You are on page 1of 32

TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

GV TRƯƠNG QUÂN BẢO


I. KHÁI QUÁT HỆ TUẦN HOÀN (HỆ VẬN CHUYỂN)
- Ở động vật đơn bào hoặc đa bào cơ thể nhỏ và dẹt: chưa có hệ tuần
hoàn
- Ở động vật bậc cao: hệ tuần hoàn gồm các thành phần sau
+ Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp dịch máu - nước mô
+ Tim: là một cái máy bơm hút và đẩy máu trong mạch máu.
+ Hệ thống mạch máu: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN

- Đối tượng: chân khớp, một số thân mềm


- Máu chảy với áp lực thấp, tốc độ chậm.
Hệ tuần - Khả năng phân phối máu đến các cơ quan chậm
hoàn hở - Máu tiếp xúc, trao đổi chất trực tiếp với tế bào
- Dòng máu: máu từ tim  động mạch  xoang cơ
thể  tĩnh mạch  về tim (không có mao mạch).
- Đối tượng: ĐVCXS, giun đốt, bạch tuộc, mực
ống,...
- Áp lực máu cao, tốc độ máu chảy nhanh.
- Khả năng phân phối máu đến các cơ quan nhanh
- Máu trao đổi chất với tế bào quá mao mạch.
- Dòng máu: máu từ tim  động mạch  mao mạch
 tĩnh mạch  về tim (máu chảy trong mạch kín).
Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép

Hệ tuần
hoàn
kín

- Đối tượng: cá - Đối tượng: giun đất, bạch tuộc*, mực


ống, lưỡng cư, bò sát, chim, thú,...
- Tim: 2 ngăn - Tim: 4 ngăn (chim, thú, cá sấu), 3
ngăn (lưỡng cư), 4 ngăn hụt (bò sát)
- Máu nuôi cơ thể: Đỏ tươi (giàu O2) - Máu đi nuôi nuôi cơ thể: đỏ tươi
(chim, thú, cá sấu), pha (lưỡng cư, bò
- Máu từ tim  động mạch mang  sát).
mao mạch mang  động mạch lưng  - Máu từ tim  động mạch chủ  mao
mao mạch cơ thể  tĩnh mạch  tim. mạch cơ thể  tĩnh mạch chủ  tim 
động mạch phổi  mao mạch phổi 
tĩnh mạch phổi  về tim.
III. CẤU TẠO & HOẠT ĐỘNG CỦA
TIM
1. Cấu tạo của tim (ở người)
- Tim người và thú có 4 ngăn: 2 tâm thất
(lớn, phía dưới) và 2 tâm nhĩ (nhỏ, phía
trên).
- Các van tim giúp điều tiết dòng máu
chảy trong mạch theo 1 chiều.
- Các ngăn tim có hệ thống thông với
động mạch hoặc tĩnh mạch.
2. Hoạt động của tim (ở người)
a. Tính tự động của tim
- Là khả năng co dãn tự động của tim theo chu kì do hoạt
động của hệ dẫn truyền tim gồm: Nút xoang nhĩ, nút nhĩ
thất, bó His và mạng Purkinje.
- Hoạt động: Nút xoang nhĩ phát xung  tâm nhĩ co  nút
nhĩ thất  bó His  mạng Purkinje  tâm thất co.
b. Chu kì hoạt động của tim
- Là một lần co và dãn nghỉ của tim, pha co gọi là tâm
thu, pha dãn gọi là tâm trương.
- Ở người, một chu kì tim khoảng 0,8s
Pha co tâm nhĩ (0,1 giây)  pha co tâm thất (0,3 giây)  pha dãn chung (0,4 giây)
- Nhịp tim: là số chu kì tim trong 1 phút, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
- Động vật càng nhỏ  tỉ lệ S/V càng lớn  mất nhiệt nhanh  chuyển hóa nhanh  tim
đập nhanh để đáp ứng nhu cầu O2 của cơ thể.
IV. CẤU TẠO & HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
1. Cấu tạo hệ mạch (ở người)

Tâm thất trái  động mạch chủ  mao mạch  tĩnh mạch chủ (giàu CO2) tâm nhĩ phải
tâm nhĩ trái  tĩnh mạch phổi (giàu O2)  mao mạch phổi  động mạch phổi
Động mạch Mao mạch Tĩnh mạch
- Dẫn máu từ tâm thất phải - Là các mạch máu nhỏ, nơi trao - Dẫn máu từ mao mạch phổi
đến phổi và tâm thất trái tới đổi chất và khí trực tiếp giữa về tâm nhĩ trái và mao mạch cơ
các cơ quan, có độ đàn hồi máu và dịch mô, dẫn máu tới thể về tâm nhĩ phải.
cao. các tiểu tĩnh mạch. - Máu chảy từ tiểu tĩnh mạch 
- Máu chảy từ động mạch chủ - Tổng tiết diện mao mạch là tĩnh mạch nhỏ  tĩnh mạch
 động mạch nhỏ  tiểu lớn nhất trong hệ mạch. chủ hoặc với kích thước tăng
động mạch với kích thước dần
nhỏ dần.
2. Hoạt động của hệ mạch (ở người)
a. Huyết áp: là áp lực máu tác động lên thành mạch
- Huyết áp tâm thu: cực đại, ứng với lúc tim co (110 – 120 mmHg).
- Huyết áp tâm trương: cực tiểu, ứng với lúc tim dãn (70 – 80
mmHg).
- Huyết áp giảm dần từ động mạch  mao mạch  tĩnh mạch.
- Tất cả các yếu tố làm tăng thể tích máu, nhịp tim cũng như giảm
độ đàn hồi của mạch đều làm tăng huyết áp và ngược lại.
b. Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
- Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch
- Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
c. Trao đổi chất giữa máu với tế bào: mao mạch là nơi trao đổi chất giữa máu và các mô, tế
bào.

V. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH


- Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch. Cơ chế thần kinh theo
nguyên tắc phản xạ, cơ chế thể dịch thực hiện nhờ các hormone.
- Dựa trên các thông tin được truyền về từ các thụ thể áp lực ở động mạch, trung khu điều hòa
tim mạch ở hành não điều chỉnh tần số xung thần kinh ở dây giao cảm hoặc đối giao cảm đến tim và
hệ nội tiết để điều hòa hoạt động của tim.
VI. BẢO VỆ SỨC KHỎE HỆ TUẦN HOÀN
1. Lợi ích của việc thể dục, thể thao với hệ tuần hoàn
- Cơ tim phát triển, thành tim dày, tăng thể tích tim qua đó tăng thể
tích tâm thu và sức đàn hồi của tim
- Giảm nhịp tim nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên và đảm bảo
cung cấp đầy đủ máu cho cơ thể.
- Mạch máu bền hơn và tăng khả năng đàn hồi, nhờ đó có thể tăng lưu lượng máu khi lao động
nặng.
- Tăng thêm mao mạch ở cơ xương, nhờ đó tăng khả năng điều chỉnh huyết áp.
- Tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu, nhờ đó tăng khả năng cung cấp O2.
2. Tác hại của rượu, bia với hệ tuần hoàn (SGK)
3. Các bệnh về tuần hoàn (SGK)

