You are on page 1of 18

ÔN TẬP TIẾN HOÁ

Câu 1 (THPT chuyên Bắc Ninh lần 1 2019): Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột
biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên?
A. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối có lựa chọn
B. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối cận huyết
C. Đột biến xuất hiện ở quần thể của loài sinh sản hữu tính, các cá thể tự thụ tinh
D. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản vô tính, cá thể con được sinh ra từ cá thể mẹ
Câu 2 (THPT chuyên Bắc Ninh lần 1 2019): Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không
đúng?
A. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của
quần thể và ngược lại
B. Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di – nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số
alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
C. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yêu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm
giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với
vốn gen của quần thể ban đầu
D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự
đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoài quần thể
Câu 3 (THPT chuyên Bắc Ninh lần 1 2019): Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm
thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra từ trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí
đầu tiên, tỉ lự sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí
nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT
A. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quân thể
B. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước
C. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT
D. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT
Câu 4 (THPT chuyên Bắc Ninh lần 1 2019): Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn
lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn
B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữa lại những kiểu gen dị hợp
C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần
D. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần
Câu 5 (THPT chuyên Bắc Ninh lần 1 2019): Vào những năm 80 của thế kỉ XX, ốc bươu vàng du nhập vào
Việt Nam phát triển mạnh gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp. Sự gia tăng nhanh số lượng ốc bươu vàng là
do:
(1). Tốc độ sinh sản cao.
(2). Gần như chưa có thiên địch.
(3). Ngườn sống dồi dào nên tốc độ tăng trưởng nhanh.
(4). Giới hạn sinh thái rộng.
Số phương án đúng là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 6 (THPT chuyên Bắc Ninh lần 1 2019): Cho các phát biểu sau đây:
(1). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
(2). Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đôi.
(3). Đột biến và di – nhập gen là nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.
(4). Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
(5). Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá kiểu gen khác nhau trong
quần thể.
(6). Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen
trội
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
Câu 7 (THPT chuyên Bắc Ninh lần 1 2019): Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
B. Chỉ có những biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản mới là nguyên liệu của tiến hóa
C. Ngoại cảnh thay đổi mạnh là nguyên nhân gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
Câu 8 (THPT Nguyễn Xuân Viết – Vĩnh Phúc – Lần 1 2019): Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý
nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa sinh vật?
A. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.
B. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh
vật.
C. Đột biến gen xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa của sinh giới.
D. Đột biến gen làm xuất hiện các tính trạng mới làm nguyên liệu cho tiến hóa.
Câu 9 (THPT chuyên Bắc Ninh – lần 2 2019). Câu nào dưới đây phản ánh đúng nhất nội dung của học
thuyết Đacuyn?
A. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.
B. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng rẽ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho
quá trình chọn giống và tiến hóa.
C. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống
và tiến hóa.
D. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và
tiến hóa.
Câu 10 (THPT chuyên Bắc Ninh – lần 2 2019). Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề
kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
A. Khả năng chống DDT liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước một
cách ngẫu nhiên.
B. Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung, sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu
gen aabbccdd.
C. Khi ngừng xử lý DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường vì đã
qua chọn lọc.
D. Ruồi kiểu dại có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT.
Câu 11 (THPT chuyên Bắc Ninh – lần 2 2019). Khi nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần
thể qua bốn thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa
F1 0,49 0,42 0,09
F2 0,36 0,48 0,16
F3 0,25 0,5 0,25
F4 0,16 0,48 0,36
Quần thể trên đạng chịu sự chi phối của nhân tố tiến hóa là
A. chọn lọc tự nhiên và đột biến. B. chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn.
C. chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội. D. Chọn lọc tự nhiên và giao phối ngẫu nhiên
Câu 12 (THPT chuyên Bắc Ninh – lần 2 2019). Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào
sau đây đúng?
A. Đột biến gen và nhập cư có thể làm phong phú vốn gen trong quần thể.
B. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gen đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen
của quần thể.
C. Yếu tố ngẫu nhiên và đột biến gen có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóA.
D. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.
Câu 13 (THPT chuyên Bắc Ninh – lần 2 2019). Chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm cho tần số alen trong
một quần thể giao phối
biến đổi nhanh nhất khi
A. kích thước của quần thể nhỏ.
B. quần thể được cách li với các quần thể khác.
C. tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể cao.
D. tần số của các alen trội và lặn xấp xỉ nhau.
Câu 14 (Đề thi minh họa THPT quốc gia 2019): Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau
đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 15 (Đề thi minh họa THPT quốc gia 2019): Khi nói về CLTN theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. CLTN là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.
