You are on page 1of 5

SINH HỌC 9 CHK1

Chủ đề: Nhiễm sắc thể


 Những diễn biến cơ bản, nhận biết, kết quả và ý nghĩa các kỳ giảm phân I

Các kỳ Nhận biết Diễn biến của NST

Kỳ trung
Nhiễm sắc thể nhân đôi
gian

- Các NST đóng xoắn và co ngắn


Kỳ đầu - Các NST kép trong cặp tương đồng liên hợp và bắt chéo nhau
(2n kép)

Các cặp NST kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích
Kỳ giữa
đạo của thoi phân bào (2n kép)

Các cặp NST kép tương đồng phân ly độc lập về 2 cực tế bào (2n
Kỳ sau
kép)

Các NST kép nằm trong 2 nhân mới với số lượng là bộ đơn bội kép
Kỳ cuối
(n kép)

Từ 1 tế bào mẹ (2n NST), qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế
Kết quả
bào con đều mang bộ NST đơn bội (n NST)
Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phong phú, làm nguyên liệu cho chọn
Ý nghĩa
giống và tiến hoá.
 Phân biệt các kỳ, kết quả của nguyên phân – giảm phân I
Dựa
Nguyên phân Giảm phân I
trên
Kỳ trung
NST có nhân đôi
gian
Kì đầu Không có sự tiếp hợp NST Có sự tiếp hợp NST.
NST xếp thành một hàng ở NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích
Kì giữa
mặt phẳng xích đạo đạo.
Các kỳ
Mỗi NST kép tách thành hai
Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương
Kì sau NST đơn và di chuyển về 2 cực
đồng di chuyển về 2 cực của tế bào.
của tế bào.
Các NST đơn duỗi dần thành Các NST kép nằm trong 2 nhân mới với số
Kỳ cuối
nhiễm sắc chất lượng là bộ đơn bội kép

Kết quả Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con (2n) Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con (n NST)
Số lần
phân Có 1 lần phân bào Có 2 lần phân bào
bào

Chủ đề: ADN và GEN (HỌC KỸ LÝ THUYẾT)


 Cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian, tính đặc thù và đa dạng của ADN
Cấu tạo hóa học:
- Nguyên tố cấu tạo: C, H, O, N, P
- Kích thước, khối lượng:
+ Kích thước: lớn
+ Dài: hàng trăm µm (micromet)
+ Khối lượng: tới hàng chục triệu đvC.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều phân tử còn gọi là đơn phân. Có 4 loại đơn phân là
ađênin (A), timin (T), xitôzin (X) và guanin (G).

Cấu trúc không gian:


- Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn phải đều. Mỗi chu kỳ xoắn dài 34Å (Ăngxtơrông),
gồm 10 cặp nucleotit, đường kính vòng xoắn 20Å.
- Nguyên tắc bổ sung: các nucleotit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liết kết hydro thành từng
cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.
- Hệ quả NTBS: khi biết trình tự sắp xếp các nucleotit trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự
sắp xếp của các nu trong mạch kia.

Tính đặc thù và đa dạng:


- Tính đa dạng: trình tự xắp sếp khác nhau của 4 loại nucleotit.
- Tính đặc thù: đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotit,

 Cấu tạo hóa học, nguyên tắc bổ sung của ARN


Cấu tạo hóa học:
- Nguyên tố cấu tạo: C, H, O, N, P.
- Kích thước, khối lượng: ARN là đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn ( nhưng nhỏ hơn
nhiều ADN).
- ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân. Đơn phân là nucleotit gồm 4
loại: A (ađênin), G (guanin), X (xitôzin) và U (Uraxin) liên kết với nhau tạo thành 1 chuỗi xoắn,
Nguyên tắc bổ sung:
- A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết với G

 Bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen  ARN


- ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ
sung. Do đó, trình tự các nucleotit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nucleotit trên
mạch ARN.

