You are on page 1of 5

Đề bài:

Hình tượng thơ là những hình ảnh giàu cảm xúc, có khả năng chứa đựng nhiều tầng
nghĩa sâu.
(Quá trình sáng tạo thơ – Bùi Công Hùng, NXB Khoa học xã hội, 1998, tr.42)
Từ cảm nhận về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt, Ngữ văn 9, tập
1, NXB Giáo dục Việt Nam), anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Hướng dẫn chi tiết
1. Mở bài:
Thơ ca tồn tại khi nào? Có chăng khi nó là một hình tượng đẹp trong giây lát trong
một khoảnh khắc nào đó mà lòng người ta thấy cao hứng hay “siêu hình”, khi mà hình ảnh
ấy bắt nguồn từ tận đáy lòng người cầm bút, ngân vang lên nốt ngân luyến láy của tình cảm,
tâm tư người nghệ sĩ, đồng thời nó phải mang những giá trị nhân văm, những ý nghĩa cao
đẹp đưa mỗi chúng ta đến với vùng trời mênh mang nắng gió. Như Bùi Công Hùng từng
bộc bạch: “Hình tượng thơ là những hình ảnh giàu cảm xúc, có khả năng chứa đựng nhiều
tầng nghĩa sâu.”. Và qua hình tượng bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt sẽ cho
ta cảm nhận sâu sắc về điều đó.
2. Thân bài:
a) Giải thích:
*) Cắt nghĩa
- “Hình tượng thơ”: là một loại hình tượng nghệ thuật dùng để xây dừng và sáng tạo nên tác
phẩm thơ
- “Hình tượng thơ là những hình ảnh giàu cảm xúc”: hình tượng thơ luôn mang những tình
cảm, xúc cảm chân thành mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm
- “Hình tượng thơ có khả năng chứa đựng những tầng nghĩa sâu”: hình tượng trong thơ
không chỉ dừng lại ở những cảm xúc mãnh liệt mà đó còn là những suy ngẫm của nhà thơ,
tư tưởng nhân văn, giá trị cao đẹp
=> Quan niệm của Bùi Công Hùng muốn khẳng định đặc trưng của hình tượng trong thơ:
vừa chứa đựng những tình cảm mãnh liệt vừa biểu trưng cho những giá trị, tư tưởng nhân
văn sâu sắc cao đẹp là tầng sâu bên trong ý nghĩa tác phẩm
*) Bình luận, lý giải
- Hình tượng thơ là những hình ảnh giàu cảm xúc: Bản chất và đặc trưng của thơ ca là sự
thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức. Thơ là tiếng lòng, tình cảm, là sự giãy bày và gửi
gắm tâm tư từ sâu thẳm trái tim người cầm bút, những tình cảm ấy mang giá trị cao đẹp, in
sâu trong từng vần thơ câu trữ, là những nốt ngân luyến láy kết tinh từ hành trình sáng tạo
nghệ thuật đầy những nhọc nhằn và vinh quang của người nghệ sĩ, có thể nói tính trữ tình là
đặc trưng tiêu biểu nhất của thơ. Cũng chính bởi vậy là hình tượng trong thơ phải mang
những tâm tư, tình cảm sâu kín từ nỗi lòng thi sĩ, là biểu tượng của những xúc cảm chân
thành mà nhà thơ muốn gửi gắm đến bạn đọc qua từng vần thơ câu chữ.
