You are on page 1of 2

BÀI LÀM THAM KHẢO - CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ÔNG SÁU TRONG TRUYỆN

NGẮN “CHIẾC LƯỢC NGÀ” CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG ( *)

Những vang âm đau buồn của chiến tranh vẫn không thể nào làm mờ đi tình cha
con thiêng liêng, sâu nặng. Nhà văn Nguyễn Quang đã giúp người đọc cảm nhận
được vẻ đẹp ấm áp ấy qua hình ảnh ông Sáu - một người lính cách mạng dũng cảm,
một người cha yêu thương con mãnh liệt trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.
Sống trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, giống bao con người khác, ông
Sáu phải xa gia đình cầm súng vào chiến trường từ khi đứa con gái chưa đầy một
tuổi, mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà. Như vậy, ông Sáu
đã gác bỏ tình riêng để ra đi cùng nghĩa lớn, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ nhiệm vụ, cống
hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là biểu hiện cao đẹp nhất
tình yêu tổ quốc thiêng liêng cao đẹp.
Người lính đã trải qua máu lửa của chiến tranh, mưa bom bão đạn, có một trái
tim người cha ấm nóng, yêu con. Vì vậy “ Chỉ cần nghĩ đến lúc được về cái tình người
cha cứ nôn nao trong anh”. Thuyền chưa cập bến, ông đã vội vàng “ nhón chân nhảy
thót lên bờ”. Ông bước những bước dài rồi dừng lại kêu to “ Thu con!”. Tiếng gọi ấy
thể hiện rõ nỗi khao khát mong mỏi gặp con của một người cha. Tiếng gọi đã bị kìm
nén trong suốt bao năm qua, nay lại cất lên đầy thổn thức. Và mỗi lần xúc động như
vậy chiếc thẹo dài trên má của anh lại đỏ ửng lên giần giật.
Nhưng chính niềm mong mỏi, khao khát ấy lại khiến ông đau đớn bội phần khi
con gái không đáp lại. Bé Thu mặt tái đi, vụt bỏ chạy rồi kêu thét lên “ Má, má” khiến
ông thất vọng, hụt hẫng tột cùng. Nỗi đau đớn khiến mặt ông sầm lại thật đáng
thương còn hai tay buông thõng như bị gãy.
* Ông Sáu ở nhà ba ngày nghỉ phép:
Ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi trong cuộc đời dài chinh chiến của mình là quãng
thời gian quý giá của gia đình bé Thu. Vì vậy trong ba ngày ngắn ngủi ấy ông Sáu dành
tất cả tình cảm cho con. Suốt ngày ông chả dám đi đâu xa chỉ quanh quẩn ở nhà để
được gần con. Ông ân cần, nhẹ nhàng, chăm chút cho con bé chỉ để được nghe con
bé gọi một tiếng “ba”. Tiếng gọi ấy đối với ông là rất đỗi thiêng liêng và quý giá.
Nhưng càng gần gũi chăm sóc vỗ về con thì con bé càng tìm cách né tránh đẩy ông ra
xa.
Khi nghe con bé mời ông vào ăn cơm mà nó chỉ nói trổng “ Vô ăn cơm”, “ cơm
chín rồi” ông cứ ngồi im kiên nhẫn để chờ sự đổi thay của con. Bé Thu vẫn coi ông là
người xa lạ, người dưng. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên ông chỉ vừa
khẽ lắc đầu, vừa cười. Ông cười mà nước mắt chảy ngược vào trong.
Khi chứng kiến con loay hoay tìm cách chắt nước cơm mà nhất quyết không chịu
nhờ đến ba , trái tim ông Sáu như tan nát nhưng ông vẫn bền bỉ kiên nhẫn, bao dung
với con vì ông yêu con vô bờ bến.
Và rồi khi tình yêu quá lớn, lại gặp phải sự cự tuyệt phản ứng dữ dội của bé Thu
đã có lúc khiến ông Sáu không giữ được bình tĩnh. Hành động gắp cho con miếng
trứng cá ngon nhất là sự khao khát muốn chăm sóc con của một người cha. Thế mà
bé Thu lại hất tung miếng trứng cá ra khỏi bát, sự ương bướng, ngang ngạnh của con
đã khiến ông Sáu vung tay đánh con vì quá đau đớn bất lực. Thời gian ông ở bên con
không còn nhiều. Hành động ấy đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt, dày vò ông trong
suốt những ngày ông ở căn cứ.
* Lúc chia tay con để trở về căn cứ
- Vào thời khắc cuối cùng ở nhà được nhìn thấy con gái, trái tim người cha được
xoa dịu, bù đắp khi bé Thu kịp nhận ra ba.
- Lúc chia tay ông Sáu cố kìm nén cảm xúc của mình, dù muốn ôm con nhưng sợ
nó giãy nảy lên bỏ chạy nên: “ chỉ đứng nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn sầu”.
Bao nhiêu tình yêu thương ông dành cả vào ánh mắt và lời từ biệt: “ Thôi ba đi nghe
con”.
- Ông Sáu và tất cả mọi người không thể ngờ phản ứng của bé Thu nó bỗng cất
tiếng gọi “ ba”. Tiếng gọi mà ông Sáu khao khát mong chờ đã vang lên khiến tim ông
như muốn vỡ ra vì hạnh phúc. Những giọt nước mắt dâng trào từ trái tim yêu thương
cháy bỏng của ông đã khiến cho tất cả mọi người xung quanh không cầm được nước
mắt.
Có thể nói nhà văn Nguyễn Quang Sáng thật tài tình khi miêu tả diễn biến tâm lí
nhân vật ông Sáu từ hành động đến tâm trạng, khiến ông hiện lên thật chân thật và
sinh động với một người cha có tình yêu thương con tha thiết sâu nặng.

Đọc thêm:
* Khi ông Sáu trở về chiến trường
- Chia tay đứa con bé bỏng, ông Sáu mang theo nỗi nhớ thương con ra chiến
trường và quyết tâm thực hiện lời hứa với con, ông làm tặng con chiếc lược ngà
- Dõi theo quá trình ông Sáu làm chiếc lược ngà mới thấy bao nhiêu nỗi nhớ, tình
yêu con ông dồn hết vào cây lược ấy. Khi nhặt được một khúc ngà voi, ông hớn hở
như một đứa trẻ mới được quà, sau đó ông ngồi tỉ mỉ giũa từng chiếc răng lược, cố
công như một người thợ bạc.
Ông khắc lên cây lược: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”, mài lược lên tóc để vơi
bớt nỗi nhớ con. Chiếc lược đã trở thành vật thiêng liêng, nuôi dưỡng trong ông tình
cha con.
- Nhưng sự khốc liệt của chiến tranh đã khiến lời hứa của ông Sáu không trọn vẹn.
Cây lược ngà chưa kịp trao tặng cho con thì ông đã hi sinh trong một trận càn . Hành
động lấy cây lược trong túi đưa cho người đồng đội của mình như một cử chỉ, một
lời trăng trối cuối cùng đầy tiếc nuối, thể hiện tình phụ tử bất diệt.
=> Có thể nói câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ ngợi ca tình cha con thiêng
liêng mà còn khơi gợi cho người đọc thấm thía sự mất mát đau thương mà chiến
tranh đã gieo xuống mảnh đất Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
- Xây dựng nhân vật ông sáu, tác giả đã đặt nhân vật vào các tình huống éo le để
khai thác những diễn biến tâm lí, tình cảm; ngôn ngữ lời thoại nhân vật có sự chọn
lọc, chi tiết cụ thể giàu biểu cảm…

You might also like