You are on page 1of 7

CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN MÁU

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN


1. Cấu tạo chung
Hệ tuần hoàn gồm gồm 3 thành phần chính:
- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô
- Tim: Hoạt động như máy bơm hút máu về và đẩy máu đi = động lực chính đẩy máu chảy trong mạch
- Hệ thống mạch máu: Hệ thống động mạch – hệ thống mao mạch – hệ thống tĩnh mạch
2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn :
Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT


- Động vật đơn bào và nhiều loài động vật đa bào bậc thấp: không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt
cơ thể.
- Giun đốt, động vật đa bào bậc cao: đã có hệ tuần hoàn
- Tùy theo cấu tạo hệ mạch, có thể phân biệt:
+ hệ tuần hoàn hở
+ hệ tuần hoàn kín : • hệ tuần hoàn đơn

• hệ tuần hoàn kép


* Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở:

- Hệ tuần hoàn hở: Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô, máu lưu thông với tốc độ chậm.

- Hệ tuần hoàn kín: Máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hòa và phân phối máu nhanh.
* Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép:
- Hệ tuần hoàn đơn: một vòng tuần hoàn (lớp cá)
- Hệ tuần hoàn kép: hai vòng tuần hoàn (lưỡng cư, bò sát, chim, thú)

Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép


=> Tuần hoàn kép có ưu điểm hơn tuần hoàn đơn: vì máu từ cơ quan trao đổi khí trở về tim, sau đó mới được tim bơm đi
nuôi cơ thể nên áp lực, tốc độ máu lớn hơn, máu đi được xa hơn  tăng hiệu quả cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào,
đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
1. Tính tự động của tim
- Khái niệm: Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì.
- Nguyên nhân: do có “hệ dẫn truyền tim”, gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng Puốckin.

2. Chu kì hoạt động của tim


- Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ  pha co tâm thất  pha dãn chung.
VD: ở người trưởng thành, một chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây, gồm: Pha co tâm nhĩ: 0,1 giây  pha co tâm
thất: 0,3 giây  pha dãn chung: 0,4 giây

- Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút


+ VD: Nhịp tim của người là 75 lần /1phút.
 Nhịp tim của các loài động vật là khác nhau: động vật càng nhỏ tim đập càng nhanh và ngược lại.
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
1. Cấu trúc của hệ mạch
- Hệ mạch bao gồm: Hệ thống động mạch, hệ thống tĩnh mạch, hệ thống mao mạch

- Tổng tiết diện mạch máu:


+ tăng dần từ động mạch chủ đến mao mạch
+ lớn nhất ở mao mạch.
+ giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch chủ
2. Huyết áp
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
- Huyết áp có 2 trị số:
+ Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu): ứng với lúc tim co đẩy một lượng máu lên động mạch mạch → áp lực lên
động mạch tăng và đạt cực đại.
+ Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương): ứng với lúc tim dãn (nghỉ), máu không được bơm lên động mạch →
áp lực lên động mạch giảm và đạt thấp nhất.
VD: Ở người: + huyết áp tâm thu khoảng 110 – 120 mmHg.
+ huyết áp tâm trương khoảng 70 – 80 mmHg.
- Sự biến động của huyết áp trong hệ mạch: Huyết áp giảm dần từ động mạch  mao mạch  tĩnh mạch.Nguyên
nhân là do:
+ lực đẩy máu do sự co bóp của tim giảm dần.
+ ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch.
3. Vận tốc máu
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
VD: Vận tốc máu trong:
+ động mạch chủ khoảng 500 mm/s
+ mao mạch khoảng 0,5 mm/s
+ tĩnh mạch chủ khoảng 200 mm/s
- Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
* Mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch:
Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch: tổng tiết diện càng lớn thì vận tốc máu càng giảm và ngược lại.

+ Trong hệ thống động mạch: tổng tiết


diện tăng dần  vận tốc máu giảm dần.
+ Trong hệ thống mao mạch: tổng tiết
diện lớn nhất  vận tốc máu chậm nhất
+ Trong hệ thống tĩnh mạch: tổng tiết
diện giảm dần  vận tốc máu tăng dần.
=> Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch: đảm bảo
cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ TUẦN HOÀN MÁU


