You are on page 1of 8

KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.

VN – Học để khẳng định mình

KHÓA VỀ ĐÍCH 2023


TS. PHAN KHẮC NGHỆ
BÀI 76: NÂNG CAO VỀ BIẾN DỊ (P1)
LIVE CHỮA: 21g30, THỨ 3 (ngày 06/5/2023)
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh

Câu 1: Khi nói về gen và ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen (1 đoạn ADN) được cấu tạo 2 mạch, từ 4 loại nucleotit là A, T, G, X.
II. Hai mạch của gen có chiều ngược nhau, liên kết bằng các liên kết hidro (A với T bằng 2 liên kết; G với X
bằng 3 liên kết).
III. Gen nằm trong nhân tế bào (trên NST) hoặc nằm trong tế bào chất (ở ti thể, lục lạp).
IV. Gen ở trong nhân tế bào thì được phân chia đồng đều khi phân bào; Gen ở tế bào chất thì không được
phân chia đồng đều.
V. Một gen có 3 vùng cấu trúc, trong đó vùng điều hòa chứa trình tự nucleotit đặc biệt để mở đầu phiên mã;
Vùng kết thúc có chức năng kết thúc phiên mã, vùng mã hóa mang thông tin quy định tổng hợp ARN. Gen
phân mảnh thì vùng mã hóa có các đoạn intron.
VI. Ở thể lưỡng bội, gen trong nhân thì mỗi gen có 2 bản sao; Gen ở tế bào chất thì mỗi gen có nhiều bản
sao.
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 2: Khi nói về nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở đâu có ADN thì ở đó có quá trình nhân đôi ADN.
II. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
III. Enzim ADN polimeraza không có chức năng tháo xoắn ADN.
IV. Mạch polinucleotit luôn được tổng hợp kéo dài theo chiều 5’  3’. Mạch mới ngược chiều với mạch
khuôn.
V. Ở mạch khuôn 3’  5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục; Ở mạch khuôn 5’  3’ thì mạch mới được
tổng hợp gián đoạn.
VI. Các gen ở trong nhân tế bào thì có số lần nhân đôi bằng nhau; Các gen ở tế bào chất thì nhân đôi nhiều lần
hơn các gen trong nhân.
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 3: Khi nói về mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 nucleotit là một côđon.
II. Mã di truyền ở trên tARN được gọi là anticôđon; Ở trên mạch gốc của gen được gọi là triplet, ở trên
mARN được gọi là côđon.
III. Mã di truyền có tính đặc hiệu, nghĩa là mỗi côđon mã hóa cho 1 axit amin.
IV. Có 1 côđon mở đầu (AUG) và 3 cônđon kết thúc (UAA; UAG; UGA).
V. Hầu hết các loài sinh vật hiện nay đều dùng chung một bộ mã di truyền, điều này chứng tỏ mã di truyền
có tính phổ biến.
VI. Nhiều bộ ba cùng xác định một loại axit amin, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính thoái hóa.
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 4: Khi nói về phiên mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN, do enzim ARN polimeraza xúc tác.
II. Khi gen chuẩn bị tổng hợp protein thì sẽ xảy ra quá trình phiên mã.
KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
III. Chỉ có mạch gốc của gen được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN.
IV. Enzim ARN polimeraza di chuyển trên mạch có chiều 3’  5’ (sử dụng mạch 3’  5’ làm khuôn để
tổng hợp mARN).
V. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, sử dụng A, U, G, X làm nguyên liệu.
VI. Các gen khác nhau thì thường có số lần phiên mã khác nhau.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 5: Khi nói về dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, diễn ra ở bào quan ribôxôm, trong tế bào chất.
II. Trên một phân tử mARN có 10 ribôxôm trượt qua thì tổng hợp được 10 chuỗi polipeptit giống nhau.
III. Quá trình tổng hợp phân tử prôtêin luôn sử dụng axit amin làm nguyên liệu.
IV. Quá trình tổng hợp phân tử prôtêin luôn có sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin.
