You are on page 1of 59

1 Những biến đổi trong hệ hô hấp và tuần hoàn của Lớp Lưỡng cư khi chuyển từ

đời sống dưới nước lên cạn?


2 Trình bày đặc điểm giải phẫu hệ hô hấp của Lớp Cá? Tại sao khi hô hấp, Cá có
thể nhận được tối đa lượng oxi trong nước?
3 Đặc điểm giải phẫu bộ xương Lớp Lưỡng cư?
4 Đặc điểm giải phẫu và hoạt động của hệ hô hấp của Lớp Chim? Tại sao nói Chim
là động vật hô hấp có hiệu quả nhất ở trên cạn?
5 Sơ đồ chung hệ tiêu hóa của Phân ngành Động vật có xương sống? Đặc điểm hệ
tiêu hóa của Lớp Chim?
6 Đặc điểm giải phẫu hệ thần kinh trung ương của Lớp Thú?
7 Đặc điểm giải phẫu bộ xương Lớp Chim thích nghi với đời sống bay lượn?
8 Những đặc điểm chung và đặc điểm đặc trưng của Lớp Thú?
9 Đặc điểm giải phẫu và hoạt động của hệ tuần hoàn của Lớp Bò sát? Hệ tuần hoàn
của Lớp Bò sát có đặc điểm gì tiến bộ hơn hệ tuần hoàn của Lớp Lưỡng cư?
10 Phân loại Lớp Lưỡng cư (Amphibia)? Cho ví dụ mỗi bộ 2 loài?
11 Phân loại Lớp Thú (Mammalia)? Cho ví dụ mỗi bộ 2 loài?
12 Phân tích những đặc điểm hình thái ngoài thích nghi với lối chuyển vận bay của
Lớp Chim?
13 Phân loại Lớp Bò sát (Reptilia)? Cho ví dụ mỗi bộ 2 loài?
14 Phân loại Lớp Chim (Aves)? Cho ví dụ mỗi bộ 2 loài?
15 Sơ đồ chung hệ tiêu hóa của Phân ngành Động vật có xương sống? Đặc điểm hệ
tiêu hóa của Lớp Thú?
16 Những đặc điểm chung về hình thái - giải phẫu của Lớp Chim? Tại sao Chim có
thể phân bố khắp nơi trên Trái Đất?
17 Những đặc điểm chung về hình thái - giải phẫu của Lớp Lưỡng cư? Tại sao nói
Lưỡng cư là nhóm động vật có xương sống đầu tiên chuyển tiếp lên cạn?
18 Những đặc điểm chung về hình thái - giải phẫu của Lớp Bò sát? Tại sao nói Bò
sát là nhóm động vật có xương sống đầu tiên chính thức ở cạn?
1 Những biến đổi trong hệ hô hấp và tuần hoàn của Lớp Lưỡng
cư khi chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn?
Là động vật có xương sống lần đầu tiên lên cạn, ở kỉ Đevon(350tr năm trước).Tên
khoa học Amphibia
 Chuyển từ môi trường nước lên cạn nên hệ hô hấp của lưỡng cư có nhiều
biến đổi để thích nghi với điều kiện sống mới. Do có nhiều dạng LC thích
nghi với lối sống khác nhau nên sự hô hấp tiến hành theo nhiều hướng khác
nhau:
 Qua mang và da: ấu trùng(nòng nọc) và một số Lc có đuôi trưởng thành
sống trong nước. VD: Amphiuma ở Đông Nam châu mỹ
 HẦu hết LC chúng hô hấp bằng phổi sing vì Phổi chúng chưa phát triển
hoàn thiện nên chúng được bổ sung hô hấp bằng da, miệng hầu( lớp lót trong
thành miệng hầu – màng nhầy có mạng lưới mao mạch, chiếm khoảng 3%)
 Lổ mũi trong mở ra trong xoang miệng
 Cấu tạo phổi LC: tương đối đơn giản
 Phổi ếch có hình trứng, xốp, có vách ngăn ở trong tạo thành các phế
nang.
 Phế nang mới chỉ hình thành ở 1 phổi như ở Ếch giun( LC
không chân). Bộ Không chân (danh pháp khoa
học: Gymnophiona) là một bộ động vật lưỡng cư trông bề
ngoài rất giống như giun đất hoặc rắn. Chúng sống chủ yếu
trong đất nên ít giống các loài trong các bộ lưỡng cư khác. 
 Phế nang hình thành ở phần đáy phổi như ở Cá Cóc( LC có
đuôi(caudata)) Chúng có bề ngoài giống như thằn lằn hay tắc
kè, với cơ thể thanh mảnh, mũi ngắn, và đuôi dài. Hầu hết có 4
ngón ở hai chân trước và 5 ngón ở hai chân sau. Da ẩm của
chúng thường làm cho chúng phụ thuộc vào môi trường sống
hoặc gần vực nước, hoặc ở các nơi mát, ẩm khác. 
 LC không đuôi ở cạn( Bộ Không đuôi là một nhóm động vật
lưỡng cư đa dạng và phong phú, chúng có cơ thể ngắn, không
đuôi, có danh pháp khoa học là Anura (tiếng Hy Lạp cổ
đại an-, thiếu + oura, đuôi)Bộ Anura gồm tất cả các loài ếch,
nhái hiện đại và một vài hóa thạch phù hợp với định nghĩa bộ
Không đuôi. : phổi có phế nang phát triển hơn cả, tuy nhiên
phế nang vẫn còn đơn giản. Diện tích hô hấp phổi còn nhỏ chỉ
bằng 2/3 diện tích da ( trong khi ở thú diện tích này lên 50-100
lần)
 Chỉ có 1 đốt sống cổ nên khí quản của Lc ngắn, Khí quản nối trực
tiếp vs phổi . Thanh quản, ở phần đầu khí quản liên quan đến khả
năng phát thanh của con vật. Thanh quản được nâng đỡ bằng sụn
hạt cau và sụn nhẫn , có căng dây thanh âm nằm song song với
kkhe thanh quản . Không khí từ phổi đi ra, dây rung động và phát ra
thành tiếng kêu.
 Hô hấp bằng da sẽ hỗ trợ hô hấp cho nhóm Lc không đuôi, đặc biệt
trong thời gian ngủ đông. Trong lớp bì của da Lc có mạng lưới mao
mạch phát triển , lớp biểu bì của da có nhiều tuyến nhày tiết chất
nhờn làm da luôn luôn ẩm , tạo điều kiện cho khí oxi và kgis
cacbonat khuếch tán qua da. Ở một số loài Lc sống thường xuyên
trong nước, Đặc biệt là loài lC có đuôi sống trong nước , Phổi tiêu
giảm hoàn toàn, sự hô hấp hoàn toàn bằng da .Ở Lc không đuôi da
có nhìu men Cacboanhydrit thúc đẩy sự bài tiêt của co2
02 qua da:15-55% Co2 qua phổi và miệng:35-55%
02 qua phổi:35-75% Co2 qua da:45-65%
02: qua màng nhầy xoang miệng :10-
15%
 Bởi vì , không có lồng nguwch nên tác dộng hô hấp của Lc cũng rất đặc biệt.
LC thở bằng cách nuốt không khí do sự nâng lên và hạ xuống của thềm
miệng .Thềm miệng hạ xuống, không khí đi từ ngoài lổ mũi vào miệng , van
mũi khép lại, thềm miệng được nâng lên nhờ cơ gian hàm và cơ gian móng ,
đẩy khí qua khe họng vào phổi.Không khí từ phổi ra ngoài nhờ tác dụng của
cơ gian bụng và thành phổi

HỆ TUẦN HOÀN
Nòng nọc hô hấp bằng mang nên hệ tuần hoàn giống cá
Lc trưởng thành do có hô hấp bằng phổi nên xuất hiện vòng tuần hoàn phổi dẫn
đến biến đổi tim và hệ mạch.

Tim
 Tim Lc có 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, và 1 tâm thất.Tâm thất chưa có vách ngăn nên
máu ở đây có sự pha trộn. Tuy nhiên , sự pha trộn áu ở đây không thật nhiều,
nhờ mấu lồi cơ ở đáy tâm thất.
 Ở nhóm LC bậc thấp( LC có đuuoi và LC không chân) thì tâm nhĩ vẫn chưa
co vách ngăn hoàn toàn
 Xoang tĩnh mạch nối với tâm nhĩ phải.

Hệ động mạch
Hệ động mạch của Lc không đuôi khác với cá . TT phát đi côn động mạch, từ
côn động mạch có van xoắn phát ra thân động mạch chung và phát ra 3 cung
động mạch
Đôi cung trước là dộng mạch cảnh chung,phân chia thành động mạch cảnh
trong và động mạch cảnh ngoài , dẫn máu lên đầu.
Đôi cung động mạch thứ 2, làm thành đôi cung động mạch chủ, sau khi phát ra
2 động mạch dưới đòn mang máu đến chi trước , quay ra phía sau hợp thành
động mạch chủ lưng chạy dọc theo dây sống,phát ra loạt động mạch đến các nội
quan và sau cùng mang 2 động mạch chậu mang máu đến chi sau của cơ thể
Một đôi động mạch phổi da phát ra ở gần tim, trước khi tới phổi, phát ra động
mạch da lớn, đặc trưng riêng cho ếch nhái dẫn máu đến trao đổi khí
LC CÓ ĐUÔI HỆ DỘNG MẠCH CÓ CẤU TRÚC GIỐNG CÁ PHỔI
Vẽ hình rùi chú thích hệ động mạch
Hệ tĩnh mạch
 LC bậc thấp: hệ tĩnh mạch giống cá phổi(vừa có tĩnh mạch chủ sau, tĩnh
mạch chính sau , ống cuvie)
 LC không đuôi: không còn tĩnh mạch chính. Ttacs cả tĩnh mạch sau cơ
thể đổ về tĩnh mạch chủ dưới sau đó dẫn đến xoang tĩnh mạch
 Máu tĩnh mạch từ đầu, chi trước tập trung thành tĩnh mạch cảnh dưới
đòn và sau đó đổ vào tĩnh mạch chủ trước.
 Máu ở tĩnh mạch da lớn là máu đã được oxi hóa dưới da  đổ vào tĩnh
mạch chủ trước nên máu trong tĩnh mạch chủ trước là máu pha, đổ vào
xoang tĩnh mạch
 Máu đã được oxi hóa từ phổi tập trung thành 2 tĩnh mạch phổi chung
đổ vào tam nhĩ trái
 Máu tĩnh mạch ở 2 chi và phần sau tập trung thành 2 đôi tĩnh mạch
gãnh thận và đôi tĩnh mạch bụng.Vào thận, mạch máu phân thành nhiều
mao mạch tạo thành hệ gánh thận  tập trung ở tĩnh mạch chủ sau.
 Máu ở phần ruột qua gan tạo thah tĩnh mạch gánh gan đổ vào tĩnh mạch
chủ sau.Tĩnh mạch chủ sau , sau khi tiếp nhận máu từ tĩnh mạch
bụngđổ vào xoang TM. TM bụng đặc trưng của Lc
 Như vậy máu trong tim và các mạch chính gồm các loại như sau:
 Máu trong TM chủ trước là máu pha, máu pha ở đây có nguồn
gốc là máu đỏ thẩm ở TM cảnh, TM đòn pha trọn với máu đỏ
tươi của TM da
 Máu trong TM chủ sau là máu đỏ thẩm.
 Máu trong xoang TM là máu pha của máu TM của Tm chủ trước
và TM chủ sau.Mau pha trộn này chuyển vào TN phải đưa xún
tâm thất
 Máu trong TN trái mạng máu động mạch từ phổi chuyển qua TM
phổi rồi dồn xún tâm thất. Máu trong tâm thất là máu pha trộn.
Tuy nhiên, mức độ pha trộn của máu pha ở mõi bộ phận kể trên
là khác nhau.

