You are on page 1of 5

Bếp lửa

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả
- Sự nghiệp: Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng
thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Phong cách: hồn thơ tinh tế, dạt dào cảm xúc, lãng mạn, bay bổng

2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ đượ c sá ng tá c nă m 1963, khi tá c giả đang là sinh viên họ c ngà nh luậ t ở
nướ c ngoà i.
- Bài thơ đượ c đưa và o tậ p Hương câ y – Bếp lử a (1968), tậ p thơ đầ u tay củ a Bằ ng
Việt và Lưu Quang Vũ b, Xuất xứ: In trong tập “Hương cây - Bếp lửa” (1968)
b, Thể loại: Kết hợ p linh hoạ t thể thơ 7 chữ , 8 chữ
c, Bố cục:
- Khổ đầ u: hình ả nh bếp lử a khơi nguồ n cho dò ng cả m xú c hồ i tưở ng về bà.
- 4 khổ tiếp: nhữ ng kỷ niệm ấ u thơ, hình ả nh bà và bếp lử a.
- Khổ 6: nhữ ng suy nghĩ củ a tá c giả về bà và hình ả nh cuộ c đờ i bà .
- Khổ cuố i: nỗ i nhớ củ a chá u về bà và bếp lử a.
d, Mạch cảm xúc:
Bà i thơ là lờ i tâ m sự củ a ngườ i chá u hiếu thả o ở phương xa gử i về ngườ i bà .
Bà i thơ đượ c mở ra vớ i hình ả nh bếp lử a, từ đó gợ i về nhữ ng kỷ niệm tuổ i thơ
số ng bên bà tá m nă m rò ng, là m hiện lên hình ả nh bà vớ i sự chă m só c, lo toan, vâ t
vả và tình yêu thương trìu mến dà nh cho đứ a chá u. Từ nhữ ng kỷ niệm, đứ a chá u
nay đã trưở ng thà nh suy ngẫ m và thấ u hiểu về cuộ c đờ i bà , về lẽ số ng giả n dị mà
cao quý củ a bà . Cuố i cù ng, ngườ i chá u muố n gử i niềm mong nhớ về vớ i bà. Mạ ch
cả m xú c bà i thơ đi từ hồ i tưở ng đến hiện tạ i, từ kỷ niệm đến suy ngẫ m.
e, Ý nghĩa nhan đề:
“Bếp lửa” là mộ t hình ả nh độ c đá o, sá ng tạ o, xuấ t hiện nhiều lầ n trong bà i thơ,
nó vừ a mang ý nghĩa tả thự c, vừ a mang ý nghĩa biểu tượ ng :
- Trướ c hết, đây là một bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi trong mỗi gia
đình của người Việt. Đồ ng thờ i, nó là hình ả nh gắ n vớ i kỉ niệm ấ u thơ về mộ t
ngườ i bà cụ thể, có thậ t củ a tá c giả .
- Bếp lử a là biểu tượng già u ý nghĩa :
+ Bếp lử a gợ i lên sự tần tảo, chăm sóc, yêu thương cuả ngườ i bà dà nh cho
ngườ i chá u trong nhữ ng nă m thá ng đó i nghèo, chiến tranh để trưở ng thà nh và
khô n lớ n.
+ Bếp lử a gợ i lên bao vất vả, cực nhọc của đời bà. Song bà nhó m bếp lử a
cũ ng chính là nhó m lên sự số ng, niềm vui, niềm tin và hi vọ ng cho chá u và o mộ t
tương lai phía trướ c.
+ Bếp lử a cò n là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn…
đã nâ ng bướ c ngườ i chá u trên suố t hà nh trình dà i rộ ng củ a cuộ c đờ i.
g, Phương thứ c biểu đạ t: Biểu cả m+ Tự sự + Miêu tả + Nghị luậ n
f, Chủ đề:
Qua hình ả nh bếp lử a- ngọ n lử a, tá c giả thể hiện long thương nhớ và biết ơn bà
củ a đứ a chá u đi xa, đồ ng thờ i nó i lên tình yêu thiết tha đố i vớ i gia đình, quê
hương, đấ t nướ c.
* Khái quát: Bà i thơ “Bếp lử a” củ a Bằ ng Việt sá ng tá c nă m 1963, khi tá c giả là
sinh viên du họ c ở Liên Xô và bắ t đà u đến vớ i thơ. Bà i thơ in trong tậ p “ Hương
câ y- Bếp lử a” (1968), là tậ p thơ đầ u tay củ a Bằ ng Việt và Lưu Quang Vũ .
Qua dò ng hồ i tưở ng và suy ngầ m củ a ngườ i chá u đã trưở ng thà nh, bà i thơ gợ i lạ i
nhữ ng kỉ niệm xú c độ ng tình bà chá u, thể hiện tình cả m kính yêu và biết ơn vô
hạ n củ a chá u đố i vớ i bà, cũ ng là đố i vớ i quê hương, đấ t nướ c.