C. CLTN chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi.
D. CLTN tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
Câu 16 (Đề Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh phúc – lần 1 2019): Cho các nhân tố sau:
I. Đột biến. II. Giao phối ngẫu nhiên. III. Chọn lọc tự nhiên.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên. V. Di - nhập gen.
Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, các nhân tố tiến hoá là
A. I, II, III, V. B. I, III, IV, V. C. II, III, IV, V. D. I, II, III, IV.
Câu 17 (Đề Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh phúc – lần 1 2019): Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi
tần số alen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến,
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di - nhập gen.
Câu 18 (Đề Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh phúc – lần 1 2019): Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đồi tần số kiểu gen, qua đó làm
biến đổi tần số alen của quần thể.
II. Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu theo hướng xác định.
III. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp và thứ cấp cho tiến hóa.
IV. Yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen làm giảm đa dạng vốn gen của quần thể.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 19 (THPT Ngô Quyền – Hải Phòng – lần 1 2019): Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa
A. Hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. Đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
C. Giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
D. Làm rõ tổ chức của loài sinh học.
Câu 20 (THPT Ngô Quyền – Hải Phòng – lần 1 2019): Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A. Đột biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Quá trình giao phối. D. Nguồn gen du nhập.
Câu 21 (THPT Ngô Quyền – Hải Phòng – lần 1 2019): Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối
tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là
A. Nhiễm sắc thể. B. Cá thể. C. Quần thể. D. Giao tử.
Câu 22 (THPT chuyên Bắc Ninh – lần 3 2019). Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở các yếu tố ngẫu nhiên
mà không có ở chọn lọc tự nhiên?
(1). Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể
(2). Có thể làm biến đổi mạnh tần số alen của quần thể
(3). Có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ
(4). Có thể làm biến đổi vô hướng tần số alen của quần thể
(5). Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 23 (THPT chuyên Bắc Ninh – lần 3 2019). Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Áp lực làm thay đổi tần số alen của đột biến là không đáng kể
(2). Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa
(3). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.
(4). Quá trình đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
(5). Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 24 (THPT chuyên Bắc Ninh – lần 3 2019). Cho các phát biểu sau:
(1). Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi
(2). Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo
(3). Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản của quần thể dẫn đến một số alen nhất định được
truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỉ lệ các alen khác
(4). Sự di nhập gen giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo thời gian
(5). Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác có xu hướng làm
giảm biến dị di truyền
Số phát biểu có nội dung không đúng là:
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 25 (THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc – lần 2 2019): Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định
đúng về tiến hoá nhỏ?
(1) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
(2) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
(3) Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ...).
(4) Tiến hóa nhỏ diễn ra ở những loài có kích thước nhỏ, vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ, vòng đời ngắn.
A. 2. B. 3. C. 4 D. 1.
Câu 26 (THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc – lần 2 2019): Nhận xét nào dưới đây không phù hợp về vai trò của
chọn lọc tự nhiên?
A. Những cá thể nào thích nghi nhất thường sinh ra nhiều con hơn so với những cá thể kém thích nghi với môi
trường
B. Những cá thể thích nghi kém không bao giờ sinh con cái.
C. Các loài sinh con cái nhiều hơn so với số lượng cá thể mà môi trường có thể nuôi dưỡng.
D. Ở một số loài chỉ một số lượng nhỏ cá thể con cái được sinh ra có thể sống sót đến trưởng thành.
Câu 27 (THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc – lần 2 2019): Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi cả tần số alen
và thành phần kiểu gen là:
A. Đột biến, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, biến động di truyền
B. Đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, biến động di truyền
C. Đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên
D. Đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, biến động di truyền
Câu 28 (Chuyên KHTN – Hà Nội – lần 1 2019). Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ
cấp cho quá trình tiến hoá là
A. đột biến B. giao phối không ngẫu nhiên,
C. CLTN D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 29 (Chuyên KHTN – Hà Nội – lần 1 2019). Theo học thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng
khi nói về CLTN
A. CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen
khác nhau trong quần thể
B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Ở quần thể lưỡng bội chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại
alen trội
D. CLTN không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
Câu 30 (Chuyên KHTN – Hà Nội – lần 1 2019). Khi nói về di - nhập gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mói làm phong phú vốn gen của quần thể.