BÀI TẬP VẬN DỤNG


Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Nội dung 1. Khái quát về hệ tuần hoàn ở động vật (1 – 7)
Câu 1. Những bộ phận chính của hệ tuần hoàn là?
A. Tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn. B. Hồng cầu, mạch máu, tim.
C. Máu và nước mô. D. Bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu.
Câu 2. Dịch tuần hoàn gồm
A. máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô. B. hỗn hợp máu - dịch mô.
C. hỗn hợp dịch mô, máu - bạch huyết. D. hỗn hợp máu - bạch huyết.
Câu 3. Hệ mạch gồm các loại mạch chủ yếu là
A. Động mạch, mao mạch, tĩnh mạch B. Động mạch, mao mạch bạch huyết
C. Tĩnh mạch, mao mạch bạch huyết D. Động mạch, tĩnh mạch, mạch bạch huyết
Câu 4. Vai trò của tim trong tuần hoàn máu là
A. bơm và đẩy máu đi trong hệ tuần hoàn. B. nơi máu trao đổi trao đổi khí O2 và CO2
C. trạm trung gian để máu đi qua. D. chứa và dự trữ máu phân phối đến tế bào.
Câu 5. Chức năng của hệ tuần hoàn là
A. Vận chuyển các chất trong cơ thể.
B. Cung cấp oxygen cho các bộ phận cơ thể
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các bộ phận cơ thể.
D. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
Câu 6. Động vật hoặc nhóm động vật nào sau đây không có hệ tuần hoàn?
Trùng amip Thủy tức Sán lá gan Giun đất
Mực ống Giun đũa Bọt biển Tôm
Câu 7. Cho biết các nhận định sau về hệ tuần hoàn đúng hay sai. Giải thích
ST Đún Sai
Nội dung
T g
Tim ngoài nhiệm vụ và máy bơm và hút máu thì còn là nơi dự trữ máu
1
lâu dài.
2 Máu chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển và trao đổi khí O2 và CO2
3 Tất cả các loài động vật biết di chuyển đều có hệ tuần hoàn
4 Dịch tuần hoàn ở một số loại động vật là hỗn hợp máu – dịch mô
5 Máu ở tất cả các loài động vật có màu đỏ, do hemoglobin chứa sắt.
Nội dung 2. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật (8 – 40)
2.a. Hệ tuần hoàn hở (8 – 16)
Câu 8. Hệ tuần hoàn gồm các dạng
A. hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. B. hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
C. hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kín. D. hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kép.
Câu 9. Động vật có hệ tuần hoàn hở là
A. đa số thân mềm và chân khớp. B. đa số động vật có xương sống.
C. động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp. D. động vật đơn bào.
Câu 10. Nhóm động vật có hệ tuần hoàn không dùng để vận chuyển khí là
A. Chim. B. Côn trùng. C. Cá. D. Lưỡng cư.
Câu 11. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở.
Ốc sên Trai Kiến Tôm
Giun đất Mực ống Bạch tuột Thủy tức Ếch
Câu 12. Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm nào sau đây?
1. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
2. Dịch tuần hoàn là hỗn hợp máu – dịch mô.
3. Máu trao đổi chất với tế bào qua mao mạch.
4. Khả năng phân phối máu tới các cơ quan chậm
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3. 4
Câu 13. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là
A. Tim  động mạch  tĩnh mạch  khoang cơ thể  tim.
B. Tim  khoang cơ thể  động mạch  tĩnh mạch  tim.
C. Tim  tĩnh mạch  khoang cơ thể  động mạch  tim.
D. Tim  động mạch  khoang cơ thể  tĩnh mạch  tim.
Câu 14. Ở sâu bọ và côn trùng, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
A. Vận chuyển dinh dưỡng.
B. Vận chuyển chất bài tiết.
C. Vận chuyển khí trong hô hấp. D. Vận chuyển dinh dưỡng và chất bài tiết.
Câu 15. Hình sau đây mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. [M] là tĩnh mạch, [N] là mao mạch
2. Dịch tuần hoàn trao đổi chất với tế bào qua mao mạch
3. Dịch tuần hoàn là máu thuần túy không lẫn dịch mô.
4. Có một đoạn máu không chảy trong mạch kín.
A. 1 B. 2 C. 3 D.
4
Câu 16. Cho biết các nhận định sau về hệ tuần hoàn hở đúng hay sai. Giải thích
ST Đún Sai
Nội dung
T g
1 Máu đi từ động mạch đến tĩnh mạch mà không có mạch nối.
2 Hệ tuần hở không có hệ mao mạch.
3 Máu được tim bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang cơ thể.
4 Côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để vận chuyển O2 và CO2.
5 Không thích hợp với các động vật kích thước nhỏ, hoạt động chậm.
6 Không có tim để bơm và hút máu đi nuôi cơ thể.
2.b. Hệ tuần hoàn kín (9 – 33)
2.b.1. Khái quát về hệ tuần hoàn kín (9 – 15)
Câu 9. Hệ tuần hoàn kín có ở
A. giun đốt, thân mềm, cá, lưỡng cư, bò sát.
B. côn trùng, giun đốt, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
C. mực ống, bạch tuột, giun đốt, thân mềm và côn trùng.
D. mực ống, bạch tuột, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
Câu 10. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?
Ốc sên Cá* Kiến Tôm Ngỗng
Giun đất Mực ống Bạch tuột Thằn lằn Ếch
Câu 11. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
A. tim  động mạch  mao mạch  tĩnh mạch  tim.
B. tim  động mạch  tĩnh mạch  mao mạch  tim.
C. tim  mao mạch  động mạch  tĩnh mạch  tim.
D. tim  tĩnh mạch  mao mạch  động mạch  tim.
Câu 12. Hệ tuần hoàn kín có những đặc điểm nào sau đây?
1. Máu chảy với áp lực mạnh, tốc độ máu chảy nhanh.
2. Dịch tuần hoàn là hỗn hợp máu – dịch mô.
3. Máu trao đổi chất với dịch mô qua thành mao mạch
4. Khả năng phân phối máu tới các cơ quan nhanh
5. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín mao mạch  động mạch  tĩnh mạch.
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 4, 5. D. 2, 3. 4
Câu 13. Gọi là hệ tuần hoàn kín vì
A. máu phân phối đến các cơ quan nhanh
B. máu lưu thông liên tục trong mạch kín
C. máu chảy trong động mạch với áp lực cao.
D. tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 14. Hình bên mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín. Có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. [P] là máu trong xoang cơ thể
2. [M] là động mạch, [N] là tĩnh mạch.
3. Dịch tuần hoàn là máu không bị trộn lẫn với dịch mô.
4. Ở mạch máu [M], máu có áp lực và tốc độ thấp nhất.
A. 1 B. 2 C. 3 D.
4
Câu 15. Cho biết các nhận định sau về hệ tuần hoàn kín đúng hay sai. Giải thích
ST Đún Sai
Nội dung
T g
1 Có hệ thống nối giữ hệ thống động mạch và tĩnh mạch.
2 Hệ tuần hoàn hở chỉ có ở cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú
3 Thích hợp với các động vật có kích thước lớn, hoạt động tích cực.
4 Chỉ có một trái tim để bơm và hút máu
5 Gồm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
6 Hệ tuần hoàn kín có đầy đủ mao mạch, động mạch và tĩnh mạch.
Hoạt động của tim tốn nhiều năng lượng hơn của động vật có hệ tuần hoàn
7
hở
8
2.b.1. Hệ tuần hoàn “đơn” (16 – 20)
Câu 16. Hệ tuần hoàn đơn có ở
A. cá B. lưỡng cư. C. bò sát
D. chim
Câu 17. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn ở cá là
A. Tim  t/m chủ  m/m cơ quan  đ/m lưng  m/m mang  đ/m mang 
tim.
B. Tim  đ/m mang  m/m mang  đ/m lưng  m/m cơ quan  t/m chủ  tim.
C. Tim  đ/m lưng  m/m cơ quan  đ/m mang  m/m mang  t/m chủ  tim.
C. Tim  t/m chủ  m/m cơ quan  đ/m lưng  m/m mang  đ/m mang  tim.
Câu 18. Sơ đồ sau mô tả cấu tạo và đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn ở cá. Em hãy nối
tên các thành phần sau sao cho đúng.

Số kí hiệu Tên thành phần


1 a. Tĩnh mạch chủ
2 b. Động mạch lưng.
3 c. Tâm nhĩ.
4 d. Động mạch mang
5 e. Mao mạch mang.
6 f. Mao mạch cơ quan.
7 g. Tâm thất

Câu 19. Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn đơn ở cá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi (giàu O2)
2. Tim có 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn
3. Tâm thất co bơm máu vào động mạch chủ.
4. Tâm nhĩ chứa máu đỏ tươi, tâm thất chứ máu đỏ thẫm (giàu CO2).
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Cho biết các nhận định sau về hệ tuần hoàn đơn ở cá đúng hay sai. Giải thích
ST Đún Sai
Nội dung
T g
Máu qua mao mạch mang song song và ngược chiều với dòng nước qua
1
mang.
2 Trong tuần hoàn ở cá, hệ tĩnh mạch không có tĩnh mạch mang.
Ngoài cá, hệ tuần hoàn đơn còn có ở thân mềm, chân khớp sống dưới
3
nước.
4 Tại mao mạch mang, máu thải O2 và nhận CO2 vào các phiến mang.
5 Tim cá có 2 ngăn đều chứa máu giàu O2
Trong một chu kỳ, tim cá chỉ co và dãn 1 lần để bơm máu đi và thu máu
6
về.
7

2.b.2. Hệ tuần hoàn “kép” (21 - 33)


Câu 21. Hệ tuần hoàn kép có ở
A. lưỡng cư, bò sát, sâu bọ. B. cá, thú, giun
đất.
C. lưỡng cư, chim, thú. D. bò sát, chim, thú.
Câu 22. Nối đặc điểm cấu tạo tim và dòng máu đi nuôi cơ thể của các nhóm động vật sao cho đúng.
Nhóm động vật Cấu tạo tim, dòng máu đi nuôi cơ thể
a. Tim có 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ
1. Cá
tươi (giàu O2)
b. Tim có 4 ngăn, vách ngăn tâm thất hụt, máu
2. Lưỡng cư
đi nuôi cơ thể là máu pha
c. Tim có 2 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ
3. Bò sát
tươi (giàu O2)
d. Tim có 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu
4. Chim và thú
pha
Câu 23. Loài bò sát nào sau đây có máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2?
A. Rắn B. Thằn lằn C. Cá sấu D. Kỳ đà.
Câu 24. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú là
A. tim  đ/m chủ  m/m cơ thể  t/m chủ  tim  đ/m phổi  m/m phổi  t/m phổi  tim
B. tim  đ/m chủ  t/m chủ  m/m cơ thể  tim  đ/m phổi  m/m phổi  t/m phổi  tim
C. tim  đ/m chủ  t/m chủ  m/m cơ thể  tim  đ/m phổi  t/m phổi  m/m phổi  tim
D. tim  đ/m phổi  m/m phổi  t/m chủ  tim  đ/m phổi  m/m phổi  t/m phổi  tim
Câu 25. Khi nói về hệ tuần hoàn kép của Thú ở hình bên trái. Có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
1. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi (giàu O2)
2. Tim có 3 hoặc 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
3. Tâm thất co bơm máu vào động mạch chủ hoặc động mạch phổi.
4. Máu sau khi trao đổi khí ở phổi được thu về tim và bơm đi vào động mạch chủ.
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 26. Động vật nào sau đây có máu trong tâm thất là máu pha?
A. Ếch nhái, thằn lằn. B. Ếch nhái, cá sấu. C. Cá, ếch nhái. D. Cá, bò sát
Câu 27. Ở tim của nhóm động vật nào sau đây, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi?
A. Cá xương, chim, thú. B. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú.
C. Lưỡng cư, thú. D. Lưỡng cư, bò sát, chim.
Câu 28. Khi nói về các ngăn tim và số lượng vòng tuần hoàn của các loài động vật có xương
sống, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cá có tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. B. Chim có tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
C. Bò sát có tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. D. Lưỡng cư tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
Câu 29. Khi nói về hệ tuần hoàn kép ở lưỡng cư trưởng thành ở hình bên phải, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
2. Dịch tuần hoàn là hỗn hợp máu – dịch mô.
3. Máu trong tâm thất và máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
4. Ngoài hô hấp bằng phổi còn hô hấp qua da.
A. 1 B. 4
C. 2 D. 3
Câu 30. Sơ đồ sau mô tả cấu tạo và đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép ở thú. Em hãy nối
tên các bộ phận được đánh số tương ứng sau cho đúng.
Số kí
Tên thành phần
hiệu
1 a. Tâm nhĩ trái
2 b. Tâm thất phải
3 c. Động mạch chủ
4 d. Tĩnh mạch chủ
5 e. Mao mạch cơ quan
6 f. Động mạch phổi
7 g. Tâm nhĩ phải
8 h. Tâm thất trái
9 i. Tĩnh mạch phổi
10 k. Mao mạch phổi

