You are on page 1of 10

Trường THPT Bùi Thị Xuân

Tổ Sinh – Công nghệ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN SINH 12


NĂM HỌC (2022 - 2023)

PHẦN 1: NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ


1) Theo quan niệm thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra ở đâu?
A. Loài B. Quần thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái
2) Theo quan niệm thuyết tiến hóa hiện đại, kết quả của tiến hóa nhỏ đã hình thành
A. các đơn vị phân loại trên loài B. các loài mới.
C. các cá thể thích nghi nhất. D. các đơn vị phân loại dưới loài
3) Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, kết quả của tiến hóa lớn đã hình thành
A. các đơn vị phân loại trên loài B. các loài mới.
C. các cá thể thích nghi nhất. D. các đơn vị phân loại dưới loài
4) Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa nhỏ là biến dị tổ hợp.
B. Đột biến quy định chiều hướng của quá trình tiến hóa nhỏ.
C. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có di - nhập gen.
D. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới.
5) Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở là
A. tế bào. B. quần thể. C. cá thể. D. bào quan.
6) Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
7) Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị sơ cấp của quá trình tiến hóa là
A. đột biến B. biến dị tổ hợp C. thường biến. D. biến dị cá thể
8) Theo quan niệm hiện đại, nguồn biến dị sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa là
A. đột biến B. biến dị tổ hợp C. đột biến gen D. đột biến NST
10) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến gen. B. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. biến dị tổ hợp.
11) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tạo nên nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá là
A. quá trình giao phối B. quá trình CLTN C. quá trình đột biến D. các yếu tố ngẫu nhiên
12) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đối tượng bị CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình là
A. cá thể sinh vật. B. quần thể sinh vật. C. Loài. D. cấp độ phân tử.
13) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đối tượng chủ yếu của CLTN là
A. cá thể sinh vật. B. quần thể sinh vật. C. mọi cấp độ sống. D. cấp độ phân tử.
14) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, CLTN sẽ nhanh chóng đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần
thể khi
A. chọn lọc chống lại alen trội. B. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn.
C. chọn lọc chống lại thể dị hợp. D. chọn lọc chống lại alen lặn.
15) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, CLTN sẽ không thể đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể
khi
A. chọn lọc chống lại alen trội. B. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn.
C. chọn lọc chống lại thể dị hợp. D. chọn lọc chống lại alen lặn.
16) Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, khi nói về CLTN, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
17) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Di - nhập gen. C. Đột biến. D. Giao phối ngẫu nhiên.
18) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây?
A. Quy định chiều hướng tiến hóa.
B. Làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Tạo ra các alen mới, làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
19) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa làm phát sinh alen vừa mới làm phong
phú vốn gen của quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Di nhập gen.
20) Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa. Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh biến dị di truyền quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
A.(1) và (4) B.(2) và (5) C. (1) và (3) D.(3) và (4)
21) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng
loài được gọi là
A. chọn lọc tự nhiên. B. di - nhập gen. C. đột biến. D. GP không ngẫu nhiên.
22) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm xuất hiện alen mới trong quần
thể và góp phần làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. GP không ngẫu nhiên. D. Di - nhập gen.
23) Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen. B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến và di - nhập gen.
24) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đột biến và di - nhập gen có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa.
B. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
C. Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần
thể.
D. Có thể làm xuất hiện alen mới và làm phong phú vốn gen của quần thể.
25) Nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm cho một alen có lợi bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một
alen có hại trở nên phổ biến trong quần thể?
A. Đột biến. B. GP không ngẫu nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
26) Ở một quần thể hươu, do tác động của một cơn lũ quét làm cho đa số cá thể khỏe mạnh bị chết. Số ít cá
thể còn lại có sức khỏe kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có thành phần kiểu
gen và tần số alen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của
A. đột biến. B. các yếu tố ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. di - nhập gen.
27) Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tần số kiểu gen dị hợp giảm dần, tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm xuất hiện alen mới và làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
28) Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở 1 quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:
Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 Thế hệ F5
AA 0,64 0,64 0,2 0,16 0,16
Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 0,48
aa 0,04 0,04 0,4 0,36 0,36
Nhân tố nào sau đây có thể gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A. các yếu tố ngẫu nhiên. B. GP không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. đột biến.
29) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen của quần thể là
A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. GP không ngẫu nhiên.
30) Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen
của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử?
A. GP không ngẫu nhiên. B. Di - nhập gen. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến.
31) Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ta thu được
kết quả sau:
Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4
AA 0,5 0,6 0,65 0,675
Aa 0,4 0,2 0,1 0,05
aa 0,1 0,2 0,25 0,275
Nhân tố gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là
A. đột biến. B. giao phối ngẫu nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.
32) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen
của quần thể theo hướng
A. tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
B. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội và tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
C. tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội và giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử
lặn. D. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn và tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử.
33) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo
một chiều hướng nhất định?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Di - nhập gen.
34) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa có vai trò định hướng cho quá trình tiến hóa là
A. di - nhập gen B. chọn lọc tự nhiên C. đột biến D. các yếu tố ngẫu nhiên.
35) Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:
Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 Thế hệ F5
AA 0,64 0,49 0,36 0,25 0,16
Aa 0,32 0,42 0,48 0,50 0,48
aa 0,04 0,09 0,16 0,25 0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể qua các thế hệ là
A. các yếu tố ngẫu nhiên. B. GP không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. đột biến.

