You are on page 1of 4

BÀI 14 – ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

Câu 1. Đột biến cấu trúc NST là quá trình


A. Thay đổi thành phần prôtêin trong NST B. Thay đổi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong NST
C. Biến đổi trong cấu trúc của từng NST D. Phá vỡ mối liên kết giữa protein và ADN
Câu 2: Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
A. chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
B. đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động.
C. mất đoạn nhiễm sắc thể.
D. chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc
thể.
Câu 3: Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột
biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng bình thường
A. chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
B. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.
D. chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc
thể.

Câu 4: Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột


biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng

Tâm
đ ộ ng

A. đảo đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động.


B. đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động.
C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.
D. mất đoạn đầu mút nhiễm sắc thể.
Câu 5: Hình vẽ sau mô tả sự tiếp hợp và trao đổi chéo ở giảm phân và kết quả

Hiện tượng trên tạo ra mấy loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1
Câu 6: Hình vẽ sau mô tả một dạng đột biến cấu trúc NST:

Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Dạng đột biến này giúp nhà chọn giống loại bỏ gen không mong muốn.
B. Dạng đột biến này làm mất cân bằng gen nên thường gây chết đối với thể đột biến.
C. Dạng đột biến này không làm thay đổi trình tự gen trên NST(nhiễm sắc thể).
D. Hình vẽ mô tả dạng đột biến mất đoạn NST(nhiễm sắc thể).
Câu 7. Đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền trong NST
A. Mất đoạn và đảo đoạn B. Mất đoạn và lặp đoạn
C. Đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST D. Chuyển đoạn và lặp đoạn

Di truyền học – Biến dị - Đột biến cấu trúc NST Page 1


Câu 8. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong 1 cặp NST tương đồng có thể làm xuất hiện dạng
đột biến :
A. Lặp đoạn và mất đoạn B. Đảo đoạn và lặp đoạn
C. Chuyển đoạn và mất đoạn D. Chuyển đoạn tương hỗ
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở đột biến chuyển đoạn tương hỗ mà không có ở hoán vị gen?
A. Tạo ra biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
B. Làm thay đổi số lượng gen có trong nhóm liên kết.
C. Xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit.
D. Xảy ra chủ yếu ở giảm phân, ít gặp ở nguyên phân.
Câu 10. Đột biến nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của vật chất di truyền ?
A. Đột biến gen lặn B. Đảo đoạn C. Lặp đoạn D. Tất cả đều đúng
Câu 11. Dạng đột biến nào sau đây không ảnh hưởng tới hàm lượng ADN trong NST của loài ?
A. Chuyển đoạn B. Lặp đoạn C. Mất đoạn D. Đảo đoạn
