You are on page 1of 7

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4

Câu 1: Đột biến NST là

A. sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục.

B. sự phân li không đồng đều của NST về hai cực tế bào.

C. sự thay đổi liên quan đến một hay một vài đoạn trên NST.

D. những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST.

Câu 2: Nhận định nào không đúng khi nói đến đột biến mất đoạn?

A. Xảy ra trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.

B. Đoạn bị mất có thể ở đầu mút, giữa cánh hoặc mang tâm động.

C. Đoạn bị mất không chứa tâm động sẽ bị thoái hoá.

D. Do một đoạn nào đó của NST bị đứt gãy, không nối lại được.

Câu 3: Xét 2 NST sau: ABCDBCD.GHIK → DCBABCD.GHIK

Đây là dạng đột biến gì?

A. Đảo đoạn.

B. Mất đoạn.

C. Lặp đoạn.

D. Cả A và B.

Câu 4: Đặc điểm chung của các đột biến là

A. Xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng, không di truyền được.

B. Xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng, di truyền được.

C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, di truyền được.

D. Xuất hiện đồng loạt, không định hướng, không di truyền được.
Câu 5: Thường biến thuộc loại biến dị không di truyền vì

A. phát sinh trong đời sống của cá thể.

B. không biến đổi kiểu gen.

C. do tác động của môi trường.

D. không biến đổi các mô, cơ quan.

Câu 6: Các đặc điểm của thường biến là

A. không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.

B. xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định.

C. phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Những đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến là

1. thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, không
theo hướng xác định.

2. thường biến có lợi cho sinh vật, đột biến có hại cho sinh vật.

3. thường biến là những biến đổi về kiểu gen, đột biến là những biến đổi liên quan đến kiểu
hình.

4. thường biến không di truyền được, đột biến di truyền được.

5. thường biến có hại cho sinh vật, đột biến thường trung tính.

A. 1, 2 và 3.    B. 1, 2 và 4.    C. 2 và 3.    D. 1 và 2.

Câu 8: Biến dị nào sau đây không phải là thường biến?

1. Bệnh máu khó đông ở người.

2. Bệnh hồng cầu hình liềm ở người


3. Cáo tuyết có lông màu trắng, mùa tuyết tan lông chuyển sang màu nâu.

4. Số lượng hồng cầu trong máu tăng lên sau khi người miền xuôi chuyển lên miền núi cao sinh
sống

5. Bệnh mù màu ở người.

A. 1, 3 và 5.     B. 2 và 3.     C. 1,2 và 5.     D. 3.

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không phụ thuộc vào môi trường

B. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.

C. Thường biến giúp cơ thể sinh vật thích nghi với môi trường nên thường biến là nguyên liệu
cho chọn giống và tiến hoá.

D. Mức phản ứng và thường biến đều không di truyền được.

Câu 10: Mức phản ứng là

A. Giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường
khác nhau.

B. Giới hạn của một kiểu hình trước môi trường khác nhau.

C. Mức độ biểu hiện khác nhau của kiểu hình trước môi trường.

D. Mức độ biểu hiện của kiểu gen.

Câu 11: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Năng suất câY trồng, vật nuôi không phụ thuộc vào môi trường, điều kiện chăm sóc.

B. Các tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, các tính trạng chất lượng có mức phản ứng
hẹp.

C. Các tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, các tính chát lượng có mức phản ứng rộng.

D. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường.
Câu 12: Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?

1. Thường biến làm biến đổi kiểu hình nên làm biến đổi kiểu gen.

2. Thường biến giúp sinh vật thích nghi thụ động trước những biến đổi của điều kiện sống.

3. Thường biến tăng khả năng chống chịu và sinh sản của sinh vật.

4. Mức phản ứng của tính trạng do kiểu gen quy định.

5. Đột biến gen và đột biến NST đều là biến dị di truyền.

