You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 8 – HỌC KÌ I

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)


Hãy chọn chữ cái trước phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm của em.
Câu 1. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau :
Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa
xương.
A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài
B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong
C. (1) : màng xương ; (2) : vào trong
D. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài
Câu 2. Để cơ và xương phát triển tốt cần:
A. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí
B. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
C. Lao động vừa sức.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3. Gặp người bị tai nạn gãy xương tay sẽ làm gì?
A. Nắn lại ngay chỗ xương bị gãy B. Tiến hành sơ cứu, băng bó rồi đưa đi bệnh viện
C. Đưa ngay đến bệnh viện D. Gọi xe cứu thương
Câu 4. Cơ có hai tính chất cơ bản là
A. co và dãn. B. gấp và duỗi. C. phồng và xẹp. D. kéo và đẩy.
Câu 5. Sự đông máu liên quan chủ yếu đến hoạt động của tế bào máu nào?
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu
C. Tiểu cầu
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6. Ở người có mấy nhóm máu chính:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế
hình thành khối máu đông ?
A. Cl- C. Na+
2
B. Ca D. Ba2+
Câu 8. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?
A. Prôtêin độc C. Kháng nguyên
B. Kháng thể D. Kháng sinh
Câu 9. Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu ?
A. 0,3 giây C. 0,5 giây
B. 0,4 giây D. 0,1 giây
Câu 10. Quá trình hô hấp bao gồm:
A. Sự thở và sự trao đổi khí ở phổi
B. Sự thở và sự trao đổi khí ở tế bào
C. Sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào
D. Sự thở, sự trao đổi khí ở tế bào và sự trao đổi khí ở phổi.
Câu 11. Trao đổi khí ở phổi là quá trình:
A. Trao đổi khí ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu.
B. Trao đổi CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.
C. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O 2 từ máu vào không khí ở phế nang và của
CO2 từ không khí ở phế nang vào máu.
D. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O 2 từ không khí ở phế nang vào máu và
của CO2 từ máu vào không khí ở phế nang.
Câu 12. Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp đó là:
A. Bụi C. Vi sinh vật gây bệnh
B. Nito oxit D. Tất cả các đáp án trên
Câu 13. Tiêm phòng vacxin giúp con người:
A. Tạo sự miễn dịch tự nhiên B. Tạo sự miễn dịch nhân tạo
C. Tạo sự miễn dịch bẩm sinh D. Cả A,B,C
Câu 14. Tế bào tham gia vận chuyển oxi và cacbonic là:
A. Bạch cầu C. Tiểu cầu
B. Hồng cầu D. Cả A và B
Câu 15. Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra đó là:
A. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm
B. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng
C. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng
D. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm
II. PHẦN TỰ LUẬN : (4 điểm)
Câu 1: Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ở
người? (2điểm)
Câu 2: Để xương và cơ thể chắc khỏe, chống cong vẹo cột sống các em cần làm gì?(1đ)
Câu 3: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người?(1đ)

GỢI Ý LÀM BÀI

Câu 1 1, Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ:


(2 điểm ) + Máu giàu CO2 (đỏ thẫm) từ tâm thất phải sẽ theo
động mạch phổi về các động mạch nhỏ hơn
+rồi về các mao mạch ở phế nang, tại đây xảy ra quá
trình trao đổi khí:
+CO2 từ máu khuếch tán vào phế nang và O2 từ phế
nang khuếch tán vào máu.
+Sau trao đổi khí, máu giàu O 2 (máu đỏ tươi) sẽ đi theo
các tĩnh mạch nhỏ rồi về tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ
trái
2, Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn:
= Máu giàu O2 (máu đỏ tươi) sẽ từ tâm thất trái lên
động mạch chủ rồi đi đến các động mạch nhỏ hơn và
mao mạch ở các cơ quan.
+Tại đây sẽ xảy ra quá trình trao đổi khí: O2 từ máu
khuếch tán vào tế bào
+ CO2 từ tế bào sẽ khuếch tán vào máu,
+ máu giàu CO2 (máu đỏ thẫm) sẽ đi theo các tĩnh mạnh
nhỏ về tĩnh mạch chủ trên/tĩnh mạch chủ dưới rồi đổ
vào tâm nhĩ phải.
Câu 2 a- Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần:
( 1,5 điểm ) có chế độ dinh dưỡng hợp lí, tắm nắng sớm để
xương phát triển, luyện tập thể dục thể thao, lao
động vừa sức.
- Để chống cong vẹo cột sống: lao động, mang vác
vừa sức, mang vác đều 2 vai; ngồi học đúng tư thế,
không nghiêng vẹo, gò vai…

Câu 3 + Không khí được hít vào qua mũi → hầu → thanh
(1 điểm) quản → khí quản → phổi (phế quản → phế nang).

+Ở phế nang xảy ra trao đổi khí giàu ôxi với máu
và đưa khí giàu CO2 từ máu vào phế nang → sau
đó thở ra. Không khí được đẩy ngược lại từ phổi ra
khí quản → thanh quản → hầu → thở ra qua mũi.

You might also like