You are on page 1of 27

Ngữ văn:

Ôn tập bài thơ “Bếp lửa”


(Bằng Việt)
I. Những vấn đề chung:
1. Tác giả: Chú ý những thông tin chính:
- Cuộc đời, vị trí: - Bằng Việt 1941. Tên thật là Nguyễn Việt Bằng.
-Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ thời kỳ
chống Mỹ.
- Đề tài: thường khai thác những kỷ niệm, mơ ước của tuổi trẻ, những
điều bình dị trong cuộc sống đời thường.
- Phong cách: Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, chất chứa những
suy ngẫm sâu sắc về con người và cuộc đời.
2. Tác phẩm:
- Thời điểm sáng tác: 1963
- Hoàn cảnh ra đời: Được sáng tác khi Bằng Việt đang là sinh viên du
học ở nước ngoài (Liên Xô), phải sống xa quê hương
--> Từ một nơi xa xôi, cuộc sống đầy đủ tiện nghi, hiện đại, tác giả nhớ
về quê nhà với bao kỷ niệm buồn vui bên bà và bếp lửa.
3. Mạch cảm xúc: Dòng cảm xúc thiết tha, sâu sắc của người cháu: từ
hiện tại- hồi tưởng- hiện tại
(Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi nhớ về kỷ niệm tuổi
thơ gắn bó với người bà hết lòng yêu thương, chăm chút lo toan cho con
cháu--> từ kỷ niệm cháu thấu hiểu cuộc đời bà, về lối sống giản dị, cao
quý của bà-->Muốn được gửi về bà niềm nhớ mong, kính yêu.)
4. Bố cục: 4 phần
- Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa- Khơi nguồn kỷ niệm- dòng cảm xúc hồi
tưởng về bà.
- 4 khổ tiếp: Dòng hồi tưởng kỷ niệm về bà gắn liền hình ảnh bếp
lửa.
+ Về những năm trước cách mạng tháng tám (Khổ 2)
+ Trong những năm cách mạng tháng tám gian khổ (Khổ 3,4,5)
- Khổ 6: Suy ngẫm về bà, cuộc đời bà.
- Khổ cuối: Nỗi nhớ bà da diết, khôn nguôi.( Khẳng định hình ảnh
bếp lửa, người bà luôn tồn tại trong lòng đứa cháu xa quê.)
5. Nội dung:
- Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình
bà cháu ấm áp, thân thương.
- Đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người
cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
 Đó là lẽ sống ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam.
6. NGHỆ THUẬT
- Thể thơ tự do phù hợp với dòng cảm xúc, suy ngẫm.
- Giọng thơ thì thầm, xúc động, lời thơ tự nhiên, chân thành.
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt: biểu cảm là chính
đan xen với miêu tả, tự sự nghị luận
- Ngôn ngữ trong sáng, bình dị, giàu sức gợi.
- Sử dụng thành công nhiều phép tu từ
- Sáng tạo hình tượng nghệ thuật độc đáo: hình ảnh bếp lửa gắn với
hình ảnh người bà--> hình ảnh sóng đôi. Hình ảnh bếp lửa vừa mang
nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng.
II. Các vấn đề cần nghị luận:
1. Cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ
2. Cảm nhận/ phân tích về hình ảnh người bà
3. Cảm nhận/ phân tích hình ảnh người cháu.
4. Suy nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ.
5. Hình tượng Bếp lửa trong bài thơ.
III. LUYỆN ĐỀ
Đề 1: Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa”
LẬP HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM
LĐ1: Trước hết, ta xúc động, thương cảm trước bao nỗi vất
vả, nhọc nhằn, tần tảo, chịu thương chịu khó của cuộc đời
bà.

