You are on page 1of 9

Ngày 04/01/2019 – Đề số 01 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ


Bài thi: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ - SỐ 1
Thời gian làm bài: 60 phút - 34 câu, không kể thời tải đề.
Biên soạn đề: Nguyễn Thanh Quang.
Đề thi gồm 09 trang

“ Thêm một chút bền bỉ, một chút nỗ lực, và điều tưởng chừng như là thất bại vô vọng có thể biến
thành thành công rực rỡ ”
– Elbert Hubbard-

Câu 1: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về gen của sinh vật thực?
(1) Trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mang thông tin mã hóa axit amin được gọi là
đoạn êxôn, trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hóa axit amin được gọi là intron.
(2) Phần lớn, vùng mã hóa trên gen của sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi hai loại đoạn là êxôn và intron nên
được gọi là gen không phân mảnh.
(3) Gen cấu trúc của sinh vật nhân thực bao gồm hai mạch và được phân chia thành 3 vùng là vùng điều hòa,
vùng khởi động và vùng vận hành.
(4) Phần lớn, gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn intron là các đoạn êxôn, số
đoạn intron nhiều hơn số đoạn êxôn 1 đơn vị.
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 2: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về gen cấu trúc?
(1) Vùng điều hòa và vùng kết thúc của gen đều là trình tự nuclêôtit đặc biệt.
(2) Vùng kết thúc của gen mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
(3) Vùng điều hòa của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
(4) Vùng mã hóa của gen mang thông tin mã hóa các axit amin.
(5) Vùng kết thúc nằm phía đầu 5’P trên mạch bổ sung của gen.
(6) Bộ ba mã mở đầu nằm ở vùng điều hòa của gen.
(7) Bộ ba mã kết thúc nằm ở vùng kết thúc của gen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về gen phân mảnh và gen không phân
mảnh?
(1) Gen phân mảnh là gen có vùng điều hòa được cấu tạo bởi hai loại đoạn (êxôn và intron).
(2) Gen không phân mảnh thường gặp ở sinh vật nhân sơ và gen phân mảnh thường gặp ở sinh vật nhân thực.
(3) Bộ ba mã mở đầu nằm trên đoạn êxôn ở vùng mã hóa của gen phân mảnh.
(4) Bộ ba mã kết thúc nằm trên đoạn intron cuối cùng ở vùng mã hóa của gen phân mảnh.
(5) Gen không phân mảnh là gen có vùng mã hóa được cấu tạo bởi một loại đoạn là intron.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 4: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về đặc điểm của mã di
truyền?
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 1
Ngày 04/01/2019 – Đề số 01 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

(1) Mã di truyền có tính phổ biến có nghĩa là tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền (có ngoại lệ).
(2) Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều từ 3’ đến 5’ trên phân tử mARN.
(3) Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba, không gối lên nhau.
(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu có nghĩa là một loại axit amin chỉ được mã hóa bởi một loại bộ ba.
(5) Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch khuôn của gen.
(6) Mã di truyền có tính thoái hóa có nghĩa là một bộ ba mang thông tin mã hóa nhiều loại axit amin khác nhau.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 5: Trong các thành phần sau, có bao nhiêu thành phần tham gia vào quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật
nhân sơ?
(1) Các enzim tháo xoắn. (2) Enzim nối ligaza.
(3) Hai mạch khuôn của phân tử ADN mẹ. (4) Ribôxôm.
(5) Các đơn phân cấu tạo nên ADN: A, T, G, X. (6) Các đơn phân cấu tạo nên ARN: A, U, G, X.
(7) Enzim restrictaza. (8) Enzim ARN pôlimera.
(9) Enzim ADN pôlimeraza.
A. 7. B. 5. C. 8. D. 10.
Câu 6: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phiên mã?
(1) Enzim tham gia quá trình phiên mã là enzim ARN pôlimeraza.
(2) Phiên mã được bắt đầu trên vùng điều hòa của gen.
(3) Mạch khuôn được dùng để tổng hợp ARN có chiều 3’→5’.
(4) Quá trình tổng hợp mARN được thực hiện theo đúng nguyên tắc bổ sung: A-U, T-A, G-X, X-G.
(5) Phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’→3’.
(6) Enzim ARN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’→5’.
(7) Enzim ARN pôlimeraza di chuyển đến đâu thì hai mạch của gen sẽ tách nhau ra đến đấy, những vùng enzim
này đã đi qua sẽ đóng xoắn trở lại, hiện tượng này gọi là đóng xoắn cục bộ.
(8) Kết thúc quá trình phiên mã, phân tử ARN và enzim ARN pôlimeraza sẽ được giải phóng.
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về đoạn Okazaki ở quá trình nhân
đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
(1) Okazaki là từng đoạn ADN ngắn được tổng hợp trên mạch khuôn hở đầu 3’OH của phân tử ADN.
(2) Thành phần đơn phân tham gia cấu tạo nên Okazaki là: A, T, G, X.
(3) Okazaki là các đoạn mạch mới được tổng hợp trên cả hai mạch khuôn của một chạc nhân đôi.
(4) Đoạn Okazaki do enzim ARN pôlimeraza xúc tác tạo ra.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 8: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về đoạn mồi ARN ở quá trình nhân
đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
(1) Đoạn ARN mồi có cấu trúc kép, thẳng.
(2) Đoạn mồi ARN do enzim ADN pôlimerza xúc tác tạo ra.
(3) Đoạn mồi ARN giúp enzim ARN pôlimeraza hoạt động để tổng hợp mạch ADN mới.
(4) Thành phần đơn phân tham gia cấu tạo nên đoạn mồi ARN là: T, U, G, X.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 0.
Câu 9: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vai trò của các enzim trong quá trình
nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
(1) Enzim ADN pôlimeraza có vai trò lắp ráp các nuclêôtit tự do tạo mạch đơn mới theo nguyên tắc bổ sung.
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 2
Ngày 04/01/2019 – Đề số 01 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