 Như vậy 2 vòng tuần hoàn chưa hoàn chỉnh, trước khi đi nuôi cơ thể
máu qua tim 2 lần( cá chỉ 1 lần)

 SƠ ĐÒ HỆ TĨNH MẠCH VÀ CHÚ THÍCH


Hệ bach huyết
Ở mọi loại LC hệ bạch huyết phát triển mạch vì liên quan đến hô hấp da.
Gồm những mach/túi/tim Bạch huyết( là những nơi phình ra để co bóp đưa
bach huyết đi)
LC không chân Ếch giun :200 đôi tim bạch huyết
LC không đuôi ếch nhái: Có 2 đôi tim bạch huyết lớn. một đôi tim ở đốt sống
thức 3 và 1 đôi gần lổ huyệt
Lá lách dạng tròn, màu đỏ ở trên màng bụng, gần đầu ruột thẳng.
Xuất hiện cơ quan sinh máu là tủy đỏ xuong sống
Lượng maus chiếm 1,2 7,2% khối lượng cơ thể ( cá 1-2% khối lượng). Máu
có khả năng vận chuyển o2 nhìu hơn từ 2,513% so vơi Cá.

2 Trình bày đặc điểm giải phẫu hệ hô hấp của Lớp Cá? Tại sao khi hô hấp, Cá có
thể nhận được tối đa lượng oxi trong nước?
HỆ HÔ HẤP: cá hô hấp bằng mang
Cá sụn:
 5-7 đôi khe mang
 Khe mang trần
 Vách gian mang phát triển nên lá mang dựa vào vách mang
Cá xương:
 4- 5 đôi khe mang
 Có hộp mạng che mang
 Vách gian mạng tiêu giảm, nên lá mang dựa vào cung mang, mỗi cung
mang có 2 hàng lá mang
 Đặc điểm tiến hóa hơn cá sụn: chúng có cơ chế đóng mở nắp mang vai trò
như cơ hô hấp, làm cho hoạt động hô hâp được thực hiện liên tục ngay cả
khi cá nghỉ ngơi. Cơ quan hô hấp tách khỏi cơ quan tiêu hóa trở thành cơ
quan độc lập, chủ động.

Tỉ trọng của cá/nước:1,012/1,021 do đó để cá nổi phải có bóng hơi. Bóng hơi hình
thành từ hầu.
Hàm lượng oxi và co2 trong bóng hơi của cá biển lớn hơn cá nước ngọt
Có 2 VÌ SAO CÁ LẠI CÓ THỂ NHẬN TỐI ĐA LƯỢNG OXI:

3 Đặc điểm giải phẫu bộ xương Lớp Lưỡng cư?


Nhìn chung còn nhìu sụn và xương gắn lại vs nhau, số lương xuong nhỏ hon cá
nhiều
Xương sọ
Hộp sọ
Xương đầu dẹp Miệng rộngTăng hiệu suất bắt mồi, cử đọng hô hấp
2 xương bên chẩm là sụn mang mang lồi 2 cầu chẩm khớp vs đốt sống cổ đầu
tiên (cá không có lồi cầu chẩm) cử dộng lên xuống trong mp đứng
Vùng đỉnh: 2x.đỉnh, 2x.trán, 2x. mũi(LC không chân và có đuôi)
LC không đuôi: 2.trán+2x.đỉnh 2 trán đỉnh
Vùng đáy: 1 bên x.bướm hình chữ thập nền sọ .Phía trên có 2 x.lá mía
Vùng bên sọ: gồm xương vảy hay xương thái dương mỗi bên
Sọ tạng
Đáy sọ có 2 xương khẩu cái(palatinum), 2 x.cánh(pterygoideum)
Sụn khẩu cái vuông gắn trực tiếp vs sọ treo hàm kiểu toàn nếp(autostyle)
Cung hàm:
Hàm trên gồm: x.trước hàm,x.vuông gò má, x.vuông gò má đầu trước nối vs
x.hàm trên, dầu sau nối vs sụn khẩu cái vuông thành cung thái dương dưới.
Hàm dưới là sụn Mecken, bao bọc ngoài sụn là x.răng(dentalia),
x.góc(angularia). Hàm dưới khớp vs hàm trên bởi xương vuông.
Cung móng
Sụn móng hàm(làm nv treo hàm ở cá) biến thành xương bàn đpạ(x trụ tai) nằm
trong tai giữa của tất cả các ĐVCXS ở cạn. Phần dưới cung móng và cung
mang biến thành sụn dưới lưỡi nâng đỡ phần trước của ống tieu hóa.
Xương nấp mang ở cá hoàn toàn tiêu biến ở LC
VẼ XƯƠNG ĐẦU LC KHÔNG ĐUÔI
Sơ đồ xương thân của Lưỡng cư không đuôi

Xương cột sống:


Gồm 4 phần :cổ,thân ,chậu,đuôi
Phần cổ chỉ có 1 đốt sống với 2 diện khớp 
khơp vs 2 lồi cầu chẩm của sọ giúp cho con
vật chuyển động đượcphát huy vai trò của
giác quan . tạo nhịp thở giúp con vật hô hấp bằng phổi và chuyển hướng di
động vì tỉ trọng cơ thể lớn
Phần thân gồm nhiều đốt khác nhau ở các nhóm :
+ Lc không đuôi:7-8 đốt
+ Lc có đuôi:13- 62 đốt
+Lc không chân :200-300 đốt
Sườn chính thức chỉ có ở LC không chân ,LC có đuôi có sường ngắn hoặc bị
tiêu giảm Lc không đuôi.
Phần chậu chỉ có 1 đốt sống: 2 mấu gắn khớp chặc vs x.chậu tạo thành vững
chac cho đai hông. Đốt sống chuậ cũng khớp vs 1 hoặc 2 lồi cầu chẩm của trâm
đuôi. Hố là khớp đùilà nơi tiếp giáp của 3 xương đaithíu ở Lc không chân
Phần đuôi: phát triển ở LC có đuôi (22-36 đốt). Lc không chân có đuôi ngắn vfa
nhìu đốt. LC không đuôi có 12 đốt gắn vs nhau tạo thành trâm đuôi(urostyle)

Các kiểu đốt sống:


Đốt sống lõm 2 mặt:Lc không chân, 1 số có đuôi, không đuôi.
Đốt sống lõm sau: thân đốt lòi trước lõm sau(đa số lC có đuôi)
Đốt sống lõm trước: hầu hết là các loài Lc không đuôi
Họ Ranidea có một -7 lóm trước, đốt 8 lõm 2 mặt , riêng đốt chậu lồi 2 mặt
được gọi đốt sống kiểu lõm khác

Các kiểu đốt sống của ếch

Xương chi
Đai vai: gồm 3 xương điển hình ở ĐVCXS ở cạn
- Xương bả(acapula) gắn với sụn trên bả
- Xương quạ(coracoideum) và sụn trun trước quạ, giữa 2 x.quạ là sụn trên quạ
- Xương đòn nằm trên sụn trước quạ, sau này x. đòn gắn vs sụn trước quạ

Chổ tiếp giáp vs 3 xương là hố khớp cánh tay. Đầu trước sụn trên quạ gắn vs
x.trước ức, trước x ức trước là sụn trước ức. Đầu sau sụn trên quạ gắn vs x
ức. Sau x.ức là sụn ức.
Lc không đuôi thiếu xương sườn nên x.ức không gắn vs cột sống. Đai vai và
x.ức nằm tự do trong cơ ngực. Thiếu lồng ngực.
Đai hông:
 Gồm 3 xương điển hình: đôi x.chậu, đôi x.háng, đôi x. ngồi
 Hai xương chậu dài, có đầu gắn với mấu ngang của đốt chậu.Nơi tiếp
giáp giwuax x.chậu/đùi/háng tạo thành hố khớp đùi đó là đặc điểm cuar
ĐVCXS ở cạn.
Xương chi tư do: có tạo gồm các phần của 5 kiểu chi ngón điển hình
Đặc điểm :
 Gồm nhiều khớp động vs nhau với cả x.đai
 Xương tay trụ gắn vs xtay quay
 X. chày gắn vs x.mác
 Xương bàn tay có cương 1 thoái hóa.
loại bóng hơi:
- Bóng hơi kín(cá lóc): bít đầu, có tuyến khí hoạc hệ thống mao mạch có khả
năng hấp thụ hoặc tiết ra các chất khí điều hòa tỉ trọng của cá( bóng hơi
phình ra hay xẹp lại)
- Bóng hơi hở( cá trích hoặc cá dẹt): thông thực quản , cá tự điều chỉnh
 Nếu không có bóng hơi cá di chuyển nhờ vào cơ
 Ở cá phổi bóng hơi biến thành phổi
Sơ đồ xương đai và xương chi của ếch

