You are on page 1of 36

Câu 4: (2,0 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật

1) Khi người ta buộc thắt tạm thời ống dẫn dịch tụy ở thú thí nghiệm thì hàm lượng đường trong phân
và nước tiểu sẽ thay đổi như thế nào? Biết rằng carbonhydrate và các chất dinh dưỡng khác trong chế độ
ăn vẫn đáp ứng đầy đủ về lượng cho nhu cầu của cơ thể và việc buộc thắt ống dẫn dịch tụy chưa gây nguy
hiểm cho sự sống con vật.
2) Để đánh giá chức năng hô hấp, dòng và thể tích của khí thở ra được đo đạc trong khi thở ra gắng sức
(dòng dương) theo sau bởi một sự hít vào tận lực (dòng âm). Hình bên là một kết quả đo được từ 2 bệnh
nhân, trong đó một người bị tắc nghẽn tiểu phế quản (nằm trong phổi), và một người bị tắc nghẽn khí
quản (nằm ngoài phổi, ngoài lồng ngực).
Hãy cho biết:
a) pH máu của người bệnh (I) có xu hướng thay đổi
như thế nào so với người khỏe mạnh bình thường? Giải
thích.
b) Trong hai người (I) và (II) người nào bị tắc nghẽn
(hẹp) ở tiểu phế quản, người nào bị tắc nghẽn (hẹp) ở
khí quản? Giải thích.
c) Các thuốc sau có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ biểu hiện của bệnh (I), Giải thích.
- Thuốc 1 có tác động giống tác động của thần kinh đối giao cảm.
- Thuốc 2 có tác động giống tác động của thần kinh giao cảm.
4 – Lượng đường trong phân tăng cao trong khi lượng đường trong nước tiểu
không thay đổi.
– Giải thích:
+ Đường trong thức ăn được tiêu hóa nhờ enzyme amylase của nước bọt và dịch
1
tụy nên khi thắt ống dẫn tụy → dịch tụy không tiết ra → đường chỉ tiêu hóa một
phần nhỏ → đường trong phân tăng cao.
+ Tụy vẫn tiết được các hoócmôn vào máu để điều hòa đường huyết → đường
trong máu vẫn bình thường → lượng đường trong nước tiểu không đổi.
pH máu của người bệnh (I) thấp hơn bình thường. Do giảm dòng khí thở ra giảm
2a thải CO2  tăng lượng CO2 trong máutăng phản ứng CO2 +H2O  H2CO3H+
+ HCO3- tăng [H+] trong máu giảm pH máu
2b Người bệnh (I): bị hẹp tiểu quản
+ Khi hít vào tăng áp suất âmtiểu phế quản giãn hẹp không ảnh hưởng hít
vào
+ Khi thở ra  giảm áp suất âm màng phổitiểu phế quản co lạihẹp làm giảm
dòng thở ra.
Người bệnh (II): bị hẹp khí quản
+ Khi hít vào khí quản không giãn ra hẹp làm giảm dòng hít vào
+ Khi thở ra  áp suất trong phổi lớn hơn  tăng dòng thở ra.
- Thuốc 1 làm tăng triệu chứng bệnh (I) do đối giao cảm làm giảm hô hấp giảm
trao đổi khí.
2c
- Thuốc 2 làm giảm triệu chứng bệnh (I) do giao cảm làm tăng hô hấp, làm giãn
tiểu phế quản  tăng dòng thở ra
Câu 4. Tiêu hóa, hô hấp
Biểu đồ Hình 1 dưới đây minh họa sự thay đổi áp suất và thể tích trong quá trình hít thở. Hãy xác định
những thông tin được biểu thị bằng các chữ cái A, B và C, và các chữ số La Mã I và II. Ghép cặp các kí
hiệu này (A - C và I - II) với các mô tả dưới đây. Mỗi kí hiệu chỉ khớp với 1 mô tả, nhưng có những mô tả
không khớp với bất kì kí hiệu nào. Giải thích sự biến động của các đường A, B và C.

Hình 1
a) Những sự thay đổi giá trị thể tích của không gian xoang màng phổi trong khi hít thở.
b) Pha hít vào của hô hấp.
c) Thay đổi áp suất trong phổi trong khi hít thở.
d) Mô phỏng sự thay đổi áp lực trong tâm thất trái của tim trong khi hít và thở.
e) Thay đổi áp suất của không gian xoang màng phổi trong khi hít thở.
f) Thay đổi thể tích của phổi trong khi hít thở.
g) Pha thở ra của hô hấp.
h) Thay đổi thể tích của khoang bụng trong khi hít thở.
Nếu đường A và đường B biểu hiện thể tích thì nó dao động chỉ khoảng 200cm 3/1 chu kì hô hấp → quá thấp so
với giá trị thông thường (khoảng 500cm3) → khả năng cao chúng biểu diễn sự thay đổi áp lực.
a) Xoang gian màng phổi thực chất là một xoang ảo do 2 lá thành và lá tạng trượt sát vào nhau. Vì vậy, thể tích
trong xoang không thể đạt đến giá trị 2500cm3 (giá trị thấp nhất trong đồ thị) → không có giá trị nào phù hợp.
c) Áp suất trong phế nang gần tương đương áp suất khí quyển và khoảng 760mmHg. Ta cũng thấy đường A có
giá trị bình thường là 760mmHg → đường A.
d) Áp lực trong tâm thất trái của tim đạt tối đa là khoảng 120 mmHg – không nằm trong khoảng được biểu diễn
trong đồ thị → không có giá trị nào phù hợp.
e) Khoang gian màng phổi có áp suất thấp hơn phế nang khoảng 4mmHg (áp suất âm) → có thể là đường B.
Đường B giảm xuống trong pha I và tăng lên trong pha II → pha I là pha hít vào (b) ; pha II là pha thở ra (g).
f) Khi hít vào thể tích của phổi tăng lên bằng thể tích khí lưu thông, sau đó lại giảm đi đúng lượng đó → tương
ứng đường C (có giá trị bình thường 2500cm3 và tăng giảm 500cm3).
- Đường B: khi hít vào thể tích lồng ngực tăng lên → kéo lá thành ra và làm tăng thể tích, giảm áp lực khoang
gian màng (từ -4mmHg xuống khoảng -7mmHg). Ở pha thở ra thể tích lồng ngực giảm, áp lực lại tăng lên.
- Đường A: do áp lực âm trong khoang gian màng tăng → kéo lá tạng ra làm tăng thể tích phổi, áp lực giảm sau
đó lại tăng lên do có không khí tràn vào phổi. Pha thở ra phổi co lại, đẩy khí ra ngoài khiến áp lực tăng.
- Đường C: Hít vào → tăng thể tích; thở ra → giảm thể tích.
Câu 4 (2,0 điểm) (Tiêu hóa-Hô hấp-Tuần hoàn)
a) Vì sao tripxin được xem là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải prôtêin?
b) Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ, mặc dù đã được tiêm hoocmôn tuyến tuỵ với liều phù
hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tuỵ, giải thích vì sao con vật vẫn chết.
c.Để đánh giá chức năng hô hấp, dòng và khí thở ra được đo đạc trong khi thở ra gắng sức ( dòng dương)
theo sau bở một sự hít vào tận lực ( dòng âm) thể hiện dưới đây là kết quả đo được từ một bệnh nhân
( đường nét đứt) còn đường nét liền của người bình thường

Người bệnh bị tắc nghẽn (hẹp) ở khí quản (1) hay ở tiểu phế quản ( 2). Giải thích
-Thời gian hít vào của bệnh nhân là dài hơn hay ngắn hơn người bình thường. Giải thích
HD:
Nội dung Điểm
a)
a.- Tripxin được xem là enzim quan trọng nhất trong sự phân giải prôtêin vì:
+ Tripxinogen được hoạt hoá bởi enterokinaza trở thành tripxin, nó có tác dụng cắt các liên kết 0, 25
peptit, biến đổi prôtêin thành các đoạn peptit. 0,25đ
+ Tripxin hoạt hoá chymotripxinogen thành chymotripxin. 0,25đ 0, 25
+ Tripxin hoạt hoá procacboxipeptidaza thành cacboxipeptidaza (dạng hoạt động tiêu hoá prôtêin
0,25đ

b) Mặc dù tiêm hoocmôn tuyến tuỵ nhưng con vật vẫn chết vì tuyến tuỵ là 1 tuyến pha vừa tiết
hoocmôn để điều hoà lượng đường trong máu, vừa tiết dịch tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn, nên 0,25
mặc dù có tiêm hoocmôn nhưng không có dịch tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn.

c)
- Người bệnh hít vào bị hạn chế tắc nghẽn ( hẹp) ở khí quản do khi hít vào khí quản giãn do bị 0,25
hẹp nên giãn ít hơn  hít vào được ít hơn 0,25
Khi thở ra  đường dẫn khí phồng lên không bị ảnh hưởng 0,25
- Thời gian hít vào của người bệnh ngắn hơn bình thường, do hẹp ở khí quản

c.Sơ đồ hình 5, hình 6 dưới đây minh họa 2 bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng đôi khi gặp ở trẻ sơ sinh.

Hình 5
Hình 6
1) Quan sát hình 5 và cho biết người bệnh (I) và (II) bị mắc bệnh gì?
2) Huyết áp của người bệnh (II) sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
3) Sơ đồ hình 6 ghi áp lực và thể tích tâm thu của người bình thường 1, 2 và người bị bệnh 3, 4. Người
bệnh (I), (II) có thể có sơ đồ ghi áp lực và thể tích tâm thu như trong hình không? Nếu có sẽ phù hợp với
hình nào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Nội dung Điểm
1)
- Người bệnh I bị dị tật động mạch chủ bị chuyển sang tâm thất phải, động mạch phổi chuyển 0,25
sang tâm thất trái.
- Người bệnh II bị dị tật hẹp động mạch chủ 0,25
b)
- Người số II sẽ có huyết áp cao vì bị hẹp động mạch chủ ngay đoạn phía sau động mạch cảnh
nên áp lực máu tác động lên động mạch cảnh tăng cao  tăng lưu lượng máu lên đầu và chi trên. 0,25
- Do động mạch chủ bị hẹp nên lượng máu đi nuôi phần dưới của ở thể giảm trong đó có các
động mạch thận, huyết áp và lượng máu tới động mạch thận giảm sẽ kích thích phức hệ renin-
angiotensin-aldosteron làm tăng huyết áp để tăng lưu lượng máu tới thận. 0,25
c)
- Người số II sẽ có đồ thị ghi áp lực và thể tích tâm thu ứng với hình 3 vì hình 3 là đồ thị ghi áp 0,25
lực máu và thể tích tâm thu của người bị hẹp động mạch chủ.
- Hình 4 là đồ thị ghi áp lực máu và thể tích tâm thu của người bị hở van tim 0,25
Câu 4 (2,0 điểm) Tiêu hóa, hô hấp

Hình 4 cho thấy hình dạng của đường cong dòng chảy - thể tích đo được khi hít vào cố sức và
thở ra cố sức ở người khỏe mạnh với chức năng hô hấp bình thường và bốn bệnh nhân bị các rối loạn
hô hấp thường gặp.
Hình 4
Dựa vào hình 4, hãy cho biết:
a) Dòng thở ra và nồng độ H+ của bệnh nhân dạng 1 thay đổi như thế nào. Giải thích.
b) Bệnh nhân dạng 3 có nhịp thở thay đổi so với người khỏe mạnh không? Vì sao?
c) Bệnh nhân dạng 2 có thời gian hít vào cố sức ngắn hay dài hơn so với bình thường. Giải
thích.
d) Thể tích khí cặn của bệnh nhân dạng 4 có thay đổi như thế nào so với người khỏe mạnh.
Giải thích.
Hướng dẫn chấm
a. Bệnh nhân 1 có dòng thở ra giảm → làm tăng CO 2 trong máu , nên tăng tạo thành H2CO3 tăng phân li
H+ nên H+ tăng . (0,25 điểm)
b. Có. Dòng khí hít vào giảm nên làm giảm oxi trong máu từ đó sẽ kích thích thụ thể ở cung động mạch
chủ và xong động mạch cảnh → tăng nhịp thở
( hoặc giải thích :Bệnh nhân 3 có nhịp thở tăng do giảm dung tích sống, giảm thông khí, CO 2 nhiều; O2
máu giảm và tăng nhịp thở.) (0,25 điểm)
c. Bệnh nhân 2 dòng khí hít vào giảm, giảm oxi máu→ kích thích dây thần kinh giao cảm làm tăng thời
gian hít vào gắng sức thời gian hít vào dài hơn. (0,25 điểm)
d. Bệnh nhân 4 thở ra ít, hít vào ít và khí cặn lưu lại phổi lớn hơn. (0,25 điểm)
Câu 4 (2.0 điểm) Tiêu hóa, hô hấp động vật
1. Trẻ sinh non thường khó hấp thụ chất béo vào máu. Trong một nghiên cứu trẻ sinh non từ 11 đến
14 ngày tuổi, có 9 trẻ sinh non được được bú sữa bò và 9 trẻ sinh non khác bú sữa mẹ. Người ta
thấy rằng trẻ sinh non được nuôi bằng sữa bò hấp thụ 60% chất béo, trong khi trẻ sinh non được
nuôi bằng sữa mẹ hấp thụ 75% chất béo. Biểu đồ ở hình 2 mô tả nồng độ muối mật trong tá tràng
của trẻ sơ sinh vào ngày thứ 14, ngay trước bữa ăn và trong ba giờ sau bữa ăn. Nồng độ muối mật
bình thường đối với một em bé ở độ tuổi đó cũng được biểu thị trong biểu đồ.
Hình 2.
a) Nêu chức năng của mật trong tiêu hoá chất béo.
b) So sánh nồng độ muối mật sau bữa ăn của trẻ bú sữa bò với trẻ bú sữa mẹ.
c) Phân tích số liệu từ biểu đồ trên, hãy đưa ra nhận định về ảnh hưởng của sữa bò và sữa mẹ
đối với trẻ sơ sinh.
2. Dựa vào hiểu biết về cơ chế điều hoà hô hấp, hãy cho biết: Tại sao một người có sức khoẻ bình
thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc thì người này lặn được lâu hơn? Người lặn
được lâu hơn sau khi thở nhanh và sâu có thể gây ra nguy cơ xấu nào đối với cơ thể?
4 Trong 10 phút đầu tiên ngay sau bữa ăn, nồng độ muối mật ở 2 nhóm trẻ đều giảm đáng
kể.
Nồng độ muối mật của trẻ bú sữa mẹ thường ít hơn so với trẻ bú sữa bò.
So với nồng độ muối mật bình thường của một em bé cùng độ tuổi thấy rằng trẻ bú sữa mẹ
1a
có nồng độ muối mật không bao giờ vượt quá mức bình thường nhưng ở trẻ bú sữa bò lại
tăng.
Thời gian từ 60 đến 120 phút nồng độ muối mật ở trẻ bú sữa bò gần như bình thường.

