You are on page 1of 5

Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN

I. Lý thuyết
Câu 1. Gen A đột biến thành gen a, sau đột biến chiều dài của gen không đổi, nhưng số liên kết
hyđrô thay đổi một liên kết. Gen có thể bị đột biến nào dưới đây?
A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit.
C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
Câu 2. Đột biến gen sẽ dẫn đến hậu quả:
A. làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen → Biến đổi trình tự của mARN → Biến đổi trình tự axit amin
của prôtêin tương ứng.
B. làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen → Biến đổi trình tự axit amin của prôtêin tương ứng → Biến
đổi trình tự của mARN → Biến đổi tính trạng.
C. làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen → Biến đổi trình tự axit amin của prôtêin tương ứng → Biến
đổi trình tự của tARN → Biến đổi tính trạng.
D. làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen → Biến đổi trình tự của mARN → Biến đổi trình tự axit amin
của prôtêin tương ứng → Biến đổi tính trạng.
Câu 3. Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.
B. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen.
C. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân sinh
học.
D. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu 4. Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
A. tần số phát sinh đột biến. B. số lượng cá thể trong quần thể.
C. tỉ lệ đực, cái trong quần thể. D. môi trường sống và tổ hợp gen.
Câu 5. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.
C. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
Câu 6. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
Câu 7. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 8. Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (3), (4), (5). B. (1), (3), (5). C. (2), (4), (5). D. (1), (2), (3).
Câu 9. Cho các câu sau đây khi nói về đột biến điểm:
1. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
2. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc
3. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
4. Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ
thể sinh vật.
5. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính.
6. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại.
Có bao nhiêu câu đúng?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 10. Trong một quần thể thực vật xuất hiện các đột biến: alen A đột biến thành alen a; alen b
đột biến thành alen B; alen D đột biến thành alen d. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng,
quan hệ trội lặn hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AaBbDd; aabbdd; aaBbDd. B. AabbDd; aaBbDD; AaBbdd.
C. aaBbDd; AabbDD; AaBBdd. D. aaBbDD; AabbDd; AaBbDd.

II. Bài tập


Câu 1. Gen A có 3000 nuclêotit và A: G = 4.0. Gen A bị đột biến điểm tạo ra alen a có tỷ lệ: A: G ≈
4,0167. Dạng đột biến gen là:
A. Thêm một cặp A-T B. Mất một cặp G-X
C. Thay thế G-X bằng A-T D. Thay thế A-T bằng G-X

Câu 2. Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi
loại của gen b là:
A. A = T = 250; G = X = 390. B. A = T = 251; G = X = 389.
C. A = T = 610; G = X = 390. D. A = T = 249; G = X = 391.

Câu 3. Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ A + T/ G + X = 1,5. Gen B bị đột biến dạng
thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
A. 3599. B. 3600. C. 3899. D. 3601.

Câu 4. Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi 1 lần môi trường nội bào cung
cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. thêm một cặp nuclêôtit B. Mất một cặp nuclêôtit
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit D. mất 2 cặp nuclêôtit
Câu 5. Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 4080 Å và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit
loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại
nuclêôtit của alen a là:
A. A = T = 799; G = X = 401. B. A = T = 801; G = X = 400.
C. A = T = 800; G = X = 399. D. A = T = 799; G = X = 400.

Câu 6. Một gen cấu trúc dài 4080 Å, có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen này bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1
cặp G-X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A. A = T = 481, G = X = 720 B. A = T = 419, G = X = 721
C. A = T = 721, G = X = 419 D. A = T = 719, G = X = 481

Câu 7. Gen D có 2100 liên kết H, trong đó nuclêôtit loại A gấp đôi nuclêôtit loại G. Gen D đột biến
điểm thành d làm giảm 2 liên kết H. số lượng nuclêôtit từng loại của gen d là
A. A=T= 600, G=X=300 B. A=T= 599, G=X=300
C. A=T= 299, G=X=599 D. A=T= 600, G=X=299

Câu 8. Một mạch của gen có A+T/G+X = 0,25, gen dài 0,51µm. Gen đột biến giảm 1 liên kết H. hỏi gen
sau đột biến có số nuclêôtit mỗi loại là
A. A=T= 300, G=X=1199 B. A=T= 299, G=X=1200
C. A=T= 301, G=X=1199 D. A=T= 299, G=X=1201

Câu 9. Gen A có 2000 nuclêôtit và A/G = 1/4. Gen đột biến làm giảm một liên kết H tạo gen a. Hỏi cá
thể có kiểu gen Aa có số nuclêôtit mỗi loại là
A. A = T = 201, G = X = 799 B. A = T = 199, G = X = 801
C. A = T = 401, G = X = 1599 D. A = T = 399, G = X = 1601
Câu 10. Gen có chiều dài 2550Å và có 1900 liên kết hyđrô. Gen bị đột biến thêm 1 cặp A-T. Số lượng
từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen đột biến tự sao 4 lần là:
A. A =T = 5265 và G = X = 6000 B. A =T = 5265 và G = X = 6015
C. A =T = 5250 và G = X = 6000 D. A =T = 5250 và G = X = 6015

Câu 11. Ở một tế bào vi khuẩn, một gen có 2400 nuclêôtit và 3120 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở một
cặp nuclêôtit gen đột biến này tự nhân đôi 2 lần và đã sử dụng của môi trường 1440 ađênin và 2163
guanin. Số liên kết hiđrô của gen đột biến là:
A. 3117 B. 3122 C. 3118 D. 3123

Câu 12. Gen A dài 255nm và có 1800 liên kết hiđro, gen A đột biến thành gen a, khi cặp gen Aa tự nhân
đôi 2 lần liên tiếp môi trường nội bào đã cung cấp 2703 nu tự do loại T và 1797 nuclêôtit tự do loại X.
Dạng đột biến đã xảy ra là
A. mất 1 cặp A-T hoặc T-A B. mất 1 cặp G-X hoặc X-G
C. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X D. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
L= 255nm → N=1500, H=1800 → A=450, G= 300

Câu 13. Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của
gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số
nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 1799; G = X = 1200. B. A = T = 1800; G = X = 1200.
C. A = T = 899; G = X = 600. D. A = T = 1199; G = X = 1800.
Câu 14. Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự
nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong
2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin.
Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là
A. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. B. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
C. Mất một cặp G - X. D. Mất một cặp A - T.

Câu 15. Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hidro, gen B bị đột biến điểm thành alen b. Một số tế bào
chứa cặp gen Bb nguyên phân liên tiếp hai lần cần môi trường nội bào cung cấp 1689 nucleotit loại timin
và 2211 nucleotit loại xitozin. Có các kết luận sau:
1. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế một cặp G- X bằng một cặp A- T
2. Tổng số liên kết hidro của gen b là 1669 liên kết
3. Số nucleotit từng loại của gen b là A = T = 282 ; G = X = 368
4. Tổng số nucleotit của gen b là 1300 nucleotit
Trong các kết luận trên có bao nhiêu kết luận đúng? Biết quá trình nguyên phân diễn ra bình thường
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

You might also like