Câu 1: Nhóm nào dưới đây gồm những động vật có hệ tuần hoàn kín?
A. Mực ống, bạch tuộc, chim bồ câu, ếch giun. B. Giun đất, ốc sên, cua, sóc.
C. Thủy tức, mực ống, sứa lược, san hô. D. Tôm, sán lông, trùng giày, ghẹ.
Câu 2: Những nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép (có 2 vòng tuần hoàn)?
A. Lưỡng cư, bò sát, sâu bọ. B. Cá, thú, giun đất.
C. Lưỡng cư, chim, thú. D. Chim, thú, sâu bọ, cá, ếch nhái.
Câu 3: Những nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Sứa; Giun tròn; Giun đất. B. Côn trùng; Lưỡng cư; Bò sát.
C. Giáp xác; Sâu bọ; Ruột khoang. D. Côn trùng; Thân mềm.
Câu 4: Con đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín diễn ra theo trật tự nào dưới đây?
A. Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.
B. Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.
C. Tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.
D. Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.
Câu 5: Hệ tuần hoàn hở có bao nhiêu bộ phận cấu tạo sau đây?
I. Tim. II. Động mạch. III. Tĩnh mạch. IV. Mao mạch.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 6: Khi nói về chức năng của các bộ phận của hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim được xem là máy bơm hút và đẩy máu.
II. Động mạch dẫn máu từ tim đi nuôi cơ thể.
III. Tĩnh mạch dẫn máu về tim.
IV. Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 7: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn của cá chép là:
A. Tim → động mạch lưng → Mao mạch ở các cơ quan → động mạch bụng → mao mạch mang → tĩnh
mạch mang → tim.
B. Tim → động mạch lưng → Mao mạch ở các cơ quan → tĩnh mạch bụng → mao mạch mang → động
mạch mang → tim.
C. Tim → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → Mao mạch ở các cơ quan → tĩnh
mạch → tim.
D. Tim → động mạch mang → mao mạch mang → tĩnh mạch mang → Mao mạch ở các cơ quan → tĩnh
mạch → tim.
Câu 8: Cho hệ tuần hoàn như hình bên.

Trình tự các cấu trúc 1, 2, 3, 4, 5 là:


