỗi chiều trong căn bếp những năm tháng đau thương
 Câu thơ không chỉ thể hiện nghèo với sự kiên nhẫn, cẩn của lịch sử
tình yêu thương của cháu với thận, nâng niu, chi chút  Bếp lửa gắn liền với kỉ
bà mà còn là sự thấu hiểu của + “Nhóm 2”(nghĩa chuyển) niệm tuổi thơ bên bà
cháu về cuộc đời bà  Bà nhen lên tình yêu  Bếp lửa là biểu tượng của
-Đó là cuộc đời suốt “mấy thương vô bờ dành cho cháu tình bà cháu sâu đậm, thắm
chục năm rồi”, không biết từ con trong cảnh nghèo, tuy thiết
bao giờ, bà vẫn giữ thói quen “khoai sắn” nhưng rất ngọt -Thán từ “Ôi!”  Biểu cảm
dậy sớm nhóm bếp bùi, ấm áp trực tiếp niềm xúc động của
+ “Nhóm 3”(nghĩa cháu
gốc+nghĩa chuyển) tạo -BPNT đảo ngữ và dấu gạch
nhịp điệu thơ dồn dập  dồn ngang  tạo sắc thái trang
nén cảm xúc trọng
 Bà khơi lên tình làng  Thái độ trân trọng của
nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn có cháu khi nghĩ về bếp lửa, về
nhau” bằng nồi xôi gạo mới bà, về gia đình, quê hương,
sẻ chung vui đất nước
+ “Nhóm 4”(nghĩa chuyển):
Bà là người nhóm dậy những
tâm tình tuổi thơ của cháu
 Tâm tình là những tâm tư
tình cảm
 Trong những năm tháng
tuổi thơ cháu sống bên bà,
những lời bà dạy bảo, những
việc bà làm góp phần bồi đắp
tâm hồn cháu, hình thành
nhân cách cháu

6. KHỔ 7: TÌNH CẢM SÂU NẶNG CỦA CHÁU ĐỐI VỚI BÀ


*Câu 1: là câu thơ đặc biệt về hình thức
- Câu thơ mở đầu bằng cụm từ “Giờ cháu đã đi xa” rồi ngắt bằng dấu chấm
 Biến dòng thơ trở thành 2 câu thơ  Nhấn mạnh thời điểm hiện tại: Cháu đã xa bà, xa gia
đình, xa quê hương, đất nước: Giữa cháu và bếp lửa của bà là khoảng cách về không gian và
thời gian
*Câu 1+2:
BPNT điệp ngữ + liệt kê:
- Từ “có” lặp lại 2 lần
- Liệt kê các hình ảnh: khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả ( từ “trăm” là số từ
dùng để chỉ lượng nhiều đã lặp lại 3 lần)
 Cuộc sống của cháu đã có nhiều thay đổi: đầy đủ hơn về vật chất, mở rộng hơn về không
gian
*Câu 3
- Từ “nhưng” ở đầu câu thơ  nhấn mạnh sự đối lập: Dù xa bà, xa gia đình, xa quê hương,
đất nước nhưng cháu luôn nhớ
- “Chẳng lúc nào quên”  nỗi nhớ thường trực, da diết, cháy bỏng, khôn nguôi trong lòng
cháu
*Câu 4:
- Là lời dẫn trực tiếp: đặt sau dấu 2 chấm xuống dòng và gạch đầu dòng
 Câu thơ là lời tự nhắc của cháu
- Về hình thức: đây là câu hỏi tu từ dùng để hỏi  nhấn mạnh tình yêu, nỗi nhớ của cháu
với bà, với gia đình, quê hương, đất nước
- Nỗi nhớ bà gắn liền với việc bà nhóm bếp mỗi sớm mỗi chiều
- Dấu chấm lửng
+ Tạo dư âm, dòng cảm xúc ngân vang
+ Nỗi nhớ bà còn vọng mãi

You might also like