You are on page 1of 8

Ngày ngày trôi qua, bà vẫn thực hiện công việc nhóm “bếp lửa” bình dị, song

hành động ấy đã mở ra sự liên tưởng sâu xa trong tâm hồn của người
cháu:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Nhà thơ nhận ra một điều sâu xa: Bếp lửa được bà nhen nhóm trong mỗi buổi sớm mai và buổi chiều tà không chỉ đơn giản là bằng nhiên liệu ở bên
ngoài mà còn được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà. Nghệ thuật ẩn dụ khéo léo đã biến ngọn lửa thật thành ngọn lửa tình yêu thương. Điệp ngữ
“một ngọn lửa” vừa có ý nghĩa nhấn mạnh đến sự sống dai dẳng bất diệt của ngọn lửa vừa có ý nghĩa thể hiện tình yêu thương mà bà dành cho cháu.
“Ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn”, đứa cháu hiểu được tấm lòng yêu thương chan chứa của bà dành cho mình, cho cháu con và cho Tổ quốc. Đó còn là
ngọn lửa của niềm tin và thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Có thể nói, bà là người nhóm lửa, là người giữ lửa để ngọn lửa ấy
vẫn mãi tỏa sáng trong gia đình, vẫn luôn tiếp lên sự sống và niềm tin cho thế hệ nối tiếp.

Những kỉ niềm tuổi thơ lắng dần chuyển thành những suy ngẫm, cảm xúc sâu sắc về người bà kính yêu và hình ảnh bếp lửa:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Từ láy “lận đận”, cụm từ chỉ thời gian “đời bà”, “mấy chục năm” cùng hình ảnh ẩn dụ “biết mấy nắng mưa” đã gợi nhắc về những cảm nhận của nhà
thơ về một cuộc đời đầy gian nan, đầy vất vả, gian truân, lận đận nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất thiêng liêng, cao quí của người phụ nữ VN là
sự tần tảo, đức hi sinh, chịu thương chịu khó với nhiều tầng ý nghĩa phong phú. Việc thức khuya dậy sớm đã trở thành thói quen, nếp sống hằng
ngày. Bao năm rồi, bà vẫn tần tảo vượt lên tất cả khó khăn để chăm lo cho mọi người. Điệp từ “nhóm” được lặp lại 4 lần thể hiện ý nghĩa cao cả của
công việc mà bà vẫn làm mỗi sớm mỗi chiều: bà là người nhóm lửa và cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong mỗi gia đình. Từ
“ấp iu” lại một lần nữa được lặp lại để gợi nhắc sự yêu thương, sự chăm chút hết mực của bà dành cho cháu. Bà gieo vào cháu tình yêu thương với
gia đình thân yêu. Bà cũng giúp cháu cảm nhận được giá trị của những điều bình dị nơi quê nghèo, niềm vui thưởng thức miếng ngon đầu mùa và
ngay cả cách yêu thương mọi người xung quanh. Nhóm bếp lửa là nhóm lên tình yêu thương, sự san sẻ, sự sưởi ấm về tình làng nghĩa xóm, những
tâm tình ước vọng của tuổi thơ. “Bếp lửa” đã gắn liền hình bóng người bà kính yêu, bếp lửa do tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với những gian khổ,
khó khăn đời bà. Bếp lửa ấm áp như tình yêu thương của bà dành cho cháu. Bà và bếp lửa tuy hai mà một, hòa quyện, thiêng liêng. Từ đó, bếp lửa trở
nên kì lạ “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Ngọn lửa được nhen lên từ gian bếp nghèo qua sự chăm sóc của bà đã hóa thành ngọn lửa thiêng liêng
và bếp lửa thân quen đã được nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ đầy tính sáng tạo gợi nhắc về người bà kính yêu.

Từ những kỉ niệm ấy, đứa cháu nay đã trưởng thành, xa cách bà nửa vòng Trái Đất đã biết suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm táu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”
Khổ cuối của bài thơ là lời bộc bạch chân thành của người cháu khi đã lớn khôn. Điệp từ “trăm” đã mở ra một thế giới rộng lớn, mới mẻ, giờ cháu đã
khôn lớn, đã được bà chắp cánh cho bay cao bay xa, mở ra trước mắt những niềm vui, bao điều mới lạ mà cháu được đón nhận nhưng cháu vẫn luôn
khắc khoải trong lòng nỗi nhớ khôn nguôi về bà và hình ảnh bếp lửa thân thương, về những kỉ niệm tuổi thơ mà 2 bà cháu luôn ở bên nhau. Tác giả
đã sử dụng quan hệ từ “nhưng” càng khẳng định người cháu không bao giờ quên và cũng chẳng thể nào quên được đó là cội nguồn, nơi cháu được
nuôi dưỡng và lớn lên. Cả một không gian vời vợi xa cách không làm lu mờ “bếp lửa” thân thương gắn liền với hình ảnh người bà trong tâm trí cháu.
Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi và niềm hoài vọng xa xăm của người cháu luôn đau đáu, thiết tha nhớ tới tuổi thơ,
nhớ tới gia đình, nhớ tới quê hương, đất nước. Hình ảnh người bà cậm cụi bên bếp lửa in sâu trong kí ức tuổi thơ và tình yêu thương của bà sẽ mãi
đồng hành cùng nhà thơ trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người
trong cuộc sống. Trong đó, tình yêu nước bắt nguồn từ tình yêu ông bà, cha mẹ, quê hương làng xóm và từ những gần gũi nhất xung quanh ta.

Bằng thể thơ 8 chữ phù hợp với việc diễn tả cảm xúc về người bà, hình tượng bếp lửa được thể hiện độc đáo qua giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự
nhiên kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận; nhịp điệu thơ linh hoạt; sáng tạo trong việc khắc họa hình ảnh bếp lửa vừa tả thực vừa mang ý
nghĩa biểu tượng, khiến cho lời thơ với hình ảnh bếp lửa làm trung tâm cứ tràn ra, dâng len, mỗi lúc một thêm nồng nàn, ấm nóng. Từ đó, khiến cho
người đọc cảm thấy thật thấm thía, xúc động trước nỗi nhớ nhung da diết về những kỉ niệm ấu thơ của người cháu và cả tấm chân tình của nhà thơ
đối với người bà kính yêu.

Bài thơ khép lại nhẹ nhàng mà sâu sắc. Hình ảnh “bếp lửa” và người bà sẽ mãi mãi sáng rọi từng bước chân của cháu trên mọi nẻo đường đời. Nhà
thơ Bằng Việt đã rất thành công khi tạo được sự đồng cảm nơi người đọc bởi tình bà cháu giản dị mà xúc động. Bài thơ là những hồi tưởng và suy
ngẫm của cháu về người bà và tình bà cháu. Bài thơ cũng là bài học đạo lý sâu sắc, thấm thía mà đến với nó, ta như tìm được những yêu thương, ấp ủ
mặn nồng của cuộc sống đến suốt cuộc đời không thể nào quên.

You might also like