You are on page 1of 9

Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Sinh học Mr. Cần Đề thi thử năm học 2023 – 2024
ĐỀ SỐ 2 – CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Biên soạn: Mr. Cần và các cộng sự.
PHẦN 1 – MA TRẬN ĐỀ
Phân bố số câu theo các mức độ
STT Nội dung
I II III IV
1 Cấu trúc và vai trò của DNA, RNA, Protein 4 1
Mối quan hệ gene  mRNA  Protein  Tính
trạng
2 Các cơ chế di truyền:
+ Tự nhân đôi DNA 2 1
+ Phiên mã (tổng hợp mRNA) 6 2
+ Mã di truyền và quá trình dịch mã
3 Điều hòa hoạt động gene
+ Khái niệm và các cấp độ điều hòa gene 3
+ Điều hòa gene ở sinh vật nhân sơ 3
4 Đột biến gene
+ Khái niệm, phân loại đột biến gene 3
+ Nguyên nhân, cơ chế gây nên đột biến gene
+ Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gene
5 NST và sự di truyền NST
+ Cấu trúc NST và tính đặc trưng của bộ NST 4 2
+ Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh 2 1
6 Đột biến NST (khái niệm, phân loại, nguyên nhân,
cơ chế, hậu quả và ý nghĩa): 4 2
+ Đột biến cấu trúc NST
+ Đột biến số lượng NST
Tổng 24 10 4 2

PHẦN 2 – ĐỀ THI
Câu 1. Cặp nucleotide nào sau đây được bắt cặp đúng theo nguyên tắc bổ sung?
A. A và G. B. G và T. C. C và T. D. A và U.
Câu 2. Phân tử nào sau đây có đơn phân khác với các phân tử còn lại?
A. DNA. B. tRNA. C. mRNA. D. tRNA.
Câu 3. Nguyên tố nào sau đây là thành phần không thể thiếu của protein?
A. Fe. B. N. C. Mg. D. Cl.

1
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 4. Trong sơ đồ cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền gồm DNA  mRNA  protein  tính
trạng, quá trình nào giúp thông tin di truyền trong DNA được truyền đạt lại qua các thế hệ?
A. Tự nhân đôi DNA. B. Phiên mã và tự nhân đôi DNA.
C. Dịch mã và tự nhân đôi DNA. D. Phiên mã và dịch mã.
Câu 5. Enzyme nào sau đây tham gia tháo xoắn phân tử DNA trong quá trình phiên mã?
A. RNA polymerase. B. DNA polymerase.
C. Amylase. D. Protease.
Câu 6. Trong dịch mã, sự phù hợp giữa codon và anticodon được diễn ra nhờ nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc khuôn mẫu. B. Nguyên tắc bổ sung.
C. Nguyên tắc nửa gián đoạn D. Nguyên tắc bán bảo tồn.
Câu 7. Quá trình nhân đôi DNA ở sinh vật nhân sơ và nhân thực có điểm khác nhau cơ bản nào?
A. Nguyên tắc tái bản. B. Nguyên liệu tham gia.
C. Sản phẩm tạo thành. D. Số lượng đơn vị tái bản trên một phân tử DNA.
Câu 8. Bộ ba 5’UGG3’ chỉ mã hóa cho amino acid loại Trp. Ví dụ này minh họa cho tính chất nào của
mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính liên tục. B. Mã di truyền có tính phổ biến.
C. Mã di truyền có tính thoái hóa. D. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
Câu 9. Mô tả nào sau đây là phù hợp về quá trình tự nhân đôi DNA trong tế bào sống?

Đáp Khuôn mẫu Nguyên liệu Sản phẩm


án DNA RNA Protei Nucleotide Amino acid DNA RNA Protein
n
A. ✓ ✓ ✓
B. ✓ ✓ ✓
C. ✓ ✓ ✓
D. ✓ ✓ ✓
Câu 10. Enzyme lactase cần thiết để một người có thể tiêu hóa đường trong các sản phẩm từ sữa,
chẳng hạn như sữa bò. Hình nào dưới đây mô tả đúng hai phân tử tham gia vào quá trình hình thành