Qua phân tích số liệu từ biểu đồ cho thấy nồng độ muối mật cần để tiêu hoá sữa bò nhiều
1b hơn so với tiêu hoá sữa mẹ nhưng hiệu suất hấp thu lại kém hơn. Vì vậy sữa mẹ giúp trẻ
hấp thu tốt hơn sữa bò.
2 - Chủ động thở nhanh và sâu làm giảm hàm lượng CO 2 và tăng hàm lượng oxi trong máu.
Khi hàm lượng CO2 trong máu giảm và hàm lượng O2 tăng sẽ dẫn tới:
+ Có nguồn dự trữ oxi cung cấp cho cơ thể.
+ Hàm lượng CO2 thấp do vậy chậm kích thích lên trung khu hô hấp dẫn tới nín thở được
lâu.
- Sau khi thở nhanh và sâu thì hàm lượng O2 trong máu không tăng lên.
- Khi lặn thì hàm lượng O2 giảm thấp dần cho đến không đáp ứng đủ O 2 cho não, trong khi
đó hàm lượng CO2 tăng lên chưa đủ mức kích thích lên trung khu hô hấp buộc người ta
phải nổi lên để hít thở.
- Không đáp ứng đủ O2 cho não gây ngạt thở và có thể ngất khi đang lặn.
Câu 4. (2,0 điểm)
a. Sự xuất bào amilaza của tế bào ngoại tiết tuyến tụy do tác động độc lập của các phân tử
Secretin, Cholecystokinin (CCK) và Vasoactive Intestinal Peptit (VIP) qua các thụ thể đặc hiệu tương
ứng của chúng. Bốn thuốc A, B, C và D ức chế tiết amilaza của tuyến tụy, mỗi thuốc ức chế một con
đường khác nhau trong bốn con đường:
(1) Con đường tín hiệu Secretin, (2) Con đường tín hiệu CCK,
(3) Con đường tín hiệu VIP, (4) Sự xuất bào.
Để tìm hiểu cơ chế tác dụng của từng thuốc, các tế bào tuyến tụy được tách và nuôi trong môi
trường có hoặc không có thuốc (A, B, C và D) và các chất (Secretin, CCK và VIP). Sau 24 giờ nuôi, sự
tiết amilaza trong các môi trường được xác định như bảng dưới. Ô đánh dấu (×) là dữ liệu không được mô
tả.
Chất
VIP
Thuốc Không có chất Secretin CCK

Không có thuốc Không tiết X Tiết X

Thuốc A X X X Tiết
Thuốc B Không tiết X X X
Thuốc C X Không tiết X Tiết
Thuốc D Không tiết Tiết X X
- Hãy cho biết mỗi thuốc (A, B, C và D) ức chế tương ứng con đường nào (1, 2, 3 và 4) nêu trên.
Giải thích.
- Thuốc nào trong bốn thuốc (A, B, C và D) gây thải cacbohydrat nhiều nhất theo đường tiêu hóa.
Giải thích.
b. Tăng nhịp thở là một triệu chứng khi bị ngộ độc bởi các chất có tính axit như aspirin. Giải
thích tại sao dùng aspirin quá liều có thể tăng nhịp thở, và tại sao tăng nhịp thở dễ dẫn đến tai biến chết
người.
4 a.
- Cơ chế tác động của thuốc:
+ Thuốc C ức chế con đường (1) Con đường tín hiệu Secretin; vì bổ sung VIP gây tiết, Secretin
không gây tiết, chứng tỏ thuốc C không ức chế sự xuất bào mà ức chế con đường tín hiệu của
Secretin.
+ Thuốc A ức chế con đường (2) Con đường tín hiệu CCK; vì bổ sung VIP gây tiết, chứng tỏ
thuốc A không ức chế sự xuất bào; Thuốc C ức chế con đường tín hiệu Secretin, do đó, A ức chế
con đường tín hiệu của CCK.
+ Thuốc D ức chế con đường (3) Con đường tín hiệu của VIP; vì bổ sung Secretin gây tiết, chứng
tỏ thuốc D không ức chế sự xuất bào. A ức chế con đường tín hiệu CCK. Do đó, D ức chế con
đường tín hiệu của VIP.
+ Thuốc B ức chế con đường (4) Sự xuất bào. Vì mỗi thuốc ức chế một con đường khác nhau,
thuốc B ức chế con đường còn lại là sự xuất bào.
- Thuốc B gây ra thải cacbohydrat nhiều nhất theo con đường tiêu hóa vì: Tác dụng của thuốc B
ức chế tiết amilaza mạnh nhất so với ba thuốc còn lại. Giảm tiết amilaza làm giảm tiêu hóa và hấp
thu các chất cacbohydrat, dẫn đến tăng thải các chất cacbohydrat theo đường tiêu hóa.
b. - Dùng aspirin quá liều -> tăng H + -> pH giảm -> kích thích trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở
và độ thở sâu. Điều này thúc đẩy thải CO 2 ra khỏi phổi nhiều hơn, làm giảm nồng độ H 2CO3 trong
máu và tăng độ pH.
- pH giảm kích thích các thụ thể ở động mạch chủ và động mạch cảnh -> tăng nhịp tim để tăng
máu giàu CO2 đưa đến phổi để thải ra ngoài-> tăng áp lực máu tác dụng lên thành mạch -> dễ đứt
mạch máu -> tai biến chết người
Câu 4. (2,0 điểm). Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
1. Cảm giác thèm ăn của cơ thể được điều hòa bởi một số hooc môn tiết ra từ nhiều mô và cơ quan khác
nhau. Các hooc môn này qua đường máu đến não và kiểm soát trung khu điều hòa cảm giác thèm ăn trong
việc phát sinh xung thần kinh làm cho chúng ta có cảm giác thèm ăn. Trong nhiều trường hợp, sự rối loạn
con đường chuyển hóa và dẫn đến thay đổi khối lượng cơ thể.
Hình dưới mô tả tóm tắt cơ chế tác động của hooc môn lên trung khu điều hòa cảm giác thèm ăn ở động
vật có vú.

Hãy cho biết:


a. Ức chế hoạt động của nơron NPY/AGRP hay POMC/CART làm tăng cảm giác thèm ăn? Giải thích.
b. Chuột bị đột biến hỏng thụ thể Y2R có khối lượng cơ thể thay đổi như thế nào so với chuột kiểu dại ăn
cùng loại thức ăn? Giải thích.
c. Chuột được cải biến di truyền làm tăng biểu hiện thụ thể LEPR có hàm lượng Leptin trong máu thay
đổi như thế nào so với chuột kiểu dại? Giải thích.
d. Hãy sắp xếp theo thời gian các sự kiện: (1) tăng tiết insulin; (2) Tăng glucose trong máu, (3) giảm nhạy
cảm insulin ở chuột bị đột biến hỏng gen IR. Giải thích.
2. Một số sự kiện sau diễn ra trong quá trình hô hấp ở người khi thay đổi trạng thái hoạt động: (1) Tăng
pH máu, (2) Tăng thở ra khí CO2, (3) Tăng nồng độ CO2 trong máu, (4) Giảm nồng độ CO2 máu, (5)
Giảm pH máu.
Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian bằng cách điền các số (1), (2), (3), (4) và (5) vào các ô
tương ứng trong mỗi trường hợp dưới đây và giải thích.
Người khỏe mạnh đang tập thể dục với cường độ vận động tăng dần.

Câu 4. Nội dung


1
a - Ức chế hoạt động của nơron POMC/CART sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn.
Vì nơron POMC/CART nhận tín hiệu từ insulin có tác dụng ức chế thèm ăn, còn nơron NPY/AGRP
nhận tín hiệu từ Ghrelin có tác dụng kích thích thèm ăn.
b - Chuột sẽ có khối lượng cơ thể tăng.
- Vì tín hiệu của PYY qua thụ thể Y2R là ức chế nơron NPY/AGRP làm giảm thèm ăn. Đột biến Y2R
sé tăng sự thèm ăn →Tăng lượng thức ăn.
c - Chuột có hàm lượng Leptin máu giảm.
Vì Vì tăng biểu hiện thụ thể LEPR làm tăng tín hiệu của Leptin lên hai nơron NPY/AGRP và
POMC/CART → Tăng ức chế thèm ăn → chuột ăn vào ít →Giảm sự phát triên mô mỡ → giảm
Leptin.
d (3) → (2) → (1).
Đột biến IR làm giảm nhạy cảm của tế bào với insulin máu (3) →Giảm sự hấp thụ glucose vào tế
bào→ glucose máu tăng (2) → Kích thích tế bào β -tụy tăng tiết insulin (1).
2 - Ở người đang tập thể dục cường độ mạnh, thứ tự các sự kiện là:

(3) (5) (2)


-Tập thể dục cường độ cao sinh ra nhiều CO 2 khuếch tán vào máu làm tăng nồng độ CO 2 trong máu
(3). CO2 làm H+ trong máu tăng (thông qua phản ứng: CO 2 + H2O  H2CO3 H+ + HCO3-), dẫn đến
pH máu giảm (5).
-H+ tăng làm giảm pH máu kích thích lên trung khu hô hấp làm tăng thở CO 2 ra ngoài.
Câu 4 (3.0 điểm)
Điể
Ý Nội dung
m
1 Cảm giác thèm ăn của cơ thể được điều hòa bởi một số hormone tiết ra từ nhiều mô và cơ
. quan khác nhau. Các hormone này đến não qua đường máu và kiểm soát trung khu điều hòa
cảm giác thèm ăn trong việc phát ra xung thần kinh làm cho chúng ta có cảm giác thèm ăn.
Trong nhiều trường hợp, sự rối loạn các con đường truyền tín hiệu liên quan đến sự điều hòa
cảm giác thèm ăn. Trong nhiều trường hợp, sự rối loạn của các con đường truyền tín hiệu liên
quan đến sự điều hòa cảm giác thèm ăn có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa và dẫn đến sự
thay đổi đáng kể về khối lượng cơ thể
Hình dưới mô tả tóm tắt cơ chế tác động của các hormone lên trung khu điều hòa cảm giác
thèm ăn ở động vật có vú.

Ghi chú:
Y2R: là thụ thể của PYY; LEPR: là thụ thể của Leptin; IP: là thụ thể của insulin; GHR: là
thụ thể của Ghrelin.
Dấu mũi tên chỉ chiều tác động, trong đó dấu (+) là tác động hưng phấn; dấu (-) là tác động
ức chế; dấu (*) là tác động không được mô tả.
Hãy cho biết :
a. Ức chế hoạt động của neuron NPY/AGRP hay của neuron POMC/ CART làm tăng
Điể
Ý Nội dung
m
cảm giác thèm ăn ? giải thích
b. Chuột bị đột biến hỏng thụ thể Y2RR có khối lượng cơ thể thay đổi như thế nào so
với chuột kiểu dại khác ăn cùng loại thức ăn? giải thích
c. Chuột bị nhược năng các tế bào tiết Ghrelin có mức độ hung phấn của neuron
POMC/ CART tăng hay giảm so với chuột bình thường khỏe mạnh? giải thích
d. Chuột được cải biến di truyền làm tăng biểu hiện thụ thể LEPR có hàm lượng leptin
trong máu thay đổi như thể nào so với chuột kiểu dại? giải thích biến hỏng gene IR?
giải thích
e. Hãy sắp xếp trình tự theo thời gian các sự kiện: (1) Tăng tiết insulin; (2) Tăng
Glucose máu; (3) Giảm nhạt cảm Insulin ở chuột bị đột biến hỏng gene IR ? giải
thích
Đáp án
a. ức chế hoạt động của noron POMC/CART sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn. Vì noron 0,25
POMC.CAART nhận tín hiệu hưng phấn từ insulin có tác dụng ức chế sự thèm ăn, còn noron
NPY/AGRP nhận tín hiệu hưng phấn từ Ghrelin có tác dụng kích thích sự thèm ăn.
b. chuột sẽ có khối lượng cơ thể tăng lên. Vì tín hiệu của PYY là qua thụ thể Y2R là ức chế 0,25
nơ ron NPY/ AGRP làm giảm sự thèm ăn. Vì vậy đột biến Y2R sẽ tăng sự thèm ăn tăng
lượng thức ăn
c. chuột sẽ có mức độ hưng phấn của noron POMC/CART là tăng lên. Vì giảm Ghrrelin làm 0,25
giảm kích thích noron NPY/ AGRT  giảm tín hiệu ức chế của noron NPY/ AGRP lên noron
POMC/CART.
d. chuột sẽ có hàm lượng leptin máu giảm. vì tăng biểu hiện thụ thể LEPR làm tăng tín hiệu 0,25
của leptin lên hai noron POMC/CART và NPY/ AGRP  tăng ức chế sự thèm ăn  chuột
ăn vào ít  giảm sự phát triển mô mỡ  giảm tiết leptin
e. 321. Đột biến IR làm giảm nhạy cảm của TB với insulin máu (3) giảm sự hấp thụ 0,25
gluco vào TB  gluco máu tăng (2)  kích thích TB beta tụy tăng tiết insulin(1).

