You are on page 1of 8

BUỔI 1 – NGÀY 15/05/2022

25 câu hỏi lý thuyết đếm – di truyền và biến dị


Câu 1. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tất cả các gen trong tế bào đều có thể bị đột biến, có những đột biến di truyền được,
có những đột biến không di truyền được cho thế hệ sau
(2) Cùng một tác nhân đột biến, với cường độ, liều lượng như nhau có thể làm phát sinh đột
biến gen với tần số như nhau ở tất cả các gen
(3) Chuỗi polipeptit do gen đột biến quy định ngắn hơn chuỗi polipeptit do gen bình
thường quy định 9AO chắc chắn đã xảy ra đột biến vô nghĩa làm mất 3 bộ ba mã hóa
cuối cùng
(4) Nếu gen đột biến ít hơn gen bình thường 2 liên kết hidro, có thể đã xảy ra đột biến
mất 1 cặp A-T
A. 2 B. 1 C 4 D 3
. .
Câu 2. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế
bào?
(1) Mất đoạn NST (3) Đột biến thể một (5) Đột biến thể ba
(2) Thay thế 1 cặp nucleotit (4) Lặp đoạn NST (6) Đảo đoạn NST
A 2 B. 1 C. 3 D. 4
.
Câu 3. Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải
củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số
cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng NST làm tăng gấp đôi bộ NST tạo thành các thể song
nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm là sai với thể song nhị bội này?
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST
tương đồng
Lai xa AABB ( bộ nst 2 loài) tứ bộ hóa AAAA ( bộ nst 1 loài)
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
A. 2 B. 1 C 4 D 3
. .
Câu 4. Dưới đây là một số đặc điểm của các hiện tượng di truyền phân li độc lập, hoán vị gen
và tương tác gen. Ab/aB

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BUỔI 1 – NGÀY 15/05/2022

(1) Các gen luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân.
(2) Tạo ra biến dị tổ hợp cung cấp cho quá trình chọn lọc .
(3) Sự tổ hợp lại các gen sẵn có của bố và mẹ.
(4) Là cơ sở dẫn đến sự tái tổ hợp gen trong quá trình giảm phân
(5) Cơ thể dị hợp 2 cặp gen luôn tạo ra 4 loại giao tử bằng nhau
(6) Tạo ra thế hệ con lai F2 có 4 loại kiểu hình. AaBb A-B- aaB- A-bb aabb
Có bao nhiêu điểm giống nhau giữa 3 hiện tượng di truyền trên?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5. Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen a nhiều hơn alen A 2
liên kết hiđro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu là đột biến điểm thì alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen a có 500 nuclêôtit loại T thì alen A có
502 nuclêôtit loại A. ( A = T)
Gen a > gen A là 2 lk hidro
Th1 A thay thế 2 cặp A-T thành 2 cặp G – X => gen A < gen a 2 cặp A – T và nhiều hơn 2
cặp G – X
Gen A
--------------------------------------A------T---- 1000 A-T
--------------------------------------T------A----
 Sau khi đột biên trở thành a
--------------------------------------G------X---- 1000-2 = 998 A –T
--------------------------------------X------G----

TH2 A thêm 1 cặp A –T x


III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit
amin giống nhau.
IV. Nếu alen a dài hơn alen A 3,4Å thì chứng tỏ alen a nhiều hơn alen A 1 nuclêôtit.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 6*. Cho biết bộ ba 5’GXU3’ quy định tổng hợp axit amin Ala, bộ ba 5’AXU3’ quy định
tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa gen làm cho alen A trở thành alen a
làm cho 1 axit amin Ala được thay thế bằng 1 axit amin Thr nhưng chuỗi pôlipeptit do hai
alen A và a vẫn có chiều dài bằng nhau. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể có số liên kết hiđrô lớn hơn alen A.