Câu 12. Trong chuyển đoạn tương hỗ giữa NST 13 và 18 của người, khi tế bào thực hiện giảm phân sẽ có khả năng cho :
A. 1 loại giao tử bình thường và 2 loại giao tử mang chuyển đoạn
B. 1 loại giao tử bình thường và 4 loại giao tử mang chuyển đoạn
C. 1 loại giao tử bình thường và 3 loại giao tử mang chuyển đoạn
D. 2 loại giao tử bình thường và 2 loại giao tử mang chuyển đoạn
Câu 13. Loại đột biến cấu trúc NST nào được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST
A. Chuyển đoạn B. Lặp đoạn C. Đảo đoạn D. Mất đoạn
Câu 14. ở ruồi giấm, lặp đoạn Barr dẫn đến hậu quả :
A. Làm mắt đỏ thành mắt trắng B. Làm cánh bình thường thành cánh chẻ
C. Làm mắt lồi thành mắt dẹt D. Làm thân xám thành thân đen
Câu 15. Mất đoạn NST thường gây các hậu quả gì?
A. Gây chết hoặc làm giảm sức sống B. Không ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật
C. Tăng cường sức đề kháng, chống chịu của cơ thể D. Một số tính trạng bị mất đi trên cơ thể
Câu 16. Nguyên nhân của hiện tượng lặp đoạn NST là
A. Do NST nhân đôi không bình thường ở một số đoạn
B. Do trao đổi chéo không đều giữa các crômatit ở kì đầu của giảm phân I
C. Do tác nhân đột biến làm đứt NST thành từng đoạn rồi chúng nối lại ngẫu nhiên với nhau trong quá trình phân li NST
D. Cả A, B,C
Câu 17. Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiện, người ta thấy
trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường. Dạng đột biến nào sau đây có thể là
nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên?
A. Chuyển đoạn trong 1 NST. B. Đảo đoạn NST. C. Mất đoạn NST. D. Lặp đoạn NST.
Trình tự các gen trên 1 NST có kí hiệu ABC*DEFGHI. Người ta phát hiện 1 số đột biến cấu trúc có các dạng sau:
a. ABC*DHGFEI b. ABC*DHI c. ABFED*CGHI d. ABC*DEFEFGHI
Sử dụng dữ kiện trên trả lời các câu hỏi 18 - 27
Câu 18. Cấu trúc a của NST xuất hiện do loại đột biến nào
A. Đảo đoạn ngoài tâm động B. Chuyển đoạn trên cùng 1NST
C. Chuyển đoạn GH và EF thành EF và HG D. Chuyển đoạn không tương hỗ
Câu 19. Cấu trúc b của NST xuất hiện do loại đột biến nào
A. Mất đoạn chứa các gen FG B. Mất đoạn chứa các gen EFG
C. Chuyển đoạn tương hỗ chứa các gen EFG D. Chuyển đoạn EFG không tương hỗ
Câu 20. Cấu trúc c của NST xuất hiện do loại đột biến nào
A. Đảo đoạn mang tâm động B. Chuyển đoạn trên cùng 1NST
C. Chuyển đoạn tương hỗ D. Chuyển đoạn không tương hỗ
Câu 21. Cấu trúc d của NST xuất hiện do loại đột biến nào
A. Lặp đoạn E 1 lần và lặp đoạn F 1 lần B. Chuyển đoạn trên cùng 1NST
C. Lặp đoạn chứa gen EF 1 lần D. Chuyển đoạn không tương hỗ
Câu 22. Trong các dạng đột biến trên, dạng nào làm vị trí các gen trên NST gần nhau hơn
A. a,b, c, d B. a, b C. b, c D. a, b, c
Câu 23. Trong các dạng đột biến trên, dạng nào làm vị trí các gen trên NST xa nhau hơn
A. a,b, c, d B. a, d C. a, c, d D. a, b, c
Câu 24. Dạng đột biến nào ít ảnh hưởng nhất đến sức sống của sinh vật: A. a B. b C. c D. d
Câu 25. Dạng đột biến nào ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức sống của sinh vật: A. a B. b C. c D. d