V. Quá trình dịch mã do các phân tử tARN làm người phiên dịch; mỗi tARN có 1 anticôđon và vận chuyển
1 axit amin.
VI. Ở sịnh vật nhân sơ, axit amin mở đầu là focminmetionin. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu là
metionin.
VII. Khi dịch mã, riboxom di chuyển từ côđon mở đầu (ở đầu 5’ của mARN) đến côđon kết thúc (ở đầu 3’
của mARN).
VIII. Quá trình dịch mã cần sự tham gia của: mARN, tARN, ribôxôm và axit amin.
IX. Ở sinh vật nhân sơ, phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời với nhau.
X. Sau khi tổng hợp xong chuỗi polipeptit thì axit amin mở đầu bị cắt ra khỏi chuỗi polipeptit.
A. 9. B. 7. C. 10. D. 8.
Câu 6: Khi nói về điều hòa hoạt động gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Operon Lac có 3 thành phần, đó là vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), các gen cấu trúc (Z, Y, A).
II. Nếu sai hỏng ở vùng khởi động thì mất khả năng phiên mã; Nếu sai hỏng ở vùng vận hành thì phiên mã
liên tục.
III. Gen điều hòa (nằm ngoài operon) mang thông tin mã hóa protein ức chế (protein ức chế bám lên vùng O
để kìm hãm phiên mã).
IV. Các gen Z, Y, A có số lần nhân đôi bằng nhau, số lần phiên mã bằng nhau.
V. Nếu gen điều hòa bị sai hỏng thì các gen cấu trúc (gen Z, gen Y, gen A) của operon sẽ tiến hành phiên mã
liên tục.
VI. Gen điều hòa phiên mã liên tục; Các gen Z, Y, A chỉ phiên mã khi môi trường có lactôzơ.
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 7: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
II. Gen đột biến có thể hơn hoặc kém gen ban đầu 1 cặp nucleotit.
III. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc thay cặp G-X bằng cặp X-G thì không làm thay đổi tổng
liên kết hidro của gen.
IV. Đột biến gen thường được phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN.
V. Nếu gen không nhân đôi thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen. Nếu không có tác nhân đột biến thì vẫn có
thể phát sinh đột biến gen.
VI. Gen đột biến được nhân lên nhờ quá trình nhân đôi ADN.
VII. Đột biến được biểu hiện thành kiểu hình thì gọi là thể đột biến.
VIII. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa, chọn giống.
IX. Khi có bazơ nitơ dạng hiếm thì sẽ gây đột biến thay thế cặp nucleotit (Thay A-T bằng G-X hoặc thay G-
X bằng A-T).
X. ở cấp phân tử, hầu hết đột biến gen là trung tính. Trong tự nhiên, hầu hết thể đột biến là có hại.
KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
A. 9. B. 7. C. 8. D. 10.
Câu 8: Khi nói về NST lưỡng bội của sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào. Mỗi cặp NST gồm 2 chiếc, trong đó 1 chiếc từ bố, 1 chiếc từ mẹ.
II. NST được cấu trúc bởi 2 thành phần chính, đó là ADN và prôtein histôn.
III. Mỗi NST thường có 1 tâm động, trình tự đầu mất, trình tự khởi đầu nhân đôi ADN.
IV. Có 2 loại NST, đó là NST thường và NST giới tính.
V. Nhờ có 4 mức độ cuộn xoắn, cho nên NST được rút ngắn kích thước, giúp NST nằm gọn trong nhân tế
bào.
VI. Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là nucleôxôm. Mỗi nucleoxom có 8 phân tử histôn và đoạn ADN dài
146 cặp nucleotit.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 9: Khi nói về đột biến mất đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn NST dẫn đến làm mất các gen trên NST (giảm hàm lượng ADN, giảm độ dài NST).
II. Đột biến mất đoạn NST có thể dẫn tới giúp loại bỏ các gen có hại. Sử dụng đột biến mất đoạn để xác định
vị trí của gen trên NST.
III. Một đoạn NST bị đứt ra và tiêu biến đi thì sẽ làm phát sinh đột biến mất đoạn.
IV. Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit trong cặp NST tương đồng thì sẽ làm phát sinh đột
