You are on page 1of 6

CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN, BIẾN DỊ CẤP ĐỘ PHÂN TỬ(LẦN 4)

Câu 1: Đột biến gen là


A. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.
B. sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen.
C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một  hoặc một số cặp
nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN.
Câu 2: Đột biến điểm là:
A.Là đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen, lên quan tới một cặp nuclêotit
B. Là đột biến xảy ra trong cấu trúc của NST hoặc gen, liên quan đến một cặp nuclêotit
hoặc cấu trúc của NST
C. Là đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen, lên quan tới một số cặp nuclêotit
D. Là đột biến xảy ra tại một điểm của gen, có thể liên quan tới một hoặc một số cặp
nuclêotit
**Câu 3: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn
gen của quần thể?
A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội.
Câu 4: Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến
A. đã biểu hiện ra kiểu hình.                         B. nhiễm sắc thể.
C. gen hay đột biến nhiễm sắc thể.               D. mang đột biến gen.
Câu 5: Đột biến thành gen trội biểu hiện
A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. ở phần lớn cơ thể.
Câu 6: Đột biến thành gen lặn biểu hiện
A. kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
D.hần lớn cơ thể.
Câu 7: Nguyên nhân gây đột biến gen do
A. sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân vật lí của ,tác
nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
B. sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
C. sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường,  tác nhân sinh học của môi
trường.
D. tác nhân vật lí, tác nhân hoá học.
Câu 8: Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên
A. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau.
B. đột biến A-T→G-X. C. đột biến G-X→ A-T. D. sự sai hỏng ngẫu nhiên.
Câu 9: Trên phân tử ADN có bazơ nitơ Timin trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân
đôi sẽ gây đột biến thay thế cặp A – T thành cặp G – X. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng cơ
chế gây đột biến làm thay thế cặp A – T bằng cặp G – X của bazơnitơ dạng hiếm?
A. A – T* → T* - G → G – X B. A – T* → T* - X → G – X
C. A – T* → G - T* → G – X D. A – T* → A - G → G – X
Câu 10: Tác nhân hoá học như 5- brômuraxin là chất đồng đẳng của timin gây
A. đột biến thêm A
B. đột biến mất A.
C. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau.
D. đột biến A-T→G-X.
Câu 11: Trong quá trình nhân đôi ADN,guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với nucleotit bình
thường nào dưới đây để có thể gây nên đột biến gen?
A. adenin B. xitozin C. timin D.5-BU
Câu 12: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
B. sức đề kháng của từng cơ thể.
C. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
D. điều kiện sống của sinh vật.
Câu 13: Đột biến gen
A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau
qua sinh sản hữu tinh.
B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua
sinh sản hữu tính.
C. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu
hình ở một phần cơ thể.
D. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thế cùng loài sống trong cùng một điều kiện
sống.
Câu 14::Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng
không có khả năng
A. di truyền qua sinh sản vô tính. B. nhân lên trong mô sinh dưỡng.
C. di truyền qua sinh sản hữu tính. D. tạo thể khảm.
Câu 15: Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình
A. giảm phân.         B. phân cắt tiền phôi. C. nguyên phân.           D. thụ tinh.
Câu 16: Loại đột biến gen không di truyền được qua sinh sản hữu tính là
A. đột biến xôma.    B. đột biến tiền phôi. C. đột biến giao tử.  D. đột biến lặn.
Câu 17: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
A. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của
gen.
B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.
D. gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
Câu 18: Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu
như đột biến xảy ra ở vùng điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?
A. Cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi nhưng lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi
theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt.
B. Lượng sản phẩm của gen sẽ tăng lên nhưng cấu trúc của gen chỉ thay đổi đôi chút do biến
đổi chỉ xảy ra ở vùng điều hòa không liên quan đến vùng mã hóa của gen.