4 Đặc điểm giải phẫu và hoạt động của hệ hô hấp của Lớp Chim? Tại sao nói Chim
là động vật hô hấp có hiệu quả nhất ở trên cạn?
 Hệ hô hấp chuyên hóa cho đời sống bay lượn. Từ ngoài vào mũi
ngoàimũi trong(mở ra trước vòm miệng)khí quản2 phế
quản2 phổi và các túi khí. Khe họng ở sau lưỡi.
 Cơ quan phát thanh chính là minh quản , nằm ở ngả 3 khí quản và phế
quản.Đây là cơ quan phát thanh chính của chim còn lại thanh quản
cấu tạo giống bò sat.Minh quản có cấu tạo độc lập , gồm 2-4 màng
rung hoạt động .
 Phổi chim nhỏ và xốp, nằm sát bên trong hốc sườn 2 bên sống lưng vì
vậy vai trò thông khí không lớn khi chim bay, nhờ đó chúng có thêm
hệ thống túi khí.
 Cuống phổi khi vào phổi phân thành những cuống phổi nhỏ thông ra
ngoài phổi và đi vào 9 túi khí.
 Những cuống phổi nhỏ trong phổi phân nhánh nhìu lần tạo thành
mạng lưới ống khí gọi là hệ thống mao quản khí, xung quanh là hệ
thống mao quản huyếtTăng s trao đổi khí.
 9 túi khí bao gồm: 2 túi cổ, 2 túi ngực trước, 2 túi ngực sau, 2 túi bụng
và 1 túi gian đòn.Các túi khí khi phân nhánh từ phế quản sau đó len
lỏi vào các nội quan và thông vào tới xương. Thể tích trao dổi khí ở
túi khí gấp nhìu lần thể tích của phổi.
 Ngoài việc thông khí qua phổi khi chim bay, túi khí còn có vai trò
cách nhiệt, giảm tỉ trọng cơ thể, đồng thời làm lớp đệm giảm sức ép
lên các nội quan khi chim bay.
Sự hoạt động của phổi và hệ thống túi khí
 Không khí đì qua phổi theo 1 chìu và liên tục ngay cả lúc hít vào và
thở ra, cà không có không khí đọng giông hô hấp thú.Một lượng khí
khi hít vào phỉa qua 2 chu kì mới ra khỏi cơ thể.
 Khi chim nâng cánh, túi khí dãn, không khí đi từ ngoài vào các túi
khí sau(2 túi ngực sau và 2 túi bụng) nhưng lượng khí ở chu kì trước
phổi ra các túi khí trước. Khi chim thở ra, các khí từ các túi khsi sau đi
vòa phổi, đồng thời các khí chu kì trước của cá túi khí đi ra ngoài.Như
vậy không khí được vận chuyển liên tục qua phổi và theo 1 chìu nhất
định từ sau ra trước ngay cả kh hít vào và thở ra.Các túi khí hoạt dộng
giống như bơm hút và đẩy tạo dong khi liên tục d đó có sự trao đỏi khí
liên tục với hiệu suất cao phù hợp với nhu cầu năng lượng. Đặc biệt,
khi chim bay nhanhh , nhịp vỗ cánh càng nhanh làm cho lượng khí
trao đổi qua phổi lớn, sự trao đổi khí mạnh đến sản sinh lượng năng
lượng đáp ứng chu cầu cơ thể.
 Khi chim không bay, sự thay đổi thể tích lồng ngực do hoạt động cơ
gian sườn nên chim hô hấp giống ĐVCXS khác.VD: vịt trời khi nghỉ
ngơi , nhịp thở chúng đập 10-16 lần/phút. Khi chúng bay 90-120
lần /phút.
Vì sao chim hô hấp trên cạn là hiệu quả nhất
Không có không khí cặn chênh lệch oxi luôn cao
Cấu tạo hô hấp của chim bao gồm phổi (phổi có chứa các vi khí quản)là hệ
thống túi khí.
Khi nghỉ ,chim thở bằng cách phồng,xệp lông ngực.Khi bay,do cơ ngực hoạt
động,chim không thể hô hấp bằng sự co giãn lồng ngực mà phải nhờ hệ
thống túi khí.Khi nâng cánh, túi khí mở ra, không khí thở vào phổi, 75%
không khid đi vào túi khí.Các túi khí phía sau như là kho dự trữ không khí
trong lành .Khi đập cánh không khí dẹp xuống, không khí giàu oxi này được
đẩy qua phổi và được tập trung lại các túi khí trước.Từ đây không khí đi
thẳng ra ngoài.như vậy phổi nhận không khí trong lành cả trong quá trình hít
vào thở ra.Hầu hết dòng khí oxy liên tục đi qua hệ thống vi quản.Hiện tượng
đó là hô hấp kép.

5 Sơ đồ chung hệ tiêu hóa của Phân ngành Động vật có xương sống? Đặc điểm hệ
tiêu hóa của Lớp Chim?

Hệ tiêu hóa lớp chim:


 Từ trước ra sau , cơ quan tiêu hóa của chim có xoang miệng thực
quảndiềudạ dày cơdạ day tuyếndạ dày cơruột nonruột
giàhuyệt.
 Nhìn chung mang sơ đồ chung của ĐVCXS, tuye nhiên chúng vẫn có
đặc điểm khác: Xoang miệng hẹp và có nhìu tuyến nhờn( đối với chim
ăn hạt), hàm không có răng và được bao bọc mỏ sừng làm giảm khối
lượng cơ thể.Tuyến nước bọt phát triển kém , gồm tuyến góc mép,
tuyến khẩu cái và tuyến hàm dưới.Nước bọt có tác dụng chủ yếu làm
ướt thức ăn cho dễ nuốt . Chim ở nước tuyến nước bọt phát triển kém.
 Chim không có ruột thẳng
 Thực quản của chim dài , dễ dãn nở, có nhìu tuyến nhờn phần lớn loài
chim có thực quản phình rộng tạo thành diều để dự trữ thức ăn tạm
thời do tuyến diều tiết ra(ở cú thì không có diều).Cá biệt của chim bồ
câu thì tuyến diều còn tiết ra sữa diều màu trắng chứa khoảng 12%
lipit và 15% pr dùng để nuôi chim non trong những ngày đầu mới nở.
 Dạ dày gồm có 2 thành phần là dạ dày :
• Dạ dày tuyến tiết ra enzim tiêu hóa (pepsin ,hcl) đổ vào dạ dạy
cơ(mề)
• Dạ dày cơ có thành rất dày để nghiền thức ăn (màng trong dạ
dày cơ có keratin hóa dày). Nhịp co bóp của dạ dày cơ ở gà là
1,3-3 lần/phút xấp xỉ 100-150 mmHg/mm2, vịt
180mmHg/mm2, ngỗng 265-280 mmHg/mm2. Ở một số chim
ăn hạt chúng còn nuốt cả sỏi vào để gips quá trình tiêu hóa diễn
ra nhanh chóng.
 Phần đầu ruột non của chim có hình chữ U bao lấy tuyến tụy. Giwuax
ruột non và ruột già có chưa 2 manh tràng . Ruột già ngắn và không
phân hóa thành trực tràng chứa phân. Ruột non gồm nhìu khúc rồi
chuyển sang ruột già ngắn, thông trực tiếp ra lổ huyệt. So vs bò sat
ruột chim ngắn hơn nhìu nhưng cường độ tiêu hóa lớn.VD: chim sẻ
có thể tiêu hóa sâu non trong vòng 15-20 phút , tiêu hóa cánh cứng
trong 1 h và tiêu hóa hạt từ 3-4 h.
 Trung bình chim tiêu hóa 1 lượng thức ăn bằng 25% khối lượng cơ
thể. Đối với những loài chim càng nhỏ thì khối lượng chúng tiêu thụ
thức ăn ngày càng lớn.Vd: chim sẻ ăn 1 lượng thức ăn 50-80% khối
lượng cơ thể trong khi số lượng này chim sao chỉ đạt 15-40%.
Nguyên nhân là do chim càng nhỏ thì mất nhiệt càng cao.

NOTE: Nhớ vẽ hình tiêu hóa chim vô trong sacgs lê vũ khôi.


Sơ đồ chung hệ tiêu hóa của Phân ngành Động
vật có xương sống
Theo sơ đồ:Miệng HầuThực quảnDạ dày RuộtHậu môn.
Cơ quan tiêu hóa của ĐVCXS có nguồn gốc nội bì, trừ phần trước và
phần sau ống có nguồn ngoại bì:Gồm 2 bộ phận chính :ống tiêu hóa
và tuyến tiêu hóa.
 Ống tiêu hóa gồm: Xoang miệng,hầu thực quản,dạ dày, ruột.
 Xoang miệng:là phần đầu đường tiêu hóa.Mặt trong đượ
lót bởi biểu mô nhìu tầng đôi khi hóa sừng.
 Chẳng hạn : Ở LC ,trong xoang miệng có biểu
mô rung động và có nhìu mạch máu nên nó là cơ
quan hấp phụ.
 Ở rùa, chim và thú đơn huyệt có mỏ sừng, trước
miệng được giới hạn bởi nếp da gọi là môi.Môi
có hệ cơ môi nên cử động được.
 Trong xoang miệng có hàm răng, xoang miệng
được chia thành xoang trước miệng và xoang
miệng chính thức. Ở khỉ và gặm nhấm có xoang
trước miệng lớn để dự trữ thức ăn bằng túi má.
 Trong xoang miệng có răng, lưỡi,tuyến miệng.
 Về bộ răng:
• Ở Miệng tròn chưa có răng, chỉ có gai sừng ở phểu miệng và lưỡi dùng để
chích
• Răng ở cá không có chân răng , chỉ dính nhờ vào dây chằng.
• Ở LC hiện đại, răng hình nón nhỏ.Ở bọn LC không đuôi thì răng chỉ còn lại
ở xương hàm.
• Ở bò sát răng nhỏ có hình nón.Móc độc ở rắn là cấu tạo đặc biệt của răng
hình móc có ống hay rãnh thông vs tuyến độc
• Răng thú kiểu dị nha;
- Răng cửa: công dụng cắn thức ăn
- Răng nanh:tác dụng xé thức ăn
- Răng trước hàm: nghiền thức ăn
- Răng hàm chính thức:nghiền thức ăn
 Lưỡi(lingua):là cơ quan vị giác tiếp nhận thức ăn.
 Ở LC: thức ăn được đưa vào miệng do hệ cơ lưỡi điều khiển bao gồm cơ thò
lưỡi ,cơ thụt lưỡi.Thần kinh điều khiển lưỡi thần kinh dưới lưỡi.Vị giác do
thần kinh lưỡi hầu.
 Bò sát: Rắn ,thằn lằn có lưỡi dài và có bao lưỡi đồng thời có chất nhày
dínhdùng để săn bắt mồi.Riêng lưỡi rùa và cá sấu ít hoạt dộng..Ttacws kè
hoa có đôi sừng cung móng nên phóng lưỡi rất xa
 Chim: lưỡi mỏng ít cử động.Bản thân lưỡi không có cơ.Và lưỡi dường như
chỉ có chức năng lọc thức ăn.
 Thú:lưỡi có hệ cơ riêng phát triển.Lưỡi đống nhìu vai trò…Trên lưỡi có nhìu
núm cảm giác.
 Tuyến miệng
 Động vật sống ở nước vhir có tuyến đơn bào làm trơn thức ăn cho dễ nuốt.
 ĐVXS có phân loại cao hơn:cấu tạo thành tuyến
 LC: tuyến gian hàm, tuyến khẩu cái
 Bò sát: Tuyến khẩu cái, tuyến lưỡi,tuyến má,tuyến moi.
 Tuyến nọc độc của rắn do tuyến môi trên biến đổi thành, còn ở thằn lằn độc
do tuyến lưỡi dưới má biến dổi thành.
 Chim: có hệ thống tuyến kém phát triển. Chỉ có tuyến phao câu tiết ra chất
nhầy làm mượt lông.
 Thú: hệ thống tuyến phát triển thành hệ thống tuyến nước bọt làm nhuyễn và
tiết enzim tiêu hóa 1 phần thức ăn.
Hầu(pharynx): tiếp sau xoang miệng, là bộ phận trung gian giữa đường tiêu hóa
và đường hô hấp.
 Cá :đường tiêu hóa và đường hô hấp trùng nhauhầu
 ĐV ở cạn: đường tiêu hóa và đường hô hấp bắt chéo nhau
 Thực quản(oesophagus) : là phần hẹp của ống tiêu hóa, có thể co giãn để
chuyển thức ăn tới dạ dày.(Đa số chim có phần cuối thực quản hình thành
thành diều chứa thức ăn).Ở bồ câu giai đoạn nuôi con non thì nuôi bằng ‘sữa
diều’ đó là tập tính xã hội.Nguyên nhận có sữa diểu bởi vì chúng bị kích
thích bởi thành tố prolactin của tuyến yên, cũng là tuyến kích thích sữa thú.
 Chiều dài thực quản phụ thuộc vào chiều dài cổ.Ở LC không cổ nên hầu như
không có thực quản.
Dạ dày(gaster): là phần phình của ống tiêu hóa có tác dụng tiêu hóa thức ăn.
 Cấu tạo: có lớp biểu mô hình trụ và có tuyến tiêu hóa
 Lưỡng tiêm: chua có dạ dày
 Miệng tròn: có dạ dày chưa phân hóa rõ.
 LC,BS:dạ dày cấu tạo rõ hơn
 Chim: Dạ dày chia làm 2 phần: dạ dày cơ và dạ dày tuyến.Dạ dày cơ nhào
trộn thức ăn (phát triển ở chim ăn hạt) có tuyến tiết chất sừng làm mềm thức
ăn, tiêu hóa sơ khai.Đạ dày tuyến tiết enzyme tiêu hóa thức ăn sau đó dẫn
đến ruột để hấp thụ.
 Ở động vật có vú : dạ dày được phân ra 4 túi: Dạ cỏ,dạ tổ ong,dạ lá sách,dạ
múi khế..(bò, trâu,..)
Ruột: ruột trước(ileum), ruột giữa(colum), ruột sau(rectum).
 Ruột trước có kích cỡ nhỏ, phần đầu chữ U ôm lấy tụy tiêu hóa và hấp thụ
thức ăn.Phần khúc đầu là ruột tá thông với gan và tụy. Tuyến ruột tiết
enzyme :lypase, maltaza, glucoza,..
 Ruột giữa là : Giới hạn giữa ruột non và ruột non là ruột tịt hay manh tràng
(thỏ, ngựa có manh trang phát triển).Ruột chia làm 2 phần uốn khúc và trực
tràng , thông ruột sau hậu môn.(ruột sau chim thẳng và ngắn không tích
phân).
 Ruột tịt ở bò sát cỡ nhỏ .Chim,thú có ruột tịt lớn để tiêu hóa cellulose (do vi
khuẩn).Quá trình tiêu hóa ở đây là hấp thụ nước .Ruột tịt dài ở bọn ăn thực
vật và ngắn ở bọn ăn thịt.
Tuyến tiêu hóa:
 Gan(hepar): là tuyến tiêu hóa lớn hình khối đặc gần ở dạ dày có nhìu chức
năng nhưng chủ yếu là tiết mật, tiêu hóa, dự trũ glycogen và tạo huyết.
 Bọn ở ở nước lớn hơn ở cạn, bọn ăn thịt gan lớn hơn bọn ăn cỏ
 Tuyến tụy(pancreas):tiết ra nhìu enzyme tiêu hóa gluxit,protit.Hình dạng của
tuyến tụy thay đổi theo từng loài.Ở bọn thấp, tụy phân tán bao quanh màn
treo ruột .Ở bọn cao,tụy tập trung thành khối theo khúc uốn của ruột.
Tóm lại, để tồn tại và hoạt động cần phải có năng lượng và xây dựng các liến
kết các tham gia vào thành phần sống của mình.Chính vì thế cần có hệ cơ quan
tiêu hóa để phân giải các phần tử phức tập thành đơn giản để hấp thụ.
8 Những đặc điểm chung và đặc điểm đặc trưng của Lớp Thú?
Thú là lớp đông vật có tổ chức cao nhất trong lớp ĐVCXS . Các loài thú rất đa
dạng về loài về hình thái và cấu tao cơ thể.