LĐ chính:
Cảm nhận LĐ2: Hơn thế nữa, nét đẹp ở bà khiến ta trân trọng, xúc
hình ảnh động là tình yêu thương cháu thiết tha, sâu sắc, vô bờ bến.
người bà

LĐ3: Đặc biệt, đọc bài thơ, ta cảm phục biết bao trước lòng
yêu nước, nghị lực, bản lĩnh của người bà.
III. LUYỆN ĐỀ
Đề 2: Cảm nhận về hình ảnh người cháu trong bài thơ “Bếp lửa”
LẬP HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM
LĐ1: Trước hết, người cháu có tuổi thơ nhọc nhằn, gian
khổ nhưng ấm áp tình bà gợi trong ta bao niềm xúc động

LĐ chính:
Cảm nhận LĐ2: Hơn thế nữa, ta trân trọng, xúc động biết bao trước
về hình tình yêu thương sâu nặng và lòng biết ơn vô hạn của người
ảnh người cháu đối với bà.
cháu
LĐ3: Đặc biệt, tình yêu thương bà cũng chính là tình yêu
quê hương, nguồn cội- đất nước lẽ sống ân nghĩa, thủy
chung…
III. LUYỆN ĐỀ
Đề 3: Suy nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa”
LẬP HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM
LĐ1: Trước hết, tình bà cháu thể hiện ở tình yêu thương
sâu nặng mà bà dành cho cháu.
LĐ chính:
Suy nghĩ
về tình bà
cháu LĐ2: Không những thế, tình bà cháu còn thể hiện ở tình
yêu thương tha thiết và lòng biết ơn vô hạn của người cháu
đối với bà.
III. LUYỆN ĐỀ
Đề 4: Hình tượng “bếp lửa” trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt
1. Khái quát cách làm kiểu bài phân tích/ cảm nhận hình tượng
Ý 1: giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng (Thường nêu ở Mở bài)
Ý 2: Vị trí, vai trò của hình tượng trong tác phẩm.
Ý 3: Tái hiện hình tượng (Nghĩa thực).
Ý 4: Ý nghĩa của hình tượng: Nội dung
Nghệ thuật
Ý 5: Đánh giá: Tài năng của tác giả trong việc xây dựng hình tượng
Tình cảm của tác giả thể hiện qua hình tượng
2. Dàn ý cụ thể với đề trên: Hình tượng bếp lửa
Ý1: giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng:
Ví dụ: Đến với bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, người đọc không thể
nào quên hình tượng thơ gần gũi, thân thương mà gợi bao niềm xúc
động: Hình tượng “bếp lửa”.
Ý 2: Vị trí, vai trò của hình tượng trong tác phẩm
- Bếp lửa là hình tượng trung tâm xuyên suốt tác phẩm.
- Bếp lửa xuất hiện trong bài thơ từ đầu đến cuối, được nhắc lại 10 lần.
- Bếp lửa là linh hồn của tác phẩm, bếp lửa đã khơi nguồn kỷ niệm và
là ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người cháu xa quê.
Ý 3: Tái hiện hình tượng (hình ảnh mang nghĩa thực).
- Trong ký ức hoài niệm của người cháu bếp lửa hiện lên vô cùng
sống động:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Phân tích nghĩa thực
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” (BL của làng quê VN…)
- Đó là bếp lửa chập chờn, lay động, khi mờ khi tỏ trong làn sương
sớm của làng quê Việt Nam.
- Một bếp lửa lung linh trong nỗi nhớ qua màn sương kỷ niệm
- Một bếp lửa được nhóm lên bằng bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và tấm
lòng chăm chút yêu thương của bà.