Câu 31. Ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) máu đi nuôi cơ thể là máu pha vì
A. chúng là động vật biến nhiệt và sống ở tầng thấp.
B. tim không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.
C. tim có 3 ngăn hoặc 4 ngăn nhưng vách ngăn hụt.
D. tim chỉ có 2 ngăn kết hợp với việc hô hấp qua da.
Câu 32. Khi nói về hệ tuần hoàn ở bò sát (- cá sấu) ở hình bên phải, có bao nhiêu
phát biểu sau đúng?
1. Tim 4 ngăn, vách ngăn tâm thất không hoàn toàn
2. Dịch tuần hoàn là hỗn hợp máu – dịch mô.
3. Máu trong tâm thất và máu đi nuôi cơ thể là máu pha
4. Máu đi nuôi cơ thể có lượng O2 cao hơn ở lưỡng cư
A. 1 B. 4
C. 2 D. 3
Câu 33. Cho biết các nhận định sau về hệ tuần hoàn kép ở chim và thú đúng hay sai. Giải thích
ST Đún Sai
Nội dung
T g
1 Máu chảy trong động mạch luôn giàu O2, trong tĩnh mạch luôn giàu CO2
2 Máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ
3 Máu trong tâm thất luôn bơm vào động mạch.
4 Máu trong tĩnh mạch luôn chảy về tim.
5 Tim có thể có 2, 3 hoặc 4 ngăn tùy vào môi trường sống
6 Phần bên phải của tim theo chiều cơ thể người, luôn chứa máu giàu O2.
7 Máu được tim bơm vào động mạch là xuất phát từ tâm nhĩ.
8 Máu từ tĩnh mạch về tim sẽ đổ vào tâm thất đầu tiên.
9 Tâm thất trái sẽ có lực co bóp lớn nhất để tống máu đi nuôi cơ thể
10 Máu trong động mạch chủ và tĩnh mạch phổi là máu đỏ tươi (giàu O2).
2.c. Tổng hợp và vận dụng (34– 40)
Câu 34. Điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn cá nục và hệ tuần
hoàn cá voi là gì?
A. Cá voi có mao mạch, cá nục không có mao mạch.
B. Tim cá voi có 2 ngăn, tim cá nục có 4 ngăn.
C. Cá voi có 2 vòng tuần hoàn, cá nục chỉ có 1 vòng tuần
hoàn.
D. Cá voi có vòng tuần hoàn kín, cá nục có vòng tuần hoàn hở.
Câu 35. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở hệ tuần hoàn của chân khớp mà không có ở hệ
tuần hoàn của bò sát?
1. Có dịch tuần hoàn, có tim, có hệ mạch.
2. Dịch tuần hoàn là hỗn hợp máu – nước mô.
3. Tim luôn bơm máu vào động mạch.
4. Máu chảy liên tục trong mạch kín.
A. 2 B. 4 C. 3 D.1
Câu 36. Xét các loài: Trai sông, các chép, tôm hùm, thỏ, ếch đồng. Khi nói về tuần hoàn của các
loài này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Hệ tuần hoàn của cả 5 loài này đều có dịch tuần hoàn.
2. Trong 5 loài này, có 3 loài có hệ tuần hoàn hở.
3. Hệ tuần hoàn của trai sông, máu chảy trong hệ mạch với áp lực thấp.
4. Có 2 loài có hệ tuần hoàn kép.
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 37. Hình sau đây mô tả hệ tuần hoàn của một số nhóm động vật. Khi nói về hình này, phát
biểu nào sau đây đúng?

1. Tâm nhĩ là A, tâm thất là V.


2. Ở hệ tuần hoàn [N] và [O], máu trong tâm thất giàu O2.
3. Ở hệ tuần hoàn [M] máu trong tim luôn giàu CO2.
4. Hệ tuần hoàn [M], [N], [O], [P] theo thứ tự là của cá, bò sát (- cá sấu), lưỡng cư, thú.
A. 1, 2 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 3, 4
Câu 38. Hãy đánh dấu check (✓) vào đặc điểm mà em cho là phù hợp với máu trong hệ tuần hoàn
của các nhóm động vật sau đây.
Bò sát Chim,
Cá Lưỡng (- cá
ST thú
Nội dung cư sấu)
T

