You are on page 1of 7

Khóa học Pro T: Tổng ôn THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

CƠ CHẾ DI TRUYỀN BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO (P1)


ID: 65278

LINK XEM LỜI GIẢI http://moon.vn/FileID/65278

Câu 1 [659597]: Khi nói về NST ở sinh vật nhân chuẩn, phát biểu nào sau đây sai?
A.Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
B. NST được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là: Prôtêin histôn và ADN.
C.Trong tế bào xôma của cơ thể lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp nên được gọi là bộ 2n.
D.Số lượng NST nhiều hay ít là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

Câu 2 [659600]: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 3 (siêu xoắn) có
đường kính
A.300nm. B. 11nm.
C.30nm. D. 700nm.

Câu 3 [659602]: Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà
không làm thay đổi hình thái của NST.
A.Đột biến đảo đoạn qua tâm động B. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.
C.Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn. D. Đột biến gen và đột biến đảo đoạn.

Câu 4 [659604]: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc
thể số III như sau:
Nòi 1: ABCDEFGHI; nòi 2: HEFBAGCDI;
nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI.
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của
sự phát sinh các nòi trên là:
A.1 → 3 → 4 →2 B. 1→ 4 → 2 → 3
C.1 → 3 → 2 → 4 D. 1 → 2 → 4 → 3.

I. Nhận biết
Câu 1 [659483]: Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể gồm ADN và prôtêin histon được xoắn lần
lượt theo các cấp độ
A.ADN + histôn → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi crômatit → NST.
B. ADN + histôn → nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → sợi crômatit → NST.
C.ADN + histôn → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi crômatit → NST.
D.ADN + histôn → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → sợi crômatit → NST.

Câu 2 [659485]: Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm


A.Lõi 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1 (3/4) vòng.
B. phân tử histôn được quấn bởi một đoạn ADN dài 156 cặp nuclêôtit.
C.lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử prôtêin histôn.
D.9 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit.

II . Thông hiểu
Câu 1 [659482]: Khi nhận xét về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, điều khẳng định nào sau đây là
đúng?

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học Pro T: Tổng ôn THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

A.Vùng đầu mút nhiễm sắc thể chứa các gen quy định tuổi thọ của tế bào.
B. Các loài khác nhau luôn có số lượng nhiễm sắc thể khác nhau.
C.Mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là tâm động.
D.Bộ nhiễm sắc thể của tế bào luôn tồn tại thành cặp tương đồng.

Câu 2 [659484]: Mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là tâm động.
Tâm động có chức năng
A.giúp duy trì cấu trúc đặc trưng và ổn định của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào nguyên
phân.
B. là vị trí mà tại đó ADN được bắt đầu nhân đôi, chuẩn bị cho nhiễm sắc thể nhân đôi trong quá
trình phân bào.
C.là vị trí liên kết với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá
trình phân bào.
D.làm cho các nhiễm sắc thể dính vào nhau trong quá trình phân bào.

Câu 3 [659490]: Nhận định nào sau đây đúng khi đề cập đến đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể?
A.Chuyển đoạn nhiễm sắc thể là chỉ chuyển cho nhau các đoạn trong nội bộ của một nhiễm sắc thể.
B. Chuyển đoạn lớn ở nhiễm sắc thể gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật
C.Chuyển đoạn không tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang nhiễm sắc thể khác và
ngược lại.
D.Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn của nhiễm sắc thể hoặc cả một nhiễm sắc thể này sát nhập
vào nhiếm sắc thể khác.

Câu 4 [659497]: Phát biểu nào đúng khi nói về các dạng đột biến sau?
1. Đột biến mất đoạn. 2. Đột biến lặp đoạn.
3. Đột biến đảo đoạn. 4. Đột biến chuyển đoạn trong một NST.
5. Đột biến chuyển đoạn tương hổ
A.Đột biến không làm thay đổi thành phần, số lượng gen của NST là: 1, 3, 4.
B. Loại đột biến không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào là 3, 4.
C.Đột biến được. sử dụng để chuyển gen từ NST này sang NST khác là: 2, 4, 5.
D.Loại đột biến được. dùng để xác định vị trí của gen trên NST là: 1, 4.

Câu 5 [659498]: Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến,
NST này có cấu trúc ABGEDCH. Đây là dạng đột biến
A.mất đoạn NST. B. lặp đoạn NST.
C.chuyển đoạn NST. D. đảo đoạn NST.