- Hình tượng thơ có khả năng chứa đựng những tầng nghĩa sâu: Đặc trưng của hình tượng
nghệ thuật là mang tính đa nghĩa và hình tượng trong thơ cũng như vậy. Hình tượng thơ
ngoài những cảm xúc mà nó mang đến, còn cho ta những suy ngẫm, cách nhìn đa chiều, lí
giải ở mọi góc độ khác nhau từ một hình ảnh đến chi tiết . Đằng sau lớp vỏ bọc vật chất của
hình tượng luôn là tầng tầng lớp lớp ý nghĩa sâu sắc, đó là những quan điểm, quan niệm về
cuộc đời, đó là những triết lý nhân sinh về con người, là những bài học quý giá về kinh
nghiệm sống, là cách đối nhân xử thế… là vô vàn những điều bổ ích khác về đời người –
những giá trị nhân văn sâu trong tác phẩm
b) Chứng minh:
*) Vài nét về Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”
*) Hình tượng bếp lửa là một hình ảnh giàu cảm xúc, có khả năng chứa đựng nhiều
tầng nghĩa sâu:
Trước hết, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ là một hình ảnh giàu cảm xúc, chứa
đựng những tình cảm mãnh liệt của nhà thơ về kỉ niệm tuổi thơ bên người bà kính
yêu:
- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng hồi tưởng sâu sắc với cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ về
một tuổi thơ ấm áp, hạnh phúc:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
+ Điệp ngữ Một bếp lửa gợi hình ảnh gần gũi quen thuộc trong mỗi gia đình nguời Việt,
nhưng đối với tác giả là cả một sự gắn bó sâu đậm, khắc sâu trong cuộc đời và tuổi thơ. Sử
dụng hai từ láy “ấp iu” và “nồng đượm” có sức gợi tả vô cùng sâu sắc, khắc họa hình ảnh
ngọn lửa bốc cao tỏa sáng giữa làn sương sớm, ấp ủ than hồng nhờ sự khéo léo và tấm lòng
chi chút của người nhóm lửa, đó còn là sự chớn vờn trong nỗi nhớ, ám ảnh tâm trí mà nhà
thơ trân trọng giữ gìn. Từ đó hình ảnh bếp lửa đánh thức dòng hồi tưởng với cảm xúc trân
quý, biết ơn của mình về người bà kính yêu
+ Từ hình ảnh bếp lửa mà Bằng Việt bộc bạch những nỗi nhớ lân và lòng yêu thương của
mình đối với bà: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Hình ảnh ẩn dụ nắng mưa gợi nên
cuộc đời vất vả, nhiều lo toan của bà đồng thòi bộc lộ nỗi lòng đứa cháu đi xa trào dâng một
cảm xúc thương bà mảnh liệt , thương bà lặng lẽ âm thầm trong khung cảnh biết mấy nắng
mưa. Chữ thương đi với từ bà là hai thanh bằng đi liền nhau tạo ra âm vang như ngân dài
xuyến xao, như nỗi nhớ trải dài của người cháu dành cho bà.
-> Có thể nói, hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng cảm xúc nhớ thương mãnh liệt của
người cháu về người bà yêu dấu
- Hình ảnh bếp lửa mang những dòng cảm xúc sâu nặng về tuổi thơ của người cháu:
+ Khơi dậy những năm tháng nhiều gian khổ gây ấn tượng sâu đậm lay động tâm hồn nhà
thơ - ấn tượng về khói bếp hun nhèm mắt cháu đến giờ “sống mũi còn cay”
+ Khơi dậy tình cảm mãnh liệt về kỉ niệm tám năm ròng kháng chiến sống cùng bà. Hình
ảnh bếp lửa vẫn gắn bó như vậy, vẫn bên cạnh như minh chứng cho tấm lòng, sự trân trọng
lẫn những mất mát trong năm tháng chiến tranh với âm thanh tiếng chim tu hú khắc khoải,
thổn thức tâm tình. Hai bà cháu gắn bó, chắt chiu những tình cảm ấm nồng suốt tám năm,
người bà luôn là chỗ dựa vững chắc cho cháu lấp đầy tất cả, là sự kết hợp giữa công cha
nghĩa mẹ ơn thầy. “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”: Hình ảnh bếp lửa một lần nữa
hiện lên theo đó là tấm lòng biết ơn, trân quý sâu nặng, lẫn cả niềm thương cảm, đau xót sâu
trong trái tim nhà thơ về những năm tháng khó nhọc của người bà đã vun đắp cho tuổi thơ
của mình
+ Hình ảnh bếp lửa hiện lên dường như còn khắc họa cả hình ảnh người bà với những phẩm
chất cao quý. Nổi bật trong sự kiện đau thương giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi là một người
bà vẫn bình tĩnh, vững lòng là chỗ dựa vững chắc cho cháu. Một bếp lửa ân cần, ấm cũng và
nhẫn nại tương phản với ngọn lửa thù địch đối với sự sống. Qua đó trong dòng hồi tưởng về
quá khứ, người cháu thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn lẫn sự biết ơn sâu nặng.
