You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG SINH

II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN và hệ quả của nguyên tắc bổ sung.
-Cấu trúc không gian:
+ Phân tử ADN gồm 2 mặt xoắn song song theo chiều từ trái sang phải, mỗi vòng xoắn có đường kính 20Â,
chiều cao 34Â gồm 10 cặp Nuclêôtit
+Nuclêôtit giữa hai mạch liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A-T;G-X
-Hệ quả :
+khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch này thì suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn
kia.( A=T ; G= X)
- Do A=T và G=X nên tỉ số A + T/G + X là đặc trưng cho từng loài

Câu 2: Trình bày quá trình tổng hợp phân tử ARN? ARN được tổng hợp trên những nguyên tắc nào?
Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ GEN  ARN?
-Quá trình tổng hợp ARN:
+Gen tháo xoắn ,tách dần thành 2 mạch đơn
+Các Nuclêôtit ở mạch khuôn vừa tách ra sẽ liên kết với Nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung
+Khi tổng hợp xong ARN tách hỏi gen đi ra chất tế bào
-Nguyên tắc tổng hợp:
+Dựa trên khuôn mẫu của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A-U ; T-A ; G-X ; X-G
-Bản chất của mqh theo sơ đồ GenARN
+Trình tự các Nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự sắp xếp các Nuclêôtit trên mạch ARN

Câu 3: Viết sơ đồ và trình bày bản chất mối quan hệ giữa Gen và tính trạng.
Sơ đồ: Gen (một đoạn ADN)  mARN  Prôtêin  Tính trạng
Mối quan hệ:
-Trình tự Nuclêôtit trên gen quy định trình tự Nuclêôtit trên mARN
-Trình tự Nuclêôtit trên mARN quy định trình tự axit amin trên phân tử protein
-Protein quy định đặc điểm cấu tạo ,hình thái,sinh lý ,biểu hiện thành tính trạng
Gen quy định tính trạng
* Bản chất mối quan hệ giữa Gen và tính trạng:
- Trình tự các Nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự sắp xếp các Nuclêôtit trên mARN. Qua đó,
quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc
và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Do đó, gen quy định tính trạng

Câu 4: Nêu ý nghĩa của nguyên phân.


-Ý nghĩa:
- Là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể
- Duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát triển cá thể

Câu 5: Thụ tinh là gì? Nêu bản chất của sự thụ tinh.
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái tạo thành hợp tử
- Bản chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội(2n NST) ở hợp tử
Câu 6: So sánh nguyên phân với giảm phân.

Nguyên phân Giảm phân


- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ - Xảy ra ở tế bào sinh dục vào thời kì chín
khai - 2 lần phân bào liên tiếp
- 1 lần phân bào - Có sự tiếp hợp giữa các cặp NST kép tương đồng
- Không có sự tiếp hợp giữa các cặp NST kép tương - Kì giữa phân bào 1: NST kép tương đồng xếp 2
đồng hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Kì giữa NST kép xếp 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo - 1 tế bào mẹ (2n NST) tạo thành 4 tế bào con (n
của thoi phân bào NST)
- 1 tế bào mẹ (2n NST) tạo thành 2 tế bào con (2n
NST)

You might also like