lactase?
2
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

A. Hình 3. B. Hình 2. C. Hình 1. D. Hình 4.


Câu 11. Hai nhà khoa học nào sau đây đã giành giải thưởng Nobel nhờ các nghiên cứu về mô hình
điều hòa gene ở vi khuẩn E. coli?
A. Mendel và Morgan. B. Jacob và Monod.
C. Watson và Crick. D. Hardy và Weinberg.
Câu 12. Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa gene chủ yếu nhắm đến việc điều hòa lượng sản phẩm nào?
A. mRNA. B. Lactose. C. Ribosome. D. Chuỗi polypeptide.
Câu 13. Trong tế bào, điều hòa gene thông qua những hoạt động làm biến đổi cấu trúc các chuỗi
polypeptide vừa được tổng hợp là điều hòa ở mức độ nào?
A. Phiên mã. B. Trước phiên mã. C. Dịch mã. D. Sau dịch mã.
Câu 14. Ở người, đột biến xảy ra tại tế bào nào sau đây thì allele đột biến có thể di truyền cho đời
con?
A. Tế bào gan. B. Tế bào cơ.
C. Tế bào mầm sinh dục. D. Tế bào biểu bì.
Câu 15. Tác nhân nào sau đây đã được ghi nhận có tác dụng làm cho 2 nucleotide loại Thymine (T)
trên một mạch nối với nhau, gây ra đột biến gene?
A. Tia UV. B. Hóa chất 5 – BU.
C. Sốc nhiệt. D. Virus viêm gan B.
Câu 16. Dạng đột biến gene nào sau đây thường gây hại cho thể đột biến?
A. Đột biến không làm thay đổi trình tự amino acid trong protein.
B. Đột biến làm thay đổi chức năng phân tử protein.
C. Đột biến làm thay 1 amino acid nhưng không làm thay đổi chức năng protein.
D. Đột biến làm thay đổi nhiều amino acid nhưng không làm thay đổi chức năng protein.
Câu 17. Cấu trúc nào sau đây chứa đựng các cấu trúc còn lại?
A. DNA. B. Gene. C. Nhiễm sắc thể. D. Histone.
Câu 18. Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong giao tử có chứa 7 NST. Loài này có bao nhiêu nhóm gene
liên kết?
A. 7. B. 14. C. 21. D. 28.
Câu 19. Ở kì giữa của nguyên phân, bộ NST được quan sát rõ nhất về hình dạng, kích thước và số
lượng. Nguyên nhân nào dẫn đến điều này?
A. Các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
B. Tổng số NST trong tế bào thường là số chẵn.
C. Các NST lúc này ở trạng thái kép và đóng xoắn cực đại.
D. NST có đơn vị cấu tạo theo chiều dọc là các nucleosome.
Câu 20. Có 4 loài thực vật có họ hàng gần, trong đó mỗi loài sinh sản từ một bộ phận khác nhau của
cây. Trong 4 loài này, theo lý thuyết loài nào có nhiều biến dị tổ hợp hơn cả?
A. Loài có cây con mọc ra từ rễ của cây mẹ.
3
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
B. Loài có cây con mọc ra từ thân của cây mẹ.
C. Loài có cây con mọc ra từ lá của cây mẹ.
D. Loài có cây con mọc ra từ hạt trong quả của cây mẹ.
Câu 21. Dạng đột biến cấu trúc NST nào làm tăng số lượng bản sao của gene trên NST?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn.
Câu 22. Giả sử có một NST chứa trình tự gene ABCDEFGH. NST có trình tự nào sau đây có thể trực
tiếp tạo ra từ NST ban đầu thông qua một đột biến đảo đoạn?
A. BCDEFGH. B. ABCDEEFGH.
C. ABCDEFGHI. D. ABCDEGFH.
Câu 23. Ở người, bộ NST chỉ có một NST X ở cặp giới tính là nguyên nhân gây nên hội chứng
Tunner. Người mắc hội chứng này có thể có kí hiệu NST nào trong các kí hiệu sau?
A. 2n + 1. B. 2n – 1. C. 3n. D. n.
Câu 24. Đột biến không phân ly toàn bộ NST ở con lai khác loài có thể tạo ra thể đột biến nào?
A. Thể lệch bội. B. Thể tự đa bội chẵn.
C. Thể dị đa bội. D. Thể tự đa bội lẻ.
Câu 25. Một phân tử mRNA có chiều dài xấp xỉ 1000Å thì theo lý thuyết, phân tử này chứa khoảng
bao nhiêu đơn phân?
A. ~3400 đơn phân. B. ~295 đơn phân.
C. ~1700 đơn phân. D. ~1000 đơn phân.
Câu 26. Trong mô hình điều hòa operon lac ở vi khuẩn E. coli, đột biến mất chức năng vùng/gene nào
sẽ làm cho operon không phiên mã, kể cả khi môi trường có lactose?
A. Vùng khởi động (P). B. Vùng vận hành (O).
C. Gene lacZ hoặc lacY hoặc lacA. D. Gene điều hòa (R).
Câu 27. Trong các dạng đột biến điểm xảy ra ở vùng mã hóa của gene sau, những dạng nào thường
làm thay đổi khung đọc mã di truyền kể từ vị trí xảy ra đột biến?
A. Mất một cặp nucleotide hoặc thêm một cặp nucleotide.
B. Mất một cặp nucleotide hoặc thay thế một cặp nucleotide.
C. Thêm một cặp nucleotide hoặc thay thế một cặp nucleotide.
D. Thay thế một cặp nucleotide.
Câu 28. Một loài có 2n = 46 với tổng cộng có 28000 gene thì trên mỗi một NST của loài này sẽ có trung
bình khoảng bao nhiêu gene?
A. 2400 gene. B. 1200 gene. C. 600 gene. D. 4800 gene.
Câu 29. Một tế bào sinh tinh trải qua giảm phân 1 bất
thường đã tạo ra các tế bào con được minh họa như hình,
trong đó các kí hiệu A, a, B, b, D, d là các allele . Nếu giảm
phân 2 có thể xảy ra bình thường, tế bào này sẽ tạo ra tối
đa bao nhiêu giao tử mang ít nhất 1 allele trội về các gene
đang xét?