1 Máu trong động mạch chủ (hoặc lưng) giàu O2


2 Máu trong động mạch chủ là máu pha.
Máu trong động mạch phổi (hoặc mang) giàu
3
CO2.
Máu trong động mạch phổi (hoặc mang) là máu
4
pha
5 Máu trong tĩnh mạch chủ giàu CO2.
6 Máu trong tĩnh mạch phổi giàu O2.
7 Máu trong tĩnh mạch phổi là máu pha.
Câu 39. Khi nói về sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Tiến hóa theo thứ tự cá  lưỡng cư  bò sát  chim và thú
2. Tiến hóa từ hệ tuần hoàn hở  hệ tuần hoàn kín.
3. Tiến hóa từ hệ tuần hoàn đơn  hệ tuần hoàn kép.
4. Tiến hóa theo hướng tăng dần số lượng buồng tim.
A. 1 B.4 C. 2 D. 3
Câu 40. Cho biết các nhận định sau về hệ tuần hoàn ở động vật đúng hay sai. Giải thích
STT Nội dung Đúng Sai
1 Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép.
STT Nội dung Đúng Sai
Hệ tuần hoàn hở có tốc độ lưu thông máu nhanh hơn so với hệ tuần hoàn
2
kín.
3 Ở hệ tuần hoàn kín, tâm thất của tim luôn co trước tống máu vào tâm nhĩ.
4 Hệ tuần hoàn đơn có 1 tim còn hệ tuần hoàn kép có 2 tim.
5 Áp lực, vận tốc máu trong hệ tuần hoàn kép cao hơn hệ tuần hoàn đơn.
6 Hệ tuần hoàn đơn tim có 2 ngăn còn hệ tuần hoàn kép tim chỉ có 4 ngăn.
7 Hệ tuần hoàn kép chỉ gặp ở động vật lưỡng cư hoặc sống trên cạn.
8 Hệ tuần hoàn hở là không có hệ mạch và dịch tuần hoàn.
Hệ tuần hoàn hở có dịch tuần hoàn/thể tích cơ thể cao hơn hệ tuần hoàn
9
kín
10 Nếu tim ngừng hoạt động thì hệ tuần hoàn sẽ bị ngừng hoạt động.
11 Ở các loài côn trùng, máu đi nuôi cơ thể là máu nghèo O2
12 Tất cả các loài động vật có xương sống đều có hệ tuần hoàn kép.
Ở các động vật có xương sống từ Lưỡng cư đến lớp Thú có hệ tuần hoàn
13
kép
14 Hệ tuần hoàn hở không cần tim để bơm và hút máu
15 Giun đất không có tim, trong khi bạch tuột và mực ống có tới 3 trái tim
Nội dung 3. Cấu tạo và hoạt động của tim (41 - 71 )
3.a. Cấu tạo của tim (41 – 49)
Câu 41. Ở người, tim có cấu tạo gồm các
A. ngăn tim và các van tim B.
hệ thống ống dẫn.
C. tâm thất và tâm nhĩ. D. Hệ mạch vàn
Câu 42. Tim của người có mấy ngăn và mấy van ?
A. 3 ngăn, 3 van tim B. 4 ngăn, 4 van tim
C. 4 ngăn, 2 van tim D. 2 ngăn, 1 van tim
Câu 43. Nối chức năng của các ngăn tim ở người cho đúng.
Bộ phận Chức năng
1. Tâm nhĩ trái a. Nhận máu giàu CO2 từ tĩnh mạch chủ bơm vào tâm thất
2. Tâm nhĩ phải b. Nhận máu từ tâm nhĩ bơm vào động mạch chủ nuôi cơ thể.
3. Tâm thất trái c. Nhận máu từ tâm nhĩ bơm vào động mạch phổi trao đổi chất
4. Tâm thất
d. Nhận máu giàu O2 từ tĩnh mạch phổi bơm vào tâm thất.
phải
Câu 44. Chức năng của van tim là
A. cho máu đi qua theo hai chiều B. đóng mở theo nhịp đẩy của tim
C. ngăn không có máu đi qua D. cho máu đi qua theo một chiều
Câu 45. Nối vai trò cụ thể của các van tim sao cho đúng
Loại van Chức năng
1. Van 2 lá a. Ngăn máu từ tâm thất phải chảy ngược vào tâm nhĩ phải
b. Ngăn máu từ động mạch chủ chảy ngược vào tâm thất
2. Van 3 lá
trái
c. Ngăn máu từ động mạch phổi chảy ngược vào tâm thất
3. Van động mạch chủ
phải
4. Van động mạch phổi d. Ngăn máu từ tâm thất trái chảy ngược vào tâm nhĩ phải
Câu 46. Hình sau đây mô tả các
van tim ở người.
Khi nói về hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. [O] là van 3 lá, [P] là van 2 lá.
2. Khi [O] bị hở, máu sẽ tràn từ tâm thất phải về tâm nhĩ phải.
3. [M] là van động mạch chủ, [N] là van động mạch phổi.
4. Khi [M] bị hở, máu từ tĩnh mạch phổi sẽ tràn ngược về tâm thất
phải.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 47. Ở người, bệnh “hở van tim” sẽ kèm theo những hậu quả rất nguy
hiểm. Khi nói về hậu quả của bệnh này, phát biểu nào sau đây đúng?
1. Máu chảy ngược lên tâm nhĩ khiến lượng máu nuôi cơ thể
không đủ.
2. Tim tăng nhịp đập, làm giảm thời gian nghỉ dẫn đến suy tim.
3. Máu chảy lên tâm nhĩ làm tăng khả năng nhận máu của tâm nhĩ
khiến tim hoạt động nhanh hơn dẫn đến tăng khả năng đột quỵ
4. Lượng máu đến mạch vành bị giảm làm lượng máu nuôi tim giảm
làm tăng nguy cơ suy tim hoặc nhồi máu cơ tim.
A. 1, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 2, 4
Câu 48. Ở người, bệnh “hẹp van tim” sẽ kèm theo những hậu quả rất nguy
hiểm. Khi nói về hậu quả của bệnh này, phát biểu sau đây đúng?
1. Máu chảy vào tâm thất hoặc động mạch không đủ dẫn đến lượng máu
đi nuôi cơ thể không đủ
2. Tim tăng nhịp đập dẫn đến suy tim và rối loạn nhịp tim.
3. Máu ứ lại các buồn tim làm buồng tim giãn rộng khiến tim to, nhưng
lực co tim không tăng làm giảm khả năng bơm máu.
4. Lượng máu đến mạch vành tăng làm lượng máu nuôi tim tăng khiến
tim đập nhanh tăng nguy cơ đột quỵ.
A. 1, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 2, 4
Câu 49. Những phát biểu về cấu tạo tim người sau đây đúng hay sai. Giải thích.
ST Đún Sai
Nội dung
T g
1 Van 3 lá là giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải.
2 Giữa tâm thất trái và tâm thất phải có vách ngăn hụt.
3 Hai tâm thất có thành cơ dày hơn hai tâm nhĩ.
4 Van 2 lá ngăn giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái.
5 Van động mạch chủ ngăn giữa tâm nhĩ và động mạch chủ.
6 Van động mạch phổi ngăn giữa tâm nhĩ và động mạch phổi
7 Phần bên phải của tim luôn chứa máu giàu O2.
3.b. Hoạt động của tim (50 – 71)
3.b.1. Tính tự động của tim (50 – 59)
Câu 50. Tính tự động của tim là
A. khả năng tự động điều chỉnh lượng máu của tim.
B. khả năng tự động điều chỉnh nhịp đập của tim.
C. khả năng tự động co dãn theo chu kì của tim.
D. khả năng tự động ngủ nghĩ của tim trong ngày.
Câu 51. Khả năng co dãn tự động theo chu kì là nhờ hoạt động
của
A. các van tim. B. hệ dẫn truyền tim. C. hệ mạch máu. D. tâm thất
Câu 52. Hệ dẫn truyền tim bao gồm
A. nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
B. tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
C. tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
D. tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His
Câu 53. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ sự tự động phát xung của
A. sợi Purkinje B. nút xoang nhĩ. C. bó His. D. nút nhĩ thất.
Câu 54. Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trình tự là
A. Nút xoang nhĩ phát xung điện  Nút nhĩ thất  Bó His  Mạng lưới Purkinje.
B. Nút xoang nhĩ phát xung điện  Bó His  Nút nhĩ thất  Mạng lưới Purkinje.
C. Nút xoang nhĩ phát xung điện  Nút nhĩ thất  Mạng lưới Purkinje  Bó His.
D. Nút xoang nhĩ phát xung điện  Mạng lưới Purkinje  Nút nhĩ thất  Bó His
Câu 55. Trong hệ dẫn truyền tim, bộ phận khi phát xung sẽ khiến tâm nhĩ co là
A. sợi Purkinje B. nút xoang nhĩ. C. bó His. D. nút nhĩ thất.
Câu 56. Hoạt động của hệ dẫn truyền tim sẽ làm
A. tâm thất và tâm nhĩ co cùng lúc.
B. tâm thất luôn co trước tâm nhĩ.
C. tâm nhĩ luôn co trước tâm thất.
D. tâm nhĩ phải co trước tâm nhĩ trái.
Câu 57. Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do
tim
A. có khả năng tự co dãn nhịp nhàng theo chu kì.
B. có nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện.
C. có hệ điều khiển riêng, không liên quan gì đến cơ thể.
D. được cung cấp đủ dinh dưỡng, O2 và nhiệt độ thích hợp.
Câu 58. Hình bên trái mô tả các bộ phận của hệ dẫn truyền tim. Dựa vào
những kiến thức đã học của mình về cấu tạo và hoạt động của hệ dẫn truyền
tim, em hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. [M] hoạt động làm cơ tâm nhĩ co.
2. [N] có khả năng tự phát xung theo chu kì.
3. [P] lan truyền xung thần kinh từ dưới lên
4. [O] là mạng Purkinje, [P] là bó His.
A. 1 B. 2 C. 3
D. 4
Câu 59. Những phát biểu hệ dẫn truyền tim và tính tự động của tim sau đây đúng hay sai. Giải
thích.
ST Đún Sai
Nội dung
T g
1 Nút xoang nhĩ xoang nhĩ nằm ở tâm nhĩ trái tự động phát xung
Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất trái, tiếp nhận xung từ nút xoang
2
nhĩ
3 Mạng lưới Purkinje tiếp nhận xung từ nút nhĩ thất lan đến bó His
4 Hoạt động của bó His và mạng Purkinje khiến tâm thất co.
Nút xoang nhĩ tự động phát xung nhanh hay chậm tùy loài và đặc điểm cơ
5
thể
6 Xung phát ra từ nút xoang nhĩ và lan truyền là xung điện.
Nút xoang nhĩ phát xung làm tâm nhĩ phải co trước, xung thần kinh truyền
7 xuống bó His và mạng Purkinje làm tâm thất co sau đó lan truyền lên tâm
nhĩ trái làm tâm nhĩ trái co.

3.b.1. Chu kì hoạt động của tim (60 –71)


Câu 60. Mỗi chu kỳ tim người diễn ra theo trình tự là
A. Pha co tâm nhĩ (0,3s)  pha co tâm thất (0,1s)  pha dãn chung (0,4s)
B. Pha co tâm thất (0,4s)  pha co tâm nhĩ (0,1s)  pha dãn chung (0,4s).
C. Pha co tâm nhĩ (0,1s)  pha co tâm thất (0,3s)  pha dãn chung (0,4s).
D. Pha dãn chung (0,4s)  pha co tâm thất (0,3s) pha co tâm nhĩ (0,1s).
Câu 61. Ở người trưởng thành, thời gian của một chu kì tim là
A. 1,2s B. 1s C. 0,8s D. 1,5s
Câu 62. Nhịp tim ở người trưởng thành là
A. 75 lần/phút. B. 95 lần/phút. C. 85 lần/phút. D. 65 lần/phút.
Câu 63. Trong một chu kì tim của người bình thường, thời gian để máu chảy từ tâm thất vào động
mạch là
A. 0,8s. B. 0,1s C. 0,3s. D. 0,4s
Câu 64. Sắp xếp các sự kiễn diễn ra trong một chu kì tim sao cho đúng?
1. Hai tâm thất co, đẩy máu từ tâm thất vào động mạch.
2. Hai tâm nhĩ dãn hút máu từ tĩnh mạch về tâm nhĩ.
3. Hai tâm thất dãn hút máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
4. Hai tâm nhĩ co, đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
A. 1  3  4  2 B. 4  2  1  3
C. 1  3  2  4 D. 4  2  3  1
Câu 65. Nếu mỗi chu kì tim luôn ổn định 0,8s, một người sống đến 40 tuổi thì tim họ đã là việc trong
A. 5 năm. B. 10 năm. C. 20 năm. D. 40 năm.
Câu 66. Trong chu kì hoạt động của tim, động mạch nhận được nhiều máu nhất ở giai đoạn
A. pha co tâm nhĩ B. pha co tâm thất C. pha dãn chung D. tất cả các pha
Câu 67. Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số loài động vật khác nhau. Khi nói về bảng dưới
đây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Động vật Nhịp tim
1. Voi 25 - 40

2. Trâu 40 - 50
3. Lợn 60 - 90
4. Mèo 110 - 130

5. Chuột 720 - 780

1. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.