II. Kết quả của di - nhập gen là luôn dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gen của
quần thể.
IV. Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 31 (THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh – lần 2 2019). Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hoá là:
A. Cá thể. B. Quần thể C. Loài. D. NST
Câu 32 (THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh – lần 2 2019). Theo quan điểm của học thuyết tiến hoá tổng hợp, xét
các phát biểu sau đây ?
(1) Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp độ của quá trình tiến hoá
(2) Các cơ chế cách ly thúc đẩy sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
(3) Giao phối gần không làm thay đổi tần số lượng đối của các alen trong quần thể
(4) Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
Có bao nhiêu kết luận đúng:
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 33 (THPT Chuyên Bạc Liêu – lần 1 2019): Đóng góp quan trọng của Đacuyn là
A. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
B. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
C. Đưa ra khái niệm “tiến hóa”, cho rằng SV có biến đổi từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của ngoại
cảnh.
D. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này
Câu 34 (THPT Chuyên Bạc Liêu – lần 1 2019): Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên (2) Giao phối ngẫu nhiên
(3) Giao phối không ngẫu nhiên (4) Các yếu tố ngẫu nhiên
(5) Đột biến (6) Di-nhập gen
Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
A. 1, 2, 4, 5 B. 1, 4, 5, 6 C. 1, 3, 4, 5 D. 2, 4, 5, 6
Câu 35 (THPT Chuyên Bạc Liêu – lần 1 2019): Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến
dị di truyền của quần thể là:
A. Đột biến và biến dị tổ hợp. B. Do ngoại cảnh thay đổi.
C. Biến dị cá thế hay không xác định. D. Biến dị cá thể hay xác định
Câu 36. Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
Câu 37. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần
thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Di - nhập gen.
Câu 38. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng
loài được gọi là
A. Chọn lọc tự nhiên. C. Di - nhập gen.
B. Đột biến. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 39. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi nói về các nhân tố tiến hoá?
1. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền.
2. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn dẫn đến kết quả là làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền.
3. Chọn lọc tự nhiên góp phần làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
4. Đột biến gen chắc chắn sẽ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
5. Di - nhập gen có thc không làm thay đổi tần số alcn và thành phần kiểu gen của quần thề.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 40. Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là
A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái.
Câu 41. Khi nói về di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Di - nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số tương đối của các alen mà không làm thay đổi thành phần
kiểu gen của quần thể.
B. Thực vật di - nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
C. Di - nhập gen luôn luôn mang đến cho quần thể các alen mới.
D. Di - nhập gen thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
Câu 42. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm cho một alen dù có lợi cũng
có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến.
B. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 43. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
Câu 44. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về nhân tố tiến hóa có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu có sự di - nhập gen chắc chắn làm giảm alen của quần thể.
II. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen quần thể.
III. Nếu quần thể chịu tác động của đột biến có thể xuất hiện alen mới.
IV. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 45. Khi nói về nhân tố di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Di - nhập gen luôn làm tăng tần số alen trội của quần thể.
B. Sự phát tán hạt phấn ở thực vật chính là một hình thức di - nhập gen.
C. Di - nhập gen luôn mang đến cho quần thể những alen có lợi.
D. Di - nhập gen có thể làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần
thể.
Câu 46. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau, các thông tin nói về vai trò của đột
biến gen là:
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
IV. Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể.
V. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm
A. I và IV. B. II và V. C. I và III. D. III và IV.
Câu 47. Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên có vai trò hình thành các kiểu gen thích nghi, qua đó tạo ra các kiểu hình thích nghi.
II. Chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn
trong quần thể
III. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu hình không
thích nghi.
IV. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra các alen mới làm xuất hiện các kiểu gen thích nghi.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 48. Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể?
I. Đột biến. II. Giao phối không ngẫu nhiên.
III. Di - nhập gen. IV. Các yếu tố ngẫu nhiên. V. Chọn lọc tự nhiên.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 49. Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Đột biến. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 50. Khi nói về nhân tố tiến hoá, di - nhập gen và đột biến có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể
II. Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định
III. Đều có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
IV. Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
V. Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 51. Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự
nhiên?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể
B. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể
C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
D. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.
Câu 52. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng ?
1. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen, tần số
alen của quần thể.
2. Khi mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thì chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn
quần thể hơn là cá thể.
3. Đối tượng tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là quần thể.
4. Chọn lọc tự nhiên là một nhân tố tiến hoá có hướng.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 53. Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể
B. Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa
D. Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa
Câu 54. Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biếu nào sau đây không đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
B. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.
C. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Tiến hoá nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không
đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 55. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên qui mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các
nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt
quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ
không thay đổi.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 56. Nhân tố tiến hóa nào sau có thể làm thay đổi đồng thời tần số alen thuộc cùng một gen của hai quần
thể?
A. Chọn lọc tự nhiên B. Yếu tố ngẫu nhiên C. Đột biến D. Di - nhập gen
Câu 57. Yếu tố ngẫu nhiên có vai trò:
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen theo một hướng.
B. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể
C. Hình thành các đặc điểm thích nghi mới trên các cơ thể sinh vật.
D. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, làm tăng tính đa dạng của quần thể
Câu 58. Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình chọn lọc là
A. Sự phân hóa khả năng tồn tại của các cá thể trước các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
B. Sự phân hóa khả năng tìm kiếm bạn tình trong quần thể.
C. Sự phân hóa các cá thể có sức khỏe và khả năng cạnh tranh khi kiếm mồi.
D. Sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 59. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là
A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 60. Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào yếu tố nào
dưới đây?
A. Áp lực của chọn lọc tự nhiên.
B. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài.
C. Tốc độ sinh sản của loài.
D. Nguồn dinh dưỡng ở khu phân bố của quần thể.
Câu 61. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa
nhỏ?
A. Tiến hỏa nhỏ giúp hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
B. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên qui mô loài và diễn biến không ngừng.
C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử lâu dài.
D. Tiến hóa nhỏ làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
Câu 62. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quần thể là đơn vị tiến hóa để hình thành loài mới.
B. Quần thể sẽ không tiến hóa nếu luôn đạt trạng thái cân bằng di truyền.
C. Tất cả các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
D. Không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể hình thành loài mới.
Câu 63. Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là
A. Tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
B. Qui định chiều hướng tiến hoá.
C. Tạo ra biến dị tổ hợp, là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
D. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.
Câu 64. Cho các phát biểu sau đây:
(1) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
(3) Đột biến và di nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
(5) Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong
quần thể.
(6) Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen
trội.
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
Câu 65. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biêu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên thường làm thay đổi số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên qui mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các
nhân tố tiến hóa
III. Nếu không có tác động của yếu tố di - nhập gen thì quần thể vẫn có thể tiến hóa
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và
thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 66. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu
phát biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 67. Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên một sinh vật có giá trị thích nghi lớn so với giá trị
thích nghi của sinh vật khác nếu
A. Để lại nhiều con cháu hữu thụ hơn
B. Có sức chống đỡ với bệnh tật tốt, kiếm được nhiều thức ăn hơn
C. Có được kiểu gen quy định kiểu hình có sức sống tốt hơn
D. Có được kiểu gen quy định kiểu hình ngụy trang tốt lẫn với môi trường sống nên ít bị kẻ thù tấn công
Câu 68. Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
B. Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
C. Di - nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.
Câu 69. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, loại biến dị nào sau đây là nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa?
A. Đột biến nhiễm sắc thể. B. Thường biến.
C. Biến dị tổ hợp. D. Đột biến gen.
Câu 70: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lý mặc dù không có tác động của các nhân
tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực đ ịa lý, các cá thể của chúng giao phối với
nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
Câu 71. Khi nói về nhân tố tiến hoá, có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung cho nhân tố chọn lọc
tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?
I. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
II. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
IV. Có thể làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.
V. Có thể làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột và không theo hướng xác định.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 72: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là?
A. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen. D. Biến dị cá thể.
Câu 73: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quần thể sẽ không tiến hóa nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn không độc lập nhau mà liên quan mật thiết với nhau.
C. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài nhanh nhất.
D. Các loài sinh sản vô tính tạo ra số lượng cá thể con cháu rất nhiều và nhanh nên khi môi trường có biến
động mạnh sẽ không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hàng loạt.
Câu 74: Một quần thể sinh vật đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ
như sau:
P: 0,09 AA + 0,21 Aa + 0,70 aa = 1. F1: 0,16 AA + 0,38 Aa + 0,46 aa = 1.