biến mất đoạn, lặp đoạn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến lặp đoạn NST làm cho một đoạn NST được lặp lại 1 lần hoặc nhiều lần.
II. Đột biến lặp đoạn NST dẫn đến làm tăng số lượng bản sao các gen trên NST (tăng hàm lượng ADN, tăng
độ dài NST).
III. Đột biến lặp đoạn làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên NST, tạo điều kiện làm phát sinh đột biến gen
để tạo ra gen mới.
IV. Ở lúa đại mạch, lặp đoạn làm tăng lượng enzim amyla, có lợi cho sản xuất bia.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Khi nói về đột biến đảo đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn NST được phát sinh do 1 đoạn NST đứt ra và quay đảo 1800.
II. Đột biến đảo đoạn NST không làm thay đổi hàm lượng ADN, không làm thay đổi độ dài NST.
III. Đột biến đảo đoạn NST làm thay đổi vị trí của gen trên NST, do đó làm thay đổi mức độ phiên mã của
gen.
IV. Đột biến đảo đoạn NST thường làm giảm khả năng sinh sản, dễ làm phát sinh loài mới.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến chuyển đoạn NST có thể được phát sinh do trao đổi đoạn giữa 2 NST khác nhau.
II. Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
III. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST làm thay đổi thành phần của nhóm gen liên kết.
IV. Đột biến chuyển đoạn NST có thể dẫn tới làm giảm khả năng sinh sản, dễ làm phát sinh loài mới.
V. Đột biến chuyển đoạn NST có thể xảy ra trong 1 NST hoặc xảy ra giữa 2 NST.
VI. Chuyển đoạn có thể dẫn tới làm cho 2 gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau được về cùng 1 NST.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 13: Khi nói về đột biến lệch bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến lệch bội thường được phát sinh do 1 cặp NST của bố hoặc của mẹ không phân li.
II. Đột biến lệch bội thể một có số NST là 2n-1; Thể ba có số NST là 2n+1.
KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
III. Đột biến lệch bội có thể xảy ra trong giảm phân hoặc trong nguyên phân. Nếu xảy ra trong nguyên phân
thì tạo nên thể khảm.
IV. Đột biến lệch bội không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
V. Đột biến lệch bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính, nên sẽ có quả không hạt.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Khi nói về đột biến đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tứ bội hóa F1 tạo ra thể tứ bội có kiểu gen là số chẵn (ví dụ Aa được tứ bội hoá, trở thành AAaa).
II. Đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản cho nên không dùng đa bội lẻ để tạo giống cây lấy hạt.
III. Quá trình lai xa tạo ra F1 và đa bội hóa F1 sẽ tạo ra hợp tử song nhị bội có kiểu gen thuần chủng.
IV. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to lớn hơn dạng lưỡng bội.
V. Thể đa bội xảy ra chủ yếu ở thực vật, rất ít gặp ở động vật.
VI. Tất cả các thể đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 15: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen A, a; B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng
khác nhau; mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, các alen trội lặn hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài
đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với 2 cặp nhiễm sắc thể đang xét, các thể ba đều có khả năng sống sót.
Theo lí thuyết, trong loài này các thể ba có kiểu hình mang 2 tính trạng trội có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 9. B. 16. C. 6. D. 12.
Câu 16: Cơ thể đực có kiểu AaBbX Y, cơ thể cái có kiểu AaBbX X , Ở cơ thể đực, trong giảm phân I, một
D D d