Đặc điểm chung:


1. Cơ thể phủ lông mao , trừ một số ít loài không có lông
2. Vỏ da có nhìu tuyển: tuyến nhờn, tuyến bả, tuyến mồ hôi, đặc biệt là tuyết
sữa
3. Bộ xương: sọ có 2 lồi cầu chẩm. Xương màng nhĩ và xương xoăn mũi phát
triển phức tạp, liên quan đến sự phát triển của cơ quan thính và khứu giác.
Cổ thường có 7 đốt .Chi kiểu 5 ngón điển hình nhưng có thể biến đổi với
nhìu cách chuyển vận khác nhau.
4. Miệng có răng mọc trên xương hàm.Răng phân hóa và cắm trong răng
5. Não bộ phát triển cao, mức độ phân hóa khác nhau tùy vị trí từng loài trong
hệ thống phân loại . Bsn cầu não trước có vòm não mới.Trên bề mặt não có
nhiều khe , rãnh .Tiểu não phát triển thành bán cầu tiểu nảo.có đủ 12 đôi dây
thần kinh não.
6. Thị giác , khứu giác, thính giác phát triển .Mắt có mí hoạt động.Tai giữa có
đủ 3 xương tai: xương bàn đạp, xương đe và xương búa.Có vành tai ngoài.
7. Hệ tuần hoàn :tim 4 ngăn, chỉ có cung chủ động mạch trái.Hồng cầu không
nhân và lõm 2 mặt
8. Hệ hô hấp có phổi và cơ quan buồng thanh.Phổi có cấu tạo hoàn chỉnh ,nhìu
phế nang, đảm bảo sự trao đổi khí với cường độ cao.
9. Cơ hoành ngăn cách xoang cơ thể, xoang ngực và xoang bụng
10.Hệ bài tiết hậu thận. ống dẫn niệu mở vào bóng đái.
11.Đẳng nhiệt
12.Huyệt chỉ có ở thú huyệt, còn ở các loài thú khác , ống niệu-sinh dục và ống
tiêu hóa đỏ ra ngoài ở 2 lổ khác nhau
13.Phân tính. Cơ quan giao cấu có ở tất cả loài tú. Dịch hoàn nằm ở vị trí khác
nhau tùy nhóm thú, thường ở trong bìu, ngoài xoang bụng.Hai buồng trứng,
ống dẫn trứng có tử cung và âm đạo.
14.Trứng nhỏ trừ thú huyệt, Thụ trinh trong và phát triển trong tử cung.Ở thú
cao phôi liên hệ mật thiết vs cơ thể me qua màng phôi:màng ối, màng điệm,
túi niệu , tạo thành nhau.
15.Con non dinh dưỡng bằng sữa mẹ do tuyến vú tiết ra.

Đặc điểm đặc trưng


7 Đặc điểm giải phẫu bộ xương Lớp Chim thích nghi với đời sống bay lượn?
Xương nhẹ chưng chắc.Xương xốp do trong xương nhìu xoang khí thông với túi
khí.Xương chắc do xương có chứa nhìu Caco3.Các xương có xu hướng gắn lại vs
nhau , phần khớp động giữa xuong rất ít.
Bộ xương có nhìu biến đổi khác hẳn bộ xương điển hình của ĐVCXS trên cạn.
Xương đầu:
 Các xương gắn lại vs nhau nên khó phân biệt ranh giới giữa các vùng điển
hình.
 Hai hốc mắt lớn ngăn cách với nhau bằng ổ xương mắt bướm là 1 tấm
xương mỏng làm giảm nhẹ khối lượng hộp sọ.
 Hàm không răng
 Xương hàm trêm và xương trước hàm kéo dài tạo thành mỏ sừng bao bọc.

Xương cột sống


 Số đốt thay đổi tùy loài 39-63 đốt
 Gồm 4 phần cổ, ngực, chậu đuôi. Phần thắt lưng chim ở chim gắn vs phần
chậu
 Cổ dài, 11-25 đốt tự do cử dộng linh hoạt nhưng vững chắc. Ngoài 2 đốt
chống và đốt và đốt trục (như các ĐVCXS khác) thì các đốt còn lại cấu tạo
theo kiểu lõm hình yên ngựa giúp cổ vững chắc nhưng linh hoạt.
 Ngực : 5 đốt đầu tiên mang sườn , mỗi sườn mang 2 thành phần lưng và
bụng khớp động với nhau gần như vuông góc vs nhau.
 Sườn lưng: mang mấu nhỏ hướng về phía sau đè lên phần sau tạo thành mấu
móc làm bộ sườn rất vững chắc
 Sườn bụng : nối với xương ức,.Chính giữa xương ức nhô cao tạo thành gờ
lưỡi hái làm chổ dựa cho cơ nâng cánh và cơ hạ cánh.Gờ lưỡi hái phát triển
mạnh ở bọn chim bay và chim bơi.
 Chậu 13-14 đốt tùy loài. Pần chậu được hình thành do sự gắn liền các đốt
sống thắt lưng , đốt sống chậu, đốt sống trước đuôi và gắn liền với đai chậu
tạo thành 1 khối vững chắc làm chổ dựa cho chi sau.
 Đuôi: bao gồm nhiều nhìu đốt nhưng 4 đốt cuối cùng gắn lại với nhau tạo
xương phao câu làm chổ bám vững chác cho lông đuôi

Xương chi
 Đai vai:3 xương đai vai cấu tạo thích nghi với đời sống bay lượn
+ Xương bả mảnh ,hình kiếm , chạy dọc cột sống đè lên phần ngực là chổ
dưa cho chim nâng cánh
+ Xương quạ lớn, đè lên xương mỏ ác(xương ức) làm chổ dựa cho chim
lúc đạp cánh
+ 2 xương đòn rất mảnh , hợp với nhau tạo thành chạc chữ V có tác dụng
đàn hồi như lò xo “díp’’ giúp cánh đạp nhịp nhàng và làm lồng ngực
không bị bóp lại.

 Đai hông:
-Xương chậu, Xương ngồi gắn liền với đốt sống vùng chậu

-2 xương háng mảnh , tách rời ra và kéo dài về phía sau, có đầu tự do tạo
thành kiểu chậu hở thích hợp với việc đẻ trứng lớn.

Chi tự do
 Chi trước biến đỏi thành cánh , các xương nối với nhau theo mặt phẳng
cánh,có nhìu biến đổi đặc biệt là phần cổ, bàn
 Theo dữ liệu phôi sinh học, ở trong phôi chim đầy đủ các xương như mô
hình chung của ĐVCXS trên cạn, nhưng khi nở ra thì cổ tay chỉ có 2 xương
nhỏ, bàn tay hai xương phát triển dài , ngón tay gồm 3 ngón vs ngón 1 có 1
đốt, ngosn2 có 2 đốt phát triển tạo thành 2 tấm xương dài, ngón 3 có 1 đốt
nhưng gắn liền vs ngón 2.
 Chi sau: phần xương ống của chi sau có đổi với sự tiêu giảm xương mác
song song với sự phát triển xương chày , gắn với xương cổ chân tạo thành
xương ống cổ.
 Các xương bàn chân cũng có xu hướng gắn lại với nhau và cùng xới 1 số
xương cổ chân khác tạo thành xương cổ bàn phức tạp.Sự hình thành cổ bàn
cùng những thành phần khác của chi tạo ra hình dạng chữ Z ngược giúp
chim nhúm mình lấy đà lúc bay hoặc tạo đà khi bay và khi đậu nhẹ nhàng.

9 Đặc điểm giải phẫu và hoạt động của hệ tuần hoàn của Lớp Bò sát? Hệ tuần hoàn
của Lớp Bò sát có đặc điểm gì tiến bộ hơn hệ tuần hoàn của Lớp Lưỡng cư?
Hệ tuần hoàn hoàn chỉnh hơn TC:
 Tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ, 1
tâm thất), vách ngăn tâm
thất chưa hoàn chỉnhmáu
ít pha trộn hơn. Riêng cá
sấu có vách ngăn tâm thất
hoàn toàn tim 4 ngăn
 Xoang tĩnh mạch tiêu giảm
nhìu.

