You are on page 1of 5

Câu 1:

1, Nhân tố sinh thái hay còn gọi là nhân tố môi trường. Là những yếu tố trong môi trường
có tác động đến quá trình sống của sinh vật, dù trực tiếp hay gián tiếp.
- Nhân tố sinh thái vô sinh: tất cả các nhân tố vật lí hay hoá học từ mt (ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm, …)
- Nhân tố sinh thái hữu sinh: bao gồm thế giới hữu cơ của mt và MQH giữa sv và sv
Đối với quần thể sv:
+ nhân tố vô sinh sẽ ghạn sự sinh trưởng của quần thể sv
+ nhân số vô sinh tạo sự biến động quần thể theo chu kì hoặc ko theo chu kì
2, Tên MQH:
+ hươu và linh dương: ức chế cảm nhiễm
+ linh dương với hổ: sinh vật này ăn sinh vật khác
Vai trò:
+ giúp tận dụng tối đa nguồn sống
+ tạo nên sự đa dạng về loài của QX -> ổn dịnh QX
- Động lực cho tiến hoá
+ cạnh tranh là áp lực chọn lọc
+ chọn lọc biến dị cá thể -> phân loại thức ăn, khi vực kiếm ăn -> động lực tiến hoá
3, Theo đề bài
Lần 1: 13.6:3 = 26
Lần 2: 9.12:4 = 27
Lần 3: 12.7:3=28
Lần 4: 10.9:3=30
Lần 5: 10.16:5 = 32
Lần 6: 9.11:3 = 33
 Ta thấy số lượng cá thể chim trĩ đang tăng dần

Câu 2:
1, Đặc trưng cơ bản của quần thể người:
+ tỉ lệ giới tính
+ tphần nhóm tuổi
+ mật độ
+ phân bố QT
+ tăng trưởng QT
+ pháp luật
+ kinh tế
+ hôn nhân
+ giáo dục
+ văn hoá
Quần thể người có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có là do con người
có hệ thần kinh phát triển cho phép con người có tư duy, có trí thông minh sáng tạo, luôn
làm việc có mục đích nên con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái
trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.