Câu 6 [659549]: Một NST có trình tự các gen là AB0CDEFG, sau đột biến trình tự các gen trên NST
này là AB0CFEDG, đây là dạng đột biến
A.đảo đoạn NST B. mất đoạn NST
C.lặp đoạn NST D. chuyển đoạn NST

Câu 7 [659552]: Ở một thế đột biến cấu trúc NST của loài thực vật lưỡng bội (2n=8), cặp NST số 1 có
một chiếc bình thường, một chiếc bị đột biến mất đoạn; cặp NST số 3 bị đột biến đảo đoạn ở cả hai
chiếc; cặp NST số 4 có một chiếc bình thường, một chiếc bị đột biến chuyển đoạn; cặp NST còn lại
bình thường. Thể đột biến này thực hiện quá trình giảm phân bình thường. Theo lí thuyết , giao tử
chứa một đột biến mất đoạn và một đột biến đảo đoạn chiếm tỉ lệ?
A.35% B. 50%
C.20% D. 25%

Câu 8 [659558]: Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà
không làm thay đổi hình thái của NST.
A.Đột biến đảo đoạn qua tâm động. B. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.
C.Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn. D. Đột biến gen và đột biến đảo đoạn.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học Pro T: Tổng ôn THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

Câu 9 [659560]: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Làm thay đổi số lượng gen xảy ra trong cùng một cặp nhiễm sắc thể
B. Làm tăng số lượng gen trên NST
C.Có thể xảy ra ở NST thường hoặc NST giới tính
D.Làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác

Câu 10 [659562]: Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Đột biến chuyển đoạn NST làm thay đổi nhóm liên kết gen.
B. Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm giảm số lượng NST trong tế bào.
C.Đột biến chuyển đoạn có thể làm thay đổi mức độ biểu hiện của gen.
D.Độc biến chuyển đoạn NST thường làm tăng sức sống cho sinh vật do các gen có lợi được
chuyển về nằm trên cùng một NST nên chúng có cơ hội di truyền cùng nhau.

Câu 11 [659564]: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?
A.Mất đoạn NST không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của NST đó
B. Thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống
C.Phát sinh trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng và di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính
D.Chuyển đoạn NST có thể làm cho gen chuyển từ nhóm liên kết này sang nhóm liên lết khác

Câu 12 [659565]: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Làm thay đổi số lượng gen xảy ra trong cùng một cặp nhiễm sắc thể
B. Làm tăng số lượng gen trên NST
C.Có thể xảy ra ở NST thường hoặc NST giới tính
D.Làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác

Câu 13 [659567]: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A.Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể.
B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
C.Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm cho một số gen trên nhiễm sắc thể này được chuyển sang
nhiễm sắc thể khác.
D.Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

Câu 14 [659569]: Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào không đúng?
A.bộ NST của loài đặc trưng về hình dạng, số lượng, kích thước và cấu trúc
B. số lượng NST của các loài không phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp
C.trong các tế bào NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng (gọi là bộ NST lưỡng bội 2n)
D.NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein Histon

Câu 15 [659570]: Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến,
NST này có cấu trúc ABCDEDEGH. Dạng đột biến này
A.không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
B. được. sử dụng để chuyển gen loài này sang loài khác.
C.không làm thay đổi hình thái của NST.
D.có thể làm tăng hoặc giảm lượng sản phẩm của gen.

Câu 16 [659576]: Vào kì đầu của giảm phân 1, sự trao đổi đoạn giữa hai crômatít thuộc hai NST khác
cặp tương đồng sẽ gây ra hiện tượng:
A.đột biến lặp đoạn NST. B. đột biến đảo đoạn NST.
C.đột biến chuyển đoạn NST. D. hoán vị gen.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học Pro T: Tổng ôn THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

Câu 17 [659596]: Khi nói về NST giới tính, đặc điểm nào sau đây không chính xác?
A.Hầu hết sinh vật có một cặp NST giới tính và khác nhau ở hai giới.
B. Một số trường hợp con đực hoặc cái chỉ có một NST giới tính.
C.Trên cặp NST giới tính chứa các gen quy định giới tính và các gen quy định các tính trạng thường.
D.Con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giới tính XX.

III. Vận dụng


Câu 1 [659481]: Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái
của NST?
I. Mất đoạn
II. Lặp đoạn NST
III. Đột biến gen.
IV. Đảo đoạn ngoài tâm động
V. Chuyển đoạn tương hỗ.
A.1 B. 2
C.3 D. 4

Câu 2 [659486]: Trong các phát biểu sau về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát
biểu đúng?
(1) Thành phần của nhiễm sắc thể gồm ADN và chủ yếu là prôtêin histon.
(2) Mỗi nuclêôxôm gồm một đoạn ADN có khoảng 146 nuclêôtit quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon.
(3) Nhiễm sắc thể bị đột biến thường gây hại cho sinh vật.
(4) Lặp đoạn nhiễm sắc thể có thể tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra.
(5) Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Chọn câu trả lời đúng:
A.5 B. 4
C.2 D. 3

Câu 3 [659487]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới
tính ở động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A.2 B. 4
C.1 D. 3

Câu 4 [659488]: Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng. (1) Tâm
động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
(2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di
chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5) Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau
A.(3), (4), (5). B. (1), (2), (5).
C.(2), (3), (4). D. (1), (3), (4).