2 Hình dưới thể hiện thay đổi áp lực trong ĐM


chủ, tâm thất trái và tâm nhĩ trái trong một
chu kì tim ở ĐV có vú. Các kí hiệu (1-5) chỉ
ra các giai đoạn khác nhau trong 1 chu kì tim
Hãy cho biết van nhĩ thất, van bán nguyệt
đóng hay mở ở mỗi giai đoạn 1-5? Giải thích

Đáp án
Van tim 1 2 3 4 5 0,25
Van nhĩ thất Đóng Đóng Đóng Mở Mở
Van bán nguyệt Đóng Mở Đóng Đóng Đóng
- Giai đoạn 1 : Co cơ đẳng tích → áp lực TT trái tăng dần khiến van nhĩ thất đóng
nhưng chưa đủ lớn để mở van bán nguyệt ( áp lực trong TT trái vẫn nhỏ hơn áp lực trong ĐM
chủ).
- Giai đoạn 2 : Giai đoạn tống máu → áp lực trong TT trái đạt cực đại khiến van bán 0,25
nguyệt mở , van nhĩ thất vẫn đóng.
- Giai đoạn 3 : TT trái bắt đầu dãn sau tống máu→ áp lực trong TT trái giảm dần 0,25
khiến van bán nguyệt đóng ( áp lực trong ĐM chủ cao hơn áp lực trong TT trái). Lúc này áp
Điể
Ý Nội dung
m
lực trong TT trái vẫn đủ lớn ( lớn hơn áp lực trong TN trái ) khiến van nhĩ thất vẫn đóng.
- Giai đoạn 4 : giai đoạn giãn chung→ máu từ tĩnh mạch đổ về TN trái → áp lực 0,25
trong TN trái tăng ( cao hơn so với áp lực TT trái ) khiến van nhĩ thất mở. Lúc này van bán
nguyệt vẫn đóng.
- Giai đoạn 5 : TN co → áp lực trong TN tăng cao, van nhĩ thất vẫn mở, van bán 0,25
nguyệt vẫn đóng.
Câu 4 (2,0 điểm) Tiêu hóa, hô hấp
a. Giải thích tại sao sán dây lại không bị tiêu hóa ngay cả khi hệ tiêu hóa của người có nhiều loại enzyme
và dạ dày có môi trường axit?
b. Sự khác nhau giữa hô hấp ở phổi của chim và thú là gì? Vì sao trao đổi khí ở chim đạt hiệu quả cao?
Ý Nội dung
a - Sán dây không bị tiêu hóa, ngay cả khi dạ dày có môi trường axit là vì:
+ Sán dây có một lớp tegument bao bọc bên ngoài rất dày, có khả năng chống lại cả axit
và kiềm.
+ Bề mặt bên ngoài sán dây còn được bao phủ bởi một lớp chất nhờn, vô hiệu hóa các
enzyme tiêu hóa.
+ Trứng sán sẽ được “kích hoạt” khi vỏ trứng bị phân hủy bởi axit trong dạ dày, do đó ấu
trùng sán thường sẽ được giải phóng ở ruột non.
+ Phần lớn sán dây cư trú ở ruột non người, nơi có pH trung tính hơn so với dạ dày.
b Sự khác nhau giữa hô hấp ở phổi của chim và thú:
Hô hấp ở chim Hô hấp ở thú
- Nhờ sự co dãn của các cơ thở làm thay đổi thể - Nhờ sự co dãn của các cơ liên liên sườn, cơ
tích khoang thân, phồng xẹp các túi khí, tạo thành hoành,... làm thay đổi thể tích khoang ngực, tạo
dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi. luồng khí đi vào các phế nang của phổi.
- Thực hiện trao đổi khí giữa các ống khí với các - Sự trao đổi khí chỉ xảy ra khi hít vào giữa phế
mao mạch quang ống khí kể cả khi hít vào và thở nang và các mao mạch máu trên màng phế nang.
ra. - Phế nang giống như một cái túi khí => Phổi
- Ống khí thông hai đầu (một đầu thông với túi khí luôn có khí đọng.
sau để đón khí giàu O2, một đầu thông với túi khí
trước để đón khí giàu CO2 để thải ra ngoài) =>
Không có khí đọng.
Trao đổi khí ở chim đạt hiệu quả cao là vì:
- Phổi của chim có các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí đều ở mức tối ưu cho sự trao đổi khí:
- Hệ thống các ống khí thông với túi khí, xung uanh có hệ thống mao mạch dày đặc. Nhờ sự
hoạt động của phổi và các túi khí mà không khí giàu O2 được lưu thông liên tục theo một chiều
qua các ống khí. Không khí đi vào hệ hô hấp phải qua 2 lần hít vào, 2 lần thở ra mới ra khỏi cơ
thể..
- Dòng máu chảy trong mao mạch trên thành ống khí luôn song song và ngược chiều với
dòng khí lưu thông rong các ống khí.
=> Trao đổi khí ở chim đạt hiệu quả cao. Thu được khoảng 90% lượng O 2 có trong khí thở.
Câu 4 (2,0 điểm).
1. Bilirubin là một sản phẩm của quá trình dị hóa heme mà được vận chuyển đến gan, nơi nó được liên
hợp với hai phân tử acid glucuronic nhờ enzim UGT. Phức hợp bilirubin sau đó được bài tiết vào ruột non
như một thành phần của dịch mật.

Những nhận định dưới đây là đúng hay sai?


a. Phức hệ này làm tăng tính tan của biliburin trong nước
b. Nếu có một khối u ở phần giao nhau giữa ruột non và ống mật sẽ làm giảm nồng độ phức hợp biliburin
trong máu
c. Nếu một đột biến làm giảm khả năng hoạt động của enzim UGT sẽ làm giảm nồng độ của biliburin
trong máu.
d. Việc tăng nồng độ của phức hợp biliburin trong máu là một dấu hiệu của bệnh sốt rét.
2. Cho bảng số liệu sau
Khí Áp suất từng phần (mmHg)
Không khí Không khí trong phế Máu tĩnh mạch trong các Máu động mạch trong các
nang mạch tới phế nang mạch từ phế nang đi ra
O2 150 100 - 110 40 102
CO2 0,2 - 0,3 40 47 40
a. Từ bảng trên em có nhận xét gì?
b. Tại sao sự chênh lệch khí CO 2 thấp mà sự trao đổi khí CO2 giữa máu với không khí trong phế nang vẫn
diễn ra bình thường?
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
4.1 a. Đúng vì axit gluconic là 1 acid ưa nước trong khi đó biliburin thì kị nước và không hòa 0,25
tan trong nước. Khi tạo phức hệ thì sẽ làm tăng độ hòa tan của biliburin
b. Sai vì khi mật không thể vào ruột non, phức hệ bilirubin tích tụ trong ống dẫn mật và di 0,25
chuyển trở trở lên trong các ống dẫn mật trong gan và đi vào máu. Kết quả là phức hợp
biliburin tăng nồng độ trong máu có thể dẫn đến sự tích tụ biliburin trong máu.
c. Sai vì nếu UGT không hoạt động bình thường thì nồng độ của phức hợp biliburin giảm và 0,25
biliburin sẽ tăng.
d. Kí sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum được sản sinh trong hồng cầu. Hồng cầu sẽ
bị vỡ nếu kí sinh trùng sốt rét sinh sản nhiều, điều này sẽ dẫn tới việc giải phóng các phân tử
0,25
hemoglobin, hemoglobin làm tăng hàm lượng biliburin trong máu và sau đó làm tăng phức
hệ biliburin.

4.2 a. Nhận xét:


- Có sự chênh lệch giữa áp suất từng phần của O 2 giữa các nơi: Trong không khí, phế nang,
trong máu tĩnh mạch, trong máu động mạch.
- Sự khác nhau về phân áp các khí O2 và CO2 liên quan đến trao đổi khí:
+ Sự chênh lệch phân áp khí O2 và CO2 giữa khí phế nang và máu tĩnh mạch giúp O2 khuếch
tán từ phí phế nang vào máu, CO2 từ máu vào khí phế nang. 0,25
+ Ở phế nang có sự khuếch tán O 2 từ khí phế nang vào máu và khuếch tán CO 2 từ máu vào
khí phế nang nên tạo ra sự chênh lệch giữa không khí và máu tĩnh mạch, giữa máu tĩnh mạch
và máu động mạch.
b. Sự chênh lệch khí CO 2 thấp mà sự trao đổi khí CO 2 giữa máu với không khí trong phế 0,25
nang vẫn diễn ra bình thường vì:
- Vận tốc khuếch tán CO 2 vào không khí trong phế nang lớn hơn vận tốc khuếch tán O 2
khoảng 25 lần.
- Bề mặt trao đổi khí rộng, ẩm ướt, có sự lưu thông khí và có hệ thống mao mạch dày đặc.
0,25