2. Động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất càng chậm.
3. Những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì mất nhiệt càng chậm.
4. Động vật càng nhỏ thì tị lệ S/V càng lớn, mất nhiệt càng nhanh.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 68. Sơ đồ sau đây mô tả các giai đoạn trong một chu kì tim và hoạt động của các van tim ứng
với từng pha. Dựa vào những kiế thức đã học, em hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

1. Thứ tự [1], [2], [3] lần lượt là pha co dãn chung, pha co tâm thất, pha co tâm nhĩ.
2. Ở pha [3], khi 2 tâm nhĩ co thì các van nhĩ – thất đóng lại, các van động mạch mở ra.
3. Ở pha [2], khi 2 tâm thất co thì các nhĩ - thất mở ra, các van động mạch đóng lại.
4. Ở pha [1], cả 4 tâm đều dãn thì các van động mạch đóng lại, các van nhĩ - thất mở ra
A. 1, 2 B. 2, 3 C. 2, 4 D. 1, 4
Câu 69. Hình sau đây mô tả thời gan thực hiện các pha của một chu kì tim, ô màu sẫm thể hiện thời
gian co. Khi nói về hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Trong một chu kì tim, thời gian tim nghĩ bằng thời gian hoạt động của tim.
2. Trong một chu kì tim, tổng thời gian nghĩ và làm việc của tâm nhĩ bằng chu kì tim.
3. Trong một chu kì tim, tâm nhĩ có thời gian làm việc/thời gian nghỉ là 3/5.
4. Trong một chu kì tim, thời gian nghĩ của tâm thất nhiều hơn tâm nhĩ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 70. Một người trưởng thành có tần số tim là 75 nhịp/phút. Sau một thời
gian dài luyện tập thể thao, tần số nhịp tim của người này là 60 nhịp/phút.
Khi nói về việc này, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau một thời gian dài luyện tập thể thao, tim của người đó đập yếu hơn.
B. Do công suất tim tăng cho nên thời gian nghỉ của tim được tăng lên.
C. Thời gian hoạt động của tim duy trì không thay đổi 30 nhịp /phút.
D. Sự thay đổi này có hại cho tim, dễ gây nhồi máu cơ tim ở người khỏe mạnh.
Câu 71. Những phát biểu về chu kì tim người sau đây đúng hay sai. Giải thích.
ST Đún Sai
Nội dung
T g
1 Pha co của tim gọi là tâm trương, pha dãn của tim gọi là tâm trương.
2 Ở người, nhịp tim của trẻ sơ sinh thấp hơn người lớn
3 Nhịp tim thường được tính là số chu kì tim trong một giây.
Ở tim người khỏe mạnh bình thường, nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất đều có
4
khả năng tự phát xung điện sau mỗi 0,8s
Ở người khỏe mạnh bình thường, tim hoạt động suốt đời không mỏi vì thời
5
gian nghĩ bằng ½ thời gian hoạt động.
Trong một chu kì tim, nếu tính riêng từng tâm thì thời gian nghĩ mỗi tâm
6
nhiều hơn thời gian hoạt động.
Nội dung 4. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch (72 - 108)
4.a. Cấu tạo của “hệ mạch” (72 - 79)
Câu 72. Nối vai trò của hệ động mạch, mao mạch và tĩnh mạch sao cho đúng?
Loại mạch Chức năng
1. Động
a. Các mạch máu nhỏ, dẫn máu từ động mạch sang tĩnh mạch
mạch
2. Mao mạch b. Có đường kín lớn dần, dẫn máu từ mao mạch về tâm nhĩ
3. Tĩnh
c. Có đường kính nhỏ dần, dẫn máu từ tâm thất đến mao mạch
mạch
Câu 73. Ở người, loại mạch máu có tiết diện nhỏ nhất

A. mao mạch. B. mạch bạch huyết.
C. tĩnh mạch. D. động mạch.
Câu 74. Ở người, loại mạch máu có tổng tiết diện lớn
nhất là
A. động mạch. B. mạch bạch huyết.
C. tĩnh mạch. D. mao mạch.
Câu 75. Ở người khỏe mạnh & không bị bệnh về tuần
hoàn, loại mạch máu có tính đàn hồi tốt nhất là
A. động mạch. B. mạch bạch huyết.
C. tĩnh mạch. D. mao mạch
Câu 76. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
A. tim  động mạch  mao mạch  tĩnh mạch  tim.
B. tim  động mạch  tĩnh mạch  mao mạch  tim.
C. tim  mao mạch  động mạch  tĩnh mạch  tim.
D. tim  tĩnh mạch  mao mạch  động mạch  tim.
Câu 77. Mao mạch, tuy có đường kính rất nhỏ nhưng tổng tiết diện lại rất lớn vì
A. mao mạch nằm ở xa tim. B. mao mạch có
số lượng lớn.
C. mao mạch có vận tốc máu chậm. D. mao mạch có huyết áp thấp.
Câu 78. Nối chức năng phù hợp của các loại mạch máu trong hệ tuần hoàn ở một loài thú sao
cho đúng?
Loại mạch Chức năng
1. Động mạch chủ a. Dẫn máu giàu O2 sau khi trao đổi khí ở phổi về tâm nhĩ trái.
2. Động mạch phổi b. Dẫn máu giàu CO2 từ tâm thất phải đến phổi để trao đổi khí.
3. Tĩnh mạch chủ c. Trao đổi khí với phế nang, phế nang nhận O2 thải CO2
d. Dẫn máu giàu CO2 về tâm nhĩ phải sau khi trao đổi khí ở tế
4. Tĩnh mạch phổi
bào
5. Mao mạch phổi e. Trao đổi khí với tế bào, tế bào nhận O2 thải CO2.
6. Mao mạch cơ
f. Dẫn máu giàu O2 từ tâm thất trái đi nuôi cơ thể
quan
Câu 79. Hình bên trái đây mô tả cấu tạo các
loại mạch máu trong hệ mạch ở thú. Khi nói
về sơ đồ này, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
1. [N] là động mạch, [M] là tĩnh mạch có
van giúp máu chảy theo 1 chiều.
2. [O] là nơi trao đổi chất giữa máu với tế
bào, mô hoặc phế nang.
3. Thành động mạch có lớp cơ trơn mỏng
hơn thành động mạch.
4. Lòng tĩnh mạch lớn hơn lòng động mạch,
chứa được nhiều máu hơn.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
4.b. Hoạt động của hệ mạch (80 - 108)
4.b.1. Huyết áp (80 – 96)
Câu 80. Huyết áp là
A. áp lực dòng máu lên thành mạch B. áp suất thẩm thấu của dung dịch máu.
C. áp lực dòng máu lên thành cơ tim. D. vận tốc máu chảy trong 1 giây.
Câu 81. Có bao nhiêu yếu tố sau đây ảnh hưởng đến huyết áp?
1. Sức co bóp tim, nhịp tim.
2. Độ quánh và thể tích của máu.
3. Số lượng hồng cầu (hemoglobin).
4. Sự đàn hồi của mạch máu.
A.1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 82. Trong hệ tuần hoàn của thú và người, loại mạch có huyết áp lớn nhất là
A. động mạch chủ. B. tĩnh mạch phổi.