Tim và hệ mạch của Bò sát


Hệ động mạch:
 Côn động mạch tiêu giảm, các động mạch bắt đầu biệt lập.
 Từ nửa phải của tâm thất phát đi động mạch chung chia 2 đi về 2 phổi
 Từ nửa trái của tâm thất phát đi cung phải của động mạch phát đi động
mạch cảnh và động mạch dưới đòn.
 Gần chính giữa tâm thất phát đi cung trái của động mạch
 2 cung phải – trái đi về phía sau, nhập lại tạo thành động mạch chủ lưng đưa
máu đi nuôi cơ thể.
 Riêng Cá Sấu:
 Tim 4 ngăn hoàn chỉnh , vẫn còn 2 cung chủ đọng mạch
 Cung phải xuất phát từ tâm thất tráiđộng mạch
 Cung trái xuất phát từ tâm thất phải  tĩnh mạch
 Hai cung này thông nhau ở ống PANITZA
 Gốc cung trái có van bán nguyệt  tim co bóp thì van đóng lạiMáu trong
TTP không lọt vào cung trái  cung trái vô dụng , sau này sẽ tiêu biến ở
chim và Thú.

Hệ tĩnh mạch:
 Gần giống hệ TM LC nhưng khác là thíu tĩnh mạch da
 Máu từ phần sau cơ thể về tim lần lượt theo các tĩnh mạch sau đây:
-Tĩnh macgh chậu nhaan máu tĩnh máu tĩnh mạch từ tĩnh mạch đuôi, tĩnh
machj chân sau của đôi tĩnh mạch gánh thận , tập trung thành tĩnh mạch
bụng, rồi chuyển vào tihx mạch chủ sau
- Tĩnh mạch bụng nhận máu của nhìu tĩnh mạch nội quan , trở thành tĩnh
mạch cửa gan , vào gan phân mao quản thành hệ gánh gan ,rồi tập trung lại
tạo thành tĩnh mạch gan, rồi tập trung lại thành tĩnh mạch chủ sau.
- Tĩnh mạch chủ sau, sau khi nhận máu từ tĩnh mạch thận và tĩnh mạch gan
đổ vào xoang tĩnh mạch rồi vào tâm nhĩ phải
 Máu ở trước cơ thể chuyển về tim theo các tĩnh mạch sau đây:
+Máu tĩnh mạch ở đầu đổ vào 2 tĩnh mạch cảnh
+ Máu tĩnh mạch 2 chi trước tập trung vào tĩnh mạch dưới đòn
+ Máu của tĩnh mạch cảnh và tĩnh mạch dưới đòn tập trung vào tĩnh mạch
chủ trước rồi đi vào xoang tĩnh mạch , vào tâm nhĩ phải.
 Tĩnh mah phổi: hai tĩnh mạch phổi đưa máu đã được oxy hóa từ phổi về tâm
nhĩ trái
Rắn 60 LC có đuôi(cá cóc) 25

Rùa 75 LC không đuôi 60


Cá sấu 100
Thằn lằn 100-120

 Khối lượng máu, hàm lượng hemoglobin, số lượng hồng cầu ở BS cao hơn
Lc đoi chút. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong máu BS>LC nhìu.
VD: Hàm lượng đường trong máu (mg%)

So sánh với hệ tuần Lc


6 Đặc điểm giải phẫu hệ thần kinh trung ương của Lớp Thú?
Não thú rất phát triển đặc biệt là bán cầu não và tiểu não, bộ não lớn.
 NÃO TRƯỚC: gồm 2 bán cầu não đặc biệt lớn, phân hóa cao ,thùy khứu
giác triển ở nhũng bọn có khứu giác thính và tiêu giảm nhìu ở những loài thú
hoàn toàn sống trong nước (cá voi). Hai bán cầu não lớn, mặt ngoiaf phủ
chất xám- than tế bào thần kinh (noron).Ở người hai bán cầu não chứa tới
90% noron trong hệ thần kinh.Vỏ chất xám được gọi là vòm não
mới(neopallium). Vòm não mới hay vỏ chất xám dày là TTHD thần kinh cấp
cao của thú, vai trò phối hợp hotaj động với con thúvà điều hòa quá trình
sinh lý.
 Mặt ngoài hai bán cầu não có nhìu nếp nhăn(trừ thú túi, thú ăn sâu bọ và một
số gặm nhấm).Đây là đặc điểm tiến tiến hóa vì nó giúp cho thân noron ở gần
mặt não có thể trao đổi chất với dịch não tủy). tạo thành những khúc
cuộn,làm tăng bề math của bán cầu não , nhưng mức độ phân hóa khác nhau
tùy vị trí của thú trong hệ thống phân loại.ở bộ khỉ, các neeos nhăn ăn sâu
tạo thành những khe rãnh và phân bán cầu não tạo thành bộ phận gọi là cá
ngựa(hippocampus).
 2 vỏ bán cầu não nối với nhau bởi thể chai(là những sợi bó chất
trắng)giúp liên hệ 2 bán cầu não với nhau và với những vùng
khác.Ở bọn thú thấp thì não bộ thíu thể chai và vòm não mới chỉ
chiếm 1 phần của não bộ.
Não trung gian: có dây thị giác bắt chéo, phểu não và mấu não dưới.Mặt trên
có mấu não trên
Não giữa có 2 thùy thị giác và thùy thính giác lớn tạo thành mấu não sinh
tư(củ não sinh tư) đóng vai trò là trạm trung chuyển các thông tin dưới vỏ
não.
Tiểu não: đẫ phân thành hai bán cầu tiểu não , ở giữa là thùy giun. Hai bán
cầu tiểu não cũng có nếp nhăn ăn sâu vào bên trong, mặt ngoài phủ chất xám
gọi là tiểu não mới.Hai bán cầu tiểu não liên hệ với nhau bằng những bó sợi
ngang gọi là cầu Varon đặc trung cho Thú.Tiểu não có vai trò là cơ quan
thăng bằng và phối hợp các vận động phức tạp của cơ thể.
Từ hành tủy phát đi đủ 12 đôi dây thần kinh(dây XI:dây phụ, dây XII: dây
dưới lưỡi)

Giác quan
Xúc giác
Xúc giác của thú tập trung chủ yếu ở da, có các thụ quan cảm nhận kích thích nhiệt
cũng như áp lực lên da.
Các thụ quan xúc giác ở người

Khứu giác

Rất phát triển và đống via trò quan


trọng trong đời sống của thú. Nhìu
thú có thể đánh hơi được mồi ở xa
hàng trăm mét.Dự phát triển của
khứu giác là do sự tăng về khối
lượng của thùy khứu giác cũng nhue
sự phức tạp hóa trong hệ thông
xoang mũi.
Mũi có hai phần:Phaanf trước (phần
hô hấp) có xoăn mũi phức tạp và dài)
Sơ đồ cấu tạo cơ quan khứu
và phần sau(phần khứu giác)có nhìu
giác ở người xoăn sàng làm thành đường rối.Cơ
quan Jacobson chỉ có ở thú có túi, gặm nhấm và móng guốc.

Thính giác:
 Đa số thú có thính giác phát triển.Ngoài tai trong. Tai ngoài ,tai giữa , ở thú
còn phát triển vành tai giúp chúng định hưỡng con mồi hay kẻ thù, tăng độ
tính của tai và là nơi toản nhiệt quan trong.Vành tai còn có tác dụng như một
thùng cộng hưởng quan trọng .
 Tai trong có cơ quan Coocti đặc trưng cho thú .Đây là một tấm lưới sợi gồm
24.00 sợi đàn hồi và có các tế bào thính giác.Ốc tai tú có 2,5 vòng.
 Âm thấp nhất thú nghe được là 16-20 Hz (người là 26-30Hz), âm cao là
25000-35000 Hz. Một số động vật có khả năng phát ra tiếng siêu âm như
dơi,cá heo.VD: dơi 12-98000 Hz có khả năng phát ra siêu âm từ mũi.Tiếng
kêu 30000-70000 Hz.

Thị giác :
 Mắt 2 mí , mí thứ 3 tiêu giảm
hoạc biến thành màng nháy ở
gốc mắt.Mắt thú không có cơ
quan lược.Sự điều tiết mắt bằng
cách thay đổi đường cong thủy
tinh thể nhờ cơ mi.
 Khi nhìn xa,cơ mi giãn làm co
dây chằn thủy tinh thể làm mặt
thủy tinh thể dẹp lại .Ngược lại
khi nhìn xa thì co mi co làm dãn
dây chằn thủy tinh thể làm mặt
thủy tinh thể dày lên.
 Thú có khả năng nhìn hình nổi do
hai ảnh của vật kết hợp lại với nhau nhờ trung ương thị giác thứ cấp trong
thuỳ chẩm của não bộ. Sơ đồ cấu tạo mắt người
 Ở thú khả năng phân biệt màu kép.Ở bò thù bị mù máu chúng không PB
màu sắc.

15 Sơ đồ chung hệ tiêu hóa của Phân ngành Động vật có xương sống?
Đặc điểm hệ tiêu hóa của Lớp Thú?
HỆ TIÊU HÓA:
 Ống tiêu hóa của thú cũng có các phần điển hình sau đây: khoang miệng,
hầu, thực quản, dạ dày, ruột, (ruột no,ruột già,ruột thẳng), hậu môn .Hậu
môn biệt lập với lổ niệu sinh dục.Có sự phân hóa của ống tiêu hóa cũng như
sự hoàn cỉnh của tuyến tiêu hóa.
 Thức ăn của thú rất thay đỏi, là nhân tố quyết định hình thái ,câu trúc, tập
tính của thú thích nghi với tấn công , bảo vệ, tìm kiếm thức ăn, bắt mồi, cấu
tạo cơ quan tiêu hóa thức ăn và sự tiêu hóa thức ăn.
Xoang miệng:
 Gồm xoang trước miệng và xoang miệng chính thức.Xoang trước miệng do
môi và má làm thành,xoang này không có ở bọn cá voi và thú mỏ vịt.Một số
loài có xoang thông với 2 túi má lớn ở da cổ để dự trữ thức ăn(bộ khỉ
hầu).Xoang miệng chính thức nằm phía sau hai hàm răng ,thức ăn được
nhai,nghiền nát và thấm nước bọt tại đây.
Răng:
 Răng phân hóa thành răng của,răng nanh,răng hàm và răng trước hàm.Tùy
vào đời sống và chế độ ăn của những loài khắc nhau mà cấu tạo răng thay
đổi khác nhau.
VD: Bộ gặm nhấm có răng cửa lớn trong khi thú ăn thịt thì răng nanh rất lớn vfa
còn có thê ‘’răng thịt’’. Riêng cá voi thì răng đồng hình nhưng đây được xem là
hiện tượng’’thứ sinh’’
 Răng nanh sắc nhọn của thú ăn thịt (chó sói) để đâm .Răng trước hàm , răng
hàm để cắn xé và nghiền thức ăn. Răng cửa và răng nanh của thú Móng guốc
(huowu) để gặm cỏ.Gậm nhấm(nhím) không có răng nanh,răng cửa nhọn,
vát sắc để gặp thức ăn.Răng thú ăn sâu bọ (chuột chù) không phân hóa.
 Răng mọc trong lổ chân răng ở trên xương hàm và xương trước hành .Răng
gồm 2 loại răng là răng cao và răng thấp(ngắn)
 Răng cao: lổ chăn răng rộng đều, khoang tủy có lổ rộng tiếp nhận chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển của răng nên răng mọc liên tục , gần như là
suốt đời. VD: răng cửa ở bọn gặm nhấm moc suốt đời.
 Đa số thú còn lại răng phát triển tới một giới hạn nhất điịnh rồi chân răng
thu hẹp lại chỉ để 1 lổ nhỏ cho dây thân kinh và mạch máu đi qua .Răng đây
gọi là răng thấp.
 Số lượng răng thường không thây đổi ở mổi nhóm thú và người ta sử dụng
công thức răng(nha thức) để biểu thị số răng ở mỗi nhóm động vật khác
nhau
i. c . pm . m
i. c . pm . m
Trong đó: i: răng cửa
c: răng nanh
pm: răng trước hàm
m: răng hàm

