You are on page 1of 3

Làng

I. TÌM HIỂU CHUNG


1. Tác giả: Kim Lân (1920-2007)
 Tên thật: Nguyễn Văn Tài
 Quê: Từ Sơn – Bắc Ninh
 Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về nông thôn và nông dân
 Tác phẩm tiêu biểu: Làng, Vợ nhặt
 Được xếp vào hàng những cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của nền văn xuôi hiện
đại Việt Nam
2. Tác phẩm
 HCST: truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp,
đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948
 Thể loại: Truyện ngắn
 PTBĐ: Tự sự
 Ngôi kể, người kể và Tác dụng
+ Kể bằng ngôi thứ 3 nhưng điểm nhìn di chuyển vào nhân vật ông Hai
+ Tác dụng:
 Tạo tính khách quan, đi sâu vào diễn biến tâm lý nhân vật một cách cụ thể và tinh tế
 Thay đổi linh hoạt từ không gian này đến không gian khác
 Chủ đề truyện:
Ca ngợi tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước và tinh thần ủng hộ kháng chiến
của những người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp
 Tình huống:
Tình huống độc đáo, bất ngờ, gay gắt: Ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo
giặc
 Tác dụng: Bộc lộ chủ đề tác phẩm “Làng” diễn ra chân thực, sắc sắc tình yêu làng quê,
tinh thần yêu nước và kháng chiến của ông Hai
 Ý nghĩa nhan đề:
+ LÀNG là một danh từ chung mang ý nghĩa khái quát
+ Kim Lân đặt tên là “Làng” (chứ không phải “Làng Chợ Dầu”) vì truyện đã khai thác
một tình cảm bao trùm, phổ biến trong tâm hồn người dân Việt Nam thời kì kháng chiến
chống Pháp: tình yêu, gắn bó sâu nặng với quê hương, đất nước
+ Nhan đề “Làng” gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác
thành công nhất của Kim Lân
+ Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng gắn bó hoà hợp
với tình yêu đất nước thời kì kháng chiến của người nông dân Việt Nam  Tính chất
chung của người Việt Nam

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT


1. Nhân vật ông Hai: Yêu làng + Yêu nước
“Bệnh khoe làng”
Ông Hai rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình  đi đâu, gặp ai ông cũng
khoe làng  Khoe nhiều đến nỗi thành bệnh
Trước cách mạng Sau cách mạng
Ông Hai khoe làng giàu có, trù phú, nhà Ông Hai lại tự hào rằng làng mình là làng
ngói san sát, đường làng lát toàn đá xanh; kháng chiến với những hào, những ụ dọc
đi từ đầu làng đến cuối ngõ không hề lấm ngang khắp làng, với phòng thông tin
chân tuyên truyền to nhất vùng
 
YÊU LÀNG YÊU LÀNG, YÊU NƯỚC

TINH THẦN KHÁNG CHIẾN


Khi mới nghe tin Những ngày sau đó Khi bị dồn vào bế Lúc tin được cải
-Ông bàng hoàng, -Cái tin dữ kia trở tắc chính
sững sờ: cổ nghẹn thành nỗi ám ảnh, -Mụ chủ nhà đánh Ông Hai hả hê,
ắng, da mặt tê rân khiến ông Hai xấu tiếng đuổi đi  sung sướng  đi
rân, ông lặng đi, hổ, day dứt  không biết đi đâu về khắp nơi báo tin
tưởng đến không thở không dám đi đâu, đâu  Nghĩ đến việc Việc báo tin cải
được không dám gặp ai, về làm rồi dập tắt ý chính bắt đầu
-Ông không tin, hỏi không dám cả nói nghĩ đó đi bằng việc khoe
lại to  Quyết định: Thù nhà bị Tây đốt
-Nhưng người đàn -Suốt ngày chỉ ru làng
bà khẳng định chắc rú ở trong nhà, 
chắn  ra về trong nghe ngóng ra bên Yêu nước > Yêu
sự xấu hổ, cúi gằm ngoài làng
mặt mà đi Đặt tinh thần dân tộc
lên trên lợi ích cá
nhân

 Bằng việc thành công trong xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lý và
ngôn ngữ nhân vật, tác giả đã thể hiện chân thực, sâu sắc, cảm động, tình yêu làng quê và lòng
yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân
2. Cuộc trò chuyện với con trai út của ông Hai
*Hoàn cảnh:
- Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã trở thành nỗi ám ảnh, day dứt, khiến ông Hai xấu
hổ, nhục nhã  không dám đi đâu, gặp ai
- Mâu thuẫn giữa yêu làng X yêu nước
*Nội dung:
- Trong cuộc trò chuyện, ông Hai hỏi con những điều bình dị về gia đình, làng quê
- Khi đứa con nói “Có” muốn về làng Chợ Dầu  ông ôm khít thằng bé vào lòng, ôm
khít một lúc lâu
 Lời con chạm đến tiếng lòng của ông Hai: ông cũng nhớ làng, hướng về làng
- Khi đứa con “mạnh bạo và rành rọt” giơ tay lên khẳng định “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh
muôn năm”  nước mắt ông giàn ra, ông thủ thỉ “Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ”
+ Những giọt nước mắt: tình cảm chân thành, sâu sắc
+ Lời thủ thỉ với con: Lời đối thoại mà như độc thoại
 Bộc bạch chân thành tình cảm từ đáy lòng
*Nhận xét:
Trò chuyện với con  thực chất là ông Hai giãi bày lòng mình  Nỗi khổ trong lòng ông
được vơi đi
 Qua cuộc trò chuyện, bằng hình thức ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ đậm chất khẩu.
ngữ, tác giả đã thể hiện thật xúc động tình yêu sâu sắc của ông Hai với làng Chợ Dầu,
lòng trung thành của ông với cách mạng
3. Việc ông Hai khoe nhà bị đốt
*Hoàn cảnh: Sau chuỗi ngày sống trong dằn vặt, day dứt, ám ảnh, lo sợ vì cái tin làng Chợ
Dầu theo giặc, đến khi được nghe tin cải chính, ông Hai vui mừng, hớn hở đi khắp nơi báo
tin
*Nội dung:
- Việc báo tin cải chính lại bắt đầu bằng việc khoe nhà bị đốt: “Tây nó đốt nhà tôi rồi. Đốt
nhẵn”
- Việc khoe được lặp lại nhiều lần, với nhiều người
- Thái độ hả hê, sung sướng “Ông Hai cứ múa tay lên khoe”
*Nhận xét:
- Hành động của ông Hai đi ngược lại với tâm lý thông thường của nguời đời
+ Với nông dân, nhà là tài sản quý nhất  mất nhà là tổn thất lớn
 Nếu người ta có đau buồn, khóc lóc, than trách cũng là điều bình thường
+ Ông Hai mất nhà lại vui mừng sung sướng, đi khoe khắp nơi
-Hành động tưởng chừng vô lý nhưng lại rất hợp lý
+ Nhà ông bị đốt – chứng tỏ làng không theo giặc
+ Với ông Hai, nhà cũng là tài sản lớn nhưng không quý bằng danh dự của làng, không quý
bằng cái tiếng được trở lại trong sạch của làng
 Qua việc sử dụng hình thức đối thoại, ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và miêu tả tâm lý
nhân vật sinh động, tác giả Kim Lân đã khắc hoạ tình yêu làng, yêu nước sâu sắc và đặc biệt
của ông Hai

You might also like