You are on page 1of 6

PHẦN DI TRUYỀN HỌC

BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN

1. Thể đột biến là


A. Những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình.
B. Những cơ thể mang đột biến gen hoặc đột biến NST.
C. Những cơ thể mang đột biến trội hoặc đột biến lặn.
D. Những cơ thể mang đột biến nhưng chưa được biểu hiện ra kiểu hình.

2. Hoá chất 5BU thấm vào TB vi khuẩn đã gây đột biến thay thế cặp A- T bằng cặp G-X
ở một gen nhưng cấu trúc của phân tử Prôtêin do gen này tổng hợp vẫn không bị thay
đổi so với ban đầu. Nguyên nhân là vì
A.Mã di truyền có tính thoái hoá B.Mã di truyền có tính đặc hiệu
C.Gen có các đoạn intron D.Gen có các đoạn exon

3. Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm
phát sinh dạng đột biến:
A. thêm một cặp nucleotit. B. thêm 2 cặp nucleotit.
C. mất 1 cặp nucleotit. D. thay thế 1 cặp nucleotit.

4. Trong số các dạng đột biến sau đây, dạng nào thường gây hậu quả ít nhất?
A.Mất một cặp nuclêôtit. B.Thêm một cặp nuclêôtit.
C.Thay thế một cặp nuclêôtit. D.Đột biến mất đoạn NST.

5. Một gen sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết hyđrô.
Gen này bị
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. C. mất một cặp A - T.
B. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. D. thêm một cặp A - T.

6. Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng quy định
tổng hợp axit amin prôlin 5’XXU3’; 5’XXA3’; 5’XXX3’; 5’XXG3’. Từ thông tin trên cho
thấy việc thay đổi nuclêôtit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của
axit amin trên chuỗi pôlipeptit
A. Thay đổi vị trí của tất cả các nuclêôtit trên một bộ ba
B. Thay đổi nuclêôtit đầu tiên trong mỗi bộ ba
C. Thay đổi nuclêôtit thứ 3 trong mỗi bộ ba
D. Thay đổi nuclêôtit thứ hai trong mỗi bộ ba

7. Tần số đột biến của gen phụ thuộc vào


1. Loại tác nhân gây đột biến 2. Đặc điểm cấu trúc của gen
3. Cường độ, liều lượng của tác nhân 4.Chức năng của gen
A.1, 2 B.1, 2, 3 C.1, 2, 4 D.1, 2, 3, 4

8. Trong quá trình nhân đôi của ADN, guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin sẽ dẫn
tới phát sinh dạng đột biến
A.Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T B.Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
C.Thay thế cặp T-A bằng cặp X-G D.Thay thế cặp G-X bằng cặp A-U

1
9. Nhâ ̣n định nào dưới đây chưa đúng?
A. Tất cả đột biến gen khi phát sinh đều có thể biểu kiểu hình của cơ thể.
B. Đột biến gen có thể di truyền cho thế hệ sau.
C. Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN.
D. Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trên phân tử ADN.

10. Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít này bằng một cặp nuclêôtít khác loại thì
A. chỉ bộ ba có nuclêôtít thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.
B. toàn bộ các bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi.
C. nhiều bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi.
D. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtít bị thay thếđến cuối gen bị thay đổi.

11. Loại hóa chất nào sau đây có thể gây đột biến thay thế cặp nucleotit trong gen?
A. consixin. B. acridin. C. 5BU . D. consixin và acridin

12. Hóa chất gây đột biến 5BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế
cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:
A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X
C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X D. A–T → U–5BU → G–5BU → G–X

13. Xét một phần của chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau:
Met - Val - Ala - Asp - Gly - Ser - Arg - ...
Thể đột biến về gen này có dạng: Met - Val - Ala - Glu - Gly - Ser - Arg, ...
Đột biến thuộc dạng:
A. Thêm 1 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp nucleotit.
C. Mất 3 cặp nucleotit. D. Mất 1 cặp nucleotit.

14. Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (3), (4), (5). B. (1), (3), (5). C. (2), (4), (5). D. (1), (2), (3).

15. Gen A có 2400 nu bị đột biến thành gen a. Khi gen a có 2398 nuclêôtit. Đột biến trên
thuộc dạng
A. mất 1 cặp nuclêôtít. B. thêm 1 cặp nuclêôtít.
C. thêm 2 cặp nuclêôtít. D. mất 2 cặp nuclêôtít.