C. tĩnh mạch chủ. D. mao mạch.


Câu 83. Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ
A. tĩnh mạch chủ  mao mạch  động mạch chủ.
B. động mạch chủ  tĩnh mạch chủ  mao mạch.
C. động mạch chủ  mao mạch  tĩnh mạch chủ.
D. tĩnh mạch chủ  động mạch chủ  mao mạch.
Câu 84. Trong một chu kì tim, huyết áp cực đại (tâm thu) ứng với giai đoạn
A. pha co tâm nhĩ. B. pha co tâm thất C. pha dãn chung. D. tất cả các pha.
Câu 85. Trong một chu kì tim, huyết áp cực tiểu (tâm trương) ứng với lúc
A. tim nghĩ. B. tâm nhĩ dãn C. tâm thất dãn . D. tất cả các pha.
Câu 86. Ở người bình thường, huyết áp cực tiểu khoảng
A. 7 – 8 mmHG B. 70 – 80 mmHg C. 110 – 120 mmHg D. 11- 12 mmHg
Câu 87. Ở người bình thường, huyết áp cực đại khoảng
A. 7 – 8 mmHG B. 70 – 80 mmHg C. 110 – 120 mmHg D. 11- 12 mmHg
Câu 88. Một người đi đo huyết áp có kết quả 120/80, chỉ số này có ý nghĩa gì?
A. 120 là huyết áp khi tim thu và 80 là huyết áp khi tim dãn.
B. 80 là huyết áp khi tim thu và 120 là huyết áp khi tim dãn.
C. 80 là huyết áp khi tim nghỉ ngơi và 120 là huyết áp khi tim hoạt động.
D. 120 là huyết áp khi tim lấy máu về và 80 là huyết áp khi tim đẩy máu đi.
Câu 89. Khi đo huyết áp ở người, người ta đo ở
A. động mạch B. tĩnh mạch
C. mạch bạch huyết D. mao mạch
Câu 90. Trong các kĩ thuật xét nghiệm huyết học, người ta chủ yếu lấy máu

A. động mạch B. tĩnh mạch
C. mạch bạch huyết D. mao mạch
Câu 91. Đánh dấu check (✓) vào những trường hợp làm tăng huyết áp, dấu (x) vào trường hợp
làm giảm huyết áp.
Chạy xa 1000m Mất máu do tai nạn Bị tiêu chảy
Ăn mặn thường xuyên Nghiện rượu, thuốc lá
Stress, căng thẳng.
Bị béo phì Người cao tuổi.
Bị nôn mửa
Câu 92. Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì
A. mạch máu ở não bị xơ cứng, máu bị ứ đọng gây vỡ mạch
B. mạch máu ở não bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, gây vỡ mạch.
C. mạch máu ở não không co dãn được, gây vỡ mạch.
D. thành mạch máu não dày lên, tính đàn hồi kém, gây vỡ mạch
Câu 93. Người mắc bệnh xơ vữa thành mạch
thường bị cao huyết áp vì
A. có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp.
B. có lực co tim mạnh nên bị cao huyết áp.
C. sức cản của thành mạch với dòng máu cao.
D. khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém gây thiếu máu.
Câu 94. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch vì những nguyên nhân
nào sau đây?
1. Do lực ma sát của máu với thành mạch càng giảm
2. Do lực ma sát giữa các phân tử máu với nhau càng giảm.
3. Do sự co bóp của tim ngày càng giảm.
4. Do độ dày của thành mạch giảm dần từ động mạch đến mao mạch.
A. 1, 3. B. 3, 4 C. 2, 3. D. 1, 2.
Câu 95. Những phát biểu về huyết áp ở người sau đây đúng hay sai. Giải thích.
ST Đún Sai
Nội dung
T g
1 Huyết áp thay đổi theo độ tuổi, tuổi càng cao huyết áp càng tăng.
Huyết áp chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và sinh
2
hoạt
3 Nếu thường xuyên ăn thức ăn có nhiều muối thì dễ bị bệnh huyết áp cao.
4 Lúc tăng nhịp tim thì sẽ làm tăng huyết áp và ngược lại.
5 Ở pha giản chung, động mạch vành tim cung cấp máu cho tim
6 Tim co bóp đẩy máu vào tĩnh mạch tạo ra huyết áp.
Huyết áp tối đa ứng với tâm nhĩ co, huyết áp tối thiểu ứng với tâm nhĩ
7
dãn.
8 Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.
Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh
9
mạch.
10 Chỉ số huyết áp mà các nhân viên y tế hay đọc là huyết áp tâm trương
11 Ở trạng thái nghỉ ngơi, huyết áp cực đại ở người già cao hơn ở người trẻ.
Câu 96. Hình sau đây mô tả sự biến động huyết áp trong hệ mạch ở người, khi nói về sơ đồ này,
phát biểu nào sau đây đúng?

1. Đoạn [1] là sự biến động huyết áp trong mao mạch


2. [M] là huyết áp ở động mạch khi tâm nhĩ co.
3. Đoạn [2] là sự biến động huyết áp trong động mạch
4. [N] là trị số huyết áp ứng với lúc tâm thất dãn.
A. 1, 2 B. 1, 3 C. 1, 4 D. 2, 3
4.b.2. Vận tốc máu (97 – 104)
Câu 97. Vận tốc máu là
A. tốc độ máu chảy trong mạch trong 1 phút B. tốc độ máu chảy trong mạch trong 1 giây
C. tốc độ máu chảy trong tim trong 1 giây. D. tốc độ máu chảy trong tim trong 1 phút
Câu 98. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng lớn đến vận tốc máu?
1. Chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch 2. Độ quánh và thể tích của máu.
3. Ma sát của máu với thành mạch. 4. Tổng tiết diện mạch
A. 2, 3 B. 1, 2 C. 1, 4 D. 1, 3
Câu 99. Vận tốc máu cao nhất ở
A. tĩnh mạch B. động mạch C. mạch bạch huyết D. mao mạch
Câu 100. Vận tốc máu thất nhất ở
A. tĩnh mạch B. động mạch C. mạch bạch huyết D. mao mạch
Câu 101. Khi nói về sự biến đổi của vận tốc dòng
máu trong hệ mạch, phát biểu đúng là
A. Vận tốc máu tăng dần trong hệ động mạch.
B. Vận tốc máu trong hệ tĩnh mạch gần như không
đổi
C. Vận tốc máu ở mao mạch gần như bằng không
D. Vận tốc máu giảm dần trong hệ tĩnh mạch.
Câu 102. Máu chảy ở mao mạch rất chậm có ý
nghĩa chính là giúp
A. giảm lượng máu lưu thông về tim tránh vỡ tim.
B. tế bào có đủ thời gian lọc những chất độc hại trong máu.
C. máu có đủ thời gian để thực hiện trao đổi chất với tế bào.
D. tế bào có đủ thời gian sản sinh ra hồng cầu đưa vào máu.
Câu 103. Những phát biểu về vận tốc máu trong hệ mạch sau đây đúng hay sai. Giải thích.
ST Đún Sai
Nội dung
T g
1 Vận tốc máu giảm dần từ động mạch đến mao mạch.
2 Càng xa tim tốc độ máu chảy càng chậm.
3 Huyết áp càng tăng thì vận tốc máu càng tăng (tỉ lệ thuận).
4 Trong hệ mạch, tổng tiết diện của động mạch là lớn nhất.
5 Lực chủ yếu giúp tăng tốc độ máu ở tĩnh mạch là lực hút khi tâm thất giãn.
6 Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch
Câu 104. Đồ thị dưới đây mô tả mối liên hệ giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch. Khi nói về
sơ đồ này có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. [1] là hệ động mạch, [2] là mao mạch, [3] là tĩnh mạch.


2. Đường cong [M] thể hiện tổng tiết diện mạch, [N] thể hiện sự biến động vận tốc máu.
3. Vận tốc máu không phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch.
4. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch.
A. 1, 2 B. 2, 3 C. 1, 4 D. 2, 4
4.b.3. Sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào (105 – 108 )
Câu 105. Nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các mô, tế bào là
A. tiểu động mạch B. tiểu động mạch C. mao mạch D. xoang cơ thể.
Câu 106. Khi nói về đặc điểm của quá trình trao đổi khí giữa tế bào và cơ thể ở người, chim và
thú. Phát biểu nào sau đây đúng?
1. Máu trao đổi chất với tế bào qua mao mạch và động mạch
2. Máu trao đổi chất với tế bào phải thông qua dịch mô.
3. Tại mao mạch phổi, máu thải CO2 vào phế nang và nhận O2
4. Tại mao mạch cơ quan, máu nhận CO2 và thải O2 vào dịch mô.
A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4 D. 1, 3, 4
Câu 107. Hình vẽ sau thể hiện quá trình trao đổi chất
giữa máu và tế bào cơ thể. Khi nói về quá trình này, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. [M] có thể là O2 và các chất dinh dưỡng.
2. [N] có thể là khí CO2 và các chất bài tiết.
3. Diễn ra ở [P] là cầu sinh chất của các tế bào.
4. Đối với côn trùng, [M] không thể là khí O2.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 108. Hình sau đây mô tả nguyên lí của quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào qua dịch mô.
Khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Đoạn đầu mao mạch gần tĩnh mạch, đoạn cuối mao mạch gần động mạch.
2. Đoạn mao mạch, huyết áp trong mao mạch > áp suất keo huyết tương.
3. Đoạn mao mạch, huyết áp trong mao mạch = áp suất keo huyết tương.
4. Đoạn đầu mao mạch, dòng dịch từ mao mạch ra tế bào/mô và ngược lại ở đoạn cuối.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Nội dung 5. Điều hòa hoạt động tim mạch (109 - 116)
Câu 109. Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế
A. thần kinh B. thể dịch.
C. thần kinh và thể dịch. D. hệ dẫn truyền tim.
Câu 110. Cơ chế thể dịch được thực hiện nhờ các
A. enzyme. B. thụ thể C. hormone D. kháng thể
Câu 111. Nối thành phần tham gia điều hòa tim mạch sau cho hợp lí
Bộ phận Chức năng
1. Bộ phận tiếp nhận kích
a. các bộ phân của tim mạch hoặc hệ nội tiết.
thích
b. các dây thần kinh giao cảm hoặc đối giao
2. Đường dẫn truyền vào
cảm.
3. Bộ phận phân tích, điều
c. các dây thần kinh cảm giác.
khiển
d. thụ thể áp lực hoặc thụ thể hóa học ở động
4. Đường dẫn truyền ra
mạch.
5. Bộ phân thực hiện e. trung khu điều hòa tim mạch ở hành não.
Câu 112. Trong cơ chế điều hòa tim mạch, bộ phận tiếp nhận thông tin về tim mạch là?
1. Thụ thể áp lực ở cung động mạch chủ 2. Bó His và mạng Purkinje.
3. Nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất. 4. Thụ thể hóa học ở xoang động mạch cảnh
A. 1, 2 B. 1, 3 C. 1, 4 D. 2, 3
Câu 113. Trong cơ chế điều hòa tim mạch, trung khu điều hòa hoạt động tim mạch nằm ở
A. bán cầu đại não B. võ nảo C. tiểu não D. hành não
Câu 114. Hình sau đây mô tả cơ chế điều hòa tim
mạch ở người khi huyết áp giảm. Khi nói về sơ đồ
này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Trung khu điều hòa [M] nằm ở hành não.
2. [Q] là dây thần kinh giao cảm, [R] là các dây
thần kinh cảm giác.
3. Hormone [P] được tiết vào máu và adrenaline và
noradrenalin.
4. [N] là thụ thể áp lực máu trong tim.
A. 1 B. 2