0,25

Câu 4: (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật


1. Ở người, khi thở ra áp suất trong khoang màng phổi là -4. Tại sao khi hít vào thì áp suất trong khoang
màng phổi lại là -7? Khi tràn dịch màng phổi làm mất áp lực âm trong khoang màng phổi thì thể tích
phổi, dung tích sống, nhịp thở thay đổi như thế nào? Giải thích.
2. Trong hoạt động tiêu hóa ở Người, khi kích thích dây thần kinh giao cảm thì khả năng hấp thụ chất
dinh dưỡng giảm nhưng khi kích thích dây thần kinh đối giao cảm thì lại làm tăng khả năng hấp thụ chất
dinh dưỡng ở ruột. Hãy giải thích nhận định trên.
1.
- Khi thở ra cơ hô hấp giãn, lồng ngực giãn ra trước khi phổi giãn do vậy thể tích khoang màng
phổi tăng lên, tăng áp suất âm.
- Khi dịch tràn màng phổi làm mất lực âm, do tính đàn hồi phổi co nhỏ lại dẫn đến thể tích phổi
giảm.
4 - Phổi co lại không còn khả năng co giãn như trước nữa nên dung tích sống giảm.
- Phổi co nhỏ lại dẫn đếm giảm thông khí và trao đổi khí ở phổi, giảm O2 và tăng lượng CO2 trong
máu tác động trực tiếp và gián tiếp lên trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở.
2.
- Dây thần kinh giao cảm gây co mạch, giảm lưu lượng máu tới ruột; .....
- Dây thần kinh đối giao cảm gây dãn mạch, tăng lưu lượng máu tới ruột....
IV. Tiêu hóa, hô hấp (2,0 điểm)
1. Một nghiên cứu được tiến hành để xác định ảnh hưởng của thức ăn đến sự tiết và tái hấp thu muối mật
ở một loài động vật có xương sống. Trong nghiên cứu này, động vật thí nghiệm được chia thành 3 nhóm,
mỗi nhóm được ăn một loại thức ăn khác nhau, cụ thể:
- Nhóm I: ăn thức ăn tiêu chuẩn (đối chứng).
- Nhóm II: ăn thức ăn A (là thức ăn tiêu chuẩn được bổ sung hỗn hợp X).
- Nhóm III: ăn thức ăn A được loại bỏ thành phần Y.
Kết quả phân tích hàm lượng muối mật trong dịch mật và vật chất tiêu hóa (là tất cả các thành phần
trong lòng ống tiêu hóa) ở ruột của các nhóm nghiên cứu được trình bày ở bảng dưới đây:
Hàm lượng muối mật trong các thành phần Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Dịch mật (µmol/L) 253 253 254
Vật chất tiêu hóa ở phần đầu ruột non (µmol/g) 192 108 178
Vật chất tiêu hóa ở phần cuối ruột già (µmol/g) 49 43 46
a. Bổ sung hỗn hợp X vào thức ăn tiêu chuẩn làm thay đổi hàm lượng cholesterol huyết tương của động
vật thí nghiệm như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
b. Loại bỏ thành phần Y trong thức ăn A làm thay đổi hàm lượng muối mật ở tĩnh mạch cửa gan của động
vật thí nghiệm như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
c. Hàm lượng hormone cholecystokinin (CCK) huyết tương ở động vật thí nghiệm nhóm II khác với
nhóm I thế nào (cao hơn, thấp hơn, tương đương)? Giải thích.
d. Tính tỉ lệ (%) tái hấp thu muối mật (làm tròn đến một chữ số thập phân) của động vật ở mỗi nhóm thí
nghiệm. Nêu cách tính.
2. Một nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm người trưởng thành sống ở vùng cao (khoảng
trên 3000m so với mực nước biển): nhóm dân địa phương A và nhóm dân nhập cư B mới sống khoảng 8
năm. Cả hai nhóm người đều luyện tập thể dục ở mức cao nhất và một số chỉ số về hô hấp của họ được đo
và trình bày ở bảng dưới đây.
Chỉ tiêu Nhóm A Nhóm B
Thể tích khí thở trong 1 phút (dm3/min) 149 126
Lượng oxi hấp thụ vào máu (cm3/kg/min) 51,0 46,0
Nhà khoa học quan sát thấy: thể tích khí thở trong 1 phút của nhóm A càng lớn thì thể tích khí lưu
thông của họ càng lớn; thể tích khí lưu thông của họ tương quan thuận với dung tích sống; nhóm B đều có
thể tích khí lưu thông và dung tích sống thấp hơn nhóm A.
a. Tại sao nhà nghiên cứu là đo chỉ số dung tích sống của những người dân trong nghiên cứu này?
b. Làm thế nào xác định được thể tích khí thở trong 1 phút lúc nghỉ ngơi? Giải thích.
c. Hãy đưa ra 2 đặc điểm khác biệt về cấu trúc phổi có thể dẫn đến lượng oxi hấp thụ lớn hơn ở người
nhóm A.
Hướng dẫn chấm:
Nội dung Điểm
1. a. Giảm.
Nhóm II được bổ sung hỗn hợp X vào thức ăn tiêu chuẩn, nhóm I ăn thức ăn tiêu chuẩn. So
với nhóm I, nhóm II có tỷ lệ thải muối mật theo phân (mất đi) cao hơn (43/108*100 = 39,8%
so với 49/192*100 = 25,4%). Mà muối mật được tổng hợp từ tiền chất là cholesterol. Do đó,
0,25
động vật nhóm II cần tổng hợp nhiều muối mật hơn  cần huy động nhiều cholesterol từ máu
vào gan hơn  cholesterol huyết tương giảm. Tức hỗn hợp X trong thức ăn tiêu chuẩn làm
giảm cholesterol ở động vật thí nghiệm.
b. Tăng.
Nhóm III ăn thức ăn loại A đã loại bỏ thành phần Y, nhóm II ăn thức ăn loại A. Sự chênh lệch
hàm lượng muối mật ở ruột non và ruột già ở nhóm III (178 - 46 = 132) lớn hơn nhóm II (108
0,25
– 43 = 65). Do đó, hàm lượng muối mật được hấp thu vào máu (đi qua tĩnh mạch cửa gan) của
nhóm III cao hơn nhóm II tức việc loại bỏ thành phần Y trong thức ăn A làm tăng lượng muối
mật được hấp thu vào máu ở ở động vật thí nghiệm.
c. Thấp hơn
CCK là hormone có vai trò kích thích co bóp túi mật để đẩy dịch mật vào ruột non. Ở nhóm
0,25
II, hàm lượng muối mật ở ruột non thấp, mặc dù hàm lượng muối mật trong dịch mật tương
đương nhóm I. Điều này chứng tỏ, việc tiết muối mật vào ruột của nhóm II thấp hơn nhóm I,
chứng tỏ. hàm lượng CCK ở nhóm II thấp hơn nhóm I.
d. Nhóm I: 74,5%; Nhóm II: 60,2%; Nhóm III: 74,2%.
Tỉ lệ tái hấp thu muối mật (%) = 100 * (hàm lượng muối mật trong vật chất tiêu hóa ở phần
đầu ruột non – hàm lượng muối mật trong vật chất tiêu hóa ở phần cuối ruột già)/ hàm lượng
muối mật trong vật chất tiêu hóa ở phần đầu ruột non. 0,25
Nhóm I = (192-49)/192*100 = 74,5%
Nhóm II = (108-43)/108*100 = 60,2%
Nhóm III = (178-46)/178*100 = 74,2%
2. a. Dung tích sống là tổng thể tích khí trao đổi giữa lần thở ra tối đa và hít vào tối đa. Đây là
chỉ số thường đi kèm với thể trạng mạnh khỏe (fitness) của một cá nhân. Nhà nghiên cứu
dùng chỉ số này để đánh giá xem sự khác nhau về thể tích khí lưu thông là do thể tích phổi lớn
hơn hay do các yếu tố khác.
0,25
b. Có thể cho đối tượng thí nghiệm thở vào một cái túi rỗng và đo thể tích khí trong túi và tiến
hành lặp lại vài lần. Thể tích trung bình được nhân lên với số lần thở trung bình trong một
0,25
phút. c. Một số đặc điểm khác biệt:
- Nhiều tiểu phế quản hơn.
- Tiểu phế quản rộng hơn.
- Nhiều phế nang hơn.
- Nhiều mao mạch xung quanh phế nang hơn
- Tốc độ khuếch tán cao hơn do thành phế nang mỏng hơn hoặc khoảng cách giữa không khí
và máu thấp hơn.
0,5
(HS trả lời đúng từ 3 ý trở lên được 0,5 điểm; đúng 2 ý được 0,25 điểm)
Câu 4. (2,0 điểm)
a. Khi tiến hành thí nghiệm cắt tuyến tụy ở chuột thí nghiệm. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng
được cung cấp đầy đủ có trộn dịch tụy, nhưng sau một thời gian ngắn chuột thí nghiệm vẫn bị chết. Hãy
giải thích.
b. So với người khỏe mạnh bình thường ăn cùng lượng thức ăn và thành phần chất dinh dưỡng
thì:
- Người có tế bào viền tăng tiết HCl quá mức có nồng độ hoocmon CCK huyết tương sau bữa ăn
cao hơn hay thấp hơn?
- Người có thụ thể hoocmôn gastrin bị bất hoạt có tốc độ tiết H+ của tế bào viền sau bữa ăn cao
hơn hay thấp hơn?
c. Để đánh giá chức năng hô hấp,
người ta thường đo thể tích khí thở ra gắng
sức (dòng dương) theo sau bởi một lần hít
vào tận lực (dòng âm). Hình 3 là kết quả đo
được của một bệnh nhân bị hen phế quản
(một bệnh dị ứng làm co thắt tiểu phế quản)
thể hiện bằng đường nét liền, đường nét đứt Hình 3
là ở người bình thường.
c.1. Chức năng hô hấp của bệnh nhân có dạng của biểu đồ 1 hay 2?
c.2. Để điều trị các triệu chứng ở bệnh nhân này, ta phải sử dụng thuốc tăng cường hoạt động của
hệ giao cảm hay phó giao cảm?
c.3. pH máu của người bệnh có xu hướng thay đổi như thế nào so với người khỏe mạnh bình
thường?
Hướng dẫn chấm Điểm
a. - Vì tuyến tụy là tuyến pha, ngoài cung cấp dịch tiêu hóa (tuyến ngoại tiết) còn tiết 0.5
hoocmon insulin và Glucagon điều hòa đường huyết.
- Mặc dù được cung cấp dịch tiêu hóa, các thức ăn trong đó có đường được tiêu hóa, nhưng
đường glucozo sau khi được hấp thụ vào máu thì không đượng hấp thụ vào các TB do thiếu
insulin
Các TB trong đó TB thần kinh, tim, thận cần rất nhiều đường glucozo để tạo năng lượng bị
đói → thiếu ATP → ngừng hoạt động → chết.
b. - Người có tế bào viền tăng tiết HCl quá mức có nồng độ hoocmôn CCK huyết tương cao 0.25
hơn.
Vì: Người có tế bào viền tăng tiết HCl quá mức  sau khi ăn, lượng HCl tiết ra nhiều hơn
bình thường  giảm mạnh pH của nhũ chấp xuống tá tràng  tăng kích thích tiết CCK 
nồng độ CCK huyết tương tăng.
- Người có thụ thể hoocmôn gastrin bị bất hoạt có tốc độ tiết H+ thấp hơn. 0.25
Vì: Sau khi ăn, lượng thức ăn ở dạ dày tăng kích thích tăng tiết gastrin. Gastrin có vai trò kích
thích tế bào viền tăng tiết HCl. Vì vậy, người có thụ thể hoocmôn gastrin bị bất hoạt 
gastrin không tác động được đến tế bào viền tuyến vị  giảm tiết H+ hơn người bình thường.
c.1. Người bị bệnh sẽ có biểu đồ 2, vì biểu đồ 2 cho thấy những bệnh nhân này khó khăn 0.5
trong việc thở ra do co thắt tiểu phế quản, còn dung tích phổi thì không ảnh hưởng.
c.2. Các bệnh nhân co thắt tiểu phế quản cần sử dụng thuốc có hoạt tính tăng cường hoạt 0.25
động giao cảm vì hệ thần kinh giao cảm có vai trò giãn các cơ trơn ở tiểu phế quản, nên giảm
triệu chứng co thắt.
c.3. pH máu giảm do CO2 máu tăng, kết hợp với H2O -> H2CO3 -> H+ tăng. 0.25
(1) với cây ghép chồi KD - rễ KD hay chồi max2 - rễ KD? Giải thích.
Câu 4 (2,0 điểm) Tiêu hóa, hô hấp
a) Trong một thí nghiệm, người ta chia 30 cá thể chuột bình thường; khỏe mạnh; có độ tuổi và các chỉ
tiêu sinh lí khác là như nhau thành 3 nhóm khác nhau, mỗi nhóm gồm 10 cá thể (kí hiệu lần lượt là A,
B và C). Thành phần trong thức ăn của mỗi nhóm được mô tả dưới đây:
- Nhóm A: ăn thức ăn tiêu chuẩn (đối chứng);
- Nhóm B: ăn thức ăn tiêu chuẩn được bổ sung với hỗn hợp X;
- Nhóm C: ăn thức ăn tiêu chuẩn được bổ sung với hỗn hợp Y.
Sau 14 ngày cho ăn trường diễn theo khẩu phần thức ăn như trên; người ta tiến hành xác định pH nhũ
trấp khi vừa mới xuống tá tràng, hàm lượng natri bicacbonat (NaHCO 3) trong dịch tụy, thời gian thức
ăn đi từ tá tràng đến đoạn đầu ruột già của mỗi nhóm A, B và C. Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 4 (Ở mỗi hàng, các chữ cái theo sau chữ số nếu khác lô đối chứng chỉ khác biệt có ý nghĩa thống
kê)
Tiêu chí đánh giá Nhóm A Nhóm B Nhóm C
pH nhũ trấp khi vừa xuống tá tràng 2,5a 2,4a 1,5b
Hàm lượng bicacbonat trong dịch tụy (mmol/L) 100 ab
105 ab
187,6ac
Thời gian thức ăn đi từ tá tràng đến đoạn đầu ruột già (giờ) 4cd 2,5bc 3,7cd
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
(1) Bổ sung hỗn hợp Y vào thức ăn tiêu chuẩn làm thay đổi nồng độ hormone gastrin và GIP (gastric
inhibitory polypeptide - peptide ức chế dạ dày) trong máu của nhóm chuột thí nghiệm như thế
nào? Giải thích.
(2) Trong một bữa ăn, lượng dịch vị và dịch tụy được tiết vào lòng ống tiêu hóa lần lượt là a L và
0,28a L. Hãy cho biết nhóm chuột nào có nồng độ glucose máu sau bữa ăn là thấp nhất? Giải
thích.
a) pH máu được duy trì trong một khoảng giá trị nhất định.
Sự thay đổi giá trị pH máu theo hướng axit hóa hay kiềm
hóa đều cần có sự tham gia của một số cơ chế điều hòa.
Hình 4 minh họa sự thay đổi giá trị pH máu động mạch
(Axis 1), nồng độ bicacbonat máu động mạch (mmol/L)
(Axis 2) và nồng độ H+ máu động mạch (mmol/L) (Axis 3)
so với người bình thường (Legend 1). Hãy cho biết các
trường hợp từ A đến F trong Hình 4 tương ứng với những
mô tả nào dưới đây và giải thích:
(1) Bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu mãn tính;
(2) Bệnh nhân bị đột quỵ tác động lên thân não;
(3) Bệnh nhân đột ngột tăng cường quá trình thông khí;
(4) Bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn mãn tính.

