You are on page 1of 1

ĐOẠN VĂN THAM KHẢO – PHÂN TÍCH KHỔ 5

Nhớ lùi đầu đoạn: 1,5 cm, chép thơ thì căn giữa.

Những suy ngẫm của tác giả Bằng Việt về bà và bếp lửa thân thương đã được khắc
họa đầy xúc động trong khổ thơ thứ sáu của bài “Bếp lửa”. Mở đầu mạch cảm xúc là từ láy
‘lận đận” được đảo lên đầu dòng thơ để nhấn mạnh cuộc đời vất vả, tần tảo của bà.

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.


“Mấy chục năm rồi”, thời gian trôi qua bao năm tháng, bà vẫn “giữ thói quen dậy sớm”
– thói quen của một người phụ nữ chăm lo cho cả gia đình. Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa”
lại xuất hiện một lần nữa để gợi lên những gian nan, nhọc nhằn của đời bà. Dẫu vậy, thật
đáng quý biết mấy, bà vẫn không ngừng công việc thiêng liêng của mình:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...”.
Điệp ngữ “nhóm” (lặp lại 4 lần ở đầu các dòng thơ) được dùng với hai lớp nghĩa (nghĩa
gốc và nghĩa chuyển) kết hợp với biện pháp liệt kê “bếp lửa”, “niềm yêu thương”, “khoai
sắn”, “nồi xôi gạo mới”… nhằm gợi lên những công việc thầm lặng của bà. Bà nhóm bếp
lửa, nấu nồi khoai, nồi sắn, thổi nồi xôi, chia sẻ với bà con xóm làng, xây dựng tình đoàn
kết ở hậu phương. Bà còn khơi dậy những yêu thương, những hi vọng, những ước mơ
và “tâm tình tuổi nhỏ”. Bà vừa nhóm bếp lửa mỗi sớm mai để khởi đầu ngày mới, bà vừa
khơi dậy những ước vọng cả một đời người cho cháu thủa ấu thơ. Ngọn lửa ấy còn mãi
từ hồi ức, cho tới hôm nay và ngày mai. Có lẽ vì thế, nhà thơ đã phải thốt lên “Ôi kì lạ và
thiêng liêng - bếp lửa!”. Câu cảm thán này thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như khám
phá ra một điều kỳ diệu giữa cuộc đời bình dị. Gian bếp bé nhỏ tưởng như quá đỗi bình
thường lại mang ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời của cháu. Khổ thơ chính là lời ngợi ca,
khẳng định bà là người phụ nữ tần tảo, giàu đức hy sinh, luôn chăm lo cho mọi người, là
người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa cho thế hệ sau.

Chú thích ____: Câu ghép

_____ : Phép lặp

You might also like