C. 3 D. 4
Câu 115. Khi huyết áp giảm, cơ thể điều hòa tim
mạch điều hòa theo trình tự nào?
1. Xung thần kinh theo dây giao cảm đến tuyến trên thận, làm tăng tiết adrenalin,noradrenalin vào
máu.
2. Adrenalin và noradrenalin làm tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu co làm huyết áp tăng trở
lại.
3. Trung khu điều hòa tim mạch tăng tần số xung thần kinh trên dây giao cảm, làm tim đập nhanh,
mạnh và các mạch máu nhỏ co lại.
4. Thụ thể áp lực ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ gửi xung thần kinh về
trung khu điều hòa tim mạch ở hành não.
A. 1  3  4  2 B. 4  1  3  2 C. 4  3 2 1 D. 4  3 1  2
Câu 116. Khi huyết áp tăng, cơ thể điều hòa tim mạch điều hòa theo trình tự nào
A. Thụ thể áp lực mạch máu  Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não  Tim giảm nhịp và
lực co, mạch máu co  Huyết áp bình thường.
B. Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não  Thụ thể áp lực mạch máu  Tim giảm nhịp và
lực co, mạch máu dãn  Huyết áp bình thường.
C. Thụ thể áp lực mạch máu  Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não  Tim giảm nhịp và
lực co, mạch máu dãn  Huyết áp bình thường.
D. Thụ thể áp lực mạch máu  Trung khu điều hoà tim mạch ở tiểu não  Tim giảm nhịp và lực
co, mạch máu dãn  Huyết áp bình thường.
Nội dung 6. Bảo vệ sức khỏe hệ tuần hoàn (117 - 120)
Câu 117. Khi nói về các “nguyên nhân gây bệnh về tim mạch” có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
1. Một số là do yếu tố di truyền.
2. Lối sống không lành mạnh
3. Ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lí.
4. Lười vận động, thể dục thể thao.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 118. Việc “luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên” có bao nhiêu
lợi ích sau đây?
1. Cơ tim phát triển, thành tim dày, tăng thể tích tim và sức đàn hồi tim
2. Tăng sức đàn hồi và độ bền mạch máu, tăng lưu lượng máu
3. Tăng nhịp tim nhưng giữ nguyên lưu lượng tim nên tim hoạt động ít
hơn
4. Tăng thể tích máu, tăng số lượng hồng cầu, tăng khả năng cung cấp O2.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 119. Khi nói về “Tác hại của rượu bia” đối với tim mạch tim mạch và
sức khỏe, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng glyceride,....
2. Rượu, bia làm tim đập nhanh, mạnh dẫn đến huyết áp tăng cao
3. Về lâu dài, gây tổn thương não làm mất trí nhớ, rối loạn vận động.
4. Làm rối loạn hành vi, gây nghiện, dễ nổi nóng và trầm cảm,...
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 120. Khi nói về các “biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe
mạnh”, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Tập thể dục thường xuyên và điều độ.
2. Không rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
3. Thực hiện ăn uống và nghỉ nghơi hợp lí
4. Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kì.
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.

Phần II. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Nội dung 1. Một số bài tập về tuần hoàn máu

MỘT SỐ CÔNG THỨC CƠ BẢN


Dạng 1. tính thời gian và tỉ lệ thời gian các pha trong chu kì tim
60
Gọi A: thời gian pha co tâm nhĩ 1. Chu kì tim = =A+B+C
Nhịp tim

B: thời gian pha co tâm thất Suy ra 2. Thời gian nghĩ tâm nhĩ = Chu kì tim
– A.
C: thời gian pha dãn chung 3. Thời gian nghĩ tâm thất = Chu kì
tim – B.
Dạng 2. Tính lưu lượng tim, năng suất tim
1. Lưu lượng tim: lượng máu mà tim phải lưu thông trong 1 phút
Lượng máu tim lưu thông trong 1 phút
2. Năng suất tim (thể tích máu tống đi trong 1 lần co) = Nhịp tim

Bài 1. Nhịp tim của nghé là 50 lần/phút, giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt là 1:3:4.
Trong một chu kì tim, thời gian tâm nhĩ được nghỉ ngơi là bao nhiêu giây?
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
Bài 2. Nhịp tim của mèo là 120 lần/phút. Giả sử thời gian nghĩ của tâm nhĩ là 0,45 giây và của tâm
thất là 0,35 giây. Tính tỉ lệ thời gian của các pha trong chu kỳ tim của mèo.
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
Bài 3. Giả sử, nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút.
a. Tính thời gian của một chu kì tim của loài động vật trên.
b. Biết thời gian nghỉ của tâm nhĩ bằng 7/8 chu kì tim, thời gian nghỉ của tâm thất là 1,5 giây. Tìm
thời gian của các pha co tâm nhĩ và pha co tâm thất trong chu kì hoạt động của tim.
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
Bài 4. Nhịp tim của chó là 100 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 0,5 giây và thời gian
nghỉ của tâm thất là 0,4 giây. Xác định:
a. Thời gian các pha trong chu kì hoạt động của tim.
b. Tỉ lệ thời gian các pha trong chu kì hoạt động của tim.
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
Bài 5. Ở lợn, nhịp tim trung bình 75 nhịp/phút. Trong chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3
pha co tâm thất, thời gian pha dãn chung bằng 1/2 chu kì tim. Xác định:
a. Thời gian các pha trong chu kì hoạt động của tim.
b. Tỉ lệ thời gian các pha trong chu kì hoạt động của tim.
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
Bài 6. Ở một người không bị bệnh về tim, hàm lượng oxygen trong máu động mạch chủ là 19ml/100
ml máu và trong tĩnh mạch chủ là 14 ml/100 ml máu. Trong 1 phút, người này tiêu thụ 250 ml oxygen
nếu nhịp tim 80 lần/phút thì năng suất tim (thể tích máu tống đi trong 1 lần tim co) của người này là
bao nhiêu?
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
Bài 7. Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống
vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ oxygen trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml
máu. Tính số ml oxygen được vận chuyển vào động mạch chủ trong một phút?
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
Bài 8. Ở người bình thường không có bệnh về tim, thể tích máu trong tim vào cuối tâm trương (tim
dãn thu máu về) là 110ml, vào cuối tâm thu (tim co tống máu đi) là 40ml, nhịp tim là 70 lần/phút.
a. Tính lượng máu tim bơm vào động mạch trong một phút (lưu lượng tim).
b. Khi ở trạng thái lao động nặng nhọc, lưu lượng tim tăng lên gấp đôi. Cho rằng thể tích tâm thu
và tâm trương không đổi. Vậy lúc này, hãy tính
+ Nhịp tim
+ Thời gian co, giãn của tâm nhĩ và tâm thất là bao nhiêu.
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............

Nội dung 2. Phần vận dụng


Bài 1. Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Bài 2. Vì sao trong chu kì tim tâm nhĩ luôn co trước tâm thất, điều gì sẽ xảy ra nếu 2
tâm cùng co một lúc.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
..................................................................................................................................... ..
Bài 3. Trong giờ học thực hành giải phẫu người, bạn Tuấn nhận thấy
tâm thất trái có thành rất dày và tâm thất phải lại có thành tương đối
mỏng. Em hãy giúp bạn giải thích đặc điểm thích nghi này ở tim người.

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
Bài 4. Lượng oxygen trong phổi, trong máu và trong các cơ quan của người và một loại động vật có
vú (X) được thể hiện trong bảng sau. Em hãy cho biết dựa vào bảng này ta có thể đoán loài động vật
này sống trong môi trường gì và tại sao chúng có đặc điểm phân bố O2 như vậy
Trong các cơ
Trong phổi Trong máu
quan
Ở người 35% 51% 13%
Động vật X 5% 70% 25%
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
.............
Bài 5. Hai người bạn, một người sống ở núi cao và một người sống ở
vùng đồng bằng. Nếu hai người này gặp và chơi thể thao cùng nhau ở
vùng đòng bằng thì hoạt động tim, phổi có gì khác nhau. Giải thích

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
................................................................................................................................................................
.............
................................................................................................................................................................
............
Bài 6. Vi khuẩn viêm khớp và chất bao ngoài van tim đều có lớp muscoprotein bao
ở phía ngoài. Dựa vào thông tin trên. Em hãy cho biết vì sao những người bị viêm
khớp kéo dài thường bị hở van tim.

