You are on page 1of 4

Phần sáu.

TIẾN HOÁ
Chương I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ TIẾN HOÁ
Câu 1: Cơ quan nào sau đây ở người là cơ quan thoái hóa?
A. Ruột non. B. Xương cùng. C. Dạ dày. D. Ruột già.
Câu 2. Mức độ giống nhau về ADN giữa loài người với một số loài được thể hiện ở bảng sau:
Các loài Tinh tinh Vượn Gibbon Khỉ Vervet Khỉ Capuchin

% giống nhau so với ADN người 97,6 94,7 90,5 84,2


Dựa vào các thông tin ở bảng trên, loài nào có quan hệ họ hàng gần nhất với loài người?
A. Khỉ Vervet. B. Tinh tinh. C. Vượn Gibbon. D. Khỉ Capuchin.
Câu 3: Tiến hoá nhỏ là quá trình
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 4: Tiến hoá lớn là quá trình
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 5: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
A. quần thể mới xuất hiện. B. chi mới xuất hiện. C. loài mới xuất hiện. D. họ mới xuất hiện.
Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở tiến hóa là
A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. phân tử.
Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể?
A. Các cơ chế cách li. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến.
Câu 8: Sau vụ cháy rừng vào tháng 3 năm 2002, nhiều cây tràm ở rừng U Minh bị chết, dẫn đến thay đổi đột
ngột tần số các alen của quần thể. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đây là ví dụ về tác động của nhân tố nào sau
đây?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Các cơ chế cách li. D. Di - nhập gen.
Câu 9: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây định hướng quá trình tiến hóa?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 10: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần
thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 11: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm tăng cường mức độ thích nghi của các đặc
điểm bằng cách tích lũy các alen quy định các đặc điểm thích nghi?
A. Di - nhập gen. B. Đột biến. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 12: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Di - nhập gen. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 13: Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. quần thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái.
Câu 14: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm cho 1 alen có hại trở nên phổ biến trong
quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 15: Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định?
A. Di nhập gen B. Giao phối ngẫu nhiên C. Chọn lọc tự nhiên D. Đột biến
Câu 16: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa?
A.Các yếu tố ngẫu nhiên B.Giao phối ngẫu nhiên. C. Đột biến D.Chọn lọc tự nhiên
Câu 17: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Di - nhập gen.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 18: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không
làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu
nhiên.
Câu 19: Khi nói về CLTN theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. CLTN là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể
C. CLTN chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi.
D. CLTN tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
Câu 20: Cải củ lai với cải bắp tạo ra cây lai bất thụ. Đây là biểu hiện của dạng cách li
A. cơ học. B. sau hợp tử. C. nơi ở. D. mùa vụ.
Câu 21: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về các cơ chế cách li, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các cá thể khác loài có tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau.
B. Các cá thể khác loài sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng thường không giao phối với nhau.
C. Các cơ chế cách li ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau.
D. Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau.
Câu 22: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng
loài được gọi là
A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. di - nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 23: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
Câu 24: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần
thể?
A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 25: Khi nói về các nhân tố tiến hóa, theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa
B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.
C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể
D. Di – nhập gen luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định
Câu 26: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen có lợi cũng có thể bị loại hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác
động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 27: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây?
A. Quy định chiều hướng tiến hóa.
B. Làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 28: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, CTN và các yếu tố ngẫu nhiên có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Luôn dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
B. Làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.
C. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Có thể làm giảm tính đa dạng tính di truyền của quần thể.
Câu 29: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. kiểu gen. B. alen. C. kiểu hình. D. gen.
Câu 30: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa F2 : 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa
F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang
chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến gen.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 31: Một quần thể sinh vật có 500 cá thể với tỉ lệ kiểu gen 0,6AA: 0,3Aa:0,1aa. Một thiên tai xảy ra với
quần thể này làm chết 400 cá thể, trong đó 300 cá thể có kiểu gen AA, 50 cá thể có kiểu gen Aa, 50 cá thể có
kiểu gen aa. Vậy sau thiên tai trên thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 0,6AA: 0,3Aa:0,1aa. B. 0,5 AA:0,5aa C. 100%Aa D.100%AA
Câu 32: Các yếu tố ngẫu nhiên có thể gây ảnh hưởng nhất tới quần thể nào sau đây?
A. Một quần thể lớn với sự nhập cư thường xuyên từ quần thể lân cận.
B. Một quần thể lớn và giao phối không ngẫu nhiên.
C. Một quần thể nhỏ với sự nhập cư thường xuyên từ quần thể lân cận.
D. Một quần thể nhỏ bị cô lập.
Câu 33: Vai trò của cách li sinh sản trong quá trình tiến hóa là
A. ngăn cản các cá thể trong quần thể gặp gỡ nhau. B. tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho CLTN.
C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ. D. ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau.
Câu 34: Cách li trước hợp tử là
A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 35: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về
màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có
chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ
trên thể hiện con đường hình thành loài bằng
A. cách li tập tính B. cách li sinh thái C. cách li sinh sản D. cách li địa lí.
Câu 36: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế
A. Cách li sinh cảnh B. Cách li cơ học C. Cách li tập tính D. Cách li trước hợp tử
Câu 37: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật.
B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
C. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN.
Câu 38: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng cách ly địa lý, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý thường xảy ra ở các loài động vật ít di chuyển.
B. Cách ly địa lý góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được
tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
C. Cách ly địa lý luôn dẫn đến cách ly sinh sản và hình thành nên loài mới.
D. Cách ly địa lý trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 39: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu sau đây sai?
A. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
B. Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
C. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ NST song nhị bội.
D. Quá trình hình thành loài mới có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 40: Ong bướm đưa hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành
ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngẳn hơn vòi nhụy của bí, nên giao tử đực của hoa mướp không tới được noãn
của hoa bí để thụ tinh. Đây là ví dụ về dạng cách li nào?
A. Cách li cơ học. B. Cách li sinh thái. C. Cách li không gian. D. Cách li tập tính.

Chương 2. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT


Câu 1: Di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất được gọi là
A. dẫn liệu sinh học. B. bằng chứng gián tiếp. C. hóa thạch. D. bằng chứng sinh vật.
Câu 2: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại
A. Tân sinh. B. Nguyên sinh. C. Trung sinh. D. Cổ sinh.
Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở đại nào?
A.Trung sinh. B. Tân sinh. C. Cổ sinh. D. Nguyên sinh.
Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Trung sinh. C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Tân sinh.
Câu 5: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật lên cạn ở đại nào
sau đây?
A. Đại Nguyên sinh. B. Đại Tân sinh. C. Đại Cổ sinh. D. Đại Trung sinh.
Câu 6: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh
trưởng?
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Tân sinh. D. Đại Trung sinh.
Câu 7: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ Đệ Tứ ở đại tân sinh.
B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
C. CLTN đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.
D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
Câu 8: Đặc điểm bàn tay năm ngón đã xuất hiện cách đây
A. 3 triệu năm. B. 30 triệu năm. C. 130 triệu năm. D. 300 triệu năm.
Câu 9: Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là:
A. Homo erectus và Homo sapiens. B. Homo habilis và Homo erectus.
C. Homo neandectan và Homo sapiens. D. Homo habilis và Homo sapiens.
Câu 10: Người đứng thẳng thuộc loài nào trong các loài dưới đây?
A. Ôxtralôpitec. B. Nêanđectan. C. Homo erectus. D. Homo habilis.

You might also like