You are on page 1of 8

NỘI DUNG ÔN TẬP

THI CUỐI HỌC KÌ 1 – SINH HỌC 9


KIẾN THỨC: BÀI 1 ĐẾN BÀI 12
1. Trình bày nội dung của phương pháp phân tích cơ thể lai?
- Tạo giống thuần chủng về 1 hoặc 1 số cặp tính trạng thuần chủng
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau và theo dõi sự di truyền riêng
rẽ của từng cặp
- Dùng toán thống kê để phân tích số liệu và rút ra quy luật

2. Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng: đối tượng, phương pháp,
giải thích, sơ đồ lai, định luật, ý nghĩa…?
- Đối tượng: đậu Hà Lan
- Phương pháp: lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần
chủng tưởng phản => F1 thu được tự thụ phấn để ra F2
- Giải thích: mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định-1 có nguồn
gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ
- Sơ đồ lai:
P: AA x aa
G: A a
F1: Aa
F1 x F1: Aa Aa
G1: A a A a
F2: Aa AA aa Aa Aa AA aa Aa
- Định luật: khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì
F1 đồng tính về tình trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li tính trạng
theo tỉ lệ 3 trội:1 lặn
- Ý nghĩa: thông thường tính trạng trội là tính trạng tốt, tính trạng lặn là
tính trạng xấu

3. Phép lai phân tích là gì? Cho ví dụ?


- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác
định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn
VD: P: Aa x aa
G: A, a a
F1: Aa, aa

4. Biến dị tổ hợp là gì? Cho ví dụ?


- Biến dị tổ hợp là những tổ hợp kiểu hình khác cặp bố mẹ xuất phát
VD: P là hạt vàng vỏ trơn lai với hạt xanh vỏ nhăn => F2 xuất hiện kiểu
hình mới: vàng nhăn, xanh trơn
5. Trình bày hoạt động của NST trong nguyên phân, giảm phân?
- Nguyên phân:
 Kì đầu:
 NST dính vào tơ vô sắc của thoi phân bài ở vị trí tâm động
(2n kép)
 NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt
 Kì giữa:
 Các NST đóng xoắn cực đại
 NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào
 Kì sau: các nhiễm sắc tử trong NST kép tách nhau ở tâm động
thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào (4n đơn)
 Kì cuối:
 NST đơn giãn xoắn dài ra, ở dạng mánh dán thành nhiễm
sắc chất
 NST đơn nằm gọn trong nhân tế bào mới (2n đơn)
- Giảm phân:
Các Lần phân bào I Lần phân bào II

Kì - Các NST kép xoắn và co NST co lại cho thấy rõ số lượng
đầu ngắn NST kép trong bộ đơn bội
- Các NST kép trong cặp tương
đồng tiếp hợp và có thể bắt
chéo, sau đó tách rời nhau
Kì Các cặp NST kép tương đồng NST kép xếp thành 1 hàng ở
giữa tập trung và xếp song song mặt phẳng xích đạo của thoi
thành 1 hàng ở măt phẳng xích phân bào
đạo của thoi phân bào
Kì Các NST kép tương đồng phân Từng NST kép chẻ dọc ở tâm
sau li độc lập và tổ hợp tự do với động thành 2 NST đơn phân li
nhau về 2 cực tế bào về 2 cực tế bào
Kì Các NST kép nằm gọn trong 2 Các NST đơn nămg gọn trong 2
cuối nhân mới được tạo thành với số nhân mới được tạo thành với số
lượng là bộ đơn bội kép (n lượng là bộ đơn bội (n NST
NST kép) đơn)

6. Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người?


- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá
trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh
- Sơ đồ:
P: 44A + XX x 44A+XY

G: 22A + X 22A + X. 22A+ Y

44A + XX , 44A + XY
KIẾN THỨC CHƯƠNG 3+4
1- Nêu cấu tạo, cấu trúc không gian, chức năng ADN – ARN – protein?
- ADN:
 Cấu tạo từ nguyên tố C, H, O, N, P
 Cấu trúc không gian: là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song đều
quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải
 Chức năng:
 Là nơi lưu trữ thông tin di truyền
 Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ
thể
- ARN:
 Cấu tạo từ nguyên tố C, H, O, N, P
 Cấu trúc không gian: gồm 1 mạch đơn xoắn
 Chức năng
 mARN (ARN thông tin): truyền đạt thông tin quy định cấu
trúc của protein
 tARN (ARN vận chuyển): vận chuyển axit amin tới nơi tổng
hợp protein
 rARN (ARN riboxom): nơi tổng hợp protein
- Protein:
 Cấu tạo: gồm 4 nguyên tố chính: C, H, O, N và có thể có 1 số
nguyên tố khác
 Chức năng:
 Hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô,
các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể
 Xúc tác các quá trình trao đổi
 Điều hoà các quá trình trao đổi chất
 Cấu tạo không gian
 Cấu trục bậc 1: là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi
axit amin
 Cấu trục bậc 2: là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo
đều đặn; các vòng xoắn ở protein dạng sợi còn bện lại với
nhau keieru dây thừng tạo cho sợi chịu lực khoẻ hơn
 Cấu trúc bậc 3: là hình hình dạng không gian 3 chiều của
protein do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng
cho từng loại protein
 Cấu trúc bậc 4: là cấu trúc của 1 số loại protein gồm 2 hoặc
nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với
nhau