Tử số dùng để ghi số răng mỗi loại của nửa hàm răng trên.
Mẫu số dùng để ghi số răng mỗi loại của nửa hàm răng dưới.
1.0.0 .3
Ví dụ: Chuột (Rattus): = 16 răng
1.0.0 .3
3.1.3 .1
Mèo (Felis): = 30 răng
3.1.2 .1
2.1.2 .3(2)
Người (Homo): = 28-32 răng
2.1.2 .3(2)

Lưỡi: có hình dạng và chức năng thây đổi.Thông thường lưỡi có bản rộng và dùng
để đưa thức ăn vào răng lúc nhai.Trâu,bò dùng lưỡi để vặt cỏ: thú ăn thịt dùng lưỡi
liếm thức ăn.
Hầu : thông lổ mũi trong và ống Eustachi
Thực quản:
Thực quản phân hóa rõ ràng , cấu tạo bởi cơ trơn.ở bọn nhai lại thực quản có thêm
cơ vân để chủ động ợ thức ăn lên nhai lại.
Dạ dày:
 Phân hóa rõ ràng, có phần thượng vị và hạ vị, thành trong có nhìu tuyến tiêu
hóa.Chế độ thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn và cấu tạo của dạ dày, cụ
thể ở thú nhai lại(cheo,sừng đặc,sừng rỗng, họ hươu cao cổ) và những thú có
răng không phát triển (tê tê)thì dja dày cấu tạo phức tạp và phân thành nhìu
ngăn .Đó là dạ dày 4 túi: Dạ cỏ, dạ tổ ong,dạ lá sách ,dạ múi khế
 Với những thú mới sinh dạ múi khế còn tiết ra enzim Renin có tác dụng làm
đông đặc sữa để giữ sữa lâu hơn trong dạ dày cho quá trình tiêu hóa học sau
đó
Nhớ bỏ sơ dồ dạ dày vào

Ruột :
Ruột phân hóa ra ruột non (ruột trước), ruột già(ruột giữa), ruột thẳng(trực tràng,
ruột sau).Ruột non là nơi tiêu hóa thức ăn và hấp thụ thức ăn đã được tiêu hóa. Đầu
ruột non được gọi là tá tràng.
Ruột non ở các loài ăn cỏ thì dài, các loài ăn thịt thì ngắn. Chổ chuyển ruột non
sang ruột già có ruột tịt (manh tràng).Với những bọn ăn cỏ không nhai
lại(ngựa ,thỏ)thì có manh tràng phát triển(cd :dơi ăn quả manh tràng khong phát
triển). Manh tràng có van giữ chất bã khiế cho chúng khi đã vào ruột già thì không
trở lại được nữa.
Trong manh tràng ở thú ăn cỏ có hệ sinh vật yếm khí lên men có khẳ năng phân
hủy xenlulo, giúp cho sự tiêu hóa thức ăn.Ở linh trưởng và người, ở phần đáy của
manh tràng có đoạn ngắn hình giun được gọi là ruột thừa (không có nhiệm vụ tiêu
hóa).Ruột thẳng mở ra ngoài qua lổ hậu môn.
Phần cuối ruột già gọi là trực tràng,tận cùng là lổ hậu môn

Tuyến tiêu hóa:


Tuyến tiêu hóa hoàn
chỉnh với 3 đôi tuyến
nước bọt ở
người(tuyến dưới
hàm,tuyến dưới luỡi
và tuyến mang tai)
Gan tiết ra mật đổ
vào túi mật :túi mật
thiếu ở chột nhắt nhà,
ngựa lạc đà , cá voi
Tuyến tụy tiết dịch
tụy đổ thẳng vào ruột
non.

Các tuyến tiêu hóa ở người

Phân loại Lớp Lưỡng cư (Amphibia)? Cho ví dụ mỗi bộ 2 loài?


Lưỡng cư hiện tại có khoảng 5.500 loài thuộc 44 họ và 3 bộ:Có đuôi,không đuôi
và không chân.Các bộ này khác nhau về hình dạng ngoài cũng như về giải phẩu
học.Loiaf này phân bố ngay từ cuối đại cổ sinh.
Bộ không chân:
Đặc điểm:
 Thân dài hình hình dung,không có chi.Đuôi ngắn hoặc thiếu.Hoặc ở tận
cùng thân hoặc ở gần cuối thân .Đa số sống dưới đất, đào hầm trong đất ẩm
và dưới đám lá cây mục .Thích nghi với đời sống đào,chi và đai ở LC không
chân tiêu giảm,miệng ở mặt dưới, đầu và mắt tiêu giảm ở dưới da, màng nhĩ
thiếu nhưng cơ quan khứu giác phát triển mạnh.
 LC không chân là nhóm còn giữ nhìu đặc điểm nguyên thủy :Dưới da có vảy
xương tương đồng với vảy của LC giáp cổ xưa.Xương bì của sọ khá phát
triển.Xương bàn đạp còn khớp với xương vuông. Thân đốt sống lõm hai
mặt.Dây sống tồn tại và phát triển.Còn Xương sườn chính thức.Vách tâm
nhĩ chưa phát triển hoàn toàn.Nón chủ động mạch chưa có van dọc.
 Tuy nhiên, LC không chan cũng có những nét tiến bộ:Não trước rất phát
triển so với các Lc khác .Sự sinh sản ít liên hệ với nước .Thụ tinh trong.
 Trứng được con mẹ quấn ấp, phát triển ngoài nước,chỉ ở giai đoạn sau ấu
trùng mới tiến triển trong nước.Tất cả các loài LC không chân có chăm sóc
trứng.Một số loài có đẻ con(rắn biển.rắn lục xanh)s
Ví dụ Ếch giun(Ichthyophis)
Chúng sống ở trong đất ẩm, thường chỉ gặp ở miền núi, chui luồn trong hang
đất xốp gần ao, hồ. Chúng ăn giun và động vật không xương sống. Chúng đẻ
trứng và ấp trứng gần nơi có nước. Trứng được ếch cái cuốn lấy để bảo vệ.
Tự vệ bằng cách trốn vào khe đất. Hoạt động cả ngày lẫn đêm. Ếch giun
sống Tại Việt Nam, chúng phân bố ở Tam Đảo, Gia Lai, Kon Tum

Phân loại :
Bộ LC không chân có khoảng 163 loài trong 34 giống, tập trung trong 5 họ,phân
bố ở vùng nhiệt đới châu phi,châu á và châu mỹ.

Họ Ếch giun(Ithyophiidae)
 Có đuôi,có xúc tu ngắn.Ăn giun.Việt Nam có loài ếch giun(Ithyophis
glutinosus) sống trong đất ẩm,ăn giun và DDVKXS khác.Có khả năng ấp
trứng .Đã gặp ở ếch giun Tam đảo (ở độ cao 900m),gia lai,kon tum ,Tay
ninh, Cát tiên(đồng nai), TPHCM,Hà tien (kiên giang),Rừng u minh(an
giang) và vân nam TQ.Nhớ bỏ thêm số lượng hỏi chiêu nhe
Họ Ếch giun nước(typlonectidae)
Thiếu đuôi.Lổ huyệt ở mặt dưới bụng sát với phần tận cùng của cơ thể.Phân bố ở
Nam Mỹ.
Số lượng:

Bộ có đuôi(Caudata hay Urodela):


Đặc điểm:

 Hình dạng Lc có đuôi đặc trưng cho Đv LC .Thân dài, đuôi phát triển,
hai đôi chân cùng cỡ nên thân có dạng thằn lằn.Tuy nhiên, một số loiaf có
chi tiêu giảm hoặc biến hẳn,.LC có đuôi chia thành 2 nhóm :Nhóm thấp
thường sống ở nước và có nhìu đặc điểm cấu tạo nguyên thủy hơn nhóm cao
và nhóm cao ngược lại.

 Nhóm thấp còn dây sống suốt đời.Đốt sống lõm hai mặt và lõm
sau.Chưa có xương sườn chính thức , mà chỉ có xương sườn trên, tương
đồng với xương sườn cá.Không có xương đòn.các xương quay tay và tay
trụ,các xương chày và xương mác,các xương cổ tay , cổ chân không gắn liền
với nhau .Không có khoang nhĩ và mằng nhĩ.các loài ở nước có cơ quan
đường bên và cung mnag.Mang vẫn tồn tại ở dạng trưởng thành.Tâm nhĩ ở
vách ngăn chưa hoàn toàn . Không có nón chủ động mạch .Hệ tuần hoàn
giống với hệ tuần hoàn nòng nọc con.
 Nhóm cao sống trên cạn.Mang tiêu giảm ở dạng trưởng thành. Phổi là
cơ quan hô hấp chr yếu.da có hệ mao mạch, trao đổi khí ở mức độ khác
nhau.Những loài cá cóc sống ở suối nước nóng chảy siết,giàu oxi,cỉ hô hấp
bằng da,hoạt động hô hấp phổi rất yếu.Tâm nhĩ có vách ngăn hoàn toàn .Nón
chủ động mạch có van chạy dọc.Hệ tuần hoàn nói chung có vị trí trung ian
giữa nhóm thuần túy ở nước và bọ không đuôi(Anura).Có 4 cung chủ động
mạch và động mạch đuôi.Ngoài tĩnh mạch chủ sau còn có tĩnh mạch chính
sau đổ vào ống cuvie.

 Cơ quan giao cấu thiếu, nhưng ở nhìu loài vẫn có sự thụ tinh
trong.Con cái lộn huyệt ra ngoài để nhận túi tinh con đực thải ra.Số lượng
trứng ít,tạo thành đám hay thành từng dải trong nước.Nhóm ở cạn đẻ trứng
thì trong khúc gổ mục hay hố đất mềm.Nhìu loài sẽ canah giữ trứng.Phôi nở
ra ấu trùng gần giống bố mẹ.Ấu trùng qua biến thái, nhưng không có sự tiến
hóa về biến đổi cấu tạo cơ thể như biến thái nòng nọc ếch.