A. 1.     B. 2.     C. 3.     D. 4.

Câu 13: Trong tế bào sinh dưỡng thể bốn nhiễm có số lượng NST là:

A. 2n + 1

B. 4n + 4

C. 3n + 1

D. 2n + 2

Câu 14..Bộ NST của 1 loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST ( ký hiệu I , II , III , IV, V ).Khi
khảo sát 1 quần thể của loài này, người ta pháp hiện ba thể đột biến ( ký hiệu A;B;C) .Phân tích
tế bào học ba thể đột biến đó ,thu được kết quả sau :
Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I II III IV V
A 3 3 3 3 3
B 5 5 5 5 5
C 1 2 2 2 2
Tên gọi của của các thể đột biến A, B, C lần lượt là
A. thể tam bội, thể lục bội, thể một nhiễm

B. thể ba nhiễm, thể năm nhiễm, thể một nhiễm

C. thể tam bội, thể ngũ bội, thể đơn bội

D. thể tam bội, thể ngũ bội, thể một nhiễm


Câu 15: Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST môi trường cung cấp cho một tế bào của thể ba nhiễm
nguyên phân liên tiếp 3 lần là

A. 63.     B. 72.     C. 96.     D. 84.

Câu 16: Đặc điểm của thể không nhiễm là

A. bị mất cả 2 NST của 1 cặp.

B. số lượng NST trong tế bào là 2n – 2.

C. thường gây chết.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 17: Hậu quả của thể dị bội là gì?

A. Làm mất cân bằng hệ gen, giảm sức sống, sức sinh sản tuỳ loài.

B. Tăng sức sống, sức sinh sản.

C. Tế bào sinh trưởng nhanh, cơ quan to hơn bình thường.

D. Cả B và C.

Câu 18: Thể tam bội thường bất thụ vì

A. khi giảm phân tạo ra giao tử lưỡng bội không thể thụ tinh với các loại giao tử khác.

B. NST không thể sắp trên mặt phẳng xích đạo trong giảm phân.

C. xác suất để tạo ra giao tử hữu thụ là rất thấp.

D. thiếu các cơ quan sinh sản.

Câu 19: Cây trồng nào sau đây có thể ứng dụng tạo giống đa bội để tăng năng suất?

A. rau muống

B. lúa

C. ngô
D. lạc

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng về thể tam bội?

1. Số NST trong tế bào sinh dưỡng tăng gấp đôi so với bộ NST lượng bội.

2. Số NST trong tế bào sinh dưỡng thêm n – 1 NST.

3. Hàm lượng AND trong tế bào không thay đổi so với thể lưỡng bội

4. Số NST trong tế bào sinh dưỡng là 3n.

A. 1, 2 và 3.    B. 1 và 2.    C. 1 và 4.     D. 1, 3 và 4.

Câu 21: Đột biến gen chủ yếu xảy ra vào thời điểm nào sau đây?

A. Khi NST phân li ở kỳ sau của phân bào.

B. Khi tế bào chất phân chia.

C. Khi NST dãn xoắn.

D. Khi ADN nhân đôi.

Câu 22: Những tác nhân gây đột biến gen.

A. Do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường hoặc rối loạn các quá trình sinh lí, sinh hoá bên
trong tế bào.

B. Do sự phân li không đồng đều của NST.

C. Do NST bị tác động cơ học.

D. Do sự phân li đồng đều của NST.

Câu 23: Đột biến gen giống biển dị tổ hợp ở điểm nào?

A. Đều thay đổi cấu trúc gen.

B. Đều cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.

C. Đều di truyền được.


D. Cả B và C.

Câu 24: Một đoạn gen có chiều dài 2550 Å, có A = 20% tổng số nucleotit của gen. Sau đột biến
chiều dài gen không đổi, nhưng số liên kết hidro tăng lên 1. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến
1 cặp nucleotit. Số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp cho gen đột biến nhân đôi 3 lần là

A. A= T= 2100; G = X = 3150

B. A = T = 2093; G = X = 3157

C. A = T = 2107; G= X = 3150

D. C. A = T = 2107; G= X = 3143

Câu 25: Gen A có chiều dài 3400Å, A/G = 1/4. Gen A đột biến thành gen a có số liên kết hidro
tăng lên 3 so với gen A. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit. Khi cặp gen Aa
nhân đôi liên tiếp 4 đợt thì số nucleotit từng loại môi trường cung cấp là bao nhiêu?

A. A = T = 3015; G= X = 12015

B. A = T = 3015; G= X = 12000

C. A = T = 6000; G= X = 24015

B. A = T = 6015; G= X = 12000

You might also like