A. Tĩnh mạch phổi, động mạch phổi, động mạch lớn, tĩnh mạch lớn, tâm thất phải.
B. Động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch lớn, động mạch lớn, tâm thất phải.
C. Tĩnh mạch phổi, động mạch phổi, động mạch lớn, tĩnh mạch lớn, tâm thất trái.
D. Động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch lớn, động mạch lớn, tâm thất trái.
Câu 9: Hệ tuần hoàn hở có ở nhóm động vật nào sau đây?
A. Cá sấu, rùa, thằn lằn, rắn. B. Ốc sên, trai, côn trùng, tôm.
C. Ếch đồng, ếch cây, cóc nhà, ễnh ương. D. Chim bồ câu, vịt, chó, mèo.
Câu 10: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?
A. Tim → động mạch → hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với các tế bào → tĩnh
mạch → tim.
B. Tim → động mạch → khoang cơ thể → trao đổi chất với các tế bào → tĩnh mạch → hỗn hợp máu - dịch
mô → tim.
C. Tim → động mạch → trao đổi chất với các tế bào → Hỗn hợp máu - dịch mô → khoang cơ thể → tĩnh
mạch → tim.
D. Tim → động mạch → khoang cơ thể → hỗn hợp máu - dịch mô → trao đổi chất với các tế bào → tĩnh
mạch → tim.
Câu 11: Trong các động vật sau, có bao nhiêu loài có máu không pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2?
I. Chim; II. Thú; III. Cá xương; IV. Thằn lằn;
V. Ếch.
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 12: Ở hệ tuần hoàn kép, máu trong những bộ phận nào sau đây là máu giàu CO 2?
I. Tĩnh mạch phổi; II. Động mạch phổi; III. Động mạch lớn; IV. Tĩnh mạch lớn.
V. Tâm thất trái; VI. Tâm nhĩ phải.
A. I, II, VI. B. III, VI, V. C. II, IV, VI. D. II, IV, V.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình.
B. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh.
C. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao dổi khí và trao đổi chất của cơ thể.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp và chảy chậm.
Câu 14: Khi nói về hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
II. Máu đi từ động mạch sang mao mạch và theo tĩnh mạch trở về tim.
III. Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình hoặc cao.
IV. Tốc độ máu chảy trong mạch nhanh.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 15: Khi nói về hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Máu chảy với áp lực thấp.
II. Máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào.
III. Hệ tuần hoàn hở có ở các loài động vật thuộc nhóm côn trùng, thân mềm.
IV. Hệ tuần hoàn hở có hệ thống mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 16: Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong cơ thể ở trạng thái bình thường, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Từ tĩnh mạch về tâm thất. B. Từ tâm thất vào tĩnh mạch
C. Từ tâm nhĩ xuống tâm thất. D. Từ động mạch về tâm nhĩ.
Câu 17: Vì sao hệ tuần hoàn của châu chấu được coi là hệ tuần hoàn hở?
A. Vì máu chảy trong mạch với tốc độ chậm.
B. Vì máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi.
C. Vì máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch, tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể.
D. Vì máu chảy trong mạch với áp lực thấp.
Câu 18: Biến thiên của vận tốc máu trong hệ mạch giảm dần theo thứ tự nào sau đây?
A. Động mạch - mao mạch – tĩnh mạch. B. Động mạch – tĩnh mạch – mao mạch.
C. Mao mạch – tĩnh mạch – động mạch. D. Mao mạch – động mạch – tĩnh mạch.
Câu 19: Khi tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng nào sau đây?
A. Co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp.
B. Co bóp nhịp nhàng với chu kỳ 0,8 giây và 75 chu kỳ tim trong 1 phút như tim bình thường.
C. Co bóp đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi.
D. Co dãn tự động theo chu kỳ nhờ hệ dẫn truyền tự động của tim.
Câu 20: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim thường kéo dài khoảng thời gian bao lâu?
A. 0,8 giây. B. 0,6 giây. C. 0,7 giây. D. 0,9 giây.
Câu 21: Trong hệ dẫn truyền tim, bộ phận nào có khả năng tự phát xung thần kinh?
A. Nút nhĩ thất. B. Nút xoang nhĩ. C. Bó His. D. Mạng Buôc king.
Câu 22: Tính tự động của tim được hiểu như thế nào?
A. Khả năng hoạt động không chịu sự điều hòa của não bộ.
B. Khả năng duy trì hoạt động ngay cả khi cắt rời khỏi cơ thể.
C. Khả năng hoạt động suốt đời không mệt mỏi.
D. Khả năng tự động co giãn theo chu kì của tim.
Câu 23: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
A. Nút nhĩ thất → Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → Bó his → Mạng Puôckin, làm tâm nhĩ, tâm thất co.
B. Nút xoang nhĩ → Bó his → Hai tâm nhĩ → Nút nhĩ thất → Mạng Puôckin, làm tâm nhĩ, tâm thất co.
C. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → Mạng Puôckin → Bó his, làm tâm nhĩ, tâm thất co.
D. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôckin, làm tâm nhĩ, tâm thất co.
Câu 24: Một người đi khám bác sĩ được bác sĩ cho biết chỉ số huyết áp của người đó đạt 120/70 mmHg. Có bao
nhiêu nhận xét sau đây là đúng về chỉ số trên?
I. Chỉ số 120 tương ứng với lúc tâm thất co.
II. Chỉ số 70 tương ứng với lúc tâm nhĩ co.
III. Đó là chỉ số huyết áp bình thường.
IV. Chỉ số này có thể thay đổi khi người đó bị xúc động.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 25: Khi nói về mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Động vật càng lớn nhịp tim càng nhanh và ngược lại.
B. Động vật càng lớn nhịp tim ổn định không thay đổi.
C. Động vật càng nhỏ nhịp tim càng nhanh và ngược lại.
D. Động vật càng nhỏ nhịp tim càng chậm và ngược lại.
Câu 26: Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
A. Tiết diện mạch và ma sát của máu với thành mạch.
B. Chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch và ma sát của máu với thành mạch.
C. Tiết diện mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
D. Ma sát của máu và tính đàn hồi của thành mạch.
Câu 27: Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, thiết diện mạch máu và vận tốc máu, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch nên vận
tốc máu giảm dần.
II. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất.
III. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc
máu tăng dần.
IV. Vận tốc máu chỉ phụ thuộc vào sự chênh lệch huyết áp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?
I. Lực co tim. II. Nhịp tim. III. Độ quánh của máu. IV. Khối lượng máu.
V. Số lượng hồng cầu. VI. Sự đàn hồi của mạch máu.
A. I, II, III, IV, V. B. I, II, III, V, VI . C. I, III, IV, VI. D. I, II, III, IV, VI.
Câu 29: Vì sao trong một chu kì tim, tâm thất luôn co sau tâm nhĩ?
A. Vì đợi máu từ tâm nhĩ đổ xuống để tống máu vào động mạch.
B. Vì thành tâm thất dày hơn nên co chậm hơn.
C. Vì hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
D. Vì các tĩnh mạch đổ máu về tâm nhĩ gây co tâm nhĩ trước sau đó mới đến co tâm thất.
Câu 30: Cho biết sự biến động của vận tốc máu, tổng tiết diện mạch và huyết áp trong hệ mạch như hình bên.

Biết đường cong A biểu thị huyết áp. Những nhận xét sau là đúng?
I. Đường cong C biểu thị vận tốc máu. II. Đường cong B biểu thị vận tốc máu.
III. Đoạn mạch I là động mạch. IV. Đoạn mạch III là mao mạch.
A. I, III, IV. B. II, III, IV. C. I, III. D. I, IV.

You might also like