4
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.

Câu 30. Sự không phân li của một NST trong lần nguyên phân của một tế bào sinh dưỡng đã tạo ra
một thể đột biến dạng khảm? Mô tả nào sau đây là chính xác về thể đột biến này?
A. Có thể tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
B. Chỉ có một số tế bào sinh dục của cơ thể mang đột biến.
C. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến còn tế bào sinh dục thì không.
D. Cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng tế bào mang đột biến.
Câu 31. Khi phiên mã, enzyme RNA polymerase tháo
xoắn phân tử DNA tạo nên bóng phiên mã.
Trên một phân tử DNA trong tế bào sống, tại một thời
điểm nhất định, sự phiên mã nếu xảy ra thì sẽ tìm thấy
bóng phiên mã ở những vị trí nào?
A. Tìm thấy trên toàn bộ phân tử DNA này.
B. Tìm thấy ở một nửa phân tử DNA tính từ đầu 3’ của mạch làm khuôn.
C. Tìm thấy chỉ ở một số đoạn nhất định trên phân tử DNA này.
D. Tìm thấy trên hầu hết phân tử DNA này.
Câu 32. Quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide dựa trên trình tự ba nucleotide (mã bộ ba), mỗi mã bộ
ba đặc hiệu cho một loại amino acid. Trong các trình tự nucleotide dưới đây, tổ hợp nào quy định
đúng về các mã di truyền tương ứng với một amino acid?
Mạch bổ sung trên DNA Codon (mRNA) Anti codon (tRNA)
A. GGT CCA GGU
B. GGG CCC CCC
C. CCG CCG GGC
D. CCT CCU CCU
Câu 33. Giả sử các tế bào E. coli ban đầu được nuôi qua nhiều thế hệ trong môi trường chứa đồng vị
15
N (đồng vị nặng). Sau đó chúng được chuyển sang môi trường chứa đồng vị 14N (đồng vị nhẹ).
Hình vẽ ống nghiệm nào sau đây mô tả dự đoán đúng về kết quả sau khi các tế bào E. coli phân chia
một lần trong môi trường có đồng vị nhẹ?

