You are on page 1of 3

Bếp lửa (Bằng Việt)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng sinh 1941, quê ở Hà Tây (Hà
Nội).

- Làm thơ từ đầu 1960 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong
kháng chiến chống Mỹ.

- Hiện là chủ tịch hội liên hiệp VHNT Hà Nội.

2. Tác phẩm

- Sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở
Liên Xô.

- Bài thơ được đưa vào tập "Hương cây - bếp lửa" (1968). Đây là tập
thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

- Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm
với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà. Mạch cảm
xúc của bài thơ đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm
theo dòng hồi tưởng.

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà

- Điệp ngữ “một bếp lửa" diễn tả một hình ảnh rất sâu đậm không
mờ phai trong kí ức về hơi ấm gia đình.

- "Chờn vờn": từ láy tượng hình miêu tả h/ảnh ngọn lửa trong sương
sớm, gợi cảm giác ấm áp , quen thuộc trong mỗi gia đình ở một
miền quê yên tĩnh.

- Từ "ấp iu": vừa gợi tả chính xác công việc nhóm bếp vừa gợi tả bàn
tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
- Cùng xuất hiện với h/ả "bếp lửa" là tình cảm "Cháu thương bà…
nắng mưa".

⇒ H/ả bếp lửa trong kí ức đã đưa cháu trở về với nỗi nhớ
thương bà, gọi về kỉ niệm những năm tháng tuổi thơ bên bà.

2. Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và bếp lửa

- Năm bốn tuổi: nhiều gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn

+ Tuổi thơ có bóng đen của chiến tranh và nạn đói năm 1945. Cụm
từ “đói mòn đói mỏi”, hình ảnh “khô rạc ngựa gầy” diễn tả cái đói
quay quắt, ám ảnh kí ức mỗi người.

+ Kí ức khiến cháu không kìm nén được nỗi xúc động: “nghĩ lại…
sống mũi còn cay”.

- Tám năm kháng chiến, cha mẹ đi công tác không về, cháu được
sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà:

+ Biện pháp liệt kê: “bà kể chuyện, bà bảo cháu, bà dạy cháu, bà
chăm cháu” cho thấy sự chăm chút của bà đối với cháu và niềm biết
ơn vô bờ của cháu đối với bà.

+ Kỉ niệm của hai bà cháu gắn liền với tiếng chim tu hú da diết, khắc
khoải, gợi dậy tình cảnh vắng vẻ của bà và bao nỗi nhớ mong trong
lòng cháu.

+ Giọng điệu thơ tâm tình, câu cảm thán, câu hỏi tu từ càng thể hiện
tình cảm tha thiết của cháu đối với bà.

- Năm giặc đốt làng:

+ Nhà cháy, bà không cho cháu viết thư kể với bố.

+ Các từ “vững lòng, đinh ninh”: gợi thái độ bình tĩnh, can trường của
bà, bà trở thành điểm tựa tinh thần của cả gia đình trong những
ngày bão tố.
⇒ Kỉ nệm tuổi thơ bên bà là những kỉ niệm đẹp, đầy ắp tình bà
cháu, bà nuôi cháu lớn khôn chắp cánh ước mơ cho cháu trện
mọi chặng đường đời.

3. Suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà và bếp lửa

- Hình ảnh “một ngọn lửa”: hình ảnh biểu tượng cho tình yêu, tấm
lòng của bà đối với cháu và cả gia đình.

- Cuộc đời bà:

+ Lận đận, tảo tần, chịu thương chịu khó: “biết mấy nắng mưa”, “mấy
chục năm rồi…”.

+ Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa cho cả gia đình, đó là
ngọn lửa của tình yêu thương, sự đùm bọc sẻ chia, là ngọn lửa cảu
ước mơ khát vọng tuổi thơ. Điệp từ “nhóm”, các từ ngữ “ấp iu nồng
đượm, niềm yêu thương, sẻ chung vui, tâm tình tuổi nhỏ” cho thấy
vai trò to lớn, tình yêu vô bờ bến của bà.

+ Câu cảm đảo trật tự cú pháp “ Ôi...”: nhấn mạnh h/ả “Bếp lửa” của
bà kì lạ, vì nó cháy sáng và ấm áp trong mọi hoàn cảnh; nó nhóm lên
những tình cảm, ước vọng cao đẹp của con người.

⇒ Cháu hiểu bà, thương bà và biết ơn bà vô cùng.

4. Ở nơi xa, cháu luôn nhớ về bà và bếp lửa

- Cháu xa quê, xa bà: “có ngọn khói trăm tàu” - sống trong điều kiện
đủ đầy, hiện đại: “có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”: cuộc sống
ấm êm và vui vẻ.

- Nhưng cháu vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa quê hương. Bài thơ kết
thúc bằng một câu hỏi tu từ, gợi nhiều cảm xúc: nỗi nhớ bà, nhớ bếp
lửa, cũng là nỗi nhớ tha thiết đối với gia đình, quê hương, đất nước…
của người con xa quê.

⇒ H/ả bà trở thành biểu tượng của quê hương đất nước trong
nỗi nhớ của cháu.

III. Tổng kết (SGK/146)

You might also like