2. Trình bày quá trình tổng hợp ADN – ARN – protein? Nêu ý nghĩa?
- ADN:
 Quá trình tổng hợp:
 Phân tử ADN tháo xoắn, tách dần nhau thành 2 mạch đơn
 Dưới tác dụng của enzim ADN polimeraza các nucleotit trên
2 mạch đơn lần lượt liên kết với các nucleotit tự do trong
môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung
 2 phân thử ADN con dần hình thành rồi đóng xoắn
 Ý nghĩa: từ 1 ADN mẹ ban đầu tạo ra 2 ADN con giống nhau và
giống với ADN mẹ
- ARN:
 Quá trình tổng hợp:
 Gen (ADN) tháo xoắn, tách dần thành 2 mạch đơn
 Dưới tác dụng của enzim ARN polimeraza. Các nucleotit ở
mạch khuôn của ADN liên kết với cái nucleotit tự do theo
NTBS
 Ý nghĩa: Mỗi lần tổng hợp tạo ra 2 phân tử ARN, khi tổng hợp
xong, ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào
- Protein:
 Quá trình tổng hợp: tổng hợp protein là quá trình protein được hình
thành từ các axit amin
 mARN rời khỏi nhân đến riboxom để tổng hợp protein
 Các tARN mang axit amin vào riboxom khớp với mARN
theo NTBS, sau đó đặt axit amin vào đúng vị trí
 Khi riboxom dịch đi 1 nấc gồm 3 nucleotit trên mARN thì 1
axit amin được nối tiếp vào chuỗi
 Khi riboxom được dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì
chuỗi axit amin được tổng hợp xong
 Ý nghĩa: tạo ra chuỗi axit amin có trình tự sắp xếp được quy định
bởi trình tự sắp xếp các nucleotit trên mARN

3. Gen là gì? Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng?


- Gen là một đoạn cùa phân tử ADN
- Mối quan hệ:
 Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN
 mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin-cấu trúc bậc I
của protein
 Protein tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào => biểu
hiện thành tính trạng
4. Biến dị là gì? Nêu nguyên nhân của các loại biến dị?
Phân biệt đột biến với thường biến?
- Biến dị là những biến đổi trong cấu trúc của gen (liên quan đến 1 hoặc 1
số cặp nucleotit)
- Nguyên nhân: do những rối loạn trong quá trình tự sap chép của phân tử
ADN; người ta gây ra các đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí và hoá
học
- Phân biệt:
Thường biến Đột biến
Không di truyền Di truyền
Do môi trường thay đổi Do các tác nhân tố gây đột biến
Biến đổi kiểu hình không liên quan Biến đổi gen dẫn đến biến đổi kiểu
đến kiểu gen hình
Có lợi, giúp sự vật có thể phản ứng Thường có hại cho sinh vật vì
linh hoạt trước những điều kiện chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà
môi trường sống luôn thay đổi để trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự
tồn tại nhiên và duy trì lâu đời trong môi
trường tự nhiên, gây ra rối loại
trong quá trình tổng hợp protein

5. Thường biến là gì? Nêu mối quan hệ giữa KG- KH – môi trường?
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình cùng 1 kiểu gen phát sinh trong
đời sông cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
- Mối quan hệ: kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
KG  MT  KH
6. Nêu đặc điểm của thực vật đa bội thể?
- Cơ quan sinh dưỡng tăng kích thước => phát triển mạnh, chống chịu tốt,
năng suất cao
- Thể đa bội lẻ thường tạo quả không hạt
7. Nêu các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả?
- Đột biến cấu trúc NST: là những biến đổi trong cấu trúc NST => thường
có hại cho bản thân sinh vật; làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp
xếp lại cho đoạn trên NST
- Đột biến số lượng NST: là những biến đổi số lượng xảy ra ở 1 hoặc 1 số
cặp NST nào đó hoặc ở tất cả các cặp NST của bộ NST => gây biến đổi
hình thái ở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người
8. Phân biệt được các dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc NST qua hình
ảnh, sơ đồ?
9. So sánh ĐB gen và ĐB NST, so sánh ĐB thể dị bội và đa bội …?
- Đột biến gen và đột biến NST
 Giống nhau:
 Đều là những biến đổi trong vật chất di truyền
 Có thể do các tác nhân hóa học, vật lí,… gây ra
 Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến
 Khác nhau:
Đột biến gen Đột biến NST
Xảy ra trên một hoặc một số cặp Làm thay đổi một đoạn NST, có
nucleotit thể mất, đảo, thêm hoặc chuyển
đoạn
Không làm thay đổi hình dạng Thường làm thay đổi hình dạng
NST NST
Có thể xảy ra ngay cả khi không Thường xảy ra khi có tác nhân
có tác nhân gây đột biến gây đột biến
- Đột biến thể dị bội và thể đa bội:
 Giống nhau:
 Đều là đột biến số lượng NST
 Có thể gây hại cho sinh vật
 Khác nhau:
Thể dị bội Thể đa bội
1 hoặc 1 số cặp NST trong tế Thay đổi liên quan đến toàn bộ
bào sinh dưỡng bị thay đổi về số NST, làm tăng 1 số nguyên lần
lượng bộ NST đơn bội (lớn hơn 2n: 3n,
4n,…)
Gây biến đổi hình thái ở thực - Cơ quan sinh dưỡng tăng kích
vật hoặc gây bệnh NST ở người thước => phát triển mạnh, chống
chịu tốt, năng suất cao
- Thể đa bội lẻ thường tạo quả
không hạt

TRẮC NGHIỆM:
1. A
2. D
3. C
4. C
5. D
6. D
7. B
8. B
9. C
10.D
11.D
12.D
13.B
14.A
15.C
16.B
17.A
18.C
19.B
20.D
21.C
22.C
23.D
24.B
25.B
26.D
27.C
28.A
29.B
30.A

You might also like