(2) Enzim ligaza có vai trò nối mạch mới được tổng hợp với mạch khuôn để tạo một phân tử ADN hoàn chỉnh.
(3) Enzim restrictaza có vai trò cắt các đoạn mồi ARN ra khỏi các đoạn Okazaki.
(4) Enzim ARN pôlimeraza có vai trò lắp ráp các ribônuclêôtit tự do với các nuclêôtit khuôn tạo ARN mồi.
(5) Enzim ADN pôlimeraza và ARN pôlimeraza đều có chức năng xúc tác tạo ra sản phẩm có chiều từ 5’ đến
3’.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 10: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN?
(1) Sau khi các mạch đơn mới được tổng hợp xong thì các mạch cùng chiều sẽ liên kết với nhau để tạo thành
phân tử ADN con.
(2) Hai mạch đơn mới được tổng hợp xoắn lại tạo thành 1 phân tử ADN con và 2 mạch của ADN mẹ xoắn lại
tạo thành 1 phân tử ADN con.
(3) Mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn
do trên 2 mạch khuôn có 2 loại enzim khác nhau xúc tác.
(4) Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực hình thành một đơn vị nhân đôi, quá trình nhân đôi ADN của
sinh vật nhân sơ hình thành nhiều đơn vị nhân đôi.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen trong nhân ở một tế bào nhân thực, trong
trường hợp không có đột biến có các phát biểu sau
(1) Các gen có cùng một cơ chế điều hòa có số lần phiên mã giống nhau.
(2) Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
(3) Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
(4) Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
Số nội dung đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 12: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Các ribôxôm trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’ từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ
ba kết thúc.
(2) Ở trên một phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đọc
đặc hiệu với một loại ribôxôm.
(3) Quá trình dịch mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen.
(4) Khi tổng hợp một chuỗi polipeptit thì quá trình phiên mã và quá trình dịch mã luôn diễn ra tách rời nhau.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 13: Có 3 phân tử ADN ở trong nhân tế bào tiến hành nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 42 mạch
pôlinuclêôtit mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Mỗi phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 3 lần liên tiếp.
(2) Sau khi kết thúc lần nhân đôi cuối cùng, mỗi ADN con luôn có một mạch của ADN mẹ đầu tiên.
(3) Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 6 phân tử ADN được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi
trường nội bào.
(4) Quá trình nhân đôi nói trên diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 3
Ngày 04/01/2019 – Đề số 01 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

Câu 14: Hình bên dưới mô tả hiện tượng nhiều ribôxôm cùng trượt trên một phân tử mARN khi tham gia dịch
mã. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng.