2, Sói ăn thịt thỏ, khi mà di chuyển sói đi thi số luợng thỏ tăng hơn trước đó, mà cho cừu
vào, do cừu cũng ăn cỏ nên ban đầu khi lượng thức ăn còn dồi dào, số luợng 2 loài này
vẫn đang tăng, sau đó, nguồn thức ăn giảm, số lượng lại đông => lượng thức ăn cung cấp
không đủ => số lượng giảm.
Câu 3:
1, Nguyên nhân bên ngoài: do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí (tia phóng xạ, tia
gamma, …) hoá học ( 5QBU, adein) sinh học (virut)
Nguyên nhân bên trong: do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào
2, Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng thì gen lặn biểu hiện ra kiểu hình
khi:
- Đột biến NST dạng mất đoạn: Aa (2n) -> Oa (2n)
- Đột biến sl NST dạng dị bội 2n-1 (Oa)
- Gen nằm trên NST giới tính vùng ko tương đồng XaY; Xya
- Đột biến gen trội thành lặn (Aa -> aa)
- Biểu hiện phụ thuộc vào giới tính
- In vết gen
3, tên loại đột biến làm xuất hiện tinh trùng nói trên: đột biến cấu trúc NST dạng mất
đoạn
Các kiểu gen còn lại:
+ ABCDE và fghik
+ ABCDE và FGHIK
+ abcde và FGHIK
+ abcde và fghik
Câu 4:
1, Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì đột biến gen thể hiện ra kiểu hình.
Chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời
trong điều kiện tự nhiên => gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein.
2, - Đột biến gen có ý nghĩa với chăn nuôi, trồng trọt vì đột biến gen làm xuất hiện các
biến dị di truyền, làm nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hoá
- Đa số các đột biến là gen lặn và có hại nhưng chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở
trạng thái đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. Qua quá trình giao phối,
nếu gặp tổ hợp gen thích hợp thì một gen có hại cũng có thể có lợi. Trong thực tế người
ta thường gặp những đột biến có lợi cho bản thân sinh vật và cho con người.
3, Nhân con biến mất trong quá trình phân bào do có thành phần chính là rARN. Khi xảy
ra quá trình phân bào sẽ cần một lượng lớn protein để hình thành thoi vô sắc và cromatit,
nên rARN sẽ tạo nên ribosome là nơi tổng hợp protein nên biến mất. Khi phân bào xong,
qua phiên mã sẽ tạo ra các ARN trong đó có rARN sẽ tích tụ lại tạo thành nhân con chuẩn
bị cho lần phân bào sau
Câu 5:
1, - ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học là C, H, O, P, N.
- ADN là loại phân tử lớn (đại phân tử), có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là
nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit gồm:
 Đường đêôxiribôzơ: C5H10O4
 Axit phôtphoric: H3PO4
 1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X ). Trong đó A, G có kích thước lớn  còn T, X
có kích thước bé hơn.
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo
chiều từ trái sang phải (xoắn phải): 1 vòng xoắn có:
+10 cặp nuclêôtit.
+ Dài 34 Ăngstrôn
+ Đường kính 20 Ăngstrôn.
- Liên kết trong 1 mạch đơn: nhờ liên kết hóa trị giữa axít phôtphôric của nuclêôtit với
đường C5 của nuclêôtit tiếp theo.
- Liên kết giữa 2 mạch đơn: nhờ mối liên kết ngang (liên kết hyđrô) giữa 1 cặp bazơ
nitríc đứng đôi diện theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô hay
ngược lại; G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô hay ngược lại).
- ADN là đại phân tử hữu cơ có khối lượng và kích thước lớn. ADN có tính đa dạng và
đặc trưng cho loài.
2, - ADN có tính đa dạng vì:
+ số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit khác nhau.
+ Vị trí: nhân/ti thể/ lục lạp/ tế bào chất.
+ Loại ADN khác nhau: 1 mạch/2 mạch; xoắn/ thẳng.
- ADN có tính đặc trưng cho loài vì ADN được sinh ra nhờ quá trình nhân đôi từ phân tử
ADN trước đó. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc
bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn nên ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. Nhờ đó
mà ADN giữ vững được tính đặc trưng của loài.
* Tính đặc trưng của ADN được thể hiện ở:
- Đặc trưng về cấu trúc: số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các nu trên ADN.
- Đặc trưng về hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
- Đặc trưng về tỉ lệ (A+T)/ (G+X)
3, - Có khả năng hình thành các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung với các phân tử
axit nucleic cùng hay khác loại tạo thuận lợi cho hoạt động chức năng của các ARN.
+ Sự liên kết rARN với nhau đưa đến sự tổ hợp các tiểu phần lớn và nhỏ tạo ra riboxom
hoàn chỉnh để tổng hợp protein.
+ Sự liên kết giữa bộ ba đối mã (mã đối) của tARN với bộ ba mã sao của mARN để tổng
hợp chuỗi polipeptit.
+ Sự bắt cặp bổ sung giữa ARN trong thành phần thể cắt nối (enzim cắt nối) với tiền
mARN giúp định vị chính xác vị trí cắt bỏ các intron và nối các exon để tạo mARN
trưởng thành để tham gia vào quá trình dịch mã.
- Có cấu trúc mạch đơn nên một vùng trên phân tử có thẻ bắt cặp bổ sung với một vùng
khác của chính phân tử đó để tạo nên cấu trúc không gian đặc thù để thực hiện chức năng
nhất định.

Câu 6:
1, Đột biến gen là các biến đổi trong cấu trúc gen liên quan đến 1 hay 1 số cặp nu, bao
gồm các dạng: mất 1 cặp nu, thêm 1 cặp nu, thay thế 1 cặp nu
Vai trò:
 * Đối với tiến hóa:

    Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.