C. Lượng sản phẩm của gen sẽ giảm xuống do khả năng liên kết với ARN polymerase giảm
xuống, nhưng cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi
D. Cấu trúc sản phẩm của gen sẽ thay đổi kết quả thường là có hại vì nó phá vỡ mối quan
hệ hài hòa giữa các gen trong kiểu gen và giữa cơ thể với môi trường
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
B. Các tác nhân đột biến như vật lý, hóa học, sinh học của môi trường ngoài đã gây ra đột
biến gen.
C. Đột biến gen là mất, thêm, thay thế một đoạn Nucleotit nào đó trên phân tử ADN.
D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu quan trọng của quá trình tiến hóa và chọn giống.
Câu 20: Việc sử dụng Acriđin gây ra đột biến mất hay thêm 1 cặp (nu) có ý nghĩa gì:
A. Biết được hóa chất có gây ra đột biến
B. Chứng minh độ nghiêm trọng của 2 dạng dột biến này
C. Chứng minh mã di truyền là mã bộ ba
D. Cho thấy quá trình tái bản ADN có thể không đúng mẫu
***Câu 21: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen làm xuất hiện cá alen khác nhau trong quần thể.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
Câu 22: Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây sai?
A. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho
đời sau
B. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen
C. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc
điểm cấu trúc của gen
D. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, cơ thể mang đột biến gen trội luôn
được gọi là thể đột biến.
Câu 23: Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I.Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
II.Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
III.Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
IV.Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24: Khi nói về đột biến gen, kết luận nào dưới đây là sai?
A. Tất cả các loài sinh vật đều có thể xảy ra hiện tượng đột biến gen.
B. Trong tự nhiên, các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp (10 -6 – 10-4).
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen.
D. Đột biến gen phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân đột biến và cấu trúc của gen.
****Câu 25 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì
tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát
sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít
nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
Câu 26: Cho các thông tin sau về đột biến gen:
(1) Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc gen.
(2) Sự thay đổi về cấu trúc gen luôn dẫn đến sự thay đổi hình thái nhiễm sắc thể.
(3) Các cá thể mang gen đột biến được biểu hiện thành kiểu hình được gọi là thể đột biến.
(4) Đột biến điểm là đột biến liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit và có thể xảy ra ở nhiều
điểm của gen
(5) Để tăng tần số đột biến người ta có thể sử dụng các tác nhân gây đột biến để tạo nguồn vật liệu
di truyền mới cho chọn giống.
Số thông tin có nội dung đúng là:
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 27: Đột biến thêm cặp nuclêôtit trong gen
A. làm cho gen trở nên dài hơn so với gen ban đầu.
B. có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu.
C. tách thành hai gen mới bằng nhau.
D. có thể làm cho gen trở nên dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu.
Câu 28: Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng 2 liên kết hiđrô của gen
A. thêm 1 cặp nuclêôtit A=T B. Thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X
C. Thay thế 2cặp A - T bằng 2 cặp T - A D. Mất 1 cặp nuclêôtit A=T
Câu 29: Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là
A. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên. B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.
C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
Câu 30: Một gen dài 2040Å và chứa 15% nuclêôtit loại G. Sau khi bị đột biến điểm, gen đã tiến
hành nhân đôi bình thường 5 lần và đã sử dụng của môi trường 12989 nuclêôtit loại A và 5580
nuclêôtit loại G. Dạng đột biến đã xảy ra với gen này là
A. thêm 1 cặp G – X. B. mất 1 cặp G – X. C. mất 1 cặp A – T. D. thêm 1 cặp A – T.
Câu 31: Ở vi khuẩn, một gen bình thường điều khiển tổng hợp 1 phân tử prôtêin hoàn chỉnh có
298 axit amin. Đột biến điểm xảy ra dẫn đến gen sau đột biến có chứa 3594 liên kết photphođieste.
Dạng đột biến xảy ra là:
A. Mất 2 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp nucleotit bằng 1 cặp nucleotit khác.
C. Thêm 1 cặp nucleotit. D. Mất 1 cặp nucleotit.
Câu 32:Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết
hyđrô sẽ
A. tăng 1.                   B. tăng 2.                       C. giảm 1.                    D. giảm 2.
Câu 33: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết
hyđrô sẽ
A. tăng 1.                   B. tăng 2.                       C. giảm 1.                    D. giảm 2.
Câu 34: Dưới đây là trình tự các axit amin của một đoạn chuỗi pôlipeptit bình thường và chuỗi
pôlipeptit đột biến :
chuỗi pôlipeptit bình thường : Phe-ser-Lis-Leu-Ala-Val....
chuỗi pôlipeptit đột biến : Phe-ser-Lis-Ile-Ala-Val......
