You are on page 1of 5

CỦNG CỐ CHƯƠNG BIẾN DỊ

Câu 1: Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào


A. Khi NST phân li ở kỳ sau của phân bào.
B. Khi tế bào chất phân chia.
C. Khi NST dãn xoắn.
D. Khi ADN nhân đôi.
Câu 2: Đột biến gen là loại đột biến
A. biến đổi gen trội thành gen lặn và chỉ biểu hiện thành thể đột biến khi ở trạng thái đồng hợp lặn.
B. biến đổi gen lặn thành gen trội.
C. chỉ biểu hiện thành thể đột biến khi ở trạng thái đồng hợp lặn.
D. biến đổi gen lặn thành gen trội và biểu hiện thành thể đột biến khi ở trạng thái đồng hợp trội.
Câu 3: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng?
1. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
2. Đột biến gen là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
3. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua quá trình sinh sản hữu tính.
4. Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở cả thể đồng hợp và dị hợp.
5. Đột biến là sự biến đổi vật chất di truyền chỉ ở cấp độ phân tử.
A. 2, 4 và 5.    
B. 4 và 5.    
C. 1, 2 và 5.  
D. 3, 4 và 5.
Câu 4: Xét các đoạn gen I, II, III sau:
3’ –AGTTGA-     -AGXTGA-     -GAGXTGA-
5’ –TXAAXT- → -TXGAXT- → -XTXGAXT-
I     II    III
Từ gen I sang gen II là dạng đột biến gì?
A. Thay 1 cặp T-A bằng 1 cặp X-G.
B. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
C. Thay 1 cặp X-G bằng 1 cặp T-A.
D. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp X-G.
Câu 5: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số nuclêôtit là 3000. Số nuclêôtit loại A chiếm 25%
tổng số nuclêôtit của gen. Gen bị đột biến điểm thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Hãy tính tổng
số liên kết hiđrô của gen sau đột biến.
 A. 3749
 B. 3751
 C. 3009
 D. 3501
Câu 6: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì? 
A. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ
B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein
C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein
D. làm biến đổi cấu truc NST dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của
gen.
Câu 7: Đột biến NST là
A. sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục.
B. sự phân li không đồng đều của NST về hai cực tế bào.
C. sự thay đổi liên quan đến một hay một vài đoạn trên NST.
D. những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST.
Câu 8: Ở người, mất đoạn NST số 21 hoặc 22 sẽ mắc bệnh gì?
A. Hồng cầu lữoi liềm.
B. Bệnh Down.
C. Ung thư máu.
D. Hội chứng Tơcnơ.
Câu 9: Đột biến số lượng NST bao gồm:
A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST
B. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST
C. Đột biến đa bội và mất đoạn NST
D. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST
Câu 10: Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một số cặp NST
trong giảm phân, tạo nên: 
A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng
B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng
C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng
D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng
Câu 11: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở:
A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào
B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào
C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính
D. Chỉ xảy ra ở NST thường
Câu 12: Thể không nhiễm là thể mà trong tế bào:
A. Không còn chứa bất kì NST nào
B. Không có NST giới tính, chỉ có NST thường
C. Không có NST thường, chỉ có NST giới tính
D. Thiểu hẳn một cặp NST nào đó
Câu 13: Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở:
   A. Chỉ có NST giới tính
   B. Chỉ có ở các NST thường
   C. Cả ở NST thường và NST giới tính
   D. Không tìm thấy thể dị bội ở người
Câu 14: Nếu cho hai loại giao tử n + 1 và n thụ tinh với nhau, hợp tử sẽ phát triển thành thể
A. một nhiễm.
B. hai nhiễm.
C. ba nhiễm.
D. không nhiễm.
Câu 15: Hội chứng Tơcnơ ở nữ do mất 1 NST giới tính X, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng

A. 46.     B. 45.     C. 44.     D. 47.
Câu 16: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm
thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. 
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 17: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là: 
A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào
B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh
C. Hiện tượng tự nhân đôi của NST
D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào
Câu 18: Thường biến là gì? 
A. Là những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật
B. Là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới sự tác động trực tiếp của môi trường
C. Là những biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định và không di truyền được
D. Cả B và C
Câu 19: Thế nào là mức phản ứng? 
A. Là khả năng của sinh vật có thể chống chịu được các điều kiện bất lợi trong một giới hạn nào đó
B. Là giới hạn thường biến của một kiểu gen (một gen hay nhóm gen) trước các môi trường khác nhau
C. Là sự biểu hiện kiểu hình của một gen xác định
D. Cả A và B
Câu 20: Biến dị nào sau đây không di truyền được? 
A. Đột biến gen
B. Đột biến NST
C. Thường biến
D. Biến dị tổ hợp
Câu 21: Vai trò của thường biến là: 
A. Biến đổi cá thể
B. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường
C. Di truyền cho đời sau
D. Thay đổi kiểu gen của cơ thể
Câu 22: Kiểu hình là kết quả của: 
A. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
B. Sự tương tác giữa kiểu hình và môi trường
C. Sự tương tác giữa môi trường và đất đai
D. Sự tương tác giữa kĩ thuật và chăm sóc
Câu 23: Mức phản ứng do yếu tố nào quy định
A. Kiểu hình của cơ thể
B. Điều kiện môi trường
C. Kiểu gen của cơ thể
D. Thời kì sinh trưởng và phát triển
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen 
B. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường
C. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
D. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen chứ không truyền tính trạng có sẵn
Câu 25: Nguyên nhân gây ra thường biến là: 
A. Tác động trực tiếp của môi trường sống
B. Biến đổi đột ngột trên phân tử ADN
C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST
D. Thay đổi trật tự các cặp nucleotit trên gen
Câu 26: Biểu hiện nào dưới đây là của thường biến? 
A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21
B. Bệnh đao do thừa 1 NST số 21 ở người
C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính
D. Sự biến đổi màu hoa theo pH của đất
Câu 27: Thường biến xảy ra mang tính chất: 
A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định
B. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau
C. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
D. Chỉ đôi lúc mới di truyền
Câu 28: Đặc điểm nào sau đây có ở thường biến nhưng không có ở đột biến? 
A. Xảy ra đồng loạt và xác định
B. Biểu hiện trên cơ thể khi phát sinh
C. Kiểu hình của cơ thể thay đổi
D. Do tác động của môi trường sống
Câu 29: Nội dung nào sau đây không đúng? 
A. Kiểu gen quy định giới hạn của thường biến
B. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường
C. Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen
D. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Câu 30: Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất
thì kiểu hình được hiểu là: 
A. Các biện pháp và kỹ thuật sản xuất
B. Một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng
C. Năng suất thu được
D. Điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng
Câu 31: Đặc điểm của thực vật đa bội là:
A. Có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội
B. Tốc độ phát triển chậm
C. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu
D. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất
Câu 32: Đột biến đa bội là dạng đột biến nào? 
A. NST bị thay đổi về cấu trúc
B. Bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 vài NST
C. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n
D. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n
Câu 33: Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:
A. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp
B. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp
C. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó
D. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó
Câu 34: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là:
A. Đột biến đa bội thể
B. Đột biến dị bội thể
C. Đột biến cấu trúc NST
D. Đột biến mất đoạn NST
Câu 35: Thể đa bội không tìm thấy ở:
A. Đậu Hà Lan
B. Cà độc dược
C. Rau muống
D. Người
Câu 36: Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây? 
A. Sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh
B. Năng suất cao, phẩm chất tốt
C. Những cá thể đa bội lẻ có khả năng sinh sản hữu tính
D. Rất ít gặp ở động vật
Câu 37: Tác nhân hóa học nào sau đây được dùng phổ biến để gây đa bội hóa? 
A. Tia gamma
B. Hóa chất EMS
C. Hóa chất NMU
D. Consixin
Câu 38: Thể dị bội gồm dạng nào? 
A. Dạng 2n+2
B. Dạng 2n
C. Dạng 2n - 1
D. 3n

You might also like