=> Hình ảnh bếp lửa có thể nói là hình tượng chứa chan tình cảm mãnh liệt sâu đậm của
nhà thơ về kỉ niệm tuổi thơ dữ dội bên bà
Chú ý : Khi phân tích phần này học sinh cần biết cách viết khái quát tránh lan man dài dòng
tập trung vào những chi tiết có sự xuất hiện của hình ảnh bếp lửa
Không chỉ vậy, hình ảnh bếp lửa trong bà thơ còn là một hình ảnh chứa đựng
những tầng nghĩa sâu:
- Trước hết, hình tượng bếp lửa là sự biểu tượng trong tình cảm bà cháu cao đẹp thiêng
liêng: Đó là sự biết ơn, trân quý, là sự thương cảm lẫn xót xa của người cháu nơi đất khách
quê người gửi gắm một cách chân thành và sâu sắc qua hình ảnh quen thuộc đã gắn bó với
bãn thân suốt những năm tháng rộng dài, một sự khắc ghi sâu đậm mà suốt đời thi nhân
chẳng thể nào quên. Đồng thời, qua hình ảnh bếp lửa còn là tình cảm giản đơn mà ấm áp
của người bà:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
+ Hình ảnh người bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lưa bà
nhen”. Đến hai câu thơ sau, hình ảnh bếp lửa được thay thế bằng hình ảnh ngọn lửa cụ thể
hơn mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng cho ánh sáng, hỏi ấm và sự sống. Cái bếp lửa mà bà
nhen sớm sớm chiều chiều là ngọn lửa của tình yêu thương ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa
của niềm tin dai dẳng, ngọn lửa thắp sáng lên hy vọng, ý chí và nghị lực
+ Điệp ngữ “Một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp mà bà dành cho cháu. Bà là
người thắp lửa giữ lửa và truyền lửa
- Chưa dừng lại ở đó, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ còn chứa đựng những suy ngẫm của
nhà thơ về người bà và bếp lửa, gửi gắm một tư tưởng sâu sắc, cao đẹp:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
+ Đầu tiên là những suy nghĩ của nhà thơ về sự tần tảo, đức hi dinh của bà: “Lận đận đời
bà biết mấy nắng mưa”. Qua việc đảo ngữ từ láy lận đận được đặt lên đầu câu cùng với
hình ảnh ẩn dụ nắng mưa – cuộc đời đầy gian truân, vất vả gợi nên và khắc họa một người
bà, một người phụ nữ tảo tần, giàu đức hi sinh
+ Điệp từ Nhóm được nhắc lại bốn lần mang những màu sắc lẫn suy nghĩ và cảm nhận khác
nhau của nhà thơ: Bà nhóm lên, khơi dậy tình yêu thương, những kí ức đẹp đẽ, có giá trị cao
đẹp trong gia đình, truyền hơi ấm, tình người, khơi dậy trong tâm hồn cháu tình yêu thương
ruột thịt, tình cảm sẻ chia, tình đoàn kết với hàng xóm, láng giềng và rộng ra nữa là tình yêu
quê hương đất nước. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà khơi dậy những ký ức, kỷ niệm
tuổi ấu thơ trong cháu để cháu nhớ về. Có thể nói, bếp lửa đơn sơ giản dị đã mang ý nghĩa
khái quát trở thành ngọn lửa trong trái tim
+ Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”. Câu thơ cảm thán với
cấu trúc đảo thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như đã khám phá ra điều kì diệu giữa cuộc
đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai, cháu
hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa
-> Từ đó gợi ra lớp nghĩa sâu trong hình ảnh bếp lửa – thông điệp triết lí sâu sắc mà nhà thơ
gửi gắm: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ
con người suốt hành trình trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn
chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó
cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước
*) Hình tượng bếp lửa giàu cảm xúc và chứa đựng những tầng nghĩa sâu được thể hiện
qua hình thức nghệ thuật đặc sắc:
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn tài tình giữa phương thức biểu cảm đan xen với tự sự và nghị
luận cùng thể thơ tự do tựa như mạch cảm xúc tuôn trào mà mãnh liệt sâu sắc
- Giọng thơ lúc như thủ thỉ tâm tình, lúc lại trào dâng mãnh liệt, lúc tha thiết ấm áp một tình
yêu nồng đượm mà sâu sắc đi sâu vào tâm hồn bạn đọc
- Hình ảnh trung tâm – bếp lửa được khắc họa rõ nét, hàm súc mà đa nghĩa qua những vần
thơ giản đơn mà bình dì gây ấn tượng sâu đậm bởi tình cảm nồng đượm và những triết lí
nhân sinh cao đẹp mà tác giả gửi gắm…
c) Đánh giá:
- Quan niệm của Bùi Công Hùng gợi ra bài học sâu sắc đối với người sáng tác lẫn tiếp nhận:
+ Đối với người cầm bút: Cần sáng tác thơ ca bằng cả tâm huyết, tấm lòng và trái tim sáng
tạo nên hình tượng trong thơ với những tình cảm, cảm xúc chân thành và mãnh liệt, cao đẹp
nhất đồng thời phải mang những ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc được gửi gắm để làm nên một tác
phẩm thơ có giá trị thực sự
+ Đối với người tiếp nhận: Tiếp nhận tác phẩm bằng cả tấm lòng, thị hiếu thẩm mĩ để nhận
ra những giá trị đích thực mà qua hình tượng thơ, người cầm bút muốn gửi gắm
- Hình tượng bếp lửa trong bài thơ thực sự là một hình tượng đẹp có giá trị vừa thể hiện
được những cảm xúc nhớ thương, biết ơn, niềm thương cảm lẫn tấm lòng của người cháu
nơi phương trời xa xôi về người bà kính yêu gắn bó khăng khít từ thuở nhỏ đồng thời từ đó
lại gợi ra những suy ngẫm về triết lí: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều
có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình trình dài rộng của cuộc đời.
3. Kết bài:
(…)

You might also like