số tế bào sinh tinh có cặp NST mang gen Aa không phân li, các cặp khác vẫn phân li bình thường, giảm
phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái, trong giảm phân I, một số tế bào sinh trứng có cặp NST mang gen
Bb không phân li, các cặp khác vẫn phân li bình thường, giảm phân II diễn ra bình thường. Về mặt lí thuyết
thì số loại kiểu gen nhiều nhất có thể được tạo ra ở đời con là:
A. 64. B. 132. C. 96. D. 196.
BD
Câu 17: Xét 4 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân tạo giao tử. Cho biết các gen liên kết
bd
hoàn toàn, trong quá trình giảm phân chỉ có 1 tế bào có cặp NST mang 2 cặp gen B,b và D,d không phân li
trong giảm phân I; phân li bình thường trong giảm phân II; cặp NST mang cặp gen A, a phân li bình thường.
Kết thúc quá trình giảm phân đã tạo ra tổng các giao tử mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ 50%. Theo lý thuyết, tỉ
lệ các loại giao tử được sinh ra từ 4 tế bào trên là
A. 3 : 3 : 1 : 1. B. 4 : 3 : 1.
C. 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 :1 : 1 : 1.
BD
Câu 18: Có 20 tế bào sinh tinh có kiểu gen EeGgHh giảm phân, trong đó có 5% số tế bào giảm phân có
bd
hoán vị gen. Sẽ sinh ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 18. B. 32. C. 40. D. 42.
Câu 19: Trong tế bào của một loài thực vật lưỡng bội, xét 6 gen A, B, C, D, E, G. Trong đó gen A và B
cùng nằm trên nhiễm sắc thể số 1, gen C và D nằm trên nhiễm sắc thể số 2, gen E nằm trong ti thể, gen F
nằm trong lục lạp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 5 lần thì các gen B, C và D cũng đều nhân đôi 5 lần.
II. Nếu gen F có 2 alen thì gen E cũng có 2 alen.
III. Nếu đột biến thể ba xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể số 1 thì gen A sẽ có 3 alen và gen B sẽ có 3 alen.
IV. Trong quá trình nguyên phân, nếu gen C không được phân chia đồng đều cho 2 tế bào con thì chứng tỏ
đã xảy ra đột biến.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
Câu 20: Giả sử có 1 loạt đột biến gen xảy ra theo trình tự: gen bình thường đột biến thành gen 1; gen 1 đột
biến thành gen 2, gen 2 đột biến thành gen 3. Sản phẩm của gen bình thường và gen đột biến chỉ khác nhau
1 axit amin. Chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có triptophan. Chuỗi pôlipeptit gen đột biến 1
tổng hợp có triptophan thay bằng xêrin, chuỗi pôlipeptit do đột biến 2 tổng hợp có xêrin thay bằng loxin,
chuỗi pôlipeptit gen đột biến 3 tổng hợp có lơxin thay bằng valin. Biết các bộ ba mã hóa như sau:
triptophan: UGG; xêrin: AGU, AGX, UXU, UXX, UXA, UXG; lơxin: XUU, XUX, XUA, XUG, DUA,
UUG; valin: GUU, GUX, GUA, GUG. Một gen (A) có 2376 liên kết hiđrô và tỉ lệ giữa các loại nucleotit A :
G = 9 : 16. Gen A đột biến tạo ra alen A1 có tổng số nucleotit không đổi nhưng tỉ lệ A : G = 56,25%. Gen A1
là gen nào sau đây?
A. Gen 1. B. Gen 3. C. Gen bình thường. D. Gen 2.
Câu 21: Ở vi khuẩn E. coli, giả sử có 4 chủng mang đột biến liên quan đến Operon lac. Các đột biến này
được mô tả trong bảng sau.
Chủng 1 R+ P+ O+ Z+ Y+ A- Chủng 3 R- P+ O+ Z+ Y+ A+
Chủng 2 R+ P- O+ Z+ Y+ A+ Chủng 4 R+ P+ O- Z+ Y+ A+
R: gen điều hòa; P: vùng khởi động, O: vùng vận hành, Z, Y, A: các gen cấu trúc.
Trong đó, các dấu cộng (+) chỉ gen /thành phần có chức năng bình thường, dấu trừ (–) chỉ gen /thành phần bị
đột biến mất chức năng. Theo lý thuyết, khi môi trường có lactose, có bao nhiêu chủng sẽ tiến hành phiên
mã các gen cấu trúc?
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
BÀI TẬP RÈN LUYỆN
Câu 1: Ở một loài động vật, xét cặp gen Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2 và cặp gen Bb nằm trên cặp
nhiễm sắc thể số 5. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết
một nhiễm sắc thể kép của cặp số 5 không phân li ở kì sau II trong giảm phân, cặp nhiễm sắc thể số 2 giảm
phân bình thường thì tế bào này có thể tạo ra các loại giao tử nào sau đây?
A. ABB, a, Ab. B. abb, a, AB C. Abb, a, aB. D. aBB, A, Ab.
Câu 2: Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình phân bào của một tế bào lưỡng bội 2n bình thường (tế
bào A) trong cơ thể đực ở một loài và một số nhận xét tương ứng như sau:

I. Tế bào A có chứa ít nhất là hai cặp gen dị hợp.


II. Bộ NST lưỡng bội bình thường của loài là 2n = 8.
III. Tế bào A tạo ra tối đa là 3 loại giao tử khác nhau về các gen
đang xét.
IV.Ở giai đoạn phân bào trong hình bên, tế bào đang có 8 chuỗi
polynucleotide.

Biết đột biến nếu có chỉ xảy ra 1 lần, số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bd
Câu 3: Một cơ thể đực mang kiểu gen Aa . Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử, một số tế bào
bD
sinh tinh bị rối loạn phân li ở cặp NST mang 2 cặp alen B, b, D, d trong lần giảm phân I, giảm phân II diễn
ra bình thường thì theo lý thuyết, số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra từ cơ thể này là bao nhiêu? (biết rằng
các gen trên cùng một NST liên kết hoàn toàn).
A. 10. B. 12. C. 8. D. 16.
Câu 4: Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
B. Đột biến cấu trúc NST thực chất là sự sắp xếp lại những khối gen trên và giữa các NST.
KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
C. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một NST.
D. Có thể sử dụng đột biến đa bội để xác định vị trí của gen tên NST.
Câu 5: Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
III. Tất cả các đột biến đa bội lẽ đều làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Tất cả các đột biến đa bội chẵn đều làm thay đổi số lượng gen có trên một nhiễm sắc thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Một cơ thể động vật đực có bộ NST 2n = 8, trên mỗi cặp NST xét 2 cặp gen dị hợp với kí hiệu như
sau: XMnY. Khi cơ thể này giảm phân, giả sử sự tiếp hợp trao đổi chéo chỉ xảy ra tối đa tại một

điểm trên một cặp NST. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Một tế bào của cơ thể này tạo ra tối đa 4 loại tinh trùng.
II. Hai tế bào của cơ thể này tạo ra tối đa 6 loại tinh trùng khác nhau.
III. Kết thúc quá trình giảm phân, cơ thể này tạo tối đa 80 loại tinh trùng.
IV. Cơ thể này cho tối đa 16 loại tinh trùng không mang gen hoán vị.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 7: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trên một phân tử mARN, nếu có nhiều ribôxôm cùng dịch mã thì khi ribôxôm thứ nhất tiếp xúc với bộ ba
kết thúc, quá trình dịch mã ở tất cả các riboxom sẽ dừng lại.
II. Ở sinh vật nhân sơ, trên mỗi phân tử mARN thường chỉ có 1 ribôxôm thực hiện quá trình dịch mã.
III. Ở sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã có thể diễn ra ở tế bào chất hoặc ở trong nhân tế bào.
IV. Trên phân tử mARN, có một số côđon không được dịch mã thành axit amin.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các
thông tin về quá trình phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
A. (1) và (4) B. (3) và (4) C. (2) và (4) D. (2) và (3).
Câu 9: Một đoạn gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung như sau:
Mạch bổ sung 3’ - TAX – AAG - AAT - GAG - ... - ATT - TAA - GGT - GTA - AXT - 5’
Số thứ tự bộ ba 1 2 3 4 ... 80 81 82 83 84
Biết trong đoạn mạch trên chỉ có một bộ ba mở đầu và một bộ ba kết thúc, bộ ba 5’UGG3’ chỉ mã hóa cho
axit amin triptôphan. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vùng mã hóa trên mạch gốc của gen trên có 84 triplet.
II. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A – T bằng cặp G – X ở bộ ba thứ 82 làm biến đổi thành phần axit amin
của chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp.
III. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit X – G bằng cặp A – T ở bộ ba thứ 4 có thể làm chuỗi pôlipeptit do
gen đột biến tổng hợp giảm đi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit bình thường.
IV. Đột biến mất một cặp nuclêôtit G – X ở bộ ba thứ nhất làm chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp bị
thay đổi trình tự sắp xếp các axit amin so với chuỗi pôlipeptit bình thường.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Ở vi khuẩn, gen cấu trúc mã hóa protein A bị đột biến, gen đột biến điều khiển tổng hợp protein B.
Cho biết phân tử protein B ít hơn A một axit amin và có 3 loại axit amin mới. Giả sử không có hiện tượng
KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
dư thừa mã di truyền và đột biến không làm xuất hiện mã kết thúc. Khi nói về loại đột biến xảy ra trong gen
mã hóa protein A, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Mất 3 cặp nucleotit thuộc 3 codon liên tiếp
II. Mất 3 cặp nucleotit thuộc 4 codon liên tiếp
III. Mất 3 cặp nucleotit liên tiếp
IV. Thay thế 15 nucleotit liên tiếp
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Một chủng E.coli kiểu dại bị đột biến điểm tạo ra bốn chủng E.coli đột biến 1, 2, 3 và 4. Cho trình
tự đoạn mARN bắt đầu từ bộ ba mã mở đầu (AUG) của 4 chủng E.coli đột biến như sau:
Chủng 1 5’- ... AUG AXG XAU XGA GGG GUG GUA AAX XXU UAG ... -3’
Chủng 2 5’- ... AUG AXA XAU XXA GGG GUG GUA AAX XXU UAG ... -3’
Chủng 3 5’- ... AUG AXA XAU XGA GGG GUG GUA AAU XXU UAG ... -3’
Chủng 4 5’- ... AUG AXA XAU XGA GGG GUX GUA AAX XXU UAG ... -3’
Cho biết các codon mã hóa các axit amin trong bảng sau:
Axit amin Thr Pro Arg
Codon 5’AXA3’; 5’AXG3’ XXA XGA
Khi nói về chủng E.coli kiểu dại và ba chủng E.coli đột biến nói trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của gen ở dạng kiểu dại là:
3’...TAX TGT GTA GXT XXX XAX XAT TTG GGA ATX...5’
II. Chuỗi polypeptit của chủng 1 khác với chuỗi polypetit của chủng dại 1 axit amin.
III. Chuỗi polypeptit của chủng 2 giống với chuỗi polypetit của chủng dại.
IV. Chủng 3 có thể sinh ra do Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi ADN.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 12: Vùng mã hóa của một gen ở vi khuẩn E. coli có trình tự mạch mã hóa như sau:

Người ta tìm thấy 4 đột biến khác nhau xảy ra ở vùng mã hóa của gen này, cụ thể:
Đột biến 1: Nuclêôtit X tại vị trí 13 bị thay thế bởi T.
Đột biến 2: Nuclêôtit A tại vị trí 16 bị thay thế bởi T.
Đột biến 3: Nuclêôtit T tại vị trí 31 bị thay thế bởi A.
Đột biến 4: Thêm 1 nuclêôtit loại T giữa vị trí 36 và 37.
Giả sử axit amin mở đầu không bị cắt khỏi chuỗi polipeptit.
Khi nói về những đột biến gen ở trên, có bao nhiêu phân tích dưới đây đúng?
I. Đột biến 1 làm chuỗi polipeptit sau đột biến có 4 axit amin.
II. Đột biến 3 không làm thay đổi số lượng axit amin của chuỗi polipeptit.
III. Có một đột biến làm thay đổi một axit amin của chuỗi polipeptit.
IV. Có hai đột biến đều làm chuỗi polipeptit được tổng hợp bị ngắn lại.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Gen M mã hóa enzim chuyển hóa chất P thành chất Q. Trong vùng mã hóa của gen M, xét 1 đoạn
N mã hóa 10 axit amin có trình tự như sau:
Mạch 1: 3’TGG XAA XGG XXT XXX XXT GXX AXT XGG XXT5’.
Mạch 2: 5’AXX GTT GXX GGA GGG GGA XGG TGA GXX GGA3’.
Cho biết nối đoạn N trong vùng mã hóa của gen M là đoạn trình tự mã hóa 80 aa. Có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Có thể mạch 1 là mạch mang mã gốc.
KHÓA VỀ ĐÍCH (VIP SINH 2023) – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
II. Nếu gen M bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotit ở đoạn N thành alen m và chuỗi polipeptit do alen m mã
hóa ngắn hơn so với chuỗi polipeptit do gen M mã hóa thì đây là đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp X-
G.
III. Nếu gen M bị đột biến thêm 1 cặp G-X vào đoạn N thành alen m thì chuỗi polipeptit do alen m mã hóa
có thể sẽ có cấu trúc và chức năng bị thay đổi so với chuỗi polipeptit do gen M mã hóa.
IV. Nếu gen M bị đột biến thay thế 1 cặp T-A bằng 1 cặp X-G ở đoạn N thành alen m thì chuỗi polipetit do
alen m mã hóa và chuỗi polipeptit do gen M mã hóa có số axit amin bằng nhau.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

You might also like