2
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

1. Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình
thường. Dạng đột biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số
các dạng đột biến sau?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

2. NST ở sinh vật nhân chuẩn ( nhân thực) được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có t.phần chủ
yếu gồm:
A. ADN và prôtêin loại histon. B. ARN và pôlipeptit.
C. ARN và prôtêin loại histon. D. lipit và pôlisaccarit.

3. Một NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG●HKM đã bị đột
biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG●HKM. Dạng đột biến này:
A. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
B. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
C. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
D. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.

4. Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): AB CD*EFG H → ABGFE*DCH (2): ABCD*EFGH → AD*EFGBCH
A. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
C. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
D. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.

5. Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho q.trình tiến hoá.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy
hoạt động của gen có thể bị thay đổi.
C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
D. Đoạn NST bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.

6. Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
D. có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.

7. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực,
sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là
A. 11 nm và 30 nm. B. 30 nm và 300 nm. C. 11 nm và 300 nm. D. 30 nm và 11 nm.

8. Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
B. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
C. Thành phần hoá học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.
D. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.

3
9. Sự thu gọn không gian của nhiễm sắc thể có vai trò gì?
A. tạo thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
B. tạo thuận lợi cho các nhiễm sắc thể giữ vững được cấu trúc trong quá trình phân bào.
C. tạo thuận lợi cho các nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp trong quá trình giảm phân.
D. tạo thuận lợi cho các nhiễm sắc thể không bị đột biến trong quá trình phân bào.

10. Mỗi nuclêôxôm được một đoạn ADN dài chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit quấn quanh.
A. chứa 146 cặp nuclêôtit. C.chứa 142 cặp nuclêôtit.
B. chứa 140 cặp nuclêôtit. D.chứa 144 cặp nuclêôtit.

11. Đột biến cấu trúc NST có dạng:


A. mất đoạn , lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. C. mất 1 hoặc một số cặp NST.
B. thêm 1 hoặc một số cặp NST. D. mất, thêm , thay thế, đảo vị trí của một cặp nu.

12. Cấu trúc siêu hiển vi của NST.


A. nuclêôxôm à sợi cơ bản (11nm) à sợi chất nhiễm sắc (30nm) à sợi siêu xoắn (300nm) à
crômatit (700nm).
B. nuclêôxôm à sợi chất nhiễm sắc à sợi cơ bản à sợi siêu xoắn à crômatit.
C. nuclêôxôm à sợi siêu xoắn à sợi cơ bản à sợi chất nhiễm sắc à crômatit.
D. crômatit à sợi chất nhiễm sắc à sợi siêu xoắn à sợi cơ bản à nuclêôxôm.

13. Cấu trúc nào gồm 8 phân tử Histon được quấn quanh bởi 1 sợi ADN 1vòng có
khoảng 146 cặp nuclêôtit của ADN?
A. Nuclêôxôm B. Pôlinuclêôtit C. Crômatit D. Ribôxôm

14. Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu,
cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào
A. tảo lục. B. vi khuẩn. C. ruồi giấm. D. sinh vật nhân thực.

15. Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi NST có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
(2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể
di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5) Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.
A. (1), (2), (5). B. (3), (4), (5). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4)

BÀI 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

1. Trường hợp bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n của 1 tế bào bị dư thừa hoặc thiếu 1 hoặc vài
NST được gọi là
A.Thể một nhiễm B.Thể dị bội C.Thể đa nhiễm D.Thể đa bội

2. Khi quan sát tế bào của một người ta nhận thấy bộ NST có 45 chiếc NST với 1 NST
giới tính X, người này là
A.Người nam mắc hội chứng Tớcnơ B. Người nữ mắc hội chứng Tớcnơ
C.Người nữ mắc hội chứng Claiphentơ D.Người nam mắc hội chứng Claiphentơ

3. Bộ NST của thể đột biến đa bội về mặt số lượng có đặc điểm nào sau đây?
4
A.Bộ NST tăng lên theo bội số của n và > 2n B.Bộ NST tăng lên theo bội số của n và ≥ 2n
C.Nhiễm sắc thể (NST) bị thay đổi trong cấu trúc D.Bộ NST bị thừa 1 hoặc vài NST

4. Tác nhân nào sau đây được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội ở thực vật?
A.Hoá chất EMS (êtil mêtilsulfonat) B.Tia gamma C.Cônsixin D.Tia rơnghen

5.Cơ chế nào của hoá chất cônsixin đã gây ra dạng đột biến đa bội ở thực vật ?
A.Tách sớm tâm động của các nhiễm sắc thể (NST) kép
B.Cản trở sự hinh thành thoi vô sắc
C.Cản trở sự phá vỡ màng nhân ở cuối kì đầu
D.Ngăn cản không cho các NST trượt trên thoi vô sắc