 Phân biệt ADN và ARN


Đặc điểm ADN ARN

Kích thước Rất lớn Nhỏ hơn ADN

Số mạch đơn 2 mạch 1 mạch

Các loại đơn phân A, T, G, X A, U, G, X


A–T;T–A A–U;T–A
Nguyên tắc bổ sung
G- X ; X - G G–X;X-G

 Phân biệt các loại ARN và chức năng


Tên ARN Kí hiệu Chức năng

ARN thông tin mARN Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc protein cần tổng hợp

ARN vận chuyển tARN Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein
ARN riboxom rARN Thành phần cấu tạo nên riboxom

 Nhận xét về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN
- Như vậy, quá trình tổng hợp phân tử ARN dựa trên một mạch đơn của gen với vai trò khuôn
mẫu và sự liên kết giữa các nucleotit trên mạch khuôn với các nucleotit tự do của môi trường
cũng diễn ra theo NTBS, trong đó A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X và X liên kết
với G.
Chủ đề 4: Biến dị
 Nguyên nhân phát sinh và biểu hiện của đột biến
- Nguyên nhân
+ Trong điều kiện tự nhiên, đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự
sao chép của phân tử ADN dưới sự ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài
cơ thể
+ Trong thực nghiệm, người ta đã gây ra các đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lý hoặc
hóa học.
- Biểu hiện:
+ Mất 1 cặp nucleotit
+ Thêm 1 cặp nucleotit
+ Thay thế 1 cặp nucleotit

 So sánh đột biến gen và đột biến NST (thể dị bội).


Đột biến gen Đột biến NST (thể dị bội)
Là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào (ADN, NST)
Có khả năng di truyền cho thế hệ sau
Thường gây hại cho sinh vật
Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một
quan tới một hoặc một số cặp nucleotit hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng
Gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Gây nên biến đổi hình thái ở thực vật hoặc một
protein. số bệnh ở người.

 Cho ví dụ các dạng đột biến gen, đột biến số lượng NST.
- Đột biến gen:
+ Ở người: bạch tạng, bệnh máu khó đông, mù màu, …
+ Ở động vật: đột biến cừu chân ngắn, bò 6 chân
+ Ở thực vật: Khoai tây có hình dạng giống con người, đột biến mai vàng 150 cánh
- Đột biến số lượng NST:
+ Ở người: tăng thêm 1 NST ở cặp NST 21 gây ra Bệnh Đao; Claiphenter; Tocnơ
+ Ở thực vật: đột biến số lượng ở cà độc dược, lúa, cà chua, củ cải, táo, khiến chúng thay
đổi về hình thái; dưa hấu không hạt

 Cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và 1 nhiễm bằng sơ đồ.

Tế bào sinh giao tử (mẹ hoặc bố) (bố hoặc mẹ)

Giao tử
- Do ở một bên bố hoặc mẹ có một cặp NST tương đồng không phân li, tạo ra hai loại giao tử
đột biến: một loại giao tử mang cả cặp NST tương đồng và một loại giao tử khuyết nhiễm.
- Các giao tử đột biến này kết hợp với giao tử bình thường trong thụ tinh tạo hợp tử phát
triển thành thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.

 Giải pháp phòng chống bệnh do đột biến.


- Tích cực tham gia bảo vệ môi trường
- Sử dụng phương tiện ít gây ô nhiễm môi trường
- Sử dụng thực phẩm an toàn
- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh

 Phân biệt thường biến, đột biến, giải thích


Phân biệt Thường biến Đột biến

Khái niệm Chỉ biến đổi kiểu hình không biến Biến đổi kiểu gen dẫn đến biến đổi
đổi kiểu gen kiểu hình
Khả năng di truyền Không di truyền Di truyền
Sự biểu hiện KH Biểu hiện đồng loạt, định hướng Biểu hiện cá thể, không định hướng
- Có lợi cho sinh vật (thích nghi) - Thường có hại cho sinh vật
Ý nghĩa - Không là nguồn nguyên liệu cho - Là nguồn nguyên liệu cho chọn
chọn giống và tiến hóa giống và tiến hóa
- Gấu bắc cực thường ngủ đông - Bạch tạng, bệnh máu khó đông,
- Cáo tuyết có lông màu trắng, vào mù màu, bệnh Đao, Claiphenter,
mùa tuyết tan màu lông chuyển Tocnơ, ...
Ví dụ
sang màu nâu - Dưa hấu không hạt, hành khổng
- Mầm khoai tây khác nhau khi giữa lồ, ...
để trong tối và ngoài ánh sáng

 Bài tập: viết mạch ARN ---> ADN hoặc viết mạch từ ADN ---> ARN
Chú ý:
- Viết lại mạch đề bài
- Ghi tên mạch
- Liên kết hidro ( I )

You might also like