You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.SINH LÝ MÁU BÌNH THƯỜNG

1.1.1. Vị trí sinh máu

Sinh máu ở người được chia làm ba thời kì chính, đó là sinh máu trong thời kì phôi
thai, sinh máu thời kì sơ sinh và trẻ em và cuối cùng là sinh máu ở người trưởng
thành.

Ngay từ ngày thứ 8 của phôi, sinh máu đã bắt đầu được hình thành bởi các tiểu đảo
Woll-Pander, gọi là sinh máu ở trung bì phôi. Từ tuần thứ 4, sinh máu được thực
hiện tại trung mô của phôi rõ nhất là ở gan và lách. Sinh máu ở lách kết thúc khá
sớm khoảng tháng thứ 7, sinh máu ở gan thì kết thúc muộn hơn sau khi trẻ ra đời
một thời gian ngắn. Đến tháng thứ 3 thì tùy xương, hạch và tuyến ức cũng bắt đầu
tham gia sinh máu. Thời kì phôi thai quá trình sinh sản và biệt hóa tế bào máu xảy
ra rất mạnh mẽ. Lúc đầu chỉ có ở những mảnh trung mô sau đó tập trung và khu trú
tại tủy xương, lách và hạch lympho. Các tế bào máu sẽ dần hoàn thiện về cả số
lượng, chức năng cũng như các kháng nguyên bề mặt[9].

Khi trẻ ra đời, quá trình sinh máu dần tập trung tại tủy xương và hoàn toàn do tủy
xương đảm nhiệm. Trong những năm đầu đời, mỗi dòng tế bào máu tiếp tục có
những biến đổi quan trọng. Số lượng hồng cầu giảm dần xuống , huyết sắc tố F
được thay thế bằng huyết sắc tố A1. Số lượng và thành phần kháng nguyên bề mặt
của các tế bào máu cũng thay đổi. Tỉ lệ giữa các thành phần bạch cầu cũng thay
đổi. Sinh máu ở giai đoạn sơ sinh là thời kì chuyển tiếp trong đời sống cá thể, là
giai đoạn thích nghi cần thiết đối với ngoại cảnh. Sự thích nghi này sẽ là tiền đề
cho quá trình sinh máu ở người trưởng thành tiến tới mức độ hoàn thiện.

Quá trình sinh máu ở người trưởng thành tương đối hằng định trong suốt quá trình
sống. Sự thay đổi ở đây là quá trình chuyển đổi vị trí tất cả các xương dài và xương
dẹt đều sinh máu đến giai đoạn chỉ còn các xương dẹt tham gia sinh máu.

1.1.2. Cấu trúc mô học của tủy xương

Tủy xương là phần tổ chức lấp đầy các ống tủy xương dài và trong các hốc của
xương dẹt. Tổng trọng lượng của tủy xương ở người trưởng thành trung bình
khoảng 2600g. Có thể phân biệt tủy đỏ và tủy vàng, tủy đỏ có thành phần chủ yếu
là các dòng tế bào thuộc dòng hồng cầu, tủy vàng giàu tế bào mỡ và không tham
gia tạo máu

Trẻ sơ sinh, toàn bộ tủy xương là tủy đỏ tham gia hoạt động tạo máu. Trong quá
trình trưởng thành một nửa tủy đỏ sẽ chuyển thành tủy vàng, trước hết là các
xương dài. Tuổi thanh niên, tủy đỏ còn thấy ở đầu xương đùi và xương cánh tay.

1.1.2.1. Hệ thống mạch máu và cấu tạo các xương xoang mạch của tủy xương

Động mạch cung cấp máu cho tủy xương có hai nguồn: (1) Động mạch dinh dưỡng
cho dưỡng cho xương là nguồn chính và (2) Lưới mao mạch từ vỏ xương bắt
nguồn từ những động mạch cơ xung quanh xương.

Sau khi xuyên qua thành xương, động mạch dinh dưỡng tách đôi chạy về phía hai
đầu xương, được gọi là động mạch trung tâm. Những tiểu động mạch bắt nguồn từ
động mạch trung trung tâm tỏa ra ngoại vi, mở vào hệ thống các xoang mạch. Từ
đây mạch máu được chuyển về những tiểu tĩnh mạch, tập trung về tĩnh mạch trung
tâm để đi ra khỏi xương.

Thành các xoang mạch giữ vai trò hàng rào máu tủy, kiểm soát các tế bào máu ra
vào trong khu vực tuần hoàn máu trong tủy xương. Hàng rào máu- tủy xương gồm
lớp tế bào nội mô, màng đáy không liên tục và những tế bào ngoại mạc. Đặc điểm
của lớp tế bào nội mô là rất dễ hình thành lỗ nội mô khi huyết cầu xuyên mạch.