 Ấu trùng sinh :Một số loài Lc có đuôi ở dạng ấu trùng đã chín sinh


dục.Hiện tượng đó gọi là ấu trùng sinh.Thường những ấu trùng sống kéo dài
sản sinh ra hoocmon tuyến giáp trạng, kích thích ấu trùng sinh sản, như các
loài Necturus maculosus,amphiumamean.Một số loài khác,ấu trùng chín
sinh dục và sinh sản nhưng vẫn biến thái thành con trưởng thành và có sự
thay đổi môi trường sống ,như loài Ambystroma triturus
Vi dụ: Kỳ giông hổ, tên khoa học Ambystoma tigrinum, là một loài kỳ
giông. Loài này thường có cơ thể dài (15–20 cm). Chúng có thể dài đến
(36 cm). Con trưởng thành được nhìn thấy ở khu vực mở và sinh sống ở các
hang sâu thường 2 foot dưới mặt đất. Con trưởng thành gần như sinh sống ở
mặt đất và chỉ quay trở lại nước để sinh sản nhưng chúng cũng có thể sinh
sống nửa nước nửa cạn. Chúng có khả năng bơi giỏi.
Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn. Chúng có đuôi dẹp và da thiếu
vảy. Trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy. Những mụn cóc này thường làm
thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá có màu đen. Bụng màu đỏ, có
những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Thân trước có 2
chi nhô ra và có thể dùng để di chuyển, thân sau có vây và đuôi như loài cá.
Cá cóc có thể di chuyển và sống cả trên cạn lẫn dưới nước, khi di chuyển trên cạn
loài này dùng 2 chi trước của mình, hình thù của nửa thân trước cùng dáng di
chuyển có phần giống với loài cóc sống trên cạn.
Bộ có đuôi gồm khoảng 360 loài ,62 giống,9 họ,trong 3 bộ phụ;
Bộ phụ Mang ẩn (Cryptobranchoidea)
Goomg những loiaf cá cóc nguyên thủy nhất:có đốt sống lõm 2 mặt,thụ tinh
ngoài vì chưa có tuyến huyệt tiết chất làm thành bó tinh. Bộ phụ có 2 họ:
Họ Mang ẩn(Cryptobrachidae)
 Gồm 3 loài,2 giống chưa hoàn thành quá trình biến thai, còn răng sữa,
thíu mí mắt.
 Đại diện : Cá cóc khổng lồ bắc mỹ (Crytobranchus)ở Bắc Mỹ : Cá cóc
khổng lổ Châu á (Megalobatrachus) ở Nhật Bản, Đông bắc,Trung quốc,
dài đến 1,5 m
Họ Cá cóc Răng góc(Hynobiidae)
Gồm một số loài có quá trình biến thái gần hoàn toàn,có mí mắt và không có
khe nang,thiếu phổi.Đại diện: Hynobius phân bó ở Nhật bản và Đông Á.
Bộ phụ Kì nhông chính thức(salamandroidea)
Gồm nhìu loài nhất và phân bố rộng rãi ở miền ôn đới châu âu ,châu á và châu
mỹ.Đốt sống lõm sau, đôi khi lõm 2 mặt,xương góc gắn với xương khớp .Thụ
tinh trong .Bộ phụ có 6 họ:
+ Họ Kì Nhông(Salamandridae)
Đốt sống lõm hai mặt.Có mí mắt cử động.Thụ tinh trong. Họ Kì Nhông gồm 53
loài trong 14 giống.Phân bố rộng ở Bắc mỹ ,Châu âu, Địa trung hải, Châu
phi,Đông Nam á, Nhật bản.Ở việt Nam có cóc Mãu Sơn(Tylytotrion
asperrimus) ,vùng hoa Nam trung quốc,Cá cóc tam đảo(Paramesotriton
deloustali)
+ Họ Ambystoma(Ambystomatidae)
Cơ thể dài khoảng 8- 22cm ,đốt sống lõm hai mặt nhưng không có xương góc
tự do,có mí mắt cử động,có phổi.Sống trên cạn.Họ gồm 4 giống,35 loài phân bố
ở Bắc Mỹ và châu Á.Vùng đông nam á có loài Ambystroma persimile ở Thái
lan
Bộ Không Đuôi(Anura):
Đặc điểm:
Bộ không đuôi nhìu lòi nhất ,có cơ thể ngắn ,rộng,dạng ếch, vì có liên quan tới
cách chuyển vận nhảy.Không đuôi, chi sau phát triển dài hơn chi trước,dùng để
nhảy
- Bộ xương: đốt sống lõm trước, các đốt sống đuôi ngắn với nhau tạo thành
xương dài gọi là trâm đuôi(urostile).Có xương ức nhưng không có xương
sườn.Xương trán gắn liền với xương đỉnh hình thành xương trán đỉnh.Không
còn mang ở cá thể trưởng thành.Cung mang biến đổi thành xương móng.Đai
vai có xương đòn. Xương tay quay và xương tay trụ của chi trước cũng như
xương chày và xương mác ở chi sau gắn liền với nhau.
- Hệ tuần hoàn: Cung chủ động mạch không liên hệ với động mạch cảnh và
động mạch phổi.Không có quan giao cấu.Thụ tinh ngoài.
- Đời sống: đa số sống ở trên cạn. Số ít loài ,khoảng 15% hoàn toàn sống
trong nước như các loài trong họ Pipidae(cóc tổ ong).các loài sống trên cạn
chia làm 2 nhóm :Nhóm sống trên mặt đất,nhóm đào hang trong đất và
nhóm sống trên cây
Bộ phụ ếch nhái dạng cổ(archaebatrachia)
Đốt sống lõm hai mặt hay lõm sau.Cò di tích đuôi(Ascaphus ở Bác mỹ)hoặc di
tích cơ đuôi( Liopelma ở New Zealand). Cớ sườn tự do. Bộ phụ có 2 họ:
+ Họ Ếch có đuôi( Leipodelmalidae)
Bao gồm lưỡng cư không đuôi có nhìu đặc điểm nguyên thủy nhất ,có 2 loài
phân bố ở Bắc mỹ và New zealand.
+Họ Cóc lưỡi tròn(Discoglossidae)
Bao gồm những loài có đốt sống lõm sau nhưng trâm đuôi khớp với đốt sống
chậu bằng hai lồi cầu
Bộ phụ Ếch nhái(Neobatrachia)
Đốt sống lõm trước điển hình.Trâm đuôi khớp vs đốt sống chậu bằng hai lồi
cầu.Không có xương sườn tự do .Gồm nhìu loài nhất trong bộ Không Đuôi,có
đời sống chuyên hóa.

Họ Cóc(Bufonidae):
Gồn nhìu loài ở đất ,thân đốt sống lóm trước, không có răng hàm,mút ngón
chân,không có dạng vuốt.
Họ nhái bén(Hylidae)
Có răng hàm và mút ngón chân có dạng vuốt .Mấu ngang của đốt sống cùng ở
đa số loài phình rộng .Trâm đuôi khớp với đốt sống cùng bằng hai lồi cầu.Đa số
loài nhái bén sống ở trên cây.
Ví dụ: cóc tía thuộc họ cóc lưỡi tròn
Trông giống cóc nhà, những lổ mắt hình tam giác, lưỡi tròn gắn thềm miệng,không
có màng nhĩ.Mặt lưng có màu đồng thau hoạc xanh lá cây vơi nhìu đám lớn mụn
lớn có những lổ nhỏ để tiết nhựa (đó chính là nọc độc).Tuyến lớn nhất nằm ở sau
mắt, trên lưng , trên chi.Mặt bụng ,bàn chân.bàn tay có những đóm lớn màu đỏ
tía.cá thể đực có da xù xì hơn cá thể cái. Sống trong các hốc đá, bọng cây có nước.
Thức ăn là các loài côn trùng sống trong khu vực phân bố, kiếm ăn vào ban đêm,
nhưng thỉnh thoảng cũng gặp ban ngày. Rất ít thấy các cá thể cái mà chủ yếu gặp
con đực.
Phân bố:
Trong nước: Hà Giang (Tây Côn Lĩnh), Lào Cai (Sapa), Lai Châu.

Cóc tổ ong (họ cóc không lưỡi)


Bề ngoài chúng giống như một chiếc lá, có hình gần như dẹt và có da lưng giống
như tổ ong. Cóc tổ ong có kích thước gần đến 20 cm
Cóc tổ ong có cách sinh sản đáng chú ý. Cóc tổ ong ở Nam Mỹ trên lưng có những
lỗ nhỏ như những lỗ tổ ong. Khi đẻ trứng cóc cái phết lên lưng trứng đã được thụ
tinh. Trứng sẽ lọt vào các lỗ tổ ong. Ở đây trứng phát triển thành nòng nọc

12 Phân tích những đặc điểm hình thái ngoài thích nghi với lối chuyển
vận bay của Lớp Chim?
Hình dạng cơ thể
 Cơ thể hình ô van ngắn
 Thân phủ lông vũ
 Cổ mảnh và dài ,linh động.
 Đàu tròn, nhỏvà được tô điểm bằng chỏm lông(chào
mào,công),mào(gà).Chim bay nhanh có đầu hình giọt nước
 Hai bên đầu là 2 mắt với hai mí và màng nháy
 Hai chi trước biến đổi thành cánh để nâng thân trong khi bay , gồm các phần
khớp nhau tạo hình chữ Z và có màng da nối với nhau và với vai.
 Bờ sau cánh có hàng lông dài làm tăng diện tíc lông chim khi giương cánh
 Chi sau có bàn chân có hình trụ đỡ thân khỏi chạm đất trong khi đậu và di
chuyển trên đất. Chân có nhìu dạng thích nghi với môi trường sống khác
nhau: + Màng bơi: vịt,chim cánh cụt
+ hai ngón hướng trước , hai ngón hướng sau(kiểu trèo):Gõ kiến
+ Hai ngón chạy:đà điểu
 Hàm không răng mà có bao sừng cứng rắn bọc ngoài tạo thành mỏ giúp chim
thu lượm thức ăn .Hình dạng,cấu tạo mỏ thay đổi tùy đời sống và chế dộ thức
ăn.
 Chim ăn hạt(Sẻ):mỏ ngắn,khỏe
 Chim hút mật(chim ruồi):mỏ dài,có khi phù hợp với hoa mà nó
hút mật
 Chim ăn thịt(Đại bàng,cú): mỏ quắp,có khía ngang,sắc
 Chim bắt cá(bói cá): mỏ bè ra
Vỏ da
- Da chim mỏng, thiếu tuyến.Tuyến da chỉ gồm tuyến phao câu ít phát triển
- Chất nhờn do tuyến phao câu tiết ra tránh ướt lông
- Sản phẩm sừng của vỏe da chủ yếu là bộ lông vũ. Ngòi ra có mỏ sừng,vảy
sừng ở bàn chân,ngón chân,móng sừng ở đầu ngón chân.
Lông vũ
Ý nghĩa bộ lông vũ:
o Bộ lông có tầm rất quan trọng
o Bộ lông làm cho thân chim đỡ bị cản cản khong khí khi bay.Lông ống cánh
và lông đuôi là thành phần quan trọng nhất của bộ phận bay của chim
o Bộ lông vũ là lớp vỏ bảo vệ thân chim khỏi bị tán nhiệt và giữ cho thân
nhiệt lun cao.
o Bộ lông không phủ kín phủ kín toàn thân mà còn để những vùng trơ da( gọi
là vùng trụi), điều này bảo đảm cho sự co cơ ngực dễ dàng trong khi bay .Vì
thế một số loài không có khả năng bay như đà ddieur, chim cánh cụt vì
không có vùng trụi.
Cấu tạo

