You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ VẬT LÍ 9

Câu 1: Công thức nào sau đây là công thức tính công của dòng điện?
A. A= UIt B. A= I2Rt C. A=P. t D. Ba đáp án còn lại đều đúng.
Câu 2: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu
hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:
A. 1A. B. 1,5A C. 2A D. 3A
Câu 3: Đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi
dây dẫn đó và tính giá trị U/I, ta thấy giá trị U/I:
A. càng lớn nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn càng lớn.
B. không xác định đối với mỗi dây dẫn.
C. càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng nhỏ.
D. càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng lớn.
Câu 4: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ?
A. Q = I².R.t B. Q = I.R².t
C. Q = I.R.t D. Q = I².R².t
Câu 5: Hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn tăng lên gấp 2 lần thì cường độ dòng điện qua dây đó:
A. tăng lên 2 lần B. giảm đi 2 lần C. tăng lên 4 lần D. giảm đi 4 lần
Câu 6 : Một bóng đèn loại (12V- 12W) mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Công suất tiêu thụ của
đèn khi đó là:
A. 3W B. 6W C. 9W D. 12W
Câu 7: Hai dây cùng chất, tiết diện bằng nhau và dây 1 dài gấp 3 lần dây 2. Kết luận nào sau đây là
đúng?
A. R1 = 2R2 B. R1 = 4R2 C. 3R1 = R2 D. R1 = 3R2
Câu 8:
Cho mạch điện như hình vẽ.
Biết bóng đèn ghi 12V - 6W
R2 = R3 = 20 Ω
UAB = 15V
Số chỉ Ampe kế là:

A. 0,44A B. 0,54A C. 0,65A D. 0,75A


Câu 9: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 = 6 Ω , R2 = 3 Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có
hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là:
A. R = 9 Ω , I = 0,6A B. R = 9 Ω , I = 1A
C. R = 2 Ω , I = 1A D. R = 2 Ω , I = 3A
Câu 10: Mỗi số trên công tơ điện tương ứng với
A. 1 Wh B. 1 kWh C. 1 Ws D. 1 kWs
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua một dây
dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?
A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây
dẫn đó.
C. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
Câu 12: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R=80 và cường độ dòng điện qua bếp
khi đó là I=2,5A.. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1giây là:
A. 200J. B. 300J. C. 400J. D. 500J.
Câu 13: Khi đặt vào hai đầu một đoạn mạch hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn
mạch là 0,5A. Công suất của đoạn mạch khi đó là:
A. 6W B. 60W C. 6J D. 60W
Câu 14: Nam châm vĩnh cửu có thể hút được các vật nào sau đây?
A. Sắt, đồng, bạc. C. Sắt, nhôm, vàng.
B. Sắt, thép, niken. D. Nhôm, đồng, chì.
Câu 15: Bình thường kim nam châm chỉ hướng:
A. Bắc – Nam. C. Đông – Nam.
B. Tây – Bắc. D. Tây - Nam.
Câu 16: Trong giờ thực hành vật lí, thầy Hà làm một thí nghiệm để xác định cực của kim nam châm.
Thí nghiệm được mô tả như hình vẽ. Khi thầy Hà đóng công tắc K thì cực X của kim nam châm bị hút
lại gần đầu B của ống dây. Hai cực X, Y là cực gì?

A. X là cực Bắc, Y là cực Nam.


B. X là cực Nam, Y là cực Bắc.
C. Không xác định rõ được các từ cực của nam châm.
D. X, Y đều cùng một từ cực.
Câu 17: Sự tương tác giữa hai nam châm là:
A. các cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau.
B. các cực cùng tên thì đẩy nhau; các cực khác tên thì hút nhau.
C. các cực cùng tên không hút nhau cũng không đẩy nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau.
D. các cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên không hút nhau cũng không đẩy nhau.
Câu 18: Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện
chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?
A. Chiều của dòng điện trong ống dây.
B. Chiều của lực điện từ lên nam châm thử.
C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây.
D. Chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
Câu 19: Nhờ vào hiện tượng nào sau đây người ta kết luận quanh dây dẫn có dòng điện có từ trường?
A. Dây dẫn hút dây dẫn khác có dòng điện.
B. Dây đẩy dây dẫn khác có dòng điện.
C. Dòng điện làm lệch kim nam châm ban đầu đặt song song với dây dẫn.
D. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn song song với dây dẫn.
Câu 20: Hãy cho biết hình nào vẽ đúng chiều của đường sức từ? - B
Câu 21: Để xác định cực từ của một kim nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như
hình vẽ. Dựa vào thí nghiệm các cực của thanh nam châm là:

A. Đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B là cực Bắc.
B. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B là cực Nam.
C. Đầu B của thanh nam châm là cực Nam, đầu A là cực Nam.
D. Đầu B của thanh nam châm là cực Bắc, đầu A là cực Nam.
Câu 22: Quan sát từ phổ ta sẽ biết được:
A. tên các cực của nam châm. C. vị trí các cực của nam châm.
B. nguồn gốc của nam châm. D. vật liệu làm nam châm.
Câu 23: Độ dày, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?
A. Chỗ đường sức từ càng dày thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh.
B. Chỗ đường sức từ càng dày thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn.
D. Chỗ đường sức từ càng dày thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.
Câu 24: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường:
A. Dùng Ampe kế. B. Dùng Vôn kế.
C. Dùng kim nam châm có trục quay. D. Dùng áp kế.
Câu 25: Một đèn dây tóc có ghi (12V - 6W) cường độ dòng điện qua dây tóc khi đèn sáng bình thường
là :
A. 2A B. 1,5A C. 1A D.0,5
Câu 26: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều
đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:
A. cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.
B. cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
C. cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.
D. cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.
Câu 27 Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho:
A. tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây.
B. tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây.
C. tính cản trở electron nhiều hay ít của dây.
D. tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.
Câu 28 Nội dung định luật Ohm là:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với
điện trở của dây.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và
không tỉ lệ với điện trở của dây.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ
lệ thuận với điện trở của dây.
Câu 29 Biểu thức đúng của định luật Ohm là:
A. . B. . C. . D. U = I.R.
Câu 30 Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện
trở là
A. 3,6V. B. 36V. C. 0,1V. D. 10V
Câu 31: Trên một bóng đèn có ghi 110V – 55W. Điện trở của nó là
A. 0,5 Ω. B. 27,5 Ω. C. 2,0 Ω. D. 220 Ω.
Câu 32: Cần làm một biến trở có điện trở lớn nhất là 45 Ω bằng dây dẫn Nikelin có điện trở suất là
0,4.10–6 Ωm và tiết diện 0,5 mm². Tính chiều dài của dây dẫn
A. 56,25 m B. 30 m C. 12 m D. 21 m
Câu 33: Mắc ba điện trở R1 = 2 Ω, R2 = 3 Ω, R3 = 6 Ω song song với nhau vào mạch điện U = 6 V.
Cường độ dòng điện qua mạch chính là
A. 12 A. B. 6,0 A. C. 3,0 A. D. 1,8 A.
Câu 34 Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường
độ 0,3A. Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là:
A. 0,2A. B. 0,5A. C. 0,9A. D. 0,6A.
Câu 35: Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 5V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu
điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó là:
A. 25mA. B. 80mA. C. 110mA D.120mA
Câu 36: Trên thanh nam châm, chỗ hút sắt mạnh nhất là:
A. tại điểm giữa thanh nam châm. C. tại cực Bắc của thanh nam châm.
B. tại cực Nam của thanh nam châm. D. tại hai cực từ của thanh nam châm
Câu 37: Nam châm vĩnh cửu có đặc tính:
A. hút đồng. C. hút sắt.
B. hút gỗ. D. hút vàng.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nam châm?
A. Nam châm luôn có hai cực Bắc và Nam.
B. Nam châm có tính hút được sắt, niken.
C. Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau.
D. Khi bẻ đôi một nam châm, ta được hai nam châm khác.
Câu 39: Ở đâu không có từ trường?
A. Xung quanh một nam châm. C. Xung quanh một dây dẫn có dòng điện chạy qua.
B. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Mọi nơi trên Trái Đất.
Câu 40: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn được bố trí:
A. song song với kim nam châm. C. vuông góc với kim nam châm.
B. tạo với kim nam châm một góc nhọn. D. tạo với kim nam nam châm một góc bất kỳ.
Câu 41: Người ta có thể dùng nam châm thử để:
A. nhận biết từ phổ của nam châm. C. nhận biết từ tính của nam châm.
B. nhận biết chiều của đường sức từ của nam châm. D. nhận biết từ trường của nam châm
5

You might also like