(1) Mỗi phân tử mARN thường được dịch mã đồng thời bởi một số ribôxôm tập hợp thành cụm gọi là
pôliribôxôm (pôlixôm).
(2) Một ribôxôm tham gia vào quá trình dịch mã được cấu tạo từ một tiểu đơn vị bé và một tiểu đơn vị lớn.
(3) Có 4 loại chuỗi pôlipeptit khác nhau được hình thành vì mỗi ribôxôm chỉ tổng hợp được một loại prôtêin.
(4) Có một loại chuỗi pôlipeptit duy nhất được tạo ra vì cả 4 ribôxôm có hình dạng giống nhau.
(5) Trước khi dịch mã thì 2 tiểu phần của ribôxôm ở trạng thái rời nhau.
(6) Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại.
(7) Ở sinh vật nhân thực khi tham gia dịch mã các ribôxôm trượt trên mARN theo chiều 5’ – 3’, ở sinh vật nhân
sơ thì ngược lại.
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 15: Hình bên dưới mô tả quá trình nhân đôi của một phân tử ADN. Một ADN mẹ có chứa N14, chuyển
sang môi trường có chứa N15 và cho nhân đôi 2 lần liên tiếp. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét
đúng.

(1) Hình trên mô tả quá trình nhân đôi của ADN theo cơ chế bán bảo toàn.
(2) Sau khi chuyển ADN chứa N14 sang môi trường có N15 và tiếp tục nhân đôi 2 lần thì số ADN có chứa N15 là
2.
(3) Số ADN chứa nguyên liệu mới hoàn toàn từ môi trường sau 2 lần nhân đôi trong môi trường chứa N15 là 2.
(4) Số mạch đơn chứa N15 sau 2 lần nhân đôi trong môi trường N15 là 6.
(5) Nếu cho 4 ADN con trên tiếp tục nhân đôi trong môi trường có chứa N15 đến lần thứ 5 thì số ADN chứa N14
là 30.
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 4
Ngày 04/01/2019 – Đề số 01 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

(6) Nếu cho 4 ADN con trên nhân đôi đến thế hệ thứ 4 thì tỉ lệ các phân tử ADN không chứa N14 là 7/16.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình phiên mã các
gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
(1) Enzim ARN pôlimeraza trượt trên mạch khuôn gen theo chiều từ 3’ đến 5’.
(2) Quá trình phiên mã kết thúc thì hai mạch của gen bắt đầu đóng xoắn trở lại.
(3) Các ribônuclêôtit tự do liên kết với các nuclêôtit trên mạch bổ sung của gen theo nguyên tắc bổ sung.
(4) Enzim ARN pôlimeraza có vai trò xúc tác quá trình hoàn thiện mARN.
(5) Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.
(6) Enzim ARN pôlimeraza có thể bám vào bất kì vùng nào trên gen để thực hiện quá trình phiên mã.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở
sinh vật nhân sơ?
(1) Enzim ARN pôlimeraza gắn vào vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp
mARN tại vị trí đặc hiệu.
(2) Quá trình phiên mã tạo ra mARN gồm các êxôn được trực tiếp tham gia quá trình dịch mã.
(3) Một gen thực hiện quá trình phiên mã có thể tạo ra các sản phẩm là mARN, tARN, rARN.
(4) Quá trình phiên mã tạo ra các sản phẩm khác nhau có thể sử được sử dụng cùng một loại enzim.
(5) Khi enzim ARN pôlimeraza di chuyển đến cuối gen gặp bộ ba kết thúc trên mạch mã gốc ở đầu 5’ thì quá
trình phiên mã kết thúc.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình phiên mã các gen cấu
trúc ở sinh vật nhân thực?
(1) Trên vùng mã hóa của gen, chỉ các êxôn tham gia vào quá trình phiên mã, còn các đoạn intron không được
tham gia vào quá trình phiên mã.
(2) Quá trình phiên mã được diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, A = U, T = A, X ≡ G.
(3) Tất cả các nuclêôtit trên mạch gốc của gen đều được liên kết với các ribônuclêôtit trong môi trường nội theo
nguyên tắc bổ sung để tạo mARN.
(4) Phân tử mARN mới tạo ra được tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã ở ribôxôm.
(5) Đối với gen trong nhân, quá trình phiên mã tạo ra mARN sơ khai diễn ra trong nhân tế bào, quá trình cắt
intron và nối êxôn tạo mARN trưởng thành diễn ra ở tế bào chất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình dịch mã?
(1) Đối với sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở trong nhân tế bào.
(2) Tất cả bộ ba trên mARN đều mang thông tin mã hóa axit amin.
(3) Trước bộ ba mã mở đầu trên phân tử mARN có một trình tự nclêôtit đặc biệt giúp tiểu phần lớn ribôxôm có
thể nhận biết để bám vào mARN.
(4) Khi quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit dừng lại, ribôxôm tách khỏi mARN và giữa nguyên cấu trúc để tiếp
tục dịch mã.
(5) Trên một phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã cùng lúc.
(6) Trên phân tử mARN ribôxôm dịch chuyển theo từng bước, mỗi bước tương ứng 2 bộ ba nuclêôtit liên tiếp
trên mARN.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 5
Ngày 04/01/2019 – Đề số 01 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