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BUỔI 1 – NGÀY 15/05/2022

II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.
IV. Nếu gen A phiên mã một lần thì cần môi truờng cung cấp 200 nucleotit loại X thì alen a
phiên mã cần cung cấp 400 nucleotit loại X
Câu 7. Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình.
II*. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của
tế bào.
IV. Trong cùng một tế bào, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như
nhau.
V. Chuỗi polipeptit tạo ra thiếu 3 axitamin có thể do đột biến gen làm xuất hiện bộ ba kết thúc
sớm
VI. mARN tạo ra ngắn hơn so với bình thường một đoạn rất dài có thể do đột biến gen làm đứt
gãy mARN khiến cho các đoạn exon không kết hợp được với nhau
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 8*. Xét một cơ thể đực có kiểu gen tiến hành giảm phân tạo giao tử. Giả sử
trong quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng ở tất cả các tế bào đều có hoán vị gen.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Trong điều kiện trao đổi chéo
Một KG có n cặp dị hợp tạo
- tối đa có 2^n giao tử
- 2 loại giao tử lk
- 2^n – 2 loại giao tử hoán vị
=> có k tế bào nếu
- 2xk + 2 < 2^n thì tối đa 2k+2 giao tử
-2k+2> 2^n thì tối đa 2^n
Nếu có trao đổi chéo tại 1 điểm thì 1 tế bào tạo 2 loại hoán vị và 2 loại liên kết
I. Có 2 tế bào giảm phân tạo ra tối đa 6 loại giao tử.
II. Có 9 tế bào giảm phân tạo ra tối đa 16 loại giao tử.
III. Có 2 tế bào giảm phân và mỗi tế bào chỉ có trao đổi chéo tại 1 điểm thì tạo ra tối đa 6 loại
giao tử.

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BUỔI 1 – NGÀY 15/05/2022

IV. Có 9 tế bào giảm phân và mỗi tế bào chỉ có trao đổi chéo tại 1 điểm thì tạo ra tối đa 8 loại
giao tử.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Cho các yếu tố dưới đây:
(1) Enzyme tạo mồi (2) Enzyme cắt giới hạn (3) DNA polymerase
(4) DNA khuôn (5) Các ribonucleotide (6) Các nucleotide
Các yếu tố tham gia vào quá trình tái bản bao gồm:
A. Chỉ (1) và (2) B. Chỉ (3) (4) và (6)
C. Hoặc (3) hoặc (4) D. (1) (3) (4) (5) và (6)
Câu 10. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc
thể.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen
liên kết.
III. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong
muốn.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
V*. Lặp đoạn NST không góp phần tạo alen mới
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 11. Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống
nhau.
II. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình
giống nhau.
III. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu
hình giống nhau.
IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi riboxom tiếp xúc với mã 5’UGA3’ trên mARN thì quá trình dịch mã dùng lại
(2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện quá trình dịch mã
(3)* Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3’ →5’ trên phân tử nhân tử mARN
5’-> 3’ là mARN -> polipeptit
3’-> 5’ là AND -> mARN

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BUỔI 1 – NGÀY 15/05/2022

(4)* Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon


chỉ 1 anticodon
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Câu 13: Trong các phát biểu sau đây về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tần số đột biến gen trong tự nhiên thường rất thấp.
(2) Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong
môi trường khác.
(3) Gen đột biến có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong
tổ hợp gen khác.
(4) Đa số đột biến gen là có hại khi biểu hiện.
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 14*: Ở một loài thực vật, biết một gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn và các
gen liên kết hoàn toàn. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ kiểu gen
giống tỉ lệ kiểu hình?
(1) AaBb × Aabb. (2) AaBb × aaBb (3) Aabb × AAbb.

(4) (5) (6)


A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 15. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen.
II. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.
III. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân vật lí, hóa học.
IV*. Nếu cơ chế di truyền ở cấp phân tử không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì đều làm phát
sinh đột biến gen.
Cơ chế di truyền cấp độ phân tử
+ Tái bản AND
+ phiên mã
+ dịch mã
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 16. Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các
điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể và gen IV là gen có hại. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BUỔI 1 – NGÀY 15/05/2022