 * Đối với thực tiễn:

   Đột biến gen cũng cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống. Vì vậy, ở một số đối
tượng như vi sinh vật và thực vật, các nhà khoa học thường chủ động sử dụng các tác
nhân đột biến để tạo ra các giống mới.

2,
Cặp vợ chồng bình thường -> người bố có KG XAY và người mẹ có KG XAXa
Con gái bị bệnh tơcnơ -> chỉ có 1 NST giới tính X
Con gái bị bệnh máu khó đông -> alen trên NST giới tính X là alen lặn
 Rối loạn giảm phân tạo giao từ của bố cho 1 giao tử n+1 và n-1; giao từ n-1 kết
hợp với giao từ Xa của mẹ tạo hợp tử nguyên phân thành người con
P: XAY (bth) x XAXa (bth)
Gp: XAY; 0 XA; Xa
F1: XAXAY; XAXaY; XA0; Xa0

3,
a, Tế bào cây thứ nhất đang ở kì giữa quá trình nguyên phân
Tế bào cây thứ 2 đang ở kì sau quá trình nguyên phân
Tế bào cây thứ 3 đang ở kì đầu quá trình nguyên phân
b, Cây thứ nhất -> 2n=15 -> đây là đột biến dạng thể một 2n-1( do sự kết hợp giữa 1 giao
tử bình thường và 1 giao tử bất thường ko có NST số 3 tạo hợp tử chỉ có 1 NST số 3)
Cây thứ hai -> 4n=26 -> 2n = 13 -> đột biến dạng thể không 2n-2( do sự kết hợp giữa 2
giao tử bất thường ko có NST số 3 tạo hợp tử ko có NST số 3)
Cây thứ 3 -> 2n=16 -> đột biến dạng thể ba 2n+1 ( do sự kết hợp giữa 1 giao tử bình
thường và 1 giao tử bất thường có 2 NST số 3 -> tạo hợp tử có 3 NST số 3)

Câu 7:
1,
Ta có:
+ rA = T gốc = 250 Nu
+ rG = X gốc = 600 Nu
Mà X2= 300 Nu ⇒ Mạch 1 là mạch gốc
G = X = X1 + X2 = 600 + 300 = 900 Nu
- Theo bài ra, ta có:
2A + 3G = 3900 Nu
⇒ A = T = (3900 - 900 x 3) : 2 = 600 Nu
⇒ T2 = A1 = T - T1 = 600 - 250 = 350 Nu
⇒ X2 = G1 = X - X1 = 900 - 600 = 300 Nu

2, Xét cặp vợ chồng 1 và 2 bthg sinh con 5 bệnh


 Gen gây bệnh là gen lặn (a)
Xét bố 2 kiều hình trội, con gái 5 có KH lặn khác bố => gen không nằm trên NST giới
tính X vùng ko tđ
Do bệnh xuất hiện ở cả 2 giới => gen ko nằm trên NST giới tính Y vùng ko tương đồng
 Gen nằm trên nst thường
 4,5,16 bị bệnh có KG aa
16 có KG aa => 10, 11 cùng có KG Aa
 15 ko bệnh có TLKG 1/3 AA: 2/3 Aa
8 chắc chắn nhận alen a từ 4; mà 8 có KH bthg => 8 có KG Aa
5 có KG aa => 1 và 2 cho giao từ a, 1 và 2 có KH bthg => KG Aa
 7 bthg có TLKG 1/3 AA: 2/3 Aa
 14 ko bệnh có TLKG 2/5AA : 3/5 Aa
SĐL: 14 x 15
P: 2/5AA:3/5Aa (bth) x 1/3AA:2/3Aa (bth)
Gp: 7/10A : 3/10a 2/3A ; 1/3 a
F1: 14/30AA : 13/30 Aa : 3/30aa
 xác suất để cặp vợ chồng III.14 và III.15 sinh con đầu lòng không mang alen gây
bệnh (AA) là 7/15

You might also like