PHẦN 2: LOÀI – HÌNH THÀNH LOÀI MỚI


36) Hai quần thể được phân hóa từ quần thể ban đầu sẽ trở thành hai lòai khác nhau khi giữa chúng xuất
hiện dạng cách li
A. địa lí. B. không gian. C. sinh sản. D. tập tính.
37) Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.
C. ngăn cản con lai hình thành giao tử. D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai.
38) Trường hợp nào sau đây thuộc cách li trước hợp tử?
A. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết
non B. Giao tử đực và giao tử cái có thụ tinh nhưng hợp tử không phát triển
C. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành nhưng con lai trưởng thành bị bất thụ
D. Giao tử đực và giao tử cái không thể thụ tinh được với nhau.
39) Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài này thường không thụ phấn cho hoa
của loài khác.
Những hiện tượng nào nói trên là biểu hiện của cách li trước hợp tử?
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (3), (4). D. (1), (2).
40) Hai lòai không giao phối với nhau do sự chênh lệch nhau về mùa sinh sản như: thời kì ra hoa, đẻ trứng
thuộc dạng cách li nào sau đây?
A. Cách li thời gian B. Cách li cơ học C. Cách li nơi ở D. Cách li tập tính
41) Trên một cánh đồng lúa và ngô cùng ra hoa một thời gian nhưng do sự khác biệt cấu tạo hoa của hai
loài nên không thụ phấn cho nhau được. Đây là ví dụ về
A. Cách li thời gian B. Cách li cơ học C. Cách li nơi ở D. Cách li tập tính
42) Lừa đực giao phối với ngựa cái đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về
A. cách li sinh thái. B. cách li cơ học. C. cách li tập tính. D. cách li sau hợp tử.
43) Trường hợp nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
A. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non, hoặc con lai sống được đến
khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.
B. Các cá thể sống trong 1 môi trường nhưng có tập tính giao phối khác nhau nên bị cách li về mặt sinh sản.
C. Các cá thể sống ở hai khu vực địa lí khác nhau, yếu tố địa lí ngăn cản quá trình giao phối giữa các cá thể.
D. Các nhóm cá thể thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau sinh sản ở các mùa khác nhau nên không
giao phối với nhau.
44) Trong quá trình tiến hóa, nếu giữa các quần thể cùng loài đã có sự phân hóa về vốn gen thì dạng cách
li nào sau đây khi xuất hiện giữa các quần thể này sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li tập tính. B. Cách li sinh sản. C. Cách li sinh thái. D. Cách li địa lí.
45) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói đến hình thành lòai bằng cách li địa lí?
A. Chỉ xảy ra ở các lòai thực vật B. Chỉ xảy ra ở các lòai sinh sản vô tính
C. Thường xảy ra các lòai động vật ít di chuyển xa D. Xảy ra ở cả động vật và thực vật
46) Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài nhanh chóng và phổ biến ở
A. Thực vật B. Động vật C. Sinh sản hữu tính D. Sinh sản sinh dưỡng
47) Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n được xem là loài mới vì:
A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể
B. quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n
C. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bất thụ
D. quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái: sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt; cơ quan sinh dưỡng lớn
hơn hẳn các cây của quần thể 2n
48) Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật.
B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.
C. Cách li địa lí tất yếu dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
D. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra nhanh chóng trong thời gian ngắn.