Hình 4
Câu 4 (2,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
4a Nồng độ hormone gastrin và GIP trong máu tăng. 0,25
(1) Vì:
+ Sau khi ăn trường diễn theo khẩu phần thức ăn tiêu chuẩn được bổ sung với hỗn hợp Y,
pH nhũ trấp khi vừa xuống tá tràng thấp hơn so với nhóm đối chứng → nồng độ hormone
gastrin trong máu tăng cao hơn so với nhóm đối chứng.
+ pH nhũ trấp khi vừa xuống tá tràng thấp hơn so với nhóm đối chứng → tăng cường kích 0,25
thích tế bào nội tiết ruột non tiết hormone GIP → nồng độ hormone GIP trong máu tăng
cao hơn so với nhóm đối chứng.
4a Nhóm B có nồng độ glucose máu sau bữa ăn là thấp nhất. 0,25
(2) Vì:
+ pH dịch vị được xác định theo công thức: pH = -log [H +]. Theo công thức này, nồng độ
H+ trong dịch nhũ trấp khi vừa xuống tá tràng ở các nhóm A, B và C lần lượt là: 0,00316 -
0,00398 - 0,03162 → số mol H+ trong dịch nhũ trấp khi vừa xuống tá tràng ở các nhóm A,
B và C lần lượt là: 0,00316a - 0,00398a - 0,03162a.
+ Số mol HCO3- trong dịch tụy được giải phóng vào ruột non ở các nhóm A, B và C lần
lượt là: 0,028a - 0,0294a - 0,0525a.
+ HCO3- được giải phóng vào ruột non giúp tạo môi trường thuận lợi cho các enzyme tiêu
hóa hoạt động, đồng thời giúp trung hòa tính axit của dịch nhũ trấp từ dạ dày xuống theo
phản ứng: H+ + HCO3- → CO2 + H2O. Sau phản ứng, lượng HCO 3- còn lại ở các nhóm A, B
và C lần lượt là: 0,02484a - 0,02542a - 0,02088a (mol) → sự khác biệt về lượng HCO3- còn
lại ở ba nhóm là không đáng kể → chỉ số về lượng HCO3- còn lại không được dùng để đánh
giá hiệu quả tiêu và hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột non.
+ Thời gian thức ăn đi từ tá tràng đến đoạn đầu ruột già ở nhóm B thấp hơn so với hai nhóm 0,25
còn lại → thời gian thức ăn tồn tại ở ruột non là ngắn hơn → hiệu quả hấp thu chất dinh
dưỡng thấp hơn → sau bữa ăn, nồng độ glucose trong máu của nhóm B là thấp nhất.
4b 1-E 0,25
(1) Vì:
+ Thiếu máu → nồng độ O2 trong máu giảm → kích thích hóa thụ quan ở cung động mạch
chủ và xoang động mạch cảnh → phát sinh xung thần kinh truyền về trung khu hô hấp ở
hành não → tăng nhịp và độ sâu hô hấp → tăng thải CO2 → nồng độ CO2 trong máu giảm
→ giảm phản ứng: CO2 + H2O → (H2CO3) → H+ + HCO3- → nồng độ H+ trong máu giảm
→ pH máu tăng.
+ Tình trạng thiếu máu mãn tính → cơ thể có cơ chế bù trừ: thận giảm thải H +, giảm tái hấp
thu HCO3-/tăng thải HCO3- → nồng độ HCO3- trong máu giảm so với bình thường, pH máu
tăng nhẹ → kết quả E.
4b 2-A 0,25
(2) Vì:
+ Đột quỵ tác động lên thân não → giảm hô hấp → giảm thải CO2 → nồng độ CO2 trong
máu tăng → tăng phản ứng: CO2 + H2O → (H2CO3) → H+ + HCO3- → nồng độ H+ và
HCO3- trong máu tăng mạnh, pH máu giảm mạnh so với bình thường.
+ Tình trạng này là một tác động đột ngột → cơ thể chưa có cơ chế bù trừ → kết quả A.
4b 3-D 0,25
(3) Vì:
+ Đột ngột tăng cường thông khí → tăng thải CO2 → nồng độ CO2 trong máu giảm →
giảm phản ứng: CO2 + H2O → (H2CO3) → H+ + HCO3- → nồng độ H+ trong máu giảm
mạnh, pH máu tăng mạnh so với bình thường.
+ Tình trạng này là một tác động đột ngột → cơ thể chưa có cơ chế bù trừ → kết quả D.
4b 4-B 0,25
(4) Vì:
+ Hen suyễn → giảm hiệu quả quá trình thông khí → giảm thải CO2 → nồng độ CO2 trong
máu tăng → tăng phản ứng: CO2 + H2O → (H2CO3) → H+ + HCO3- → pH máu giảm.
+ Tình trạng hen suyễn mãn tính → cơ thể có cơ chế bù trừ: thận tăng thải H +, tăng tái hấp
thu HCO3-/giảm thải HCO3- → nồng độ HCO3- trong máu tăng so với bình thường, pH máu
giảm nhẹ → kết quả B.
Câu 4: Tiêu hóa, hô hấp(2 điểm)
a. Phẫu thuật Bariatric (hay còn gọi là phẫu thuật giảm cân) là một thủ tục y tế làm giảm kích
thước hay cắt bỏ một phần dạ dày và cho phép thức ăn đi vòng qua một phần của ruột non. Phẫu thuật
thường được thực hiện khi những người béo phì đã thử không thành công nhiều cách để giảm cân và sức
khỏe của họ bị tổn hại bởi cân nặng của họ. Có nhiều rủi ro liên quan đến phẫu thuật, nhưng nó giúp một
số người giảm được một lượng cân nặng đáng kể và cuối cùng là cải thiện sức khỏe tổng thể của họ. Dựa
trên sự hiểu biết của bạn về hệ tiêu hóa và dinh dưỡng, hãy giải thích một số sự thiếu hụt dinh dưỡng có
thể xảy ra do kết quả của phẫu thuật này.
b. Trong một nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra nhiều cơ chế
kiểm soát sự trao đổi khí và sự hít thở. Tác động của việc thay đổi áp suất
O2 hoặc CO2 trong phế nang ở phổi người lên thể tích không khí hít thở mỗi
phút đã được ghi lại. Ở mực nước biển, khí phế nang thường có PO2 = 100
mmHg, PCO2 = 40 mmHg.
(1). Đâu là yếu tố chính điều khiển nhịp thở ở người khỏe mạnh bình
thường (pO2, pCO2)? Giải thích.
(2). Ở độ cao lớn (áp suất không khí <50% so với mực nước biển), yếu tố
nào gây ra sự tăng nhịp thở? Giải thích.
(3). Đối với sự giảm mạnh phân áp O2 máu, cơ thể người có thể có những
đáp ứng như sau: Hồng cầu tiết 2,3 DPG, cơ vân tăng tổng hợp myoglobin,
tăng nhịp thở và độ sâu hô hấp, thận tăng tiết EPO. Hãy phân loại các đáp
ứng trên theo các giai đoạn thiếu O 2 ở người bình thường (ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn)? Giải thích.

Câu Nội dung Điểm


4a a. (1) – Phẫu thuật này làm thay đổi cấu trúc vật lý và do đó làm ảnh hưởng chức năng Mỗi ý
của dạ dày và ruột non → Nó có thể dẫn đến tiêu hóa không đầy đủ và kém hấp thu đúng
nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như sắt, vitamin B12, folate và canxi,… được
– Sự tiêu hóa protein bắt đầu trong dạ dày và kết thúc ở ruột non, do đó bỏ qua sự tiêu 0,125
hóa ở dạ dày có thể làm giảm hiệu quả của sự tiêu hóa protein cũng như sự hấp thụ axit ->
amin trong ruột non. tổng
– Yếu tố nội được tạo ra bởi các tế bào tuyến ở dạ dày (tế bào viền/tế bào đỉnh) có tác 0,5
dụng trong việc hấp thụ vitamin B12, do đó giảm kích thước dạ dày hoặc cắt bỏ một
phần dạ dày sẽ dẫn đến sự thiếu hụt vitamin B12 → gây thiếu máu ác tính.
– Dạ dày bị giảm kích thước sẽ hạn chế sự tiết HCl, không chỉ khó khăn trong việc tiêu
hóa thức ăn mà còn hạn chế khả năng chuyển hóa Fe3+ sang Fe2+, dạng sắt mà cơ thể
hấp thu được, do đó hạn chế sự hấp thu sắt → gây thiếu máu.

b (1). Yếu tố chính giúp điều khiển nhịp thở là phân áp CO2. 0,25
- Ở độ cao bằng mực nước biển, khí phế nang thường có PO 2 = 100 mmHg, PCO2 = 40 0,25
mmHg. Phân áp O2 cần giảm đến gần 50mmHg so với ban đầu mới gây ra sự tăng thể
tích hô hấp/phút, trong khi đó, chỉ cần phân áp CO 2 tăng hoặc giảm 5mmHg đã làm tăng/
giảm thể tích khí hô hấp -> CO2 đóng vai trò chính trong điều khiển nhịp thở.
(2). Yếu tố gây tăng nhịp thở là sự giảm phân áp O2. 0,25
- Ở độ cao lớn (áp suất không khí <50% so với mực nước biển), pO2 phế nang giảm chỉ 0,25
còn khoảng 50mmHg -> giảm mạnh O 2 trong máu -> kích thích thụ thể hóa học trung
ương và thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ (thụ thể nhạy cảm O2) -> kích thích lên
trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở.
(3). - Sắp xếp các đáp ứng theo giai đoạn: 0,25
+ Ngắn hạn: Tăng nhịp thở và độ sâu hô hấp.
+ Trung hạn: Hồng cầu tiết 2, 3 DPG
+ Dài hạn: Cơ vân tăng tổng hợp myoglobin, thận tăng tiết EPO
- Giải thích:
+ Khi một người chịu sự thiếu O2 trong thời gian ngắn, sự giảm O2 kích thích lên thụ thể 0,25
nhạy cảm O2 -> trung khu hô hấp đáp ứng bằng cách làm tăng thông khí.
+ Khi sự thiếu O2 diễn ra lâu hơn, hồng cầu sẽ tiết 2, 3DPG làm tăng phân ly HBO2 ->
nhanh chóng cung cấp O2 cho mô.
+ Khi sự thiếu O2 kéo dài, thận tiết EPO -> tăng sản sinh hồng cầu -> tăng chỉ số HCT
giúp O2 được vận chuyển nhiều hơn đến mô. Đồng thời cơ vân (cơ xương) sẽ tăng tổng
hợp myoglobin giúp cạnh tranh O2 với hemogolobin làm O2 nhanh chóng được chuyển
đến cơ hơn.
Câu 4 (2,0 điểm): Tiêu hóa, hô hấp
Một người bị nôn kéo dài. Hãy cho biết những thay đổi của người này so với người bình thường
về các chỉ tiêu sinh lý sau và giải thích tại sao?
- Lượng bicacbonat do tuyến tụy tiết ra.
- Hàm lượng secretine trong máu.
b. Đồ thị dưới đây thể hiện 3 đường cong phân li hêmôglôbin của 3 loài động vật khác nhau
Cho biết đường cong (1), (2), (3) tương ứng với loài nào trong số các loài động vật sau: hổ, mèo, cá chép.
Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
Hướng dẫn Điểm
a.- Giảm tiết bicacbonat. 0,5
Giải thích: Tiết dịch vị vào dạ dày tương ứng với hàm lượng ion bicacbonat được đưa vào máu. Việc
nôn kéo dài làm mất axit trong dịch vị kéo theo giảm nồng độ axit trong tá tràng và làm giảm tiết
bicacbonat của tuyến tụy.
- Giảm tiết secretin 0,5
Giải thích: Yếu tố kích thích tiết secretin của ruột non là độ axit của dạ dày chuyển xuống. → giảm độ
axit do nôn làm giảm tiết secretin. 0,25
b. Thứ tự loài tương ứng với các đường cong là:
(1): Cá chép.
(2): Hổ.
(3): Mèo.
- Giải thích:
+ Cá chép là động vật sống trong môi trường nước nồng độ O 2 thấp hơn, ái lực Hb với O 2 cao hơn → 0,25
ứng với đường cong bên trái → ứng với đường cong (1)
+ Hổ và mèo là loài hít thở trong không khí. Do nồng độ O 2 trong không khí cao hơn, nên ái lực Hb 0,25
với O2 thấp hơn → ứng với đường cong bên phải.
+ Hổ có kích thước lớn, mèo có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V của mèo lớn hơn hổ, nên nhu cầu năng 0,25
lượng của mèo lớn hơn hổ nên hổ có đường cong bên trái so với mèo → hổ ứng đường cong (2), mèo
ứng với đường cong (3)

Câu 4 (2,0 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật:


a. Biểu đồ bên cho thấy sự thay đổi
của áp suất trong phổi khi hít thở.
Dựa vào các kiến thức đã học, em
hãy giải thích biểu đồ?

b. Một người bị đuối nước nhưng kịp thời được anh cứu hộ cứu lên. Anh cứu hộ thực hiện CPR (hà hơi
thổi ngạt - hồi sức tim phổi), em hãy vẽ sự thay đổi của áp suất trong phổi ở trường hợp này và giải thích.

Hướng dẫn trả lời:


Nội dung Điểm
a.
- Ở giai đoạn thở vào, các cơ liên sườn và cơ hoành co, làm thể tích khoang ngực mở rộng ra →Tăng 0.5
thể tích của phổi → Làm giảm dần áp suất bên trong phổi, tạo áp suất âm (-1 watercm: áp suất thấp hơn áp
suất khí quyển) → Tạo động lực để không khí bên ngoài tràn vào → Không khí tràn vào làm tăng dần áp
suất trong phổi đến mức bình thường (0 watercm).
- Ở bước thở ra, các cơ liên sườn và cơ hoành giãn và sự đàn hồi của phổi (ở trạng thái bình thường, thở
ra là quá trình thụ động, không có cơ nào co), làm thu hẹp thể tích khoang ngực (quay về thể tích bình
thường) → Giảm thể tích của phổi (quay về thể tích bình thường) → Tăng dần áp suất trong phổi lên đến 0.5
gần 1 watercm → Đẩy không khí đi ra bên ngoài qua đường mũi → Áp suất phổi giảm dần đến mức bình
thường 0 watercm.
b. Sơ đồ:

0.5

Giải thích:
- Khi thực hiện hà hơi thổi ngạt, người cứu hộ sẽ thổi hơi vào phổi của người bị đuối nước. Quá trình tiếp
nhận khí của người đuối nước hoàn toàn là một quá trình thụ động, không khí tràn vào phổi, tăng thể tích
phổi và tăng áp suất nên đồ thị đi lên.
- Do tính đàn hồi của phổi, phổi co lại, không khí bị đẩy ra ngoài, thể tích phổi giảm và áp suất trong phổi 0.5
giảm xuống nên đồ thị đi xuống.