F2: 0,20 AA + 0,44 Aa + 0,36 aa = 1. F3: 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1.
Biết A trội hoàn toàn so với a. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng
A. Loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen đồng hợp lặn.
B. Loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp.
C. Loại bỏ kiểu gen dị hợp và giữ lại các kiểu gen đồng hợp.
D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần
dần)
Câu 75: Hình bên minh họa cho quá
trình tiến hóa, phân tích hình này, hãy
cho biết có bao nhiêu dưới đây đúng?
I. Hình 1 và 2 đều dẫn đến hình thành
loài mới.
II. Hình 2 minh họa cho quá trình tiến
hóa nhỏ.
III. Hình 1 minh họa cho quá trình tiến
hóa lớn.
IV. Hình 2 diễn ra trên quy mô của
một quần thể
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 76. Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào vừa có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể,
vừa có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên B. Giao phối không ngẫu nhiên
C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Đột biến
Câu 77: Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?
I. Chúng đều là các nhân tố tiến hoá.
II. Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
III. Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.
IV. Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
A.I, III. B. I, IV. C.I, II. D. II, III.
Câu 78: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quần thể là đơn vị tiến hóa để hình thành loài mới.
B. Quần thể sẽ không tiến hóa nếu luôn đạt trạng thái cân bằng di truyền.
C. Tất cả các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
D. Quá trình hình thành loài mới không nhất thiết dẫn đến hình thành quần thể thích nghi.
Câu 79: Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm năm bước
1. Sự phát sinh đột biến.
2. Sự phát tán của đột biến qua giao phối.
3. Sự chọn lọc các đột biến có lợi.
4. Sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi và quần thể gốc.
5. Hình thành loài mới.
Trình t ự nào dưới đây của các bước nói trên là đúng.
A. 1; 2; 3; 4; 5. B. 1; 3; 2; 4. 5.
C.4; 1; 3; 2; 5. D. 4; 1; 2; 3; 5.
Câu 80. Nghiên cứu sự thay đổi thành phầ n kiểu gen của quầ n thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả
như sau.
AA Aa aa
F1 0,25 0,5 0,25
F2 0,28 0,44 0,28
F3 0,31 0,38 0,31
F4 0,34 0,32 0,34

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Chọn lọc t ự nhiên B. Các yếu tố ngẫu nhiên
C. Di- nhập gen D. Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 81. Nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không thay đổ i tần số alen.
A. Chọn lọc t ự nhiên B. Giao phối không ngẫu nhiên
C. Biến động di truyền D. Di nhập gen
Câu 82. Phát biểu nào sau đây là sai về tiến hóa nhỏ:
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Quá trình tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
C. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
D. Cá thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
Câu 83. T ừ một quần thể sinh vật trên đất liề n, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến
hai hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ mộ t kho ảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu
như nhau.Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim khác nhau
và khác cả với loài gốc trên đất liề n mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay
đổi. Nguyên nhân nào có thể xem là nguyên nhân chính góp phần hình thành nên các loài mới này ?
A. Đột biến B. Chọn lọc t ự nhiên C. Yếu tố ngẫu nhiên D. Di nhập gen
Câu 84. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏ i quần thể.
(3) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể.
(4) Chọn lọc t ự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(5) Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 85. Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Quá trình phân li tính trạng.
Câu 86. Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho
các trường hợp sau:
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh
sản bình thường.
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh
sản bình thường.
(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng
sinh sản bình thường.
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá
thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự
nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:
A. (2), (4). B. (3), (4). C. (1), (2). D. (1), (3).
Câu 87. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là sai khi nói về giao phối ngẫu nhiên?
1. Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần
thể
2. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến
3. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
4. Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa
A. 4 B.2 C.3 D.1
Câu 88. Điều nào sau đây không thỏa mãn là điều kiện của đơn vị tiến hóa cơ sở?
A. Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian
B. Ổn định cấu trúc di truyền qua các thế hệ
C. Tồn tại thực trong tự nhiên
D. Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ
Câu 89. Ở một loài côn trùng, đột biến gen A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng
kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, như thể đột biến lại mất đi
khả năng sinh sản. Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, ý nghĩa của đột biến trên là:
A. Có lợi cho sinh vật và tiến hóa
B. Có hại cho sinh vật và tiến hóa
C. Có hại cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa
D. Có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa
Câu 90: Đặc điểm nào không phải của tiến hoá lớn?
A. Quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
B. Diễn ra trên quy mô rộng lớn.
C. Qua thời gian địa chất dài.
D. Có thể tiến hành thực nghiệm được.
Câu 91. Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở
các thế hệ sau:
AA Aa aa
P 0,5 0,3 0,2
F1 0,45 0,25 0,3
F2 0,4 0,2 0,4
F3 0,3 0,15 0,55
F4 0,15 0,1 0,75
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn
B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp
C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
D. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
Câu 92. Trong lịch sử tiến hoá, các loài xuất hiện sau có nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước

A. vốn gen đa hình giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiện sống hơn.
B. chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất.
C. các loài xuất hiện sau thường tiến hoá hơn.
D. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm
cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện.
Câu 93: Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá nhỏ là
A. đột biến cấu trúc NST. B. đột biến số lượng NST.
C. biến dị tổ hợp. D. đột biến gen
Câu 94. Sự kiện nào sau đây không phải sự kiện nổi bật của tiến hóa tiền sinh học
A. Sự xuất hiện các enzym
B. Hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp protein và axit nucleic
C. Sự tạo thành các Côaxecva
D. Sự hình thành nên màng lipoprotein
Câu 95. Có bao nhiêu nhận xét sai dưới đây về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
1. Động lực của chọn lọc tư nhiên là đấu tranh sinh tồn
2. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới
3. Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi sự sống được hình thành
4. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sinh vật
5. Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người
6. Kết quả của 2 quá trình đều tạo nên tính đa dạng cho sinh giới.
A. 4 B.5 C.6 D.3
Câu 96. Theo Đacuyn nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa là:
A. Biến dị cá thể B. Biến dị di truyền
C. Biến dị tổ hợp D. Biến di xuất hiện do tác động trực tiếp của ngoại cảnh
Câu 97. Theo học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chọn lọc tự
nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinhsản của các cá thể
với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen trội
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 98: Bảng dưới đây cho biết một số thông tin của thuyết tiến hóa hiện đại
Cột A Cột B
1. Tiến hóa nhỏ a. Qui định chiều hướng của quá trình tiến
hóa
2. Chọn lọc tự nhiên b. Làm thay đổi không đáng kể tần số các alen
trong quần thể
3. Đôt biến gen c. Có thể làm nghèo vốn gen của quần thể,
làm giảm đa dạng di truyền
4. Các yếu tố ngẫu nhiên d. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của
quần thể

Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
A. 1-d; 2-a; 3-b; 4-c. B. 1-b; 2-d; 3-a; 4-c. C. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d. D. 1-a; 2-c; 3-b; 4-d.
Câu 99. Một gen lặn có hại có thể bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể
A. Di – nhập gen B. Yếu tố ngẫu nhiên
C. Đột biến nghịch D. Bởi chọn lọc tự nhiên
Câu 100. Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
theo con đường phân li tính trạng.
Câu 101. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình
tiến hóa.
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu 102. Cho các nhân tố sau
(1) Đột biến, (2) Giao phối ngẫu nhiên, (3) Chọn lọc tự nhiên, (4) Các yếu tố ngẫu nhiên
Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 103: Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm gì?
A. Đột biến trung tính. B. Biến dị tổ hợp.
C. Biến dị cá thể. D. Đột biến.
Câu 104: Nhân tố tiến hóa làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen của quần thể
theo một hướng xác định là
A. Chọn lọc tự nhiên. B. giao phối. C. đột biến. D. cách li.
Câu 105. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của
quần thể?
A. Đột biến B. Các yếu tố ngẫu nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 106. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các
giai đoạn sau:
I. Tiến hóa hóa học II. Tiến hóa sinh học
III. Tiến hóa tiền sinh học
Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:
A. I → II → III B. II → III → I C. I → II → III D. III → II → I
Câu 107. Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biếu nào sau đây đúng?
A. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể.
C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
D. Di - nhập gen luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định
Câu 108. Khi nói đến thuyết tiến hoá nhỏ, có bao nhiêu phát biểu nào dưới đây sai?
I. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần sổ kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.
II. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.
III. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
IV. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 109. Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến (2) Giao phối ngẫu nhiên
(3) Chọn lọc tự nhiên (4) Các yếu tố ngẫu nhiên
Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
là:
A. (1), (3), (4) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (2), (3)
Câu 110. Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động
của các nhân tố tiến hoá.
B. Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài.
C. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành
phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới.
D. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh
sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
Câu 111. Cho các nhân tố sau:
(1) Giao phối không ngẫu nhiên.
(2) Chọn lọc tự nhiên.
(3) Đột biến gen.
(4) Giao phối ngẫu nhiên.
Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là:
A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (3) và (4).
Câu 112. Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp:
A. Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
B. Các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
C. Các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
D. Các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
Câu 113. Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại
cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của:
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến.
Câu 114. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến
hoá.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:
A. (1) và (3). B. (1) và (4). C. (3)và(4). D. (2)và(5)
Câu 115. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi cấp độ tổ chức sống trong
đó quan trọng nhất là sự chọn lọc ở cấp độ:
A. Phân tử và tế bào. B. Quần xã và hệ sinh thái.
C. Quần thể và quần xã. D. Cá thể và quần thể.
Câu 116: Để phân biệt hai loài động vật thân thuộc bậc cao cần phải đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn nào sau
đây?
A. Tiêu chuẩn di truyền (tiêu chuẩn cách li sinh sản).
B. Tiêu chuẩn sinh lí – hóa sinh.
C. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái.
D. Tiêu chuẩn hình thái.
Câu 117: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:
Ở thế hệ P = 64%AA : 32%Aa : 4%aa
Thế hệ F1 = 64%AA : 32%Aa : 4%aa
Thế hệ F2 = 64%AA : 32%Aa : 4%aa
Thế hệ F3 = 24%AA : 42%Aa : 34%aa
Thế hệ F4 = 20,25%AA : 59,5%Aa : 30,25%aa
Thế hệ F5 = 20,25%AA : 49,5%Aa : 30,25%aa
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến.
Câu 118: Nhân tố tiến hóa có thể làm cho quần thể trở nên kém thích nghi là:
A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Di – nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 119: Phát biểu sau không đúng về vai trò của quá trình giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là:
A. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến.
B. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.
D. Giao phối tạo nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.
Câu 120. Nhân tố tiến hóa làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen của quần thể
theo một hướng xác định là:
A. Chọn lọc tự nhiên B. Giao phối C. Đột biến D. Cách li
Câu 121. Đacuyn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở loài sâu ăn lá là do:
A. Quần thể sâu ăn lá chỉ xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
B. Quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình, chọn lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc theo
những hướng khác nhau.
C. Sâu sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục.
D. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác màu xanh lục, tích lũy
những cá thể mang biến dị màu xanh lục.
Câu 122. Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể:
A. Làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
B. Không làm thay đổi tần số các alen của quần thể.
C. Luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.
D. Luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 123. Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.
B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Đột biến và di - nhập gen.
Câu 124. Trong một quần thể, giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 100%; Aa = 100%; aa = 0% phản ánh
quần thể đang diễn ra:
A. Chọn lọc vận động. B. Chọn lọc ổn định.
C. Chọn lọc gián đoạn hay phân li. D. Chọn lọc phân hóa.
Câu 125. Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm săc thể thường quy
định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông
trắng. Cho các trường hợp sau:
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng
sinh sản bình thường.
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng
sinh sản bình thường.
(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thê khác có sức sống và khả năng
sinh sản bình thường.
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau,
các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự
nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:
A. (2), (4) B. (3), (4) C. (1), (2) D. (1), (3)
Câu 126. Tần số các alen của một gen ở một quần thể giao phối là 0,4A và 0,6a đột ngột biến đổi thành 0,8A
và 0,2a. Quần thể này có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?
A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 127. Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến (2) Chọn lọc tự nhiên.
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên.
Cặp nhân tổ đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là
A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (l) và (4).
Câu 128. Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở
các thế hệ như sau:
P: 0,50AA : 0,30Aa: 0,20aa 0,45AA : 0,25Aa : 0,30aa
F2: 0,40AA : 0,20Aa : 0,40aa F3: 0,30AA : 0,15Aa : 0,55aa
0,15AA: 0,10Aa : 0,75aa
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.
C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
Câu 129. Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,3 6BB + 0 48Bb +
0,16bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao
hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì
A. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
C. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
D. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
Câu 130. Nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là
A. Quá trình đột biến. B. Cơ chế cách li.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Quá trình giao phối.
------ HẾT -----

You might also like