5
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

A. Ống II. B. Ống I. C. Ống IV. D. Ống III.


Câu 34. Ở người, màu tóc được quyết định bởi sắc tố do các tế bào nang tóc tạo ra. Các gene xác định
màu sắc tố được tìm thấy trên nhiễm sắc thể 15. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Nhiễm sắc thể số 15 trong tế bào gan cũng chứa các gene xác định màu sắc tố.
B. Nhiễm sắc thể 15 ở tế bào tim chứa các gene khác với nhiễm sắc thể 15 trong tế bào nang tóc vì
tế bào tim không tạo ra tóc.
C. Tế bào da không chứa cặp nhiễm sắc thể tương đồng của nhiễm sắc thể số 15.
D. Các nhiễm sắc thể tương đồng của nhiễm sắc thể số 15 ở tế bào nang tóc chứa các gene giống
nhau nhưng ở các locus khác nhau.
Câu 35. Biểu đồ dưới đây thể hiện kết quả giải
trình của một đoạn DNA tương đồng ở 4 loài
sinh vật khác nhau.
Nếu kết quả giải trình tự này là một trong các
căn cứ để đánh giá mức độ gần gũi giữa 4 loài
này; thì 2 loài nào là họ hàng gần nhau hơn cả?
A. Loài A và B.
B. Loài A và C.
C. Loài B và C.
D. Loài C và D.

Câu 36. Một tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n chứa hàm lượng DNA tương đương 2pg. Các đồ thị sau
mô tả sự biến thiên hàm lượng DNA trong một số giai đoạn của chu kì tế bào.