6. Bộ nhiễm sắc thể của chuối nhà là 3n = 27. Vậy số nhiễm sắc thể đơn bội là bao nhiêu
và mức bội thể ở dạng:
A.n= 17 & là đa bội lẻ . B.n= 18 & là đa bội chẳn
C.n= 9 & là tam bội. D.n= 34 & là tứ bội

7. Rối loạn trong phân li toàn bộ NST trong quá trình phân bào từ tế bào 2n = 14 sẽ làm
xuất hiện dạng
A.2n - 1 = 13 NST B.3n = 21 NST C.2n + 1 = 15 NST D.4n = 28 NST

8. Nếu kí hiệu bộ NST của loài thứ nhất là Aa, loài thứ 2 là Bb thì thể song nhị bội là:
(1).BBBB (2)AAbb. (3).AB (4).AABB. (5). AaBb.
A. 1. B. 5. C. 2,4. D. 5

9. Đột biến rối loạn phân li ở cặp NST giới tính ở người :
a.Chỉ xảy ra ở nữ b.Chỉ xảy ra ở nam
c.Xảy ra ở cả nam và nữ d.Chỉ xảy ra ở người mẹ tuổi trên 40

10. Một thể đột biến gọi là tam bội nếu


A. Cơ thể không có khả năng sinh sản hữu tính, chỉ có thể sinh sản vô tính.
B. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng giống nhau.
C. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 2 chiếc có hình dạng giống nhau.
D. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng khác nhau.

11. Thể đột biến nào sau đây có khả năng sinh sản hữu tính bình thường?
A.Tam bội. B.Thể song nhị bội. C.Lệch bội 2n + 1. D.Lệch bội 2n – 1.

12. Người ta có thể tạo ra các quả không hạt bằng cách
A. Xử lí cây bằng hooc môn B. Tạo cây tam bội
C. Tạo cây tứ bội D. Tạo cây tam bội hoặc xử lí cây bằng hooc môn

13. Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây
nào sau đây phù hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó ?
1. Ngô. 2. Đậu tương. 3. Củ cải đường.
4. Lúa đại mạch. 5. Dưa hấu. 6. Nho.
A. 3, 4, 6 . B. 1, 3, 5. C. 3, 5, 6. D. 2, 4, 6.

14. Rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm sắc thể (NST) trong nguyên phân sẽ làm xuất
hiện dòng tế bào như thế nào?

5
A. Tế bào 2n + 2 B.Tế bào 2n. C.Tế bào 3n D.Tế bào 4n

15. Thể không nhiễm là dạng tế bào có đặc điểm nào về bộ nhiễm sắc thể?
A.Tế bào không có cặp nhiễm sắc thể giới tính
B.Tế bào không có các cặp nhiễm sắc thể thường
C.Mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể nào đó trong tế bào
D.Tế bào không còn chứa nhiễm sắc thể

16 Ngày nay người ta có thể tạo ra được nhiều giống cây ăn quả có trái to, năng suất cao
nhưng lại không có hạt. Cho biết người ta đã ứng dụng trường hợp nào của thể đột biến?
A. Thể đa bội chẵn. B.Thể dị bội C.Thể song nhị bội. D.Thể đa bội lẻ

17. Ở cà chua 2n=24. Trường hợp đột biến dị bội xảy ra có thể tạo tối đa bao nhiêu thể
tam nhiễm khác nhau?
A.36 loại B.8 loại C.24 loại D.12 loại

18. Cơ chế hình thành thể tứ bội là


A.Sự thụ tinh của giao tử 2n và n B.Sự thụ tinh của nhiều giao tử n
C.Sự thụ tinh của 2 giao tử lưỡng bội D.Sự thụ tinh của 2 giao tử đơn bội

19. Thể đa bội lẻ không có đặc điểm nào sau đây?


A.Quá trình tổng hợp chất hữu cơ tăng cao B.Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to
C.Sinh sản hữu tính mạnh mẽ D.Sinh trưởng phát tốt, khả năng chống chịu tốt

20. Người bị hội chứng Đao được phát sinh do sự kết hợp giữa
A. một giao tử (n + 1) có 2 NST số 21 và một giao tử (n) có 1 NST số 21
B. một giao tử (n+ 1) có 2 NST số 21 và một giao tử (n + 1) có 2 NST số 21
C. một giao tử ( n+ 1) có 2 NST số 23 và một giao tử (n + 1) có 2 NST số 19
D. một giao tử (n+ 1) có 2 NST số 23 và một giao tử (n ) có 2 NST số 23

You might also like