II. Tìm hiểu chi tiết


1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng cảm xúc
- 3 câu thơ đầu của bài thơ gợi ra một hình ảnh bình dị, quen thuộc, đó
là hình ảnh “bếp lửa” - một hình ảnh khơi nguồn cảm xúc:
+ 3 câu thơ đầu 2 lần điệp ngữ: “Một bếp lửa” vang lên như 1 tiếng
điệp khúc vang lên của nỗi nhớ tha thiết, cháy bỏng, một hình ảnh ám
ảnh tuổi thơ.
+ Hình ảnh “bếp lửa” được thể hiện qua từ ngữ hết sức gợi cảm: “Chờn
vờn” và “ấp iu”
 “Chờn vờn”: gợi ra hình ảnh ngọn lửa bập bùng trong màn sương sớm
 “Ấp iu”: là 1 từ tượng hình gợi chi chút, khéo léo, kiên nhẫn của bà khi nhóm
lửa
+ Hình ảnh “nắng mưa” là một hình ảnh ẩn dụ chỉ cuộc đời của bà đầy
vất vả, gian lao và khó nhọc.
+ Nhớ về hình ảnh bếp lửa, người cháu phương xa lại nhớ về bà, bao
nhiêu niềm thương nỗi, bao nhiêu cảm xúc dồn nén đọng lại trong 1
từ “thương”. Cháu thương cuộc đời vất vả, khổ nhọc của bà.
 3 câu thơ nửa đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng những kí ức, hồi
tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà.

2. Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà

a, Kỉ niệm lên 4 tuổi


- Kỉ niệm đầu tiên hiện trong kí ức của người cháu là về những năm tháng tuổi
thơ nhọc nhằn, cơ cực của 1 thời ấu thơ. Nó trở thành 1 nỗi ám ảnh không
nguôi ngoai trong tâm trí người cháu
- Không chỉ có khói bếp hằn in trong tâm trí mà đó là những năm tháng “đói
mòn, đói mỏi”. Thành ngữ ấy được tách ra từ từ láy “mòn mỏi” khiến cái đói
càng trở nên dai dẳng. Câu thơ khiến chúng ta liên tưởng đến thời điểm lịch sử
(cuối 1914 - đầu 1945) khiến hơn 2 TRIỆU đồng bào bị chết đói - những năm
tháng đau thương, đói khổ của dân tộc.
- Những kỉ niệm ấy vẫn còn nguyên vẹn in sâu trong tâm trí của nhà thơ:
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Cái “cay” đó là cái cay trong cảm nhận ngày xưa khi cháu nhóm bếp cùng bà
hay cũng chính là cái “cay” của dòng cảm xúc nghẹn ngào khi nhớ về kỉ niệm
tuổi thơ. Kỉ niệm ấy có sức ám ảnh ghê gớm . Cho dù năm tháng trôi qua
nhưng kí ức ấy trở thành một vết thương không nguôi ngoai.
b, Kỉ niệm 8 năm cùng bà nhóm lửa
- Khổ thơ tiếp theo là lời tự bạch của người cháu về kỉ niệm 8 năm dòng cùng bà
nhóm lửa. 8 năm ấy là quãng thời gian kéo dài suốt hành trình của cuộc kháng
chiến chống Pháp. Trong hoàn cảnh ấy, bố mẹ đi công tác xa nhà, chỉ có 2 bà
cháu sống cùng với nhau ở nơi miền quê.
- Nhớ vì kỉ niệm tuổi thơ, dòng hồi tưởng của người cháu gắn liền với âm thanh
của tu hú. Đoạn thơ có 11 câu mà âm thanh ấy vang vọng đến 4 lần. Âm thanh
ấy còn gợi ra khung cảnh làng quê, đồng thời cũng gợi lên cảnh côi cút, vắng
vẻ của bà cháu. Âm thanh ấy như khắc khoải điều gì, da diết lắm khiến lòng
người trỗi dậy những hoài niệm nhớ về tiếng tu hú đã trở thành điệp khúc “trở
đi trở lại” trong bài thơ.
- Nhớ về âm thanh tu hú, người cháu lại nhớ về người bà kính yêu:
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
Bà giữ vai trò quan trọng là cha, là mẹ, là thầy. Tuổi thơ cháu vốn lớn lên trong
tình yêu, chăm sóc, che chở, dạy dỗ của bà. Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc
cho cháu.
- Cảm ơn về công lao của bà, người cháu lại càng thương bà:
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Người cháu được sống trong sự yêu thương chăm sóc của bà càng chạnh lòng
thương con tu hú bé nhỏ, thiệt thòi. Càng thương con tu hú bao nhiêu cháu lại
càng biết ơn bà bấy nhiêu.