6
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Sự sắp xếp các giai đoạn theo thứ tự nào sau đây là phù hợp, nếu xem giai đoạn 2 là khởi đầu của
chu kì tế bào?
A. 2  4  1  3  2. B. 2  3  1  4  2.
C. 2  1  4  3  2. D. 2  4  3  1  2.
Câu 37. Vào những năm 1924 – 1926, với tham vọng tạo ra giống cây trồng siêu năng suất với lá cải
bắp và rễ cải củ, Karpechenko đã thực hiện phép lai (P): Cây cải củ (2n = 18 RR) x Cây cải bắp (2n = 18
BB), tạo ra cây lai F1. Ông nhận ra rằng cây lai F 1 không có khả năng sinh sản hữu tính. Tiếp tục xử lý
F1 bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có sốc nhiệt và dùng cả hóa chất colchicine, ông thu được
một số cá thể mới hữu thụ. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của những cá thể này gấp đôi so với cây
lai F1. Các cây này được xem như một loài mới và ông đặt tên là Brassicoraphanus vì nó xuất phát từ 2
loài ban đầu là Brassica và Raphanus. Có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Cây lai F1 bất thụ vì không thể giảm phân bình thường do tế bào mang 2 bộ NST đơn bội của 2 loài
khác nhau.
II. F1 tạo ra bất thụ chứng tỏ phép lai này tạo ra thể tự đa bội lẻ.
III. Đột biến dị đa bội xảy ra ở con lai khác loài chỉ dưới tác dụng của sốc nhiệt hoặc hóa chất
colchicine.
IV. Trong tế bào sinh dưỡng của Brassicoraphanus có bộ NST gồm 18RR + 18BB.
V. Giao tử bình thường của Brassicoraphanus có chứa 2 bộ NST đơn bội khác nhau.
VI. Thí nghiệm của Karpechenko cho thấy phương thức tiến hóa và sự hình thành loài mới theo con
đường lai xa kết hợp đa bội hóa thể xảy ra trong sinh giới.
A. 2. B. 3 C. 4. D. 5.
Câu 38. Có 3 tế bào mang kiểu gene AaBb đang tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết rằng không có
trao đổi chéo xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Nếu không có đột biến thì 3 tế bào này sẽ tạo ra 4 loại giao tử.
II. Nếu 1 tế bào có cặp NST không phân ly trong giảm phân I thì có thể tạo ra tối đa 1/3 giao tử đột
biến.
III. Nếu có xuất hiện các giao tử A, a, b thì có thể cả 3 tế bào đều bị đột biến không phân li 1 cặp NST
trong giảm phân I.
IV. Nếu tạo ra 6 loại giao tử thì tỉ lệ các loại ấy có thể là 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Đáp án A (II, III IV).
- I sai, nếu cả 3 tế bào cùng tạo giao tử kiểu 2AB + 2ab hoặc 2Ab + 2aB thì chỉ tạo ra 2 loại giao tử.
- II đúng, 1 tế bào không phân ly trong giảm phân I tạo ra tối đa 4 giao tử đột biến (2 giao tử n+1 và 2
giao tử n – 1), do vậy tỉ lệ đột biến là 1/3.
- III đúng, nếu tế bào phân ly cặp NST mang Aa trong giảm phân I thì có thể tạo ra giao tử AaB và b;
nếu không phân ly cặp NST mang Bb thì có thể tạo ra giao tử A và aBb hoặc a và ABb.
Do vậy khi cả 3 cùng đột biến thì có thể tạo ra được giao tử chứa A, a, b.
- IV đúng, có tối đa 4 loại giao tử bình thường, tức để tạo ra đủ 6 loại thì đã có 1 tế bào xảy ra đột biến
không phân ly trong giảm phân I.
7
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Tức là có 1 tế bào giảm phân tạo 2AB + 2ab; 1 tế bào tạo 2Ab + 2aB; 1 tế bào đột biến, chẳng hạn tạo
2A + 2aBb thì tạo ra 6 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 39. Về bản chất, các phân tử DNA hoặc RNA đều tích điện âm
do gốc phosphate, nên trong môi trường đệm phù hợp có điện
trường, chúng sẽ di chuyển từ cực âm về cực dương (điện di) – và
khoảng cách di chuyển này tỉ lệ nghịch với độ dài của chúng. Các
đoạn DNA/RNA có kích thước khác nhau khi được điện di trên gel
sẽ tạo ra các băng khác nhau trên bản gel; mỗi băng gồm rất nhiều
phân tử có kích thước giống nhau. Phương pháp điện di được sử
dụng rộng rãi trong nghiên cứu và thực tiễn. Sơ đồ hình bên minh
họa cho phương pháp này. Ở người và nhiều loài sinh vật, trong hệ
gene tồn tại những trình tự lặp lại được ví như “dấu vấn tay
DNA”. Các trình tự lặp lại này rất đặc trưng cho cá thể và được di
truyền từ bố mẹ sang con. Sử dụng phương pháp điện di để kiểm
tra các “dấu vân tay DNA”, ta có thể xác nhận được một mẫu DNA
của cá nhân nào đó (nhờ tính chất đặc trưng) hoặc kiểm tra quan
hệ huyết thống (nhờ tính chất di truyền).
Bảy bộ xương được tìm thấy trong một ngôi mộ không xác định được danh tính, thông tin duy
nhất trên bia mộ thể hiện rằng có một gia đình gồm bố, mẹ và 3 đứa trẻ. Để thiết lập mối quan hệ
giữa bảy cá thể này, DNA được tách ra từ những bộ xương này và sau đó được phân tích bằng
phương pháp điện di trên gel. Kết quả thu được như sau:

8
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Từ kết quả kiểm tra, theo lý thuyết, hai người lớn nào có khả năng nhất là bố mẹ của ba đứa trẻ này?
A. Người lớn 1 và 2. B. Người lớn 1 và 3. C. Người lớn 2 và 3. D. Người lớn 2 và 4.
Câu 40. Hình (a) mô tả các giai đoạn cơ bản của một chu kì tế bào. Việc đo hàm lượng DNA của tế
bào và phân tích chu kì tế bào có thể được thực hiện bằng phương pháp tế dòng chảy tế bào (flow
cytometry). Hàm lượng DNA của tế bào võng mạc cá ngựa vằn được phân tích và đồ thị ở Hình (b)
cho thấy số lượng tế bào ở các giai đoạn khác nhau của chu kì tế bào gồm kì trung gian và các kì đầu,
giữa, sau, cuối của pha phân bào (M).

Hìn
h (a) Hình (b)
Theo lý thuyết, giai đoạn nào tương ứng với kì trung gian?
A. Giai đoạn I. B. Giai đoạn II. C. Giai đoạn IV. D. Giai đoạn V.
Đáp án A.
Kì trung gian kéo dài nhất trong chu kỳ tế bào, nên khi phân tích hàm lượng DNA theo giai đoạn việc
bắt gặp các tế bào ở kì trung gian là lớn nhất.

You might also like