Câu 4 (2 điểm)
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
a) Ở người, khi thở ra áp suất trong khoang màng phổi là -4 nhưng khi hít vào thì áp suất trong
khoang màng phổi lại là -7.
b) Khi tràn dịch màng phổi làm mất áp lực âm trong khoang màng phổi thì dung tích sống tăng.
c) Khi tràn dịch màng phổi làm mất áp lực âm trong khoang màng phổi thì nhịp thở giảm.
d) Trong hoạt động tiêu hóa ở người, khi kích thích dây thần kinh giao cảm thì khả năng hấp thụ
chất dinh dưỡng giảm nhưng khi kích thích dây thần kinh đối giao cảm thì lại làm tăng khả năng
hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột.
HDC:
a) Đúng, vì: Khi thở ra cơ hô hấp giãn, lồng ngực giãn ra trước khi phổi giãn do vậy thể tích khoang màng
phổi tăng lên, tăng áp suất âm. (0,5đ)
b) Sai, vì: Khi dịch tràn màng phổi làm mất lực âm, do tính đàn hồi phổi co nhỏ lại dẫn đến thể tích phổi
giảm->Phổi co lại không còn khả năng co giãn như trước nữa nên dung tích sống giảm. (0,5đ)
c) Sai, vì: Phổi co nhỏ lại dẫn đếm giảm thông khí và trao đổi khí ở phổi, giảm O2 và tăng lượng CO2
trong máu tác động trực tiếp và gián tiếp lên trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở. (0,5đ)
d) Đúng, vì: (0,5đ)
- Dây thần kinh giao cảm gây co mạch, giảm lưu lượng máu tới ruột;.
- Dây thần kinh đối giao cảm gây dãn mạch, tăng lưu lượng máu tới ruột
Câu 4. (2,0 điểm). Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
a. Chim trao đổi khi trên cạn hiệu quả nhất nhờ những đặc điểm nào?
b. Giải thích ngắn gọn nguyên nhân gây ung thư phổi do hút thuốc lá?
4.a - 2 dòng ống khí (mỗi ống 1 dòng khí chạy 1 chiều) song song ngược chiều
- Hít vào – thở ra đều có dòng khí giàu O2 qua phổi.
- Cơ hô hấp khoẻ (cơ bay) giúp thay đổi thể tích khoang thân để hít thở.
- Nhờ co dãn nhịp nhàng của 9 túi khí (5 túi trước và 4 túi sau) giúp khí chạy thành 1 dòng.
- Không khí cặn không có trong phổi do phổi có áp suất quá thấp.
4.b Hút thuốc lá  các tế bào lông mao bị mất đi nên không thể ngăn cản bụi và bẩn đọng lại trong phổi.
các tế bào có nhân bất thường xuất hiện ở dọc hành lang đã bị thể chai hóa Một khối u  một số tế bào này
thoát ra và xâm nhập vào các mô khác (sự di căn).
Câu 4 (2,0 điểm) Tiêu hóa, hô hấp.
a. Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật nhai lại.
b. Sự liên kết của O2 với hemoglobin (Hb) hay ái lực đối với O2 của Hb bị tác động bới một số anion, đặc
biệt là 2,3-bisphosphoglycerate (BPG) và ion clo (Cl–). Các ion này có trong hồng cầu và liên kết với
phân tử Hb ở những vị trí nhất định. Đồ thị hình dưới thể hiện đường cong bão hòa oxi của Hb khi không
có tác động của anion (đường ctrl) và khi có các anion.
- Nếu các mô ngoại vi thiếu oxi thì sự sản xuất BPG từ hồng cầu tăng hay giảm? Giải thích.
- Nếu sống ở nơi có độ cao, một người có các đột biến làm thay đổi axit amin phân cực thành axit amin
không phân cực tại vị trí liên kết với BPG của phân tử Hb sẽ có ưu thế hơn hay kém ưu thế hơn khi không
có đột biến? Giải thích
Hình 4. Đường cong bão hòa oxi của Hb khi không có tác động của anion (đường ctrl) và khi có các
anion
- Giả sử BPG và Cl- có cùng vị trí liên kết với Hb. Em hãy vẽ đường cong bão hòa oxi của Hb nếu bổ
sung đồng thời BPG và Cl- với tổng nồng độ bằng với nồng độ Cl- được bổ sung ở đồ thị trên.
HDC:
a. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật nhai lại:
- TĂ được nhai qua loa ở miệng  dạ cỏ. Ở đây, thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành
tế bào và tiết enzim tiêu hóa xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác có trong cỏ.
- Khoảng 30 phút sau khi ngừng ăn, thức ăn đã được lên men bởi vi sinh vật từ dạ cỏ được đưa dần sang dạ tổ ong 0,25
và ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
- Thức ăn quay trở lại thực quản  dạ lá xách, hấp thụ bớt nước  dạ múi khế.
- Dạ múi khế tiết pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. 0,25

0,25
0,25
b.
- Nếu các mô ngoại vi thiếu oxi thì sự sản xuất BPG từ hồng cầu tăng. Do BPG làm giảm ái lực của Hb với oxi, từ 0,25
đó giải phóng oxi nhiều hơn cho mô ngoại vi.
- Người có đột biến sẽ ưu thế hơn khi không có đột biến. 0,25
Giải thích: khi có đột biến, BPG giảm liên kết với Hb, từ đó làm tăng ái lực của Hb với oxi, giúp người đó lấy
được nhiều oxi hơn khi sống trên cao.
- Đồ thị: 0,5
Câu 4 (2 điểm). Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
1. Một cuộc điều tra đã được thực hiện để xác định phản ứng của các tế bào tuyến tụy đối với sự gia tăng
nồng độ glucose trong máu. Một người không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác ngoài nước trong 12
giờ sau đó uống một dung dịch glucose. Các mẫu máu được lấy từ người đó cách nhau một giờ trong năm
giờ, và nồng độ glucose, insulin và glucagon trong máu được xác định. Kết quả được hiển thị trong đồ thị
bên dưới.

a. Giải thích lý do tại sao người đó được yêu cầu không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác ngoài nước
trong 12 giờ trước khi uống glucose.
b. Sử dụng thông tin trong hình để mô tả phản ứng của tế bào tuyến tụy đối với sự gia tăng nồng độ
glucose.
c. Kết quả sẽ thay đổi như thế nào nếu cuộc điều tra tiếp tục kéo dài hơn năm giờ mà người đó không có
thức ăn.
d. Phác thảo trình tự các sự kiện sau sự liên kết của glucagon với thụ thể màng của nó trên tế bào gan.
2. Dựa vào hiểu biết về cơ chế điều hoà hô hấp, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
a. Một người sức khoẻ bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc người này lặn được lâu
hơn, tại sao?
b. Người này lặn được lâu hơn sau khi thở nhanh và sâu có thể gây ra nguy cơ xấu nào đối với cơ thể?
Câu 4 (2 điểm). Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
1. a. Nồng độ glucose có thể đã cao; nếu người đó đã ăn trong vòng 12 giờ; hiệu ứng của sự gia tăng đột
ngột sẽ không được nhìn thấy. 0,25 đ
b. Tế bào β tiết insulin; nồng độ insulin tăng trong giờ đầu tiên sau khi uống dung dịch glucose; nồng độ
insulin tăng từ 60 đến 300 pmol dm-3; tế bào α không tiết glucagon; nồng độ glucagon, không đổi / giảm;
từ 42 đến 36 pmol dm − 3; 0,25 đ.
c. nồng độ glucose trong máu giảm (dưới 4 mmol dm – 3); nồng độ insulin, không đổi (ở 60 pmol dm – 3)
/ giảm (dưới 60 pmol dm – 3); nồng độ glucagon tăng (trên 60 pmol dm – 3); nồng độ glucose sau đó
tăng lên; 0,25 đ
d. thụ thể màng kích hoạt protein G; Protein G kích hoạt enzym (trong màng) xúc tác chuyển đổi ATP
thành AMP vòng; AMP vòng liên kết với enzym kinase không hoạt động; kích hoạt enzym kinase; đây là
enzym đầu tiên trong một loại enzym
thác nước; enzym kinase kích hoạt enzym phosphorylase kinase; các enzym kinase phosphorylase hoạt
hóa kích hoạt các enzym glycogen phosphorylase; glycogen phosphorylase xúc tác sự phân hủy glycogen
thành glucose; glucose khuếch tán ra khỏi tế bào (gan) vào máu; 0,25 đ
2. a) Chủ động thở nhanh và sâu làm giảm hàm lượng CO2 trong máu do vậy chậm kích thích lên trung
khu hô hấp.(0,25 điểm)
b) Sau khi thở nhanh và sâu thì hàm lượng O2 trong máu không tăng lên. (0,25 điểm)
- Khi lặn thì hàm lượng O2 giảm thấp dần cho đến lúc không đáp ứng đủ O2 cho não, trong khi đó hàm
lượng CO2 tăng lên chưa đủ mức kích thích lên trung khu hô hấp buộc người ta phải nổi lên mặt nước để
hít thở. (0,25 điểm).
- Không đáp ứng đủ O2 cho não gây ngạt thở và có thể gây ngất khi đang lặn. (0,25 điểm)

Câu 4 (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật


1. Sự xuất bào amilaza của tế bào ngoại tiết tuyến tụy do tác động độc lập của các phân tử Secretin,
Cholecystokinin (CCK) và Vasoactive Intestinal Peptit (VIP) qua các thụ thể đặc hiệu tương ứng của
chúng. Bốn thuốc A, B, C và D ức chế tiết amilaza của tuyến tụy, mỗi thuốc ức chế một con đường khác
nhau trong bốn con đường:
(1) Con đường tín hiệu Secretin, (2) Con đường tín hiệu CCK,
(3) Con đường tín hiệu VIP, (4) Sự xuất bào.
Để tìm hiểu cơ chế tác dụng của từng thuốc, các tế bào tuyến tụy được tách và nuôi trong môi trường có
hoặc không có thuốc (A, B, C và D) và các chất (Secretin, CCK và VIP). Sau 24 giờ nuôi, sự tiết amilaza
trong các môi trường được xác định như bảng dưới. Ô đánh dấu (×) là dữ liệu không được mô tả.
Chất
Không có chất Secretin CCK VIP
Thuốc
Không có thuốc Không tiết X Tiết X
Thuốc A X X X Tiết
Thuốc B Không tiết X X X
Thuốc C X Không tiết X Tiết
Thuốc D Không tiết Tiết X X
a. Hãy cho biết mỗi thuốc (A, B, C và D) ức chế tương ứng con đường nào (1, 2, 3 và 4) nêu trên?
Giải thích.
b. Thuốc nào trong bốn thuốc (A, B, C và D) gây thải cacbohydrat nhiều nhất theo đường tiêu hóa?
Giải thích.
2. Đồ thị hình 4
biểu diễn mối quan hệ giữa
nồng độ oxy và áp suất riêng
phần của oxy (PO2) trong
máu của hai loài động vật có
xương sống (lòai a và b).
Mỗi mẫu được thí nghiệm
với hai giá trị về áp suất
riêng phần của CO2 (PCO2):
đường cong I biểu diễn giá
trị đo được khi PCO2 ở giá trị bình thường và đường II biểu diễnHình
giá 4trị đo được khi PCO 2 tăng cao. Máu
đã chảy qua phổi của hai loài này bình thường có PO 2 là 100mmHg và máu rời khỏi mô đã khử oxy
(deoxygenated blood) có PO2 là 40mmHg.
a. Khi so sánh đường cong I của loài a với đường cong I của loài b theo em nồng độ O 2 của máu ở
tĩnh mạch phổi của loài nào cao hơn? Giải thích
b. Nếu tăng dần phân áp O 2 cho máu đã khử O2 của hai loài có cùng giá trị về phân áp CO 2 mẫu
máu của loài nào (a hay b) sẽ bão hòa O2 trước? Giải thích.
Câu 4 (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
Ý Nội dung Điểm
1.a. Cơ chế tác động của thuốc
- Thuốc C ức chế con đường (1) Con đường tín hiệu Secretin; vì bổ sung VIP gây tiết, Secretin 0,25 đ
không gây tiết, chứng tỏ thuốc C không ức chế sự xuất bào mà ức chế con đường tín hiệu của
Secretin.
- Thuốc A ức chế con đường (2) Con đường tín hiệu CCK; vì bổ sung VIP gây tiết, chứng tỏ thuốc
A không ức chế sự xuất bào; Thuốc C ức chế con đường tín hiệu Secretin, do đó, A ức chế con 0,25 đ
đường tín hiệu của CCK.
- Thuốc D ức chế con đường (3) Con đường tín hiệu của VIP; vì bổ sung Secretin gây tiết, chứng
tỏ thuốc D không ức chế sự xuất bào. A ức chế con đường tín hiệu CCK, do đó, D ức chế con
đường tín hiệu của VIP. 0,25 đ
- Thuốc B ức chế con đường (4) Sự xuất bào. Vì mỗi thuốc ức chế một con đường khác nhau,
thuốc B ức chế con đường còn lại là sự xuất bào.
b. - Thuốc B gây ra thải cacbohydrat nhiều nhất theo con đường tiêu hóa vì: Tác dụng của thuốc B 0,25 đ
ức chế tiết amilaza mạnh nhất so với ba thuốc còn lại. Giảm tiết amilaza làm giảm tiêu hóa và hấp
thu các chất cacbohydrat, dẫn đến tăng thải các chất cacbohydrat theo đường tiêu hóa.
2.a. - Nồng độ O2 trong máu phổi của loài b cao hơn loài a 0,25đ
- Vì bình thường máu chảy qua phổi của hai loài này có P O2 là 100mmHg, tại giá trị phân áp O 2
100mmHg thì nồng độ O2 trong máu của loài b (200ml/l) cao hơn loài A (120ml/l) 0,25đ
b. b. Nếu tăng dần phân áp O2 cho máu đã khử O2 của hai loài thì máu loài a sẽ bão hòa O2 trước. 0,25 đ
- vì máu đã khử O2 của loài a và b có PO 2 là 40mmHg, tại giá trị này nồng độ O 2 trong máu của
loài a là lớn hơn 100mmHg trong khi đó nồng độ O2 trong máu của loài b là 80mmHg
- Hơn nữa mức độ bão hòa O2 trong máu của loài a là thấp hơn loài b
Do đó tăng dần phân áp O 2 trong máu đã khử O2 của hai loài có cùng giá trị về phân áp CO 2, máu
loài a nhanh bão hòa O2 hơn. 0,25đ
Câu 4: (2,0 điểm) Tiêu hóa, hô hấp
a) Hãy cho biết đặc điểm cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thu các sản phẩm tiêu hóa.
b) Ở người, khi dạ dày trống rỗng, môi trường axit không cần được duy trì và một loại hormone được gọi
là somatostatin tác động ngừng giải phóng axit clohiđric. Một nhà khoa học đang nghiên cứu một mô
hình có đột biến trong thụ thể đối với somatostatin, ngăn cản sự liên kết hormone. Đột biến này sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến cấu trúc và chức năng của hệ tiêu hóa? Giải thích.
4 a) Đặc điểm cấu tạo để ruột non tăng bề mặt hấp thu:
(2,0 - Dài, thành trong của ruột cuộn lại tạo các nếp gấp và các đường rãnh.
điểm) - Trên bề mặt có các lông ruột.
- Có các lông cực nhỏ nằm trên đỉnh của các tế bào lông ruột.
- Tất cả làm tăng diện tích bề mặt hấp thu lên gấp 600 – 1000 lần so với bề mặt ống ruột, tạo ĐK hấp thu
hết các các sản phẩm tiêu hóa.
b) - Vì khi dạ dày trống rỗng, somatostatin không được liên kết với thụ thể→ hormone Gastrin (do tế bào
nội tiết ở thành dạ dày tiết ra theo máu trở về dạ dày) vẫn tiếp tục kích thích giải phóng HCl → pH dạ dày
giảm thấp→có thể phá vỡ cấu trúc niêm mạc dạ dày, gây ợ chua, viêm loét dạ dày…
- Khi có thức ăn trong dạ dày, lượng axit dạ dày cao sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa tại dạ dày diễn ra
nhanh →nhũ trấp → ruột non →ảnh hưởng chức năng tiêu hóa của ruột non (đặc biệt là các nhũ trấp giàu
chất béo).
Câu 4 (2 điểm) Tiêu hóa- hô hấp
a)Khi nói về hoạt động tiêu hóa, có quan điểm cho rằng “Chất béo được coi là chất tiêu hóa khó
khăn nhất và cũng là chất dễ tiêu hóa nhất so với thức ăn là đường hay protein”. Theo em quan điểm đó
đúng hay sai? Giải thích?
b) Một nhà khoa học tiến hành một thí nghiệm sau: Ông gây mê một con chó, sau đó dùng không
khí bơm đầy vào phổi của nó thì ngay lập tức lồng ngực có xu hướng xẹp lại (1). Sau đó ông lại tiếp tục
dùng phương pháp ức chế dây thần kinh số X của con chó trên và thực hiện lại thí nghiệm ban đầu (2)
- Hãy giải thích hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm (1)
- Nêu trạng thái thay đổi lồng ngực khi thực hiện thí nghiệm (2) ở con chó trên.
Hướng dẫn chấm Biểu
điểm
a)
-Quan điểm đó đúng vì hoạt động tiêu hóa gồm hai quá trình là tiêu hóa thức ăn và hấp thụ thức 0,25
ăn.
- Qúa trình tiêu hóa: chất béo tiêu hóa khó khăn nhất vì nó chỉ được tiêu hóa ở ruột non bởi
enzim lipaza và khi nó trở thành nhũ tương hóa nhờ muối mật. Trong khi đó đường được tiêu
hóa từ miệng (enzim amilaza) đến ruột non với nhiều enzim, protein tiêu hóa ở dạ dày với enzim
pepsin, ở ruột với nhiều loại ezim. 0,5
-Qúa trình hấp thụ: chất béo dễ dàng hấp thụ nhất vị nó được khuếch tán thụ động qua màng tế
bào lông ruột. Prôtein và đường hấp thụ qua màng nhờ protein mang định vị trên màng
0,5