Di truyền học – Biến dị - Đột biến cấu trúc NST Page 2


Câu 26. Dạng đột biến nào gây bệnh ung thư máu ở người: A. a B. b C. c D. d
Câu 27. Thể đột biến làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở lúa mạch thuộc dạng đột biến nào: A. a B. b C. c D. d
Câu 28. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh tinh mang đột biến cấu trúc NST ở 3 NST thuộc 3 cặp tương
đồng số 1, số 2 và số 4. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là
1 1 1 7
A. B. C. D.
2 4 8 8
Câu 29: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vai trò của đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Xác định được vị trí của các gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Có thể loại bỏ những gen có hại không mong muốn.
(3) Tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng một loài.
(4) Giảm bớt cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn.
(5) Làm mất đi một số tính trạng xấu không mong muốn.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 30: Xét 1 NST mang các đoạn có trình tự DEF* GHIKLM. Do đột biến, cấu trúc NST bị biến đổi thành DEF*
GLM. Đây là dạng đột biến nào? Dạng đột biến này không có hậu quả nào sau đây
I. Có thể làm giảm sức sống của sinh vật II. Làm các gen trên NST gần nhau hơn
III. Làm mất vật chất di truyền của NST IV. Làm các gen trên NST trở nên xa nhau hơn
V. Làm thay đổi hình thái, kích thước NST VI. Làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài
Câu 31: Xét cấu trúc NST số 5 của 4 dòng khác nhau về nguông gốc địa lí
Dòng 1: DEFGHIKL Dòng 2: DEFKGHIL Dòng 3: DEFKIHGL Dòng 4: DEHGFIKL
Nếu dòng gốc là dòng 4, do đột biến đã phát sinh các dòng còn lại. Đột biến trên thuộc dạng nào? Trình tự phát
sinh các dòng đột biến xuất phát từ dòng gốc là
A. Dòng 4  dòng 1 dòng 3  dòng 2 B. Dòng 4  dòng 1 dòng 2  dòng 3
C. Dòng 4  dòng 3 dòng 2  dòng 1 D. Dòng 4  dòng 2 dòng 3  dòng 1
Câu 32: Xét cấu trúc NST số 3 của 4 dòng khác nhau về nguồn gốc địa lí
Dòng 1 : DCBEIH* GFK Dòng 2 : BCDEFG* H IK Dòng 3 : BCDH* GFEIK Dòng 4 : BCDEIH* GFK
Nếu dòng gốc là dòng 3, từ đó phát sinh các dòng còn lại. Đột biến thuộc dạng nào ? đã xuất hiện các dòng đột
biến còn lại theo trình tự nào ?
A. Dòng 3  dòng 2  dòng 4  dòng 1 B. Dòng 3  dòng 2  dòng 1  dòng 4
C. Dòng 3  dòng 1  dòng 2  dòng 4 D. Dòng 3  dòng 4  dòng 2  dòng 1
Câu 33: Đột biến chuyển doạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ có hậu quả nào sau đây
I. Làm các gen trên NST có vị trí gần nhau hoặc xa nhau hơn
II. Làm thay đổi nhóm liên kết gen
III. Có thể làm thay đổi hình dạng, kích thước NST
IV. Làm thay đổi trình tự sắp xếp các gen nhưng không đổi nhóm liên kết gen
Câu 34: Ở ruồi giấm 2n = 8.Một nhóm tế bào sinh tinh mang đột biến cấu trúc NST ở 2 NST thuộc 2 cặp t ương
đồng số 3 và số 4. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo.
a)Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là
1 1 1 1
A. B. C. D.
2 4 8 16
b) Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử mang NST đột biến trong tổng số giao tử là
1 1 1 3
A. B. C. D.
2 4 8 4
Câu 35: Ở ruồi giấm 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh tinh mang đột biến cấu trúc NST ở 3 NST thuộc 3 cặp tương
đồng số 1, số 2 và số 4. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là
1 1 1 1
A. B. C. D.
2 4 8 16
Câu 36: Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể?
o
A. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180 và nối lại.
B. Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào cánh kia của chính nhiễm sắc thể đó.
C. Hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng.
D. Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.
Câu 37: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Di truyền học – Biến dị - Đột biến cấu trúc NST Page 3
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
B. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
D. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
Câu 38: Một loài giao phối có bộ NST 2n=8. Cặp NST thứ nhất, thứ ba và thứ tư mỗi cặp đều có 1 chiếc bị đột biến
cấu trúc. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ giao tử mang 2 nhiễm sắc thể bị đột biến
cấu trúc là: A. 1/8. B. 3/8. C. 6/8. D. 5/8.
Câu 39: Dạng đột biến nào sau đây chắc chắn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể?
A. Đảo đoạn B. Mất đoạn
C. Chuyển đoạn hoặc đảo đoạn D. Lặp đoạn và mất đoạn
Câu 40: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở
kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 41 : Dạng đột biến nào có thể khiến cho 2 gen alen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể ?
A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn.
Câu 42: Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau:
(1) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.
(2) Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
(3) Có thể sử dụng các dòng côn trùng mang loại đột biến này làm công cụ phòng trừ sâu hại.
(4) Các cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.
Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp đột biến trên?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 43: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vai trò của đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Xác định được vị trí của các gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Có thể loại bỏ những gen có hại không mong muốn.
(3) Tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng một loài.
(4) Giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.
(5) Làm mất đi một số tính trạng xấu không mong muốn.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 44: Trong các phát biểu sau đây về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
2. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
3. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
4. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
A. 1. B. 4 C. 3. D. 2.
Câu 45: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
III. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.
IV. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 46: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về đột biến lặp đoạn?
I. Xảy ra do hiện tượng trao đổi chéo cân giữa 2 crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng.
II. Sau đột biến, số lượng gen trên 1 NST tăng lên so với bình thường.
III. Nhiễm sắc thể đột biến có mang các alen của cùng một gen.
IV. Đột biến lặp đoạn dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các alen mới trong quá trình tiến hóa.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Di truyền học – Biến dị - Đột biến cấu trúc NST Page 4

You might also like