You are on page 1of 4

PHẦN II.

BÀI TẬP THAM KHẢO


A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là
A. nuclêôtít. B. glucôzơ. C. axít amin. D. axít béo.
Câu 2: Trong phân tử ADN KHÔNG có loại nuclêôtit nào sau đây?
A. Xitôzin. B. Timin. C. Uraxin. D. Ađênin.
Câu 3: Loại axit nuclêic nào sau đây vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp
prôtêin?
A. tARN. B. rARN. C. ADN. D. mARN.
Câu 4: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về mối quan hệ giữa gen và tính trạng?
A. mARN → Gen → Prôtêin → Tính trạng
B. Gen → mARN → Prôtêin → Tính trạng.
C. Prôtêin → Gen → mARN → Tính trạng.
D. Gen → Prôtêin → mARN → Tính trạng.
Câu 5: Trong quá trình tổng hợp ARN, ađênin trên mạch khuôn của gen liên kết với loại
nuclêôtit nào trong môi trường nội bào?
A. Uraxin. B. Timin. C. Xitozin. D. Ađênin.
Câu 6: Loại biến dị nào sau đây không di truyền được qua các thế hệ?
A. Biến dị tổ hợp. B. Thường biến. .
C. Đột biến gen. D. Đột biến NST.
Câu 7: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định?
A. Kiểu gen của cơ thể. B. Điều kiện môi trường.
C. Thời kì sinh trưởng. D. Thời kì phát triển.
Câu 8: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của
A. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường
B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.
C. quá trình phát sinh đột biến.
D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.
Câu 9: Thường biến có đặc điểm là những biến đổi
A. đồng loạt, xác định, không di truyền.
B. đồng loạt, không xác định, không di truyền.
C. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền.
D. riêng lẻ, không xác định, di truyền
Câu 10: Dạng đột biến NST nào sau đây đã dẫn đến làm tăng hoạt tính của enzim thủy phân
tinh bột ở một giống lúa mạch?
A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn lớn.
C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn nhỏ.

1
B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Đặc điểm nào của ADN làm cho ADN đa dạng nhưng lại đặc thù?
- ADN có cấu tạo đa phân gồm nhiều đơn phân là các Nuclêôtit: A, T, G, X
- Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các Nuclêôtit quyết định sự đa dạng và đặc thù của
ADN
- Tỷ lệ A+T/G+X là đặc trưng cho loài sinh vật
Câu 2. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
- Quá trình tự nhân đôi:
+ Phân tử ADN tháo xoắn, tách dần nhau thành 2 mạch đơn
+ Các Nu trên 2 mạch liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung
để hình thành 2 mạch mới
+ 2 phân tử ADN con dần được hình thành theo mạch khuôn của mẹ và ngược chiều nhau
=> Kết quả: Qua quá trình tự nhân đôi, từ 1 ADN mẹ ban đầu tạo ra 2 ADN con giống nhau và
giống với ADN mẹ
Câu 3. ADN và  ARN có điểm nào khác nhau cơ bản?

Đặc điểm ADN ARN


Đơn phân 4 loại nucleotit là: A, T, G, X 4 loại nucleotit là: A, U, G, X
Cấu trúc Một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch Một mạch đơn xoắn
không gian liên kết theo nguyên tắc bổ sung
Chức năng Lưu giữ và truyền đạt thông tin di - mARN: Truyền đạt thông tin di
truyền truyền từ gen đến nơi tổng hợp Protein
- tARN: Vận chuyển axit amin
- rARN: Tạo nên riboxom

Câu 4. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng với cơ thể?
- Prôtêin có 3 chức năng:
* Chức năng cấu trúc: Tham gia vào cấu trúc của các bào quan, nhân, màng tế bào
* Chức năng xúc tác: Thành phần của các enzim: tiêu hoá amilaza, pepsin
* Chức năng điều hoà: Thành phần các hoocmôn… -> trao đổi chất của cơ thể, ngoài ra còn tham
gia: kháng thể, dự trữ năng lượng
Câu 5. Trình bày mối quan hệ ADN (gen) → ARNm → Prôtêin.
- Trình tự các Nu trên gen quy định trình tự các Nu trên mARN, quy định trình tự các axit amin
trong chuỗi protein

2
Câu 6. Phân biệt đột biến gen với đột biến NST.
Các dạng đột biến Khái niệm Các dạng đột biến Cơ chế phát sinh
NST
Đột biến gen Những biến đổi Mất, thêm, thay thế 1 ADN Bị chấn thương hoặc bị
bất thường trong hoặc 1 vài cặp Nu sai sót trong quá trình ADN
cấu trúc AND tự sao
tại 1 điểm nào
đó
Đột biến Cấu Những biến đổi Mất, lặp, đảo đoạn NST -Bị đứt 1 đoạn và tiêu biến
Đột trúc NST bất thường trong - Tiếp hợp ko bình thường
biến cấu trúc NST - Bị đứt và đoạn đó quay 180
NST độ và gắn lại vào NST
Đột Dị Những biến đổi Thể dị bội 1 hoặc 1 số cặp NST không
biến số bội bất thường về số 2n-1: thể 1 nhiễm phân ly
lượng lượng NST VD: bệnh Tơc nơ.
NST 2n+ 1: thể tam nhiễm.
VD: bệnh Đao ( 3 NST
21) , siêu
nữ( XXX) ;Claiphento
( XXY)
2n-2: thể khuyết nhiễm
Đa Thể đa bội Toàn bộ các cặp NST không
bội Tam bội: 3n phân ly
Tứ bội: 4n

Câu 7. Thể đa bội khác thể dị bội ở điểm nào?


Câu 8. Phân biệt đột biến với thường biến.

Đột biến Thường biến

Khái Những biến đổi trong vật chất di Những biến đổi kiểu hình của một kiểu
niệm truyền (ADN, NST), khi biểu hiện gen, phát sinh trong quá trình phát triển
thành kiểu hình gọi là thể đột biến. cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Nguyên Tác động của các nhân tố ở môi Ảnh hưởng trực tiếp của môi trường,
nhân trường trong và ngoài cơ thể làm rối không làm thay đổi VCDT.
loạn quá trình nhân đôi ADN hoặc
thay đổi cấu trúc, số lượng NST.
Tính - Mang tính cá biệt ngẫu nhiên, có - Đồng loạt, định hướng, có lợi cho SV.
chất và lợi, có hại hoặc trung tính. - Không di truyền được nhưng đảm bảo
vai trò - Di truyền được, là nguyên liệu của cho sự thích nghi của đời sống cá thể.
chọn giống và tiến hóa.

3
4

You might also like