b)
* Hiện tượng ở thí nghiệm 1 là do hiệu ứng HeringBrewer: Xu hướng thay đổi lồng ngực ngược 0,25
lại so với trạng thái ban đầu của nó.
- Khi tăng thể tích lồng ngực (lồng ngực phồng lên) -> tạo xung thần kinh truyền theo dây số X 0,25
và trung khu điều hòa hô hấp -> ức chế trung khu hít vào -> phản xạ thở ra.
*) Trạng thái lồng ngực không xẹp xuống như thí nghiệm (1) do dây X bị ức chế nên không tác
động đến trung khu điều hòa hô hấp như bình thường. 0,25
Câu 4. (2,0 điểm). Tiêu hóa và hô hấp ở động vật
1. Ở động vật ăn thực vật, ống tiêu hóa có những đặc điểm nào giúp cho chúng thích nghi với sự tiêu hóa
thức ăn là thực vật vốn nghèo chất dinh dưỡng? Nêu vai trò của vi sinh vật trong ống tiêu hóa của các
động vật này?
2. NaHCO3 được dùng để điêu trị một bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến chức năng hô hấp. Người bệnh
có biểu hiện gì mà được điều trị bằng chất này? Sinh hóa máu của bệnh nhân phải có đặc điểm gì để được
điều trị bằng chất này?
4 1. Đặc điểm ống tiêu hóa ở các loài động vật ăn thực vật
- Răng có đặc điểm phù hợp với việc nghiền: có bề mặt rộng, có mấu (gờ) cứng.
- Dạ dày 4 ngăn, có hoạt động nhai lại hoặc dạ dày đơn nhưng có manh tràng phát triển.
- Có hệ vi sinh vật cộng sinh.
Vai trò của hệ vi sinh vật:
- Tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ và các thành phần khác trong thức ăn.
- Là nguồn cung cấp chất đạm cho động vật.
2.
- NaHCO3 là chất có tính kiềm để trung hòa H+ trong máu.
- pH máu giảm → biểu hiện của bệnh nhân là thở nhanh.
-Thở nhanh là đáp ứng của cơ thể khi pH máu thấp, nhiễm axit chuyển hóa làm giảm pH máu có nhiều
nguyên nhân bệnh như: tiểu đường, sốc, ngộ độc.
Câu 4 (2 điểm). Tiêu hóa, hô hấp
Hình A và B dưới đây mô tả đường biểu diễn thể tích - lưu lượng thở ra tối đa của hai bệnh nhân.
Trong đó, một bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn (bệnh hô hấp gây khó thở vì đường thở bị hẹp lại so
với bình thường), còn một bệnh nhân mắc bệnh phổi hạn chế (ví dụ bệnh làm tăng mô liên kết của phổi
dẫn đến các chứng xơ hóa, dày thành phế nang…)

Chú thích: TLC là dung tích toàn phổi


A. Lưu lượng thở ra tối đa của bệnh nhân 1 B. Lưu lượng thở ra tối đa của bệnh nhân 2
a) Bệnh nhân 1 và 2 mắc bệnh nào ttrong hai bệnh trên. Giải thích.
b) Hãy so sánh tỉ số FEV1/FVC ở hai bệnh này với người bình thường (tăng, giảm hay không đổi).
Giải thích. Biết rằng FEV1 (Forced Expiratory Volume in 1st second-VEMS) là thể tích khí thở ra tối đa
trong 1 giây đầu tiên sau khi hít vào hết sức. FVC - Dung tích sống gắng sức (Forced Vital Capacity) là
lượng không khí thở ra nhanh và mạnh sau khi hít vào gắng sức.
c) Một người bị tràn khí màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi thì thuộc bệnh phổi tắc nghẽn hay
bệnh phổi hạn chế?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
a - Bệnh nhân 1 mắc bệnh phổi tắc nghẽn 0,25
- Bệnh nhân 2 mắc bệnh phổi hạn chế
Giải thích:
- Ở bệnh phổi tắc nghẽn do quá trình viêm phá hủy mô liên kết của phổi đặc biệt là các sợi cơ giúp
duy trì trạng thái đàn hồi của đường dẫn khí. Dó đó, làm xẹp đường dẫn khí khi thở ra => không khí
bị kẹt lại trong phổi dẫn đến tăng thể tích khí cặn so với người bình thường. Kết quả là dung tích toàn 0,5
phổi tăng cao do thể tích khí cặn và cặn chức năng tăng. Quan sát hình A - bệnh nhân 1 có dung tích
toàn phổi cao hơn người bình thường nên suy ra người này bị bệnh phổi tắc nghẽn.
- Ở bệnh phổi hạn chế do tăng mô liên kết làm giảm sự co dãn của phổi, khiến cho sự giãn nở của
phổi khi hít vào càng khó khăn hơn. Kết quả là hầu như tất cả các thể tích của phổi đều giảm. Do đó,
bệnh này có thể khiến cho dung tích toàn phổi (TLC) giảm. Quan sát hình B - bệnh nhân 2 có dung
tích toàn phổi thấp hơn người bình thường nên suy ra người này bị bệnh phổi hạn chế.
0,5
b - Đối với bệnh phổi tắc nghẽn do xẹp đường dẫn khí khi thở ra nên làm giảm thể tích thở ra tối đa 0,25
trong 1 giây đầu tiên sau khi hít vào hết sức. Tuy nhiên, dung tích sống gắng sức chỉ giảm nhẹ, thậm
chí bình thường nên tỉ lệ FEV1/FVC nhỏ hơn bình thường (thường nhỏ hơn 75%).
- Đối với bệnh phổi hạn chế có dung tích toàn phổi (TLC) giảm và dung tích sống gắng sức cũng
giảm. Do đó, tỉ lệ FEV1/FVC bình thường hoặc có thể tăng nếu FVC giảm. 0,25
c Người bị tràn khí màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi thì thuộc bệnh phổi hạn chế. Do tràn khí màng 0,25
phổi hoặc tràn dịch màng phổi làm giảm áp suất âm => giảm sự co dãn của phổi.
Câu 4: ( 2,0 điểm)
a. (1,0 điểm)
Cơ chế điều tiết nhũ trấp từ dạ dày xuống ruột non ở người diễn ra như thế nào? Nêu ý nghĩa của sự điều
tiết đó.
b. (1,0 điểm)
Trên cùng một đồ thị có các đường biểu diễn  sự phân li của Hb và oxi của các loài: chuột, rắn, người,
thỏ, gà. Em hãy chú thích các đường đó biểu hiện sự phân li của Hb và oxi của loài nào? Giải thích?

Đáp án:
a.
- Dạ dày co bóp theo từng đợt đẩy thức ăn về phía môn vị.
- Khi thức ăn chuyển sang dạng lỏng (nhũ trấp) dạ dày co bóp mạnh, đồng thời trương lực co thắt môn vị
giảm làm mở cơ vòng môn vị. (0,25 điểm)
- Nhũ trấp chuyển vào tá tràng có pH thấp gây đóng cơ vòng môn vị, nên chỉ có một lượng nhỏ thức ăn từ
dạ dày xuống được tá tràng. (0,25 điểm)
- pH thấp, độ ưu trương, lipit của nhũ trấp gây tăng tiết dịch tuỵ và dịch mật, làm trung hoà axit trong nhũ
trấp ở tá tràng.
- pH trong tá tràng tăng lên, trương lực co thắt môn vị giảm và đợt co bóp mạnh tiếp theo của dạ dày đẩy
một lượng nhũ trấp từ dạ dày xuống tá tràng. (0,25 điểm)
- Lượng nhũ trấp xuống từng đợt với lượng nhỏ giúp ruột non có đủ thời gian tiêu hoá và hấp thu hiệu quả
các chất dinh dưỡng trong thức ăn. (0,25 điểm)
b.
1 – rắn; 2 – người ; 3 – thỏ , 4 chuột; 5 - gà (0,25 điểm)
- Giải thích:
+ Động vật biến nhiệt (rắn) chuyển hóa kém hơn động vật hằng nhiệt → phân li kém hơn. (0,25 điểm)
+ Động vật hằng nhiệt thân nhiệt khác nhau: thân nhiệt càng cao thì phân li càng dễ. Gà có thân nhiệt cao
(41 – 42 OC) hơn thú (36 – 38 OC) → phân li dễ hơn. (0,25 điểm)
+ Trong các loài còn lại (thú) kích thước càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn → chuyển hóa càng mạnh →
phân li càng mạnh. (0,25 điểm)
Câu 4 (2,0 điểm) Tiêu hóa, hô hấp
1. Cảm giác thèm ăn của cơ thể được điều hòa bỏi một số hormone tiết ra từ nhiều mô và cơ quan khác
nhau. Các hormone này đến não qua đường máu và kiểm soát trung khu điều hòa cảm giác thèm ăn trong
việc phát ra xung thần kinh làm cho chúng ta có cảm giác thèm ăn . Trong nhiều trường hợp, sự rối loạn
các con đường truyền tín hiệu liên quan đến sự điều hòa cảm giác thèm ăn này có thể gây ra các rối loạn
chuyển hóa và dẫn đến sự thay đổi khối lượng cơ thể.
Hình dưới mô tả cơ chế tác động của các hormone lên trung khu điều hòa cảm giác thèm ăn ở động vật có
vú.