Câu 20: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình dịch mã?
(1) Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit amin đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên
mARN.
(2) Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là 5’UAX3’ liên kết
được với bộ ba khởi đầu trên mARN.
(3) Chuỗi pôlipeptit được giải phóng khỏi ribôxôm sau khi tARN mang axit min đặc hiệu gắn vào bộ ba mã kết
thúc.
(4) Mỗi tiểu phần bé ribôxôm nhận biết và bám tại những trình tự nuclêôtit khác nhau trên cùng một phân tử
mARN trong quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
(5) Các ribôxôm khác nhau cùng trượt trên một phân tử mARN sẽ tổng hợp nên các chuỗi pôlipeptit khác nhau.
(6) Liên kết peptit giữa các axit amin được hình thành trước khi ribôxôm tiếp tục dịch chuyển thêm một bộ ba
trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’.
(7) Trên một phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã, nhưng ribôxôm này dịch mã xong thì
ribôxôm tiếp theo mới được dịch mã.
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 21: Người ta sử dụng một đoạn phân tử ADN mạch kép để tổng hợp một phân tử ARN mạch đơn có chiều
dài bằng chiều dài của ADN khuôn. Biết phân tử ADN dài 3060 A0, mạch 1 của phân tử ADN có 90 Ađênin,
phân tử ARN được tổng hợp từ ADN khuôn có 270 Uraxin. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Phân tử ADN có số lượng nuclêôtit loại A bằng số lượng nuclêôtit loại T bằng 540.
(2) Trong tổng số nuclêôtit của phân tử ADN, số nuclêôtit loại A chiếm tỉ lệ 30%.
(3) Phân tử ADN khuôn có tổng số lượng nuclêôti loại G và số lượng nuclêôtit loại X bằng 720.
(4) Mạch hai của phân tử ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: Một gen có tổng số hai loại nuclêôtit A và T bằng 40% so với tổng số nuclêôtit của gen, số liên kết
hiđrô của gen bằng 3900. Người ta sử dụng gen trên làm khuôn để tổng hợp một phân tử ARN có chiều dài
bằng chiều dài của gen khuôn. Biết trên phân tử ARN được tổng hợp có 10% Uraxin và 20% Guanin. Trong các
kết luận sau, có bao nhiêu kết luận không đúng ?
(1) Gen khuôn có tổng tỉ lệ hai loại nuclêôtit G và X chiếm 10% so với tổng số nuclêôtit của gen.
(2) Phân tử ARN được tổng hợp dài 2550 Ao.
(3) Phân có ARN có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm tỉ lệ 10%.
(4) Phân tử ARN có Ur = 150, Ar = 450, Gr = 600, Xr = 300.
(5) Trên mạch làm khuôn của gen có: Akhuôn = 150 , Tkhuôn = 450, Gkhuôn = 600, Xkhuôn = 300.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có 1500 cặp nuclêôtit và tỉ lệ
AT 1
 . Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết đúng luận khi nói về phân tử ADN trên?
GX 4
(1) A = T = 600, G = X = 900.
(2) %A = %T = 10%, %G = %X = 40%.
(3) Tổng số liên kết hiđrô nối giữa 2 mạch của phân tử ADN là: 3900.
(4) Khối lượng trung bình của phân tử ADN là 450000 đvC.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit
loại T, số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A, số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Trong
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 6
Ngày 04/01/2019 – Đề số 01 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận không đúng khi nói về gen trên?
(1) Gen trên có tổng số 1568 cặp nuclêôtit.
(2) Gen trên có %A lớn hơn %G.
(3) Gen đang xét dài 2665,6 nm.
(4) Tổng số liên kết hiđrô nối giữa các cặp (A=T) bằng 448.
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
15
Câu 25: Có 8 phân tử ADN trong cấu trúc chỉ chứa N , mỗi phân tử đều có chiều dài 510nm và 3900 liên kết
hiđro. Tiến hành nuôi cấy các phân tử ADN này trong môi trường chỉ có N14. Sau ba thế hệ người ta đưa toàn
bộ vi khuẩn được tạo thành sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N15. Sau một thời gian nuôi cấy tiếp đã tạo ra
trong tất cả các vi khuẩn tổng cộng 1936 mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15. Có bao nhiêu phát biểu sau đây
là đúng?
(1) Mỗi phân tử ADN đã trải qua 7 lần nhân đôi.
(2) Số nuclêotit loại A môi trường cung cấp là 76200 nuclêôtit.
(3) Cuối giai đoạn nuôi cấy trong N14 tổng số ADN mà hai mạch đều có N14 là 48.
(4) Tổng số ADN được tạo ra là 1024 phân tử.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
A 1
Câu 26: Một gen có chiều dài 1020 nm, tỷ lệ  . Tất cả các nucleotit đều được đánh dấu N15 và được nhân
G 4
đôi 3 lần trong môi trường có N . Sau đó, người ta cho các gen con nhân đôi trong môi trường có chứa N14 một
15