c, Kỉ niệm năm giặc đốt làng


- Kỉ niệm “năm giặc đốt làng cháy tàn cháy lụi” gợi ra một khung cảnh làng quê
tiêu điều, xơ xác sau trận cháy.
- Hình ảnh người bà hiện lên ngày càng rõ nét, cụ thể với nhiều phẩm chất đáng
quý. Trong những năm tháng chiến tranh cú liệt nhưng bà vẫn bình tĩnh, vững
lòng, đinh ninh. Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu. Nhà bị Tây đốt,
nhưng bà căn dặn cháu:
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên?
- Lời bà dặn cháu vi phạm phương châm về chất nhưng ta thấy bà hiện lên là 1
người giàu đức hi sinh thương con yêu nước. Bà không muốn con lo lắng việc
gia đình để tập trung vào công việc kháng chiến, bà là hình ảnh của bà mẹ Việt
Nam anh hùng, một người hậu phương vững chắc.

3. Suy nghĩ của cháu về bà và bếp lửa


a, Khổ 5
- Từ những kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu, người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời
bà. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với bếp lửa:
+ Hình ảnh “bếp lửa” được thay thế = “ngọn lửa”. Cụ thể hơn mang ý
nghĩa ẩn dụ tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sức sống. Đó là
ngọn lửa của tình yêu, ngọn lửa của lòng bà ấm áp, ngọn lửa trong
sáng mãnh liệt. Ngọn lửa ấy lòng bà luôn ủ sẵn, một ngọn lửa truyền
đời bất diệt. Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu ấm áp bà
dành cho cháu.
 Như vậy, bà không chỉ là người nhóm lửa, thắp lửa mà bà còn là người truyền
lửa. Lửa ấy là lửa của niềm tin, lửa của sự sống, lửa mà bà truyền đến cái thế
hệ mai sau.
b, Khổ 6
- Từ những suy ngẫm về bà, người cháu tiếp tục suy ngẫm về công việc và cuộc
đời của bà:
+ Thành ngữ “biết mấy nắng mưa” lại một lần nữa trở lại kết hợp với đảo ngữ
“lận đận” nhấn mạnh hơn về cuộc đời đầy gian truân, vất vả những lận đận cơ cực
của bà.
+ Suốt mấy chục năm, bà luôn giữ thói quen dậy sớm để làm 1 công việc thầm
lặng - nhóm bếp lửa. Bà hiện lên với những đức tính đáng quý: tần tảo, chịu
thương, chịu khó nhẫn nại.
+ Bà nhóm bếp là những điều tốt đẹp. Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần , được
dựng với 2 lớp nghĩa:
 “nhóm bếp lửa” và “nhóm bếp xôi gạo” được dùng với nghĩa gốc chỉ hoạt động
riêng hoặc bật lửa châm vào giấy, củi... cho lửa cháy lên nấu ăn và sưởi ấm.
 “nhóm niềm yêu thương” “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” đọ dùng với
nghĩa ẩn dụ cơ nghĩa là bà đã nhóm lên khơi dậy tình yêu, sự chia sẻ và đánh
thức tâm hồn tuổi thơ cháu.
+ Từ những suy ngẫm về bà và bếp lửa, người cháu không kìm được xúc động.
Câu thơ cảm thán “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa” với cấu trúc đảo ngữ thể
hiện được sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như khám phá được điều kì diệu giữa cuộc
đời bình dị.

4. Nỗi nhớ bà trong xa cách


- Khổ thơ cuối là lời tự bạch của người cháu đã đi xa khi trưởng thành
người bà kính yêu của mình:
+ Giờ cháu đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Giữa câu thơ có dấu chấm như một khoảng lặng bao la và đó chính là
khoảng cách của không gian giữa cháu và bà.
+ Biện pháp liệt kê, điệp từ “có” “trăm” nhằm diễn tả cuộc sống tiện
nghi, đầy đủ, hiện đại của người cháu ở khung trời xa lạ
+ Mặc dù người cháu năm xưa giờ đã lớn khôn trưởng thành, được
chắp cánh bay xa tới những khung trời rộng lớn, niềm vui rộng mở
nhưng cháu vẫn không nguôi quên bếp lửa. Bài thơ kết thúc bằng một
câu hỏi tu từ:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa
Câu hỏi ấy gợi cho người đọc cảm nhận như có một nỗi nhớ khắc
khoải, thường trực, khôn nguôi luôn nhớ về bà. Nhớ về bà cũng chính
là nhớ về quê hương, đất nước, cội nguồn. Đó là truyền thống đạo lí
tốt đẹp của người Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”.

You might also like