I. Nếu đảo đoạn be thì trật tự sắp xếp của các gen sẽ là I, IV, III, II, V.
II. Nếu gen II phiên mã 5 lần thì gen IV cũng phiên mã 5 lần.
III. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí d thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của toàn bộ các bộ ba ở các
gen IV và V.
IV. Nếu đoạn de bị đứt ra và tiêu biến đi thì có thể sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 17. Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể tương
đồng là cơ sở để dẫn tới hoán vị gen.
II. Hoán vị gen chỉ xảy ra trong giảm phân của sinh sản hữu tính mà không xảy ra trong nguyên
phân.
III*. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Hoán vị gen tạo điều kiện cho các gen tổ hợp lại với nhau, làm phát sinh biến dị tổ hợp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18. Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’AXG GXA AXA TAA
GGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ ;
5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly;
5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định
Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự
của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X
thì sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến.
II. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng bất kì một
cặp nuclêôtit nào cũng không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.
III. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T
thì sẽ làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T
thì sẽ làm cho chuỗi polipeptit bị thay đổi 1 axit amin.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 19. Mẹ có kiểu gen , bố có kiểu gen , con gái có kiểu gen . Cho
biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây về quá trình giảm phân của bố và mẹ là đúng?

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BUỔI 1 – NGÀY 15/05/2022

I. Trong giảm phân II ở bố, NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
II. Trong giảm phân I ở bố, NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
III. Trong giảm phân II ở mẹ, NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
IV. Trong giảm phân I ở mẹ, NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Có bao nhiêu ví dụ sau đây phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình?
I. Bệnh pheninketo niệu ở người do rối loạn chuyển hóa axit amin pheninalanin. Nếu
được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.
II. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các
dạng trung gian khác nhau tùy thuộc vào độ pH của môi trường đất.
III. Loài bướm Biston betularia khi sống ở rừng bạch dương không bị ô nhiễm thì có màu
trắng, khi khu rừng bị ô nhiễm bụi than thì tất cả các bướm trắng đều bị chọn lọc loại bỏ và
bướm có màu đen phát triển ưu thế.
IV. Gấu bắc cực có bộ lông thay đổi theo môi trường.
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 21. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
II. Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến. Vd Aa
III. Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein.
IV. Hóa chất 5-BU thường gây ra các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 22. Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I*. Đột biến chuyển đoạn không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
II. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
III. Đột biến đa bội lẽ thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
IV*. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên
nhiễm sắc thể.
ABCD.FGH
ABCD.FGH
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 23. Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nucleotit là: GXA AXA TAA
. Các côdon mã hóa axit amin: , quy định Cys: ,
; ; quy định Arg; , , , quy

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BUỔI 1 – NGÀY 15/05/2022

định Gly; , , quy định Ile; , , ,


quy định Pro; quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông
tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi đoạn gen A tiến hành tổng hợp chuỗi polipeptit, các lượt tARN đến tham gia dịch mã
có các anticodon theo trình tự , , , , .
II. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 12 đoạn mARN
được tổng hợp từ đoạn gen nói trên chỉ thay đổi thành phần nucleotit tại codon thứ 5.
III. Gen A có thể mã hóa được đoạn polipeptit có trình tự các axit amin là Cys-Arg-Cys-Ile-
Pro.
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 9 của đoạn ADN nói trên bằng cặp
T-A thì quá trình dịch mã không có phức hợp axit amin – tARN tương ứng cho codon này.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24. Có bao nhiêu nội dung sau đây sai với đặc điểm di truyền của quần thể tự thụ phấn
hay giao phối gần qua nhiều thế hệ?
I. tồn tại chủ yếu các thể đồng hợp có kiểu gen khác nhau
II. rất đa dạng và phong phú về kiểu gen và kiểu hình
III. tăng tỷ lệ thể dị hợp và giảm tỷ lệ thể đồng hợp
IV. tần số các alen không đổi, tần số các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 25. Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định sai?
I. Sự tiếp hợp chỉ xảy ra giữa các nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở các nhiễm sắc thể
giới tính.
II. Mỗi tế bào nhân sơ gồm 1 NST được cấu tạo từ ADN và protein dạng histon. (protein
dạng histon tế bào nhân thực)
III. NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
IV*. Ở các loài gia cầm, NST giới tính của con cái là XX, con đực là XY.
V*. Quá trình nguyên phân không xảy ra chao đổi chéo
A. 0 B. 1 C. 3 D. 4

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

You might also like