số lần bằng nhau. Sau khi kết thúc quá trình, người ta lại cho các gen con trên nhân đôi trong môi trường có N15
một số lần bằng nhau để tạo ra các gen con mới. Trong các gen con mới tạo ra, người ta thấy có 112 mạch
polinucleotit có N14 và có 400 gen chỉ chứa N15. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Số gen con được tạo thành là 512 gen.
(2) Số nucleotit loại A chứa N15 cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên là 5424000 nu.
(3) Số nucleotit loại G cung cấp cho gen nhân đôi nhiều hơn số nucleotit loại A cung cấp cho gen nhân đôi.
(4) Nếu bỏ qua giai đoạn nhân đôi trong N15 ban đầu thì số nucleotit có N14 cung cấp cho quá trình nhân đôi của
gen trên sẽ nhiều hơn số nucleotit chứa N15.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27: Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 408 nm và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của
gen. Mạch thứ nhất của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của
mạch. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
T  X 19
(1) Mạch 1 của gen có tỉ lệ  .
A  G 41
A 1
(2) Mạch 2 của gen có tỉ lệ  .
X 3
(3) Khi gen thực hiện nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nuclêôtit trong tất cả các gen con là 74400.
(4) Gen bị đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hidro thì số nuclêôtit loại G của gen sau đột biến là 479.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 28: Một phân tử mARN gồm 62 bộ ba có trình tự ribonucleotit như sau:
5’ AUG – UUU – XXX – GGG …UAA…UAG 3’
Thứ tự bộ ba 1 2 3 4 31 62
Biết ngoài bộ ba UAA ở vị trí số 31 và bộ ba UAG ở vị trí số 62 thì trên phân tử mARN trên không xuất hiện
thêm bộ ba kết thúc nào khác. Phân tử mARN dịch mã có 5 ribôxom trượt qua 1 lần.
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 7
Ngày 04/01/2019 – Đề số 01 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng.