PHẦN 3: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT


49) Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai
đoạn sau:
I. Tiến hóa hóa học. II. Tiến hóa sinh học. III. Tiến hóa tiền sinh học.
Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:
A.I→III→II. B.II→III→I. C.I→II→III. D.III→II→I.
50) Theo quan điểm hiện đại, trong quá trình phát sinh phát triển sự sống ở giai đoạn tiến hóa hóa học
A. Hình thành nên các chất vô cơ B. Hình thành các hợp chất hữu cơ.
C. Hình thành mầm mống sự sống. D. Hình thành nên các tế bào nhân sơ.
51) Những bằng chứng khoa học hiện nay cho thấy đại phân tử có khả năng tái bản xuất hiện đầu tiên ở
Trái đất là:
A. ADN B. ARN C. prôtêin D. Axit nuclêic
52) Theo quan điểm hiện đại, sự xuất hiện các sinh vật nhân sơ cổ nhất diễn ra ở Đại nào sau đây?
A. Đại Trung Sinh. B. Đại Cổ Sinh. C. Đại Nguyên Sinh. D. Đại Thái Cổ.
53) Theo quan điểm hiện đại, sự xuất hiện các sinh vật nhân thực cổ nhất diễn ra ở Đại nào sau đây?
A. Đại Trung Sinh. B. Đại Cổ Sinh. C. Đại Nguyên Sinh. D. Đại Thái Cổ.
54) Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật không xương sống
di cư lên cạn ở kỉ, đại nào sau đây?
A. Kỉ Pecmi, đại Cổ Sinh. B. Kỉ Silua,đại Cổ Sinh.
C. Kỉ Cacbon,đại Cổ Sinh. D. Kỉ Đêvôn, đại Cổ Sinh.
55) Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư và côn trùng phát sinh ở kỉ nào
sau đây?
A. Kỉ Pecmi, đại Cổ Sinh. B. Kỉ Silua,đại Cổ Sinh.
C. Kỉ Cacbon,đại Cổ Sinh. D. Kỉ Đêvôn, đại Cổ Sinh.
56) Trong lịch sử phát triển sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh, phát sinh cây có hạt và bò
sát ở
A. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh. B. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh.
C. kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh. D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
57) Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim và thú phát sinh ở đại nào sau đây?
A. Đại Trung Sinh. B. Đại Cổ Sinh. C. Đại Nguyên Sinh. D. Đại Tân Sinh.
58) Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ nào sau đây?
A. kỉ Đệ tứ, đại Tân sinh. B. kỉ Triat (Tam điệp); đại Trung sinh
C. kỉ Đêvôn, đại Cổ sinh. D. kỉ Krêta (Phấn trắng), đại Trung sinh.
59) Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, nhóm linh trưởng đã xuất hiện ở kỉ
A. Tam Điệp (Triat). B. Phấn Trắng (Krêta). C. Đệ Tam. D. Đệ Tứ.
60) Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, loài người đã xuất hiện ở
A. Đại trung sinh. B. Đại nguyên sinh
C. Đại Cổ sinh. D. Đại tân sinh.

PHẦN 4: MÔI TRƯỜNG – NHÂN TỐ SINH THÁI


61) Môi trường sống của phần lớn các loài trên Trái Đất là
A. Môi trường nước. B. Môi trường sinh vật. C. Môi trường trên cạn. D. Môi trường đất.
62) Môi trường sống của loài giun đũa ký sinh là gì?
A. Môi trường nước. B. Môi trường sinh vật. C. Môi trường trên cạn. D. Môi trường đất.
63) Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Thực vật. B. Vi sinh vật. C. Động vật. D. Nhiệt độ.
64) Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
A. Ánh sáng. B. Độ ẩm. C. Động vật. D. Nhiệt độ.
65) Giới hạn sinh thái là
A. giới hạn phát triểm kích thước cơ thể của sinh vật
B. khoảng giá trị xác định về 1 nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn
định theo thời gian
C. khả năng thích ứng của sinh vật với những biến đổi có tính chu kì của môi trường sống
D. khả năng thích ứng của môi trường đối với biến đổi của sinh vật
66) Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết.
B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế.
D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.
67) Cá rô Phi nuôi ở Việt Nam sẽ chết khi nhiệt độ dưới 5,60C và trên 420C; nhiệt độ thuận lợi nhất cho
các chức năng sống của cá rô Phi từ 20 - 350C. Theo lý thuyết giới hạn sinh thái của cá rô Phi từ
A. 5,60C đến 420C. B. 5,60C đến 200C C. 200C đến 350C D. 350C đến 350C.
68) Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn
sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. ổ sinh thái B. sinh cảnh. C. nơi ở. D. giới hạn sinh thái.
69) Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường
xảy ra mối quan hệ
A. cộng sinh. B. cạnh tranh. C. sinh vật này ăn sinh vật khác. D. kí sinh.
70) Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi
trường và thuộc cùng một bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể M và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng.
II. Sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích hước quần thể N.
III. Quần thể M và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau.
IV. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
71) Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.
II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.
III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ
sinh thái.
IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

72) Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
II. Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.
III. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt.
IV. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
73) Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?
I. Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
II. Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
III. Trồng các loại cây đúng thời vụ.
IV. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
PHẦN 5: QUẦN THỂ SINH VẬT
74) Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. B. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
C. Những con cá sống trong Hồ Tây. D. Những con tê giác 1 sừng sống ở Rừng Cát Tiên.
75) Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.
C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. D. Tập hợp cây thông trong rừng thông ở Đà Lạt.
76) Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp các cây thông trên một đồi thông ở Đà Lạt. B. Các cá thể kiến ở 1 tổ kiến sống dưới chân đê.
C. Tập hợp cá con cá chép sống ở Hồ Tây. D. Tập hợp các con chim sống ở rừng Cúc Phương.
77) Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cá đang sống ở Hồ Tây.
B. Tập hợp voọc mông trắng đang sống ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
C. Tập hợp côn trùng đang sống ở Vườn Quốc gia Cúc Phương.
D. Tập hợp cây cỏ đang sống ở cao nguyên Mộc Châu.
78) Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
C. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
D. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
79) Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về
A. quan hệ cạnh tranh cùng loài. B. quan hệ hỗ trợ khác loài.
C. quan hệ hỗ trợ cùng loài. D. quan hệ cạnh tranh khác loài.
80) Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng
rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. cạnh tranh cùng loài. B. cộng sinh.
C. hỗ trợ cùng loài. D. ức chế - cảm nhiễm.
81) Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. Đây là ví
dụ về quan hệ
A. cạnh tranh cùng loài. B. hội sinh C. hợp tác. D. hỗ trợ cùng loài.
82) Vào mùa sinh sản, các cá thể đực trong quần thể dê núi đánh nhau tranh giành nhau quyền giao phối.
Đây là ví dụ về quan hệ
A. cạnh tranh cùng loài. B. hội sinh C. hợp tác. D. hỗ trợ cùng loài.
83) Ví dụ nào sau đây minh họa cho mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
A. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
B. Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
C. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây sống riêng rẽ.
D. Cá mập con khi mới nở sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
84) Do thiếu thức ăn và nơi ở, các cá thể trong quần thể của một loài thú đánh lẫn nhau để bảo vệ nơi sống.
Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. cạnh tranh cùng loài. B. ức chế - cảm nhiễm. C. hỗ trợ khác loài. D. hỗ trợ cùng loài.
85) Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật?
A. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
B. Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống
riêng rẽ.
C. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
D. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
86) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho
A. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.
B. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tố đa
C. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.
D. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.
87) Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quan hệ cạnh tranh không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố cá thể của quần thể trong tự nhiên.
B. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của quần thể.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
D. Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho QT tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
88) Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật.
B. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.
C. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt.
D. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm.
89) Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự
nhiên?
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự
phân bố các cá thể trong quần thể
B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau
làm tăng khả năng sinh sản
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá
thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và
có thể dẫn đến tiêu diệt loài
90) Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo
sự tồn tại và phát triển.
B. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót
và sinh sản của các cá thể.
C. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.
D. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể.
91) Khi nói về quan hệ hỗ trợ cùng loài, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiều QT thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão tốt hơn cây cùng loài sống
riêng rẽ.
B. Hỗ trợ cùng loài chỉ xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao.
C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai
thác được tối ưu nguồn sống của môi trường.
D. Quan hệ hỗ trợ cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
92) Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là:
A. phân hoá giới tính. B. tỉ lệ đực:cái (tỉ lệ giới tính) hoặc cấu trúc giới tính.
C. tỉ lệ phân hoá. D. phân bố giới tính.
93) Số lượng từng loại tuổi cá thể ở mỗi quần thể phản ánh:
A. tuổi thọ quần thể. B. tỉ lệ giới tính.
C. tỉ lệ phân hoá. D. tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi.
94) Tuổi sinh lí là:
A. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. B. tuổi bình quân của quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể. D. thời điểm có thể sinh sản.
95) Tuổi sinh thái là:
A. tuổi thọ tối đa của loài. B. tuổi bình quần của quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể. D. tuổi thọ do môi trường quyết định.
96) Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:
A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
C.hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.
97) Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
98) Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
99) Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là:
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi. B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
thể.
100) Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là:
A. thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp
trong thực tế.
B. các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.
C. thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng
đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể.
D. xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn
sinh sản.
101) Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?
A. Rái cá trong hồ. B. Ếch nhái ven hồ. C. Ba ba ven sông. D. Khuẩn lam trong hồ.
102) Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều.
103) Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:
A.tăng dần đều. B.đường cong chữ J. C.đường cong chữ S. D.giảm dần đều.
104) Kích thước của một quần thể không phải là:
A. tổng số cá thể của nó. B. tổng sinh khối của nó.
C. năng lượng tích luỹ trong nó. D. kích thước nơi nó sống.
105) Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:
A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.
106) Mật độ của quần thể là:
A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
B. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần
tể.
C. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
D. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần
107) Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:
A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.
B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.
C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.
D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.
108) Các cực trị của kích thước quần thể là gì?
1. Kích thước tối thiểu. 2. Kích thước tối đa. 3 .Kích thước trung bình. 4. Kích thước vừa phải.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3. B. 1, 2. C. 2, 3, 4. D. 3, 4.
109) Kích thước của quần thể sinh vật là:
A. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
B. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.
C. thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.
D. tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.
110) Xét các yếu tố sau đây:
I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể .
III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.
IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:
A. I và II. B. I, II và III. C. I, II và IV. D. I, II, III và IV.
111) Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống
thì gọi là:
A. kích thước tối thiểu. B. kích thước tối đa.
C. kích thước bất ổn. D. kích thước phát tán.
112) Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt:
A. dưới mức tối thiểu. B. mức tối đa.
C. mức tối thiểu. D. mức cân bằng
113) Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì
nguyên nhân chính là:
A. sức sinh sản giảm. B. mất hiệu quả nhóm.
C. gen lặn có hại biểu hiện. D. không kiếm đủ ăn.
114) Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là:
A. giảm hiệu quả nhóm. B. giảm tỉ lệ sinh.
C. tăng giao phối tự do. D. tăng cạnh tranh.
115) Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể này sang quần thể khác được gọi là:
A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sự xuất cư. D. sự nhập cư.
116) Hiện tượng các cá thể cùng loài ở quần thể khác chuyển tới sống trong quần thể gọi là:
A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sự xuất cư. D. sự nhập cư.
117) Trong tự nhiên, sự tăng trưởng kích thước quần thể chủ yếu là do:
A. mức sinh sản và tử vong. B. sự xuất cư và nhập cư.
C. mức tử vong và xuất cư. D. mức sinh sản và nhập cư.
118) Kích thước tối đa của quần thể bị giới hạn bởi yếu tố nào?
A. Tỉ lệ sinh của quần thể. B.Tỉ lệ tử của quần thể.
C. Nguồn sống của quần thể. D.Sức chứa của môi trường.
119) Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là
A. biến động kích thước. B. biến động di truyền.
C. biến động số lượng. D. biến động cấu trúc.
120) Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là
A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. độ ẩm. D. không khí.
121) Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A.Ánh sáng. B.Nước. C.Hữu sinh. D.Nhiệt độ.
122) Các dạng biến động số lượng?
1. Biến động không theo chu kì. 2. Biến động the chu kì.
3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường) 4. Biến động theo mùa vụ.
Phương án đúng là:
A.1, 2. B.1, 3, 4. C.2, 3. D.2, 3, 4.
123) Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này
biểu hiện:
A. biến động theo chu kì ngày đêm. B. biến động theo chu kì mùa.
C. biến động theo chu kì nhiều năm. D. biến động theo chu kì tuần trăng.
124) Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là
biểu hiện:
A. biến động tuần trăng. B. biến động theo mùa
C. biến động nhiều năm. D. biến động không theo chu kì
125) Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi,
chép,....vì:
A. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
B. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao
C. tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
D. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau
126) Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào
nhất
B. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá
thể trong quần thể
C. điều kiện sống phân bố không đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá
thể trong quần thể
D. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay
gắt giữa các cá thể trong quần thể
127) Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là:
A. di cư và nhập cư B. dịch bệnh C. khống chế sinh học D. sinh và tử.
128) Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến
động
A. không theo chu kì. B. theo chu kì nhiều năm. C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì tuần trăng.
129) Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động
số lượng cá thể
A. không theo chu kì. B. theo chu kì ngày đêm. C. theo chu kì nhiều năm. D. theo chu kì mùa.
130) Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống
dưới 80 C.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (1) và (3).

You might also like