Loại đột biến nào dưới đây có thể tạo nên chuỗi pôlipeptit đột biến trên ?
A. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
B. Đột biến mất cặp nuclêôtit.
C. Đột biến thêm cặp nuclêôtit.
D. Không thể do kết quả của đột biến điểm.
Câu 35: Dạng đột biến thay thế nếu xảy ra trong một bộ ba từ bộ 3 mã hoá thứ nhất đến bộ 3 mã
hoá cuối cùng trước mã kết thúc có thể
A. làm thay đổi toàn bộ axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp.
B. không hoặc làm thay đổi 1 axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp.
C. làm thay đổi 2 axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp..
D. làm thay đổi một số axitamin trong chuỗi pôlypép tít do gen đó chỉ huy tổng hợp.
Câu 36: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do:
A. Thay thế cặp G-X thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Glutamic thành Valin.
B. Thay thế cặp T-A thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Glutamic thành Valin.
C. Thay thế cặp T-A thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Valin thành Glutamic.
D. Thay thế cặp G-X thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Valin thành Glutamic.
Câu 37: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể
A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.
*Câu 38: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường
tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen
cấu trúc này thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80. B. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81. D. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.
*Câu 39: Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp
nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay
đổi như thế nào so với prôtêin bình thường?
A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45.B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44.
C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44. D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45.
Câu 40: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất
hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp
A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.
D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.
Câu 41: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 42: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác?
(Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho
asparagin)
A. 1 A. 2 A. 3 A. 4
Câu 43: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hidro bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa
tự nhân đôi lần nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai.
Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nucleotit loại adenin và 1617 nucleotit
loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là:
A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X B. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T
C. mất một cặp G-X D. mất một cặp A-T
Câu 44 : Nội dung nào sau đây chưa chính xác khi đề cập đến hậu quả của dạng đột biến thay thế
một cặp nucleotit ?
A. Luôn luôn làm thay đổi axit amin trong sản phẩm prôtêin được tổng hợp.
B. Có thể không làm thay đổi axit amin nào trong cấu trúc của protêin được tổng hợp.
C. Có thể làm chuỗi polipeptit bị ngắn lại khi mã đột biến trở thành mã kết thúc.
D. Chỉ thay đổi một axit amin khi mã sau đột biến quy định axit amin khác với mã trước đột biến.
Câu45: Dạng ĐB có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi pôlipép tít do gen đó tổng hợp là:
A. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
B. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai.
D. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
Câu 46: Đột biến đảo vị trí cặp nuclêôtit trong gen
A. Có thể làm cho gen có chiều dài không đổi,  làm cho gen trở nên ngắn hoặc dài hơn so với gen
ban đầu.
B. có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu. C. tách thành hai gen mới.
D. thay đổi toàn bộ cấu trúc gen.
Câu 47: Trường hợp đột biến liên quan tới 1 cặp nuclêôtit làm cho gen cấu trúc có số liên kết hy
đrô không thay đổi so với gen ban đầu là đột biến
A. đảo vị trí 1 cặp  nuclêôtit. B. đảo vị trí hoặc thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.
C. đảo vị trí hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit. D. thay thế cặp nuclêôtit.
Câu 48: Dạng đột biến gen không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và số liên kết hyđrô so với gen
ban đầu là
A. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit.
B. mất 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit và đảo vị trí một cặp nuclêôtit.
D. đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô.
Câu 49: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen cho quần thể.
(3) Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại.
(6) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và sự thay đổi của môi trường.
Số phương án đúng là:
A. 6 B. 3 C. 5 D. 4
..............................HẾT...........................

You might also like