(1) Số axit amin mà môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã là 150 axit amin.
(2) Có tổng cộng 145 axit amin trong tất cả các phân tử prôtêin được tạo ra.
(3) Phân tử mARN có chiều dài 63,24 nm.
(4) Nguyên tắc bổ sung trong quá trình trên là A liên kết với T, G liên kết với X.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: Một phân tử mARN gồm 62 bộ ba có trình tự ribonucleotit như sau
5’ AUU – UUU – AUG – GGG …AUG…UAG 3’
Thứ tự bộ ba 1 2 3 4 31 62
Biết rằng những bộ ba chưa được liệt từ (5  30) và (32  61) đều là bộ ba mã hóa. Phân tử mARN dịch mã
có 4 ribôxom trượt qua 1 lần.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng.
(1) Số axit amin mà môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã là 120 axit amin.
(2) Có tổng cộng 116 axit amin trong tất cả các phân tử prôtêin được tạo ra.
1
(3) Số ribonucleotit loại U trong các bộ ba tham gia mã hóa tạo chuỗi polipeptit chiếm tỉ lệ (trừ bộ ba kết
3
thúc). Vậy số ribonuclêôtit loại U của mARN trên là 65.
(4) Khi bắt gặp bộ ba mở đầu thì enzym ARN polimeraza cắt bỏ đoạn polipeptit đang tổng hợp để tiếp tục tổng
hợp chuỗi polipeptit mới trong cùng một phân tử mARN
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi
trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 480 phân tử ADN vùng
nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2
lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Số phân tử ADN ban đầu là 16.
(2) Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 2880.
(3) Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1056.
(4) Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 992.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31: Để theo dõi quá trình tự nhân đôi của ADN, M. Meselson và F. Stahl đã dùng phương pháp đánh dấu
nguyên tử. Nuôi tế bào vi khuẩn E. Coli trong môi trường chứa đồng vị N15 cho 14 thế hệ (NH4Cl) là nguồn nitơ
duy nhất cung cấp cho vi khuẩn. Kết thúc 14 thế hệ gần như tất cả các tế bào có ADN đều chứa N15. Dòng tế
bào chứa N15 được chiết ra, sau đó chuyển sang môi trường chứa đồng vị N14. ADN chứa N15 (nặng) và ADN
N14 (nhẹ) trong dung dịch CsCl (Cesium Chloride) được tách riêng bằng máy li tâm siêu tốc. Sau vài giờ, trong
dung dịch có sự giảm dần tỉ trọng: ADN nặng ở dưới đáy, ADN nhẹ ở trên cùng. Theo từng giai đoạn, hai ông
lấy mẫu vi khuẩn, tách ADN và đo tỉ trọng, nhận thấy: Ở thế hệ thứ nhất, ADN nặng chiếm 50% : ADN nhẹ
chiếm 50%, ở thế hệ thứ hai: ADN nặng chiếm 25% : ADN nhẹ chiếm 75%, ở thế hệ thứ ba: ADN nặng chiếm
12,5% : ADN nhẹ chiếm 87,5%. Cho một số nhận xét sau:
(1) Thí nghiệm trên đã chứng ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.
(2) Ở thế hệ thứ tư, tỉ lệ giữa ADN nhẹ và ADN nặng là 1 : 15.
(3) Dự đoán ở thế hệ n thì sẽ nhận được hoàn toàn ADN nhẹ.
(4) Giả sử xuất phát từ ban đầu có a vi khuẩn vì sau n thế hệ, số vi khuẩn chứa ADN nặng là a x 2n.

Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 8
Ngày 04/01/2019 – Đề số 01 Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

(5) Giả sử ban đầu có 5 tế bào vi khuẩn E. Coli với thời gian mỗi thế hệ vi khuẩn là 20 phút thì số mạch đơn
chứa N14 sau 2 giờ nuôi cấy là 630.
Trong số các nhận xét trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4
Câu 32: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E.coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu
bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N14 mà không
chứa N15 trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết
không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
(2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1533.
(3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3 giờ là 1530.
(4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3 giờ là 6.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 33: Khi phân tích vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh người ta thu được tỉ lệ các loại
nuclêôtit như sau:
Chủng gây bệnh Loại nuclêôtit (%)
A T U G X
Số 1 20 10 0 35 35
Số 2 20 0 20 30 30
Số 3 34 0 22 22 22
Số 4 35 35 0 15 15
Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận không đúng khi nói về dạng vật chất di truyền của các
chủng vi sinh vật trên?
(1) Vật chất di truyền của chủng 1 là ADN mạch đơn.
(2) Vật chất di truyền của chủng 2 là ARN mạch đơn hoặc mạch kép.
(3) Vật chất di truyền của chủng 3 là ARN mạch kép.
(4) Vật chất di truyền của chủng 4 là ADN mạch đơn hoặc mạch kép.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34: Trên mạch 1 của gen, tổng số nuclêôtit loại A và G bằng 50% tổng số nuclêôtit của mạch. Trên mạch 2
của gen này, tổng số nuclêôtit loại A và X bằng 60% và tổng số nuclêôtit loại X và G bằng 70% tổng số
nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Ở mạch hai, tỉ lệ số nuclêôtit loại X so với tổng số nuclêôtit của mạch là 40%
(2) Tỉ lệ % mỗi loại của gen là: %A = %T = 15%; %G = %X = 35% .
AT 3
(3) Ở mạch một có tỉ lệ 
GX 7
(4) Không thể xác định chính xác số nuclêôtit của gen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

------------------------ HẾT ------------------------

Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học Nguyễn Thanh Quang | 9

You might also like