Hãy cho biết:


a) Ức chế hoạt động của nơron NPY/AGRP hay của nơron POMC/CART làm tăng cảm giác thèm ăn?
Giải thích.
b) Chuột bị đột biến hỏng thụ thể Y2R có khối lượng cơ thể thay đổi như thế nào so với chuột kiểu dại ăn
cùng loại thức ăn? Giải thích.
c) Chuột bị nhược năng các tế bào tiết Ghrelin có mức độ hưng phấn của nơron POMC/CART tăng hay
giảm so với chuột bình thường khỏe mạnh? Giải thích.
d) Chuột được cải biến di truyền làm tăng biểu hiện thụ thể LEPR có hàm
lượng Leptin trong máu thay đổi như thế nào so với chuột kiểu dại? Giải
thích.
2. Mang của cá nước ngọt, huyết tương được tách biệt khỏi nước ở môi trường
ngoài nhờ 1 lớp biểu mô mỏng, do đó cá có nguy cơ bị mất ion như Na + và Cl-
vào môi trường và nước từ môi trường có xu hướng đi vào huyết tương qua
biểu mô mang cá. Có các cơ chế vận chuyển làm các ion vô cơ và nước qua
mang giúp duy trì sự khác biệt về thành phần ion giữa huyết tương và nước
ngoài môi trường. Dựa vào hình 1: Cơ chế vận chuyển của 4 ion qua biểu mô
mang cá, hãy cho biết:
a) pH máu thay đổi như thế nào khi ức chế bơm Cl - trên màng?
b) Giả sử có một chất ức chế chuỗi chuyền điện tử thì dòng Na + đi vào và
dòng HCO3- đi ra khỏi tế bào có bị ảnh hưởng không? Vì sao?
c) Khi hoạt động hô hấp của cá tăng thì sự vận chuyển Na + và Cl- qua tế bào
biểu mô tăng hay giảm? Giải thích.
1 a) Ức chế hoạt động của nơron POMC/CART sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn. Vì nơron này nhận tín hiệu
hưng phấn từ insullin có tác dụng ức chế cảm giác thèm ăn, còn nơron NPY/AGRP nhận tín hiệu hưng
phấn từ Ghrelin có tác dụng kích thích thèm ăn.
b) Chuột sẽ có khối lượng cơ thể tăng lên. Vì tín hiệu của PYY là qua thụ thể Y2R là ức chế nơron
NPY/AGRP làm giảm thèm ăn. Vì vậy đột biến Y2R sẽ tăng sự thèm ăn -> tăng lượng thức ăn
c) Chuột sẽ có mức độ hưng phấn của nơron POMC/CART là tăng lên. Vì giảm Ghrelin làm giảm kích
thích nơron NPY/AGRP -> Giảm tín hiệu ức chế của nơron NPY/AGRP lên nơron POMC/CART
d) Chuột sẽ có hàm lượng Leptin máu giảm. Vì tăng biểu hiện thụ thể LEPR làm tăng tín hiệu của Leptin
lên hai nơron NPY/AGRP và POMC/CART -> tăng ức chế thèm ăn -> chuột ăn vào ít -> giảm sự phát
triển mô mỡ -> giảm tiết Leptin.
2 a) pH máu tăng vì khi ức chế bơm Cl- trên màng làm giảm chuyển Cl- đi vào và giảm HCO3- đi ra. →
HCO3- tăng trong máu→pH máu tăng.
b) - Ức chế chuỗi chuyền điện tử dòng Na+ đi vào và dòng HCO 3- đi ra khỏi tế bào sẽ bị ảnh hưởng.
- Ức chế chuỗi chuyền điện tử giảm tạo ATP, mà bơm Na +/H+ và HCO3-/ Cl- hoạt động cần ATP, do vậy
sẽ giảm dòng Na+ đi vào và dòng HCO3- đi ra.
c) Khi hoạt động hô hấp của cá tăng thì sự vận chuyển Na + và Cl- qua tế bào biểu mô tăng. Vì hô hấp tăng
→ tăng CO2 trong máu→ tăng tạo HCO3- và H+→bơm Na+/H+ và HCO3-/ Cl- tăng hoạt động → tăng vận
chuyển Na+ và Cl-
Câu 4: (2,0 điểm ) Tiêu hóa, hô hấp
1. Một thí nghiệm được tiến hành để nghiên cứu về ảnh hưởng của ba loại thuốc (X, Y và Z) đến quá
trình tiêu hoá và hấp thu carbohydrate ở ruột non. Các cá thể chuột được chia làm 4 nhóm; các nhóm đều
được ăn loại thức ăn tiêu chuẩn; mỗi nhóm thí nghiệm 1, 2 và 3 lần lượt được dùng riêng rẽ thuốc X, Y và
Z ngay trước khi ăn trong khi nhóm đối chứng không dùng bất kì thuốc nào. Kết quả đánh giá hàm lượng
amylase tương đối trong dịch tuy, nồng độ thẩm thấu của vị trấp ngay khi xuống tá tràng, nồng độ thẩm
thấu của nhũ trấp sau 10 phút ở tá tràng và khi đến hồi tràng được ghi nhận ở bảng 4.
Bảng 4
Đối Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
chứng
Hàm lượng amylase trong dịch tụy (đơn vị 250 350 75 350
tương đối)
Nồng độ thẩm thấu của vị trấp ngay khi xuống tá 300 300 300 300
tràng (mOsm/L)
Nồng độ thẩm thấu của nhũ trấp sau 10 phút ở tá 450 600 600 800
tràng (mOsm/L)
Nồng độ thẩm thấu của nhũ trấp khi đến hồi 250 475 500 700
tràng (mOsm/L)
Phân tích dữ liệu ở bảng 4, hãy cho biết:
a. Mỗi thuốc X, Y và Z có cơ chế nào trong số các cơ chế tác dụng sau đây:
(1) bám và ức chế thụ thể CCK; (2) cạnh tranh với tinh bột trong thức ăn khi liên
kết vào amylase; (3) bất hoạt các protein đồng vận chuyển Na + và glucose ở biểu mô ruột non? Giải thích.
b. Giả sử cả ba thuốc trên đều không được vận chuyển qua lớp màng tế bào ở mặt hướng về dịch kẽ
của tế bào thuộc hệ tiêu hoá. Trong số ba thuốc X, Y và Z, thuốc nào bị mất tác dụng khi sử dụng theo
đường máu? Giải thích.
c. Trong số ba thuốc X, Y và Z, thuốc nào làm tăng nguy cơ tiêu chảy mất nước lớn nhất khi sử dụng
riêng rẽ từng thuốc? Giải thích.
2. Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS, acute respiratory distress syndrome) là tình trạng rối
loạn hô hấp xảy ra cấp tính có thể dẫn đến tử vong Hình 7.2 biểu thị đặc điểm phế nang ở người khoẻ
mạnh và người bệnh A có ARDS. So với người khỏe mạnh, người bệnh A có những chỉ số sinh lí sau đây
thay đổi như thế nào? Giải thích
(1) Tốc độ hấp thu dịch tiết ở phế nang của lớp biểu mô.
(2) pH của máu ở động mạch chủ.
(3) Tỉ số giữa lưu lượng dòng khí và lưu lượng mẫu (VQ) của phối.
Câu 4 1.a (1) Thuốc Y là thuốc có cơ chế bám và ức chế đặc hiệu thụ thể của CCK.
 Bởi vì: thuốc bám và ức chế đặc hiệu thụ thể của CCK → giảm mức tiết amylase  →giảm khả
năng thuỷ phân tinh bột + nồng độ thẩm thấu của nhũ trập đến hội tràng vẫn còn cao (do các
polymer như tinh bột và glycogen còn chưa được tiêu hoá hết) →phù hợp với chuột nhóm 2 sử
dụng thuốc Y
(2) Thuốc X là thuốc cạnh tranh với tinh bột trong thức ăn liên kết vào amylase.
Bởi vì: thuốc cạnh tranh với tinh bột trong thức ăn liên kết vào amylase → ức chế hoạt động thuỷ
phân tinh bột của amylase → nồng độ thẩm thấu của nhũ trấp ở tá tràng ở mức cao → kích thích tế
bào ruột tiết ra CCK → kích thích các tế bào nang tuyến ở tuyến tụy tiết ra amylase. Hoạt động
thuỷ phân của amylase bị ức chế 2 nồng độ thẩm thấu của nhũ trấp ở hồi tràng tăng cao → phù
hợp với chuột nhóm 1 sử dụng thuốc X.
(3) Thuốc Z là thuốc bất hoạt các protein đồng vận chuyển ion Na+ và glucose trên biểu mô ruột
non.
 Bởi vì: thuốc ngăn cản sự hấp thu glucose → nồng độ glucose trong ruột non tăng cao làm tăng áp
suất thẩm thấu nhiều hơn (glucose được thuỷ phân từ tinh bột,tạo ra nhiều đơn phân nhưng không
được là cao hơn so với nhóm 1 và nhóm 2)→ nồng độ thẩm thấu của nhũ trấp xuống tá tràng sau
10 phút tăng cao và vẫn duy trì ở mức cao cho đến hồi tràng.
1.b - Thuốc X và thuốc Z đều bị mất tác dụng khi sử dụng theo đường máu.
Bởi vì hai thuốc này đều tác động trên bề mặt biểu mô ống tiêu hóa (mặt đỉnh)  hoặc trong lòng
ống tiêu hoá để phát huy tác dụng;nhưng hai loại thuốc này trong máu không được vận chuyển qua
lớp màng tế bào ở mặt hướng về dịch kẽ  → không tiếp cận được các protein mà chúng tương
tác→ không phát huy được tác dụng.
1.c - Thuốc Z làm tăng nguy cơ mất nước nhiều nhất.
 Bởi vì thuốc Z làm tăng áp suất thấm trong lòng ruột lớn nhất → ngăn cản sự hấp thụ nước ở biểu
mô ruột→nguy cơ tiêu chảy mất nước là lớn nhất.
2 (1) Tốc độ hấp thu dịch ở biểu mô phế nang giảm. Bởi vì: phế nang bị tổn thương -> giảm các
kênh Na+ biểu mô (ENaC) ở phế nang -> giảm hấp thu dịch tiết.
(2) pH máu ở động mạch chủ giảm do giảm trao đổi khí tại phế nang; tăng lượng CO 2 trong máu
làm giảm pH máu.
(3) Tỉ số lưu lượng dòng khí và lưu lượng máu (V/Q) giảm do dòng khí đến phế nang trao đổi khí
giảm, trong khi lượng máu tưới tăng do kích thích hoạt động của thần kinh giao cảm -> V/Q giảm.
Câu 4 (2,0 điểm): Tiêu hoá – Hô hấp
1. Năm 2005, Barry Marshall và Robin Warren đã được nhận giải thưởng Nobel Y học với việc phát hiện
ra vi khuẩn Helicobacter pylori là tác nhân gây loét dạ dày. Vi khuẩn này gây loét dạ dày bằng cách nào?
Tại sao chúng không bị ảnh hưởng bởi HCl trong dạ dày? Phát hiện này đã định hướng như thế nào cho
việc điều trị các ổ loét dạ dày?
2. Ở mang của cá nước ngọt, huyết tương được tách biệt khỏi nước ở môi trường ngoài nhờ một lớp biểu
mô mỏng, do đó cá có nguy cơ bị mất ion như Na và Cl vào môi trường và nước từ môi trường có xu
hướng đi vào huyết tương qua biểu mô mang cá. Có các cơ chế vận chuyển làm các ion vô cơ và nước
qua mang giúp duy trì sự khác biệt về thành phần ion giữa huyết tương và nước ngoài môi trường. Hình 5
cho thấy cơ chế vận chuyển của bốn ion qua biểu mô mang cá.

Hình 5
Hãy xác định mỗi câu sau đây là đúng hay sai. Giải thích ngắn gọn.
a. Ức chế bơm Cl- làm pH máu tăng.
b. Nồng độ CO2 tăng do hoạt động trao đổi chất làm tăng vận chuyển Na+ và Cl- qua tế bào biểu mô.
c. Chất ức chế chuỗi truyền điện tử làm giảm dòng Na + vào tế bào nhưng không ảnh hưởng đến dòng
HCO3- ra khỏi tế bào tại biểu mô mang.
d. Khi cơ thể bị nhiễm kiềm, tế bào biểu mô tăng cường tổng hợp prôtêin vận chuyển trao đổi ion
Cl-/HCO3-.
CÂU Ý NỘI DUNG
4 1 - Vi khuẩn này gây loét dạ dày bằng cách: có enzim chuyển hoá ure thành NH3 → gây môi
trường kiềm cục bộ → kích thích dạ dày tiết thêm HCl → gây tổn thương niêm mạc dạ dày,
tạo vết loét.
- Khi vi khuẩn tạo môi trường kiềm cục bộ → tránh được tác động của HCl → không bị ảnh
hưởng bởi HCl trong dạ dày.
- Chữa các ổ loét dạ dày bằng thuốc kháng sinh, vì tác nhân gây bệnh là vi khuẩn.
2 a. Đúng. Ức chế bơm Cl-  HCO3- không được vận chuyển ra môi trường ngoài  pH máu
tăng.
b. Đúng . CO2 tăng  kết hợp với nước  phân li thành H+ và HCO3-  tăng vận chuyển
H+ và HCO3- ra ngoài  tăng vận chuyển Na+ và Cl- qua tế bào biểu mô.
c. Sai. Chất ức chế chuỗi truyền điện tử  giảm ATP  giảm cung cấp năng lượng cho
bơm hoạt động  ảnh hưởng đến dòng Na+ và HCO3-.
d. Đúng. Khi cơ thể bị nhiễm kiềm, tế bào biểu mô tăng cường tổng hợp protein vận chuyển
trao đổi ion Cl-/HCO3- để nhanh chóng vận chuyển HCO 3- ra khỏi máu  duy trì cân bằng
nội môi.

You might also like