Câu 5 [659489]: Khi nói về vùng đầu mút của NST, có bao nhiêu nhận định đúng?
1.Vùng đầu mút của NST là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
2.Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không thể dính vào nhau.
3.Vùng đầu mút của NST là nơi liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào
trong quá trình phân bào.
4.Vùng đầu mút của NST là vị trí duy nhất có khả năng xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân I.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học Pro T: Tổng ôn THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

A.3 B. 4
C.1 D. 2

Câu 6 [659491]: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
1. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xảy ra do tác nhân vật lí như tia phóng xạ
2. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra do rối loạn trong quá trình phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể.
3. Ở người, hội chứng tiếng mèo kêu và hội chứng đao có nguyên nhân gây bệnh do đột biến cấu trúc
nhiễm sắc thể.
4. Lặp đoạn ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza có ý nghĩa trong sản xuất rượu bia.
5. Đột biến đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược
180o và nối lại.
A.3 B. 2
C. 4 D. 1

Câu 7 [659492]: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
(1) Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hình dạng NST.
(2) Đột biến chuyển đoạn NST là dạng đột biến cấu trúc duy nhất có thể làm thay đổi số lượng nhóm
gen liên kết.
(3) Đột biến lặp đoạn NST có thể làm cho 2 gen alen cùng nằm trên 1 NST.
(4) Mất đoạn xảy ra trong giảm phân ở động vật gây hậu quả nặng hơn ở thực vật đối với quá trình tạo
ra các giao tử.
A.1 B. 2
C.3 D. 4

Câu 8 [659493]: Khi nói về NST ở sinh vật nhân chuẩn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
II. NST được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là: Prôtêin histôn và ADN.
III. Trong tế bào xôma của cơ thể lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp nên được gọi là bộ 2n.
IV. Số lượng NST nhiều hay ít là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ tiến hoá của loài.
A.1 B. 2
C.3 D. 4

Câu 9 [659494]: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
II. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
III. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau.
IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
A.1 B. 2
C.3 D. 4

Câu 10 [659495]: Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến,
NST này có cấu trúc ABCDEDEGH. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Dạng đột biến này không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
II. Dạng đột biến này được. sử dụng để chuyển gen loài này sang loài khác.
III. Dạng đột biến này không làm thay đổi hình thái của NST.
IV. Dạng đột biến này có thể làm tăng hoặc giảm lượng sản phẩm của gen.
A.1 B. 2
C.3 D. 4

Câu 11 [659496]: Khi nói về đột biến NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST
II. Đột biến NST có 4 dạng là mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
III. Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống.
IV. Đột biến NST là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học Pro T: Tổng ôn THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

A.1 B. 2
C.3 D. 4

Câu 12 [659555]: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(1) Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST là lặp đoạn.
(2) Trao đổi đoạn giữa hai NST không tương đồng gây ra hiện tượng hoán vị gen.
(3) Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là mất đoạn.
(4) Dạng đột biến cấu trúc NST có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là đảo đoạn.
(5) Dạng đột biến chuyển đoạn nhỏ được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở
một số cây trồng.
(6) Then thực chất của đột biến cấu trúc NST là sự sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST.
A.2 B. 3
C.4 D. 5

Câu 13 [659571]: Khi nói về NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
nI. Ở sinh vật nhân sơ, NST là một phân tử ADN mạch kép, dạng vòng.
II. Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu tạo từ hai thành phần chính là ADN và Protein histon.
III. Khi ở dạng sợi kép, mỗi NST gồm hai phân tử ADN giống nhau.
IV. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái về cấu trúC.
A.1 B. 2
C.3 D. 4

Câu 14 [659572]: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lặp một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
II. Lặp một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
III. Lặp một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống
nhau.
IV. Các đột biến lặp đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
A.1 B. 2
C.3 D. 4

Câu 15 [659573]: Khi nói về đột biến NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST
II. Đột biến cấu trúc có 4 dạng là mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
III. Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống.
IV. Đột biến NST là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá.
A.1 B. 2
C.3 D. 4

Câu 16 [659589]: Vào kì đầu của giảm phân 1, sự trao đổi đoạn không cân giữa hai crômatít thuộc
cùng một cặp NST tương đồng sẽ gây ra bao nhiêu hiện tượng sau đây?
I. Đột biến lặp đoạn NST.
II. Đột biến chuyển đoạn NST.
III. Đột biến mất đoạn NST.
IV. Hoán vị gen.
A.1 B. 2
C.3 D. 4

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình
Khóa học Pro T: Tổng ôn THPT Quốc gia 2018 môn Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

Câu 17 [659593]: Trong các phát biểu sau về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát
biểu đúng?
I. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm ADN và chủ yếu là prôtêin histon.
II. Mỗi nuclêôxôm gồm một đoạn ADN có khoảng 146 nuclêôtit quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử
histon.
III. Nhiễm sắc thể bị đột biến thường gây hại cho sinh vật.
IV. Lặp đoạn nhiễm sắc thể có thể tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra.
V. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
A.2 B. 3
C.4 D. 5

Các khóa Tổng ôn THPT Quốc gia 2018 trên moon.vn: http://www.moon.vn/ProT/2018

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG MOON.VN – Học để khẳng định mình

You might also like