- Đó là bếp lửa bà nhen mỗi sáng mỗi chiều để nuôi cháu lớn khôn
- Là bếp lửa “hun nhèm mắt cháu” trong những năm tháng khó khăn,
gian khổ trước cách mạng tháng 8/1945
 Đó là một bếp lửa thân quen, gần gũi, không thể thiếu được trong
mỗi gia đình làng quê Việt Nam từ bao đời nay… một bếp lửa nghèo
gắn liền thời thơ ấu mà nhà thơ nhớ mãi không quên. Giờ nghĩ lại,
vẫn thấy lòng rưng rưng xúc động, “sống mũi còn cay”.
Ý 4: Ý nghĩa của hình tượng:
* Nội dung: Hình tượng bếp lửa trong bài thơ còn mang tính ẩn dụ
gợi nhiều liên tưởng có ý nghĩa biểu tượng:
LĐ1: Đó là bếp lửa biểu tượng cho tình bà cháu ấm áp yêu thương
- Luận cứ:
+ Bếp lửa của bà đã cưu mang, che chở cháu thoát khỏi cảnh đói
nghèo của những năm 1945. Ám ảnh mãi trong tâm trí cháu là cái mùi
khói mà cháu đã quen từ khi lên 4 tuổi. Những câu thơ không trực
tiếp nói về bà nhưng bóng dáng người bà vẫn hiện ra qua bếp lửa với
tất cả sự tần tảo, chắt chiu, lặng thầm nuôi cháu lớn khôn.(khổ 2)
+ Là những năm chiến tranh gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn, gia đình
hoang vắng, quạnh hiu “mẹ cùng cha công tác bận không về”, hai bà
cháu cặm cụi bên nhau, bên bếp lửa hồng sẻ chia vui buồn.(khổ 3)
+ Bên bếp lửa, bà không chỉ nuôi cháu lớn lên về thể chất mà nhen
nhóm trong cháu những tình cảm cao đẹp, khơi dậy những ước mơ, khát
vọng lớn lao.(khổ 6)
+ Và giờ đây, cháu đã trưởng thành, xa bà, xa bếp lửa quê nhà, cháu đã
có một cuộc sống mới văn minh, hiện đại ở phương trời xa đầy ắp niềm
vui nhưng lòng vẫn không nguôi nhớ về bếp lửa của bà với tấm lòng yêu
thương và biết ơn sâu sắc. (4 câu cuối)
 Một bếp lửa đơn sơ, bình dị mà chan chứa tình bà cháu yêu thương.
LĐ 2: Đó còn là bếp lửa biểu tượng cho niềm tin, cho sức sống muôn
đời bất diệt, biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của bà, của
người phụ nữ Việt Nam.
- Luận cứ:
+ Từ trong gian khổ, thử thách, từ trong đổ nát, bà đã đứng lên và bếp
lửa của bà không kẻ thù nào dập tắt nổi. Bếp lửa ấy vẫn sáng lên mỗi
sớm, buổi chiều: “rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Bếp lửa ấy
không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu mà còn được nhen lên bằng
chính ngọn lửa trong lòng bà- ngọn lửa của niềm tin. Bà tin vào ngày
đất nước thống nhất, tin vào tương lai dài rộng của con cháu.
+ Bếp lửa của bà không bao giờ tắt bởi bà không chỉ là người nhóm
lửa mà là còn là người giữ lửa và truyền lửa đến mai sau.
LĐ 3: Bếp lửa tượng trưng cho hồn quê đất Việt, cho dân tộc Việt Nam
+ Người cháu phương xa vẫn nhớ về bếp lửa đơn sơ, bình dị như nhớ
về quê hương đất Việt.
+ Hình ảnh bếp lửa trong ký ức đã được con người xa Tổ quốc trở về
với bà, với quê hương yêu dấu qua dòng hồi tưởng xúc động.
* Nghệ thuật:
- Bếp lửa là một hình tượng giản dị, rất quen thuộc nhưng có sức lay động
tâm hồn của người đọc; gợi nhiều liên tưởng, tạo được ấn tượng mạnh mẽ.
Ý 5: Đánh giá:
- Bếp lửa là một biểu tượng nghệ thuật đẹp, ấm áp, diễn tả được vẻ