Cách thức vượt qua thành xoang mạch của các tế bào máu rất khác nhau. Hồng cầu
đã mất nhân mới có thể vượt qua thành xoang mạch. Bạch cầu lách qua cửa sổ nội
mô theo kiểu di chuyển của amip. Phần bào tương của các mẫu tiểu cầu lách qua
thành xoang mạch, tự xé vụn để trở thành tiểu cầu hòa vào dòng máu.

Không có hệ thống bạch huyế ở tủy xương. Có những sợi thần kinh thực vật đi vào
tủy xương cùng với động mạch dinh dưỡng, chi phối mạch, điều hòa lưu lượng
máu trong mô tủy.

1.1.2.2. Khoang tạo máu của tủy xương

Những khoang tạo máu xen kẽ với những xoang mạch. Khoang này có nền là mô
võng và những thành phần gian bào. Trong các lỗ lưới của mô võng là những tế
bào máu ở những giai đoạn khác nhau, tế bào mỡ, đại thực bào...
Mô võng là những tế bào võng hình sao có những nhánh bào tương liên hệ với
nhau để tạo thành lưới tế bào võng, tự trên lưới sợi võng.

Thành phần gian bào ở tủy xương gồm collagen, glycosaminoglycan và những
glycoprotein cấu trúc. Collagen typ I và II do tế bào võng tổng hợp tạo nên những
sợi võng, collagen typ IV là thành phần chủ yếu của màng đáy không liên tục của
xoang mạch. Hai protein cấu trúc được xác định là fibronectin và laminin.

Tế bào mỡ của tủy xương có xu hướng gần các xoang mạch và có liên quan đến
chức năng tạo máu. Tế bào võng của tủy xương cũng có khả năng tích lũy mỡ để
trở thành các tế bào mỡ.

Trong khoang tạo máu có chứa một quần thể đa dạng các tế bào máu ở các giai
đoạn phát triển và biệt hóa khác nhau gồm 4 nhóm chính.

Tế bào nguồn sinh máu vạn năng.

Tế bào nguồn sinh máu đa năng.

Tế bào tiền thân định hướng ngược dòng.

Tế bào đầu dòng và các tế bào ở các giai đoạn phát triển và trưởng thành của
chúng.

Nhìn chung những tế bào tạo máu không ở những vị trí ngẫu nhiên trong mô tủy.
Những tế bào dòng hồng cầu thường ở gần những dòng tế bài võng và tạo thành
những đảo hồng cầu mà trung tâm là một tế bài đại thực bào. Những mẫu tiểu cầu
thường ở sát thành xoang mạch, có các nhánh bào tương thò vào trong lòng xoang
mạch. Những tế bào đầu dòng bạch cầu hạt thường tập trung ở vùng giữa những
khoang tạo máu. Khi trưởng thành, chúng ta có khả năng tự vận động để xuyên qua
thành xoang mạch nhập vào dòng máu. Đại thực bào nằm rải rác khắp nơi trong
khoang tạo máu, trong các đảo hồng cầu hoặc liên hệ với các tế bào bạch cầu khác
qua những nhánh bào tương.

1.1.3.Tế bào nguồn sinh máu

Tế bào nguồn sinh máu( stem cell) chiếm 0.01-0.05% tế bào tủy xương và có một
tỷ lệ nhỏ ở máu ngoại vi khoảng 1% so với tế bào nguồn tại tủy xương. Tế bào này
cũng thấy trong lách nhưng cũng có thể do từ tế bào nguồn từ máu ngoại vi đến.
Trong quá trình phát triển, tế bào nguồn sinh máu có khả năng sinh sản và biệt hóa
thành các tế bào máu trưởng thành và có chức năng riêng biệt. Tế bào nguồn sinh
máu được chia làm 4 loại:

1.1.3.1 Tế bào nguồn sinh máu vạn năng(Pluripotential stem cells):

Tế bào nguồn sinh máu vạn năng là tế bào non nhất, chung cho tất cả các tế bào
máu, có khả năng sống dài ngày và tự tái sinh ra những tế bào giống hệt với nó.
Những tế bào này có hình thái giống với các tế bào lympho nhưng không tạo ra
hoa hồng với hồng cầu cừu và cũng không có khả năng đáp ứng miễn dịch khi
kích thích bằng kháng nguyên. Tế bào nguồn sinh máu vạn

You might also like