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN GIẢI
(PHẦN TỰ LUẬN)

BÀI 10. TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

Câu 18 (trắc nghiệm). 1g, 2d, 3e, 4b, 5f, 6a, 7c Câu 22 (trắc
nghiệm). 1c; 4a; 3b; 2d
Câu 30 (trắc nghiệm). 1i, 2c, 3d, 4e, 5f, 6k, 7h, 8a, 9g, 10b
Câu 38 (trắc nghiệm). Hãy đánh dấu check (✓) vào đặc điểm mà em cho là phù hợp
ST Chim,
Nội dung Cá Lưỡng cư Bò sát
T thú
1 Máu trong động mạch chủ (hoặc lưng) giàu O2 ✓ ✓
2 Máu trong động mạch chủ là máu pha. ✓ ✓
Máu trong động mạch phổi (hoặc mang) giàu
3 ✓ ✓
CO2.
4 Máu trong động mạch phổi (mang) là máu pha ✓ ✓
5 Máu trong tĩnh mạch chủ giàu CO2. ✓ ✓
6 Máu trong tĩnh mạch phổi giàu O2. ✓ ✓
7 Máu trong tĩnh mạch phổi là máu pha. ✓ ✓
Câu 43 (trắc nghiệm). 1d, 2a, 3b, 4c Câu 45 (trắc nghiệm).
1d, 2a, 3b, 4c
Câu 72 (trắc nghiệm). 1c,2a,3b Câu 78
(trắc nghiệm). 1f, 2b, 3d, 4a, 5c, 6e
Câu 111 (trắc nghiệm). 1d, 2c, 3e, 4b, 5a
Bài 1 (Phần bài tập).
Chu kì tim = 60 : 50 = 1,2s
Thời gian pha co tâm nhĩ: 1,2 x 3/8 = 1,2 x 3/8 = 0,45s
Suy ra thời gian nghĩ tâm nhĩ: 1,2 – 0,45 = 0,75s
Bài 2 (Phần bài tập).
Chu kì tim = 60 : 120 = 0,5s
Thời gian nghĩ tâm nhĩ = 0,5 – thời gian co tâm nhĩ = 0,45s  Thời gian co tâm nhĩ = 0,5 –
0,45 = 0,05s
Thời gian nghĩ tâm thất = 0,5 – thời gian co tâm thất = 0,35s  Thời gian co tâm nhĩ = 0,5 –
0,35 = 0,15s
 Pha dãn chung = 0,5 –
0,15 – 0,05 = 0,3s
Tỉ lệ thời gian các pha trong chu kì tim:
+ Tỉ lệ thời gian pha co tâm nhĩ: 0,05/0,5 = 1/10
+ Tỉ lệ thời gian pha co tâm thất: 0,15/0,5 = 3/10 (Chuyển tất cả về cùng mẫu số, VD ở đây
là phần 10)
HƯỚNG DẪN GIẢI
(PHẦN TỰ LUẬN)

+ Tỉ lệ thời gian pha giãn chung: 0,3/0,5 = 3/5 = 6/10


Suy ra tỉ lệ thời gian các pha trong chu kì tim là 1: 3: 6
Bài 3 (Phần bài tập).
a. Chu kì tim: 60/25 = 2,4s
b. Thời gian nghĩ tâm nhĩ = 2,4 x 7/8 = 2,1s  pha co tâm nhĩ: 2,4 – 2,1 = 0,3s
Pha co tâm thất: 2,4 – 1,5s = 0,9s
Bài 4 (Phần bài tập). Chu kì tim: 60/100 = 0,6s
a. Pha co tâm nhĩ: 0,6 – 0,5 = 0,1s co tâm thất: 0,6 – 0, 4 = 0,2 dãn chung: 0,6 –
0,1 – 0,2 = 0,3s
b. Tỉ lệ thời gian các pha: + Tỉ lệ t/g pha co tâm nhĩ: 0,1/0,6 = 1/6
+ Tỉ lệ t/g pha co tâm nhĩ: 0,2/0,6 = 1/3 = 2/6
+ Tỉ lệ t/g pha dãn chung: 0,3/0,6 = 1/2 = 3/6
 Tỉ lệ thời gian các pha là 1 : 2 : 3
Bài 5 (Phần bài tập). Chu kì tim: 60/75 = 0,8
a. Pha giãn chung = 0,8 x 1/2 = 0,4s . Gọi thời gian pha co tâm nhĩ là x thì thời gian pha co
tâm thất là 3x
Ta có: x + 3x + 0,4 = 0,8  x = 0,1  Pha co tâm nhĩ = 0,1s Pha co tâm thất =
0,1 x 3 = 0,3s
b. Tỉ lệ thời gian các pha: + Tỉ lệ t/g pha co tâm nhĩ: 0,1/0,8 = 1/8
+ Tỉ lệ t/g pha co tâm nhĩ: 0,3/0,8 = 3/8
+ Tỉ lệ t/g pha dãn chung: 0,4/0,8 = 4/8
 Tỉ lệ thời gian các pha là 1 : 3 : 4
Bài 6 (Phần bài tập).
Lượng ôxi sử dụng/100ml: 19 – 14 = 5 ml O2
Trong một phút người này tiêu thụ 250 ml O2
 Lượng máu tim lưu thông trong một phút (lưu lượng tim) = 250 x 100/5 = 5000 ml
Năn suất tim = Lưu lượng tim)/Nhịp tim = 5000/80 = 62,5 ml.
Bài 7 (Phần bài tập).
Nhịp tim = 60 : 0,8 = 75 lần/phút
Trong 100 ml máu có 21 ml O2
 Trong 70 ml máu có nồng độ O2 là: 70 x 21/100 = 14,7 ml
Một lần tâm thất co đã tống 70 ml máu có 21 ml O2 vào động mạch
 Số ml O2 được vận chuyển trong động mạch trong một phút là: 14,7 x 75 =
1102,5 ml O2
Bài 8 (Phần bài tập).
a. Lượng máu tống tim tống đi trong một lần co: 110 – 40 = 70ml
Tim co 70 lần trong một phút
 lượng máu tim bơm vào động mạch một phút: 70 x 70 = 4900 ml
HƯỚNG DẪN GIẢI
(PHẦN TỰ LUẬN)

b. Do thể tích tâm thu và tâm trương không đổi nên lượng máu bơm ra trong 1 lần đập không
đổi. Lượng máu bơm ra trong 1 phút tăng gấp đôi thì số lần tim đập trong 1 phút cũng tăng gấp đôi,
tức là: 70 x 2 = 140 lần/phút  chu kì tim lúc này là: 60/140 .
Trong chu kì tim: tâm thất có 3/8, dãn 5/8 và tâm nhĩ co 1/8, dãn 7/8. Phần còn lại HS tự tính.
Bài 1 (Phần vận dụng). Tim hoạt động với tỉ lệ các pha là 1:3:4, tức là thời gian hoạt động bằng với
thời gian nghỉ. Mặt khác, nếu ta xét riêng từng tâm thì tâm nhĩ và tâm thất đều có thời gian hoạt động
ít hơn thơi gian nghỉ của chúng.
Bài 2 (Phần vận dụng). Do hoạt động của hệ dẫn truyền tim. Hai tâm co cùng lúc gây hại cho tim.
Tâm nhĩ chưa tống máu hết xuống tâm thất còn tâm thất đã co nên làm giảm lượng máu đi nuôi cơ
thể.
Bài 3 (Phần vận dụng).
- Tâm thất trái thực hiện vòng tuần hoàn lớn (cơ thể), cho nên thành tâm thất trái dày vì cần
lực co tim lớn để tống máu đi khắp cơ thể, nếu mỏng như thành tâm thất phải thì lực co tim sẽ sẽ
không đủ
- Tâm thất phải thực hiện vòng tuần hoàn nhỏ (phổi), nếu thành tâm thất phải dày như thành
tâm thất trái thì lực co tim quá lớn có thể gây tràn dịch màng phổi.
Bài 4 (Phần vận dụng).
- Đây là một loài động vật có vú sống dưới nước.
- Ở loài này, lượng O2 dự trữ chủ yếu ở các cơ, và máu trữ được nhiều O2 hơn giúp chúng có
thể hoạt động trong môi trường thiếu O2 và lặn lâu dưới nước.
Bài 5 (Phần vận dụng).
- Người sống trên núi cao, lượng O2 loãng nên thích nghi bằng cách tăng nhịp tim, tăng hồng
cầu, nhịp tim và nhịp thở sâu hơn để tăng thời gian trao đổi khí. Người này về đồng bằng chơi thể
thao trong thời gian ngắn nên nhịp tim và nhịp thở không thay đổi nhiều.
- Người ở vùng đồng bằng, có lượng hồng cầu, nhịp tim và nhịp thở bình thường. Khi chơi
thể thao thì nhịp thở và nhịp tim tăng lên để cung cấp cho tế bào hoạt động.
Bài 6 (Phần vận dụng). Ở người bị khớp, cơ thể sản sinh kháng thể cộng với việc sử dụng thuốc
chống viêm có chứa chất chống lại lớp vỏ muscoprotein, chất này đi vào máu làm phá hủy thành van
tim gây hở van tim

You might also like