đẹp của tình bà cháu, vẻ đẹp của dân tộc Việt.
- Bằng việc sáng tạo hình tượng bếp lửa, Bằng Việt khẳng định:
+ Tình cảm thủy chung, ân nghĩa, luôn hướng về gia đình, quê hương
nguồn cội.
+ Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và nâng
đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
Đề bài: Cho luận điểm: Hơn thế nữa, nét đẹp ở người bà khiến ta trân trọng, xúc
động là tình yêu thương cháu thiết tha, sâu sắc, vô bờ bến.
- Luận cứ 1: Yêu thương cháu bà đã tảo tần, lặng thầm hy sinh nuôi cháu lớn
không từng ngày:
+ Những năm đói kém trước cách mạng tháng 8: Bà nhen bếp lửa giúp cháu ấm
lòng, vượt qua cơn đói kém.(khổ 2)
+ Những năm chiến tranh gian khổ, trường kỳ: Bà vẫn đều đặn nhen bếp lửa để
nuôi cháu (khổ 3)
+ Những năm giặc đốt làng: Bếp lửa vẫn cháy sáng để cháu vững vàng cùng bà
- Luận cứ 2: Yêu thương cháu bà đã dạy bảo cháu nên người, thắp
sáng ước mơ hoài bão của trẻ thơ:
+ 8 năm kháng chiến: Chăm cháu học
(Khổ 3) Bảo cháu nghe
Kể chuyện
+ Điệp ngữ “Nhóm”: Nhóm niềm yêu thương trân trọng những gì
(Khổ 6) bình dị của gia đình, quê hương
Nhóm tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết
Nhóm dậy cả kỷ niệm tuổi thơ, thắp lên
ước mơ của cháu.
 Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa.
ĐỀ 1: Phân tích đoạn thơ sau:
“Tám năm ròng…..
…….. cánh đồng xa.’’
LẬP LUẬN ĐIỂM
Luận điểm chính: Hồi tưởng của người cháu về những năm tháng
kháng chiến chống Pháp gian khổ / hoặc: Hồi tưởng của người cháu
về hình ảnh người bà và bếp lửa ( nội dung chính của đoạn)
LĐ phụ: ( các nội dung nhỏ tách theo ý, câu thơ):
LĐ 1: người cháu hồi tưởng về những năm tháng tuổi thơ sống bên
bà- bếp lửa:
- Phân tích câu thơ ( khoảng thời gian suốt năm tháng tuổi thơ…)
LĐ 1: người cháu hồi tưởng về những năm tháng tuổi thơ sống bên bà-
bếp lửa:
- Phân tích câu thơ ( khoảng thời gian suốt năm tháng tuổi thơ…)
LĐ 2: Từ hồi tưởng về những năm tháng tuổi thơ, người cháu nghĩ về
hình ảnh người bà:
• chịu thương chịu khó
• Yêu thương cháu
• Cùng trải qua những năm tháng vất vả, quạnh quẽ, chỉ có hai bà
cháu bên nhau, có những lúc chỉ mình bà lẻ bóng ( phân tích hình
ảnh âm thanh tu hú…)
LĐ 3: tình cảm thấu hiểu, yêu thương của người cháu dành cho người
bà kính yêu:
- Phân tích: nhóm bếp lửa…./ tiếng chim tu hú
+ Bếp lửa của bà không bao giờ tắt bởi bà không chỉ là người nhóm
lửa mà là còn là người giữ lửa và truyền lửa đến mai sau.
LĐ 3: Bếp lửa tượng trưng cho hồn quê đất Việt, cho dân tộc Việt Nam
+ Người cháu phương xa vẫn nhớ về bếp lửa đơn sơ, bình dị như nhớ
về quê hương đất Việt.
+ Hình ảnh bếp lửa trong ký ức đã được con người xa Tổ quốc trở về
với bà, với quê hương yêu dấu qua dòng hồi tưởng xúc động.
* Nghệ thuật:
- Bếp lửa là một hình tượng giản dị, rất quen thuộc nhưng có sức lay động
tâm hồn của người đọc; gợi nhiều liên tưởng, tạo được ấn tượng mạnh mẽ.

You might also like