Cấu tạo một sợi lông ở chim


 Lông vũ rất nhẹ, nhưng rất bền và có lực đàn hồi lớn.
 Lông chim điển hình có một ống dài gồm:phần rỗng là gốc cắm vào
da và phần đặc là thân.
 Gốc lông có 2 lổ nhỏ:lổ lông trên và lổ lông dưới .Bên trong gốc lông
có màu trắng dạng sọi hình chuông là bấc long,đó là di tích mạch máu
tới nuôi lông trong khi lông phát triển.
 Hai bên thân lông có những sợi lông mảnh là râu lông sơ cấp song
song hợp thành phiến lông.Hai bên mỗi sợi lông có hai hàng sợi lông
nhỏ(râu lông thứ caaos)có móc nối cs nhau làm thành 1 tấm rộng và
nhỏ có móc ở hai bên,nhờ đó mà phiến lông dễ liền lại khi chim rỉa
lông.
 Có hai loại lộng chính:Lông bao và lông tơ.
Lông bao là bộ lông phủ bên ngoài gồm lông mình ,lông cánh,lông
đuôi.Lông cánh và lông đuôi giữa vai trò quan trọng khi bay.
Lông tơ dưới lông bao,thân mảnh,thíu móc ở phiến lông.Lông bông là
1 dạng lông tơ thân ngắn,đầu có nhìu sợi lông dài mảnh không có móc
móc vào nhau.Lông tơ có cá tác dụng tăng độ dày của lông làm nhiệm
vụ cách nhiệt quan trọng

16 Những đặc điểm chung về hình thái - giải phẫu của Lớp Chim? Tại
sao Chim có thể phân bố khắp nơi trên Trái Đất?
(đặc điểm chung về hình thái - giải phẫu của Lớp Chim này coi trong giáo
trình xem hết nha(trình bày hết lớp chim)
Vì sao chim có thể phân bố khắp nơi trên trái đất:

17.Những đặc điểm chung về hình thái - giải phẫu của Lớp Lưỡng cư? Tại sao nói
Lưỡng cư là nhóm động vật có xương sống đầu tiên chuyển tiếp lên cạn?
Đặc điểm chung về hình thái - giải phẫu của Lớp Lưỡng cư(trình bày hết trong
giáo trình)
Lưỡng cư là nhóm động vật có xương sống đầu tiên chuyển tiếp lên cạn:vì
18 Những đặc điểm chung về hình thái - giải phẫu của Lớp Bò sát? Tại sao nói Bò
sát là nhóm động vật có xương sống đầu tiên chính thức ở cạn?
Những đặc điểm chung về hình thái - giải phẫu của Lớp Bò sát(giáo trình nhae)
Phân loại Lớp Bò sát (Reptilia)? Cho ví dụ mỗi bộ 2 loài?
Có 6500 loài thuộc 4 bộ

8.8.1. Bộ Chủy đầu (Rhynchocephalia)


1 loài duy nhất: Hatteria (nhông Tân Tây Lan) Sphenodon punctatus mang
nhiều đặc điểm nguyên thủy của BS cổ đại nên được xem là hóa thạch sống
Hình 8.10. Hatteria
Còn sườn bụng là di tích giáp bụng của LC giáp đầu.(kết lợp sách lê vũ khôi
trang 191)
Răng mọc trên xương lá mía
Đốt sống lõm 2 mặt, còn di tích của dây sống
Tai giữa và phế quản thiếu. Cơ quan giao phối thiếu.
Mắt đỉnh phát triển mạnh
Sống trong hang hốc, ăn đêm, đẻ từ 8-12 trứng/ lứa. Trứng phát triển từ 12-14
tháng mới nở. Trưởng thành sinh dục ở tuổi 20.
Không phát triển được nòi giống và đang trên con đường tuyệt chủng, chỉ còn ở
phía đông đảo Tân Tây Lan (New Zealand)
8.8.2. Bộ Có vảy (Squamata)
Bộ phong phú số loài nhất với 6100 loài, ở Việt Nam có 260 loài.
Thân phủ vảy sừng
Xương vuông khớp động với hộp sọ
Răng mọc trên xương hàm. Khe huyệt ngang
Cơ quan giao phối của con đực là 2 túi rỗng
Trứng không có lòng trắng, vỏ dai (- bọn tắc kè, thạch sùng là có vỏ đá vôi)
Phân bố khắp nơi trên thế giới ở nhiều điều kiện sống khác nhau, 3 phân bộ:
8.8.2.1. Phân bộ Thằn lằn (Sauria)
+ Hình dạng rất thay đổi, đa số có chi 5 ngón phát triển, một số có chi tiêu giảm
hoặc thậm chí thiếu nhưng vẫn còn di tích của xương đai và chi.
+ Hai nửa hàm dưới gắn chặt với nhau
+ Xương ức, đai, màng nhĩ phát triển; mí mắt cử động
• Họ Tắc kè (Gekkonidae)
• Họ Nhông (Agamidae): tò te
• Kì đà (Varanidae): Rồng Komodo (Indonexia) Varanus komodoensis 50
trứng/ lần đẻ, ăn bẩn, có hiện tượng ăn thịt đồng loại.
8.8.2.2. Phân bộ Cameleo
+ Tổ chức chuyên hóa cao với đời sống leo trèo trên cây
+ Kích thước 25-35 cm. Chân dài, có ngón xếp thành 2 nhóm đối diện  nắm
chặt cành cây. Đuôi dài quấn cành cây
+ 2 mắt có khả năng đảo độc lập theo các hướng thị trường rất rộng
+ Lưỡi dài bằng ½ chiều dài cơ thể. Đầu lưỡi có chất dính để bắt sâu bọ đang
bay
+ Phổi có nhiều túi khí len lỏi vào giữa các nội quan cơ thể nhẹ
+ Có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường
+ 1 họ, 3 giống, 85 loài phân bố Ấn Độ, châu Phi, South of Spain, Tiểu Á
+ Đại diện: Chameleo vulgaris (Tắc kè hoa)
8.8.2.3. Phân bộ Rắn (Serpentes)
+ Là 1 nhánh của Thằn lằn, có thể bắt nguồn từ Thằn lằn cổ
+ Có cấu tạo chuyên hóa với lối chuyển vận bò bằng bụng và nuốt mồi lớn
• Chi, đai, xương mỏ ác tiêu biến. Trăn còn di tích của đai hông
• Cột sống chia thành 2 phần: thân và đuôi với từ 141-435 đốt. Tất cả các
đốt đều mang sườn cử động tựa mút vào tấm vảy bụng, tấm vảy bụng có
thể cử động nhờ cơ dưới da giúp con vật vận chuyển
• Không có tai giữa
• 2 nửa hàm dưới nối với nhau bằng dây chằng đàn hồi và các xương của
bộ hàm cũng khớp động với nhau bằng dây chằng đàn hồi.
(?) Cấu tạo phù hợp với chức năng gì?
• Răng mọc trên xương hàm, xương khẩu cái. Rắn độc có răng độc lớn
• Mắt có mí dính liền, trong suốt
• Khoang tai giữa và màng nhĩ tiêu biến
• Chỉ có 1 phổi phải dài, phổi trái tiêu biến
+ 2700 loài, 12 họ. Việt Nam 145 loài thuộc 12 họ
+ Đại diện:
• Trăn Boidae
• Rắn nước Colubridae, rắn ráo Ptyas korros
• Rắn hổ mang Naja naja (sườn cổ dài có thể phình lên), hổ chúa Elapidae
Ví dụ: Tắc kè
Đầu dẹt, có hình tam giác,phù bởi vảy nhỏ, mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí
mắt có màu trong suốt. Có thân hình khá lớn, con đực 30-40, con cái 20-
30.Thân phủ vảy rất nhỏ
Đuôi chiếm 30-40% cơ thể, khi đứt có thể mọc lại, có 2 lổ dưới hậu môn.
Tuổi thọ trung bình từ 7-10 năm .Tuy nhiên, có trường hợp đặc biệt là 18
năm.
Lưng có màu xanh xám nhạt điểm đóm vàng hoặc đỏ sáng.Con đực sặc sỡ
hơn con cái.
Lưỡi rộng ngắn
Ngốn chân 5 ngón có màng da bám như là giác bám.
Mát con ngươi cử động dọc, có thể cử động trong bóng tối
Sống đơn độc chỉ tìm đến nhau mùa giao phối
Sống trong hốc cây, ăn sâu bọ.
Mỗi năm đẻ 2 lần, đẻ trứng trong hốc sau hơn 3 tháng thì nở
Phân bố rộng rãi khắp châu á.Việt Nam phân bố nhìu nhất ở Nam trung bộ.
Rồng komodo:
Là loài thằn lằn lớn nhất, thống trị hệ sinh thái nơi mà chúng đang sống thức
ăn của của là nai nhỏ Indonesia và xác thối.Chúng có pr độc và được tiết ra
ở tuyến hàm dưới.Và một số người cho rằng tuyến chúng tiết ra là có thể trị
đông máu.
Răng chúng có 60 chiếc, sắc nhọn, hình móc câu.
Đẻ tối đa 20 trứng vào khoảng tháng 5-8 trong các hang tự đào.Và ấp từ 3-4
tháng.Rồng con rất yếu ớt và phải trú ngụ trên cây đê tránh động vật săn mòi
và các con komodo trưởng thành ăn thịt đồng loại.chúng chỉ có xương đơn
là xương bàn đạp, truyền âm thanh kém..và hầu như là chúng bị điếc
8.8.3. Bộ Rùa (Testudinata)
Là nhóm cổ nhất phát triển trực tiếp từ tổ tiên của Bò sát
Cơ thể ẩn trong bộ giáp xương (ở trên: mai, ở dưới: yếm), cột sống có phần
thân bất động nhưng cổ và đuôi rất linh hoạt.
Đai vai có xương quạ và xương bả tự do. Đai hông hoặc khớp với mai nhờ dây
chằng hoặc gắn hẳn vào mai.
Sọ thiếu hố thái dương
Xương vuông khớp bất động với hộp sọ, có khẩu cái thứ sinh
Khe huyệt dọc. Con đực có cơ quan giao phối chính thức (giống thú)
Tuổi thọ rất cao (có thể tới 400 năm)
Có 200 loài thuộc 12 họ, VN có 29 loài.
Phân bố chủ yếu ở miền nhiệt đới xích đạo
Đại diện:
Đồi mồi, rùa da Dermochelis, vích, baba (nước ngọt), giải (phân bộ baba)
8.8.4. Bộ cá sấu (Crocodylia)
Là bộ cấu tạo tiến hóa hơn cả
Đặc điểm thích nghi với đời sống ở nước:
• Thân phủ giáp sừng, dài 1,5-6m. Đuôi cao, dẹp bên và khỏe.
• Cơ há miệng yếu, ngậm miệng khỏe
• Chân sau có màng bơi giữa các ngón
• Mõm dài, khi bơi chỉ để lộ 2 lỗ mũi, 2 mắt và đầu mõm lên khỏi mặt
nước
Đặc điểm tiến hóa:
• Tim 4 ngăn, xoang tĩnh mạch tiêu giảm
• Có khẩu cái thứ sinh
• Răng nằm trong lỗ chân răng
• Phổi cấu tạo phức tạp
• Đai hông có xương chậu lớn và lỗ bít như ở Thú
• Não bộ có não trước và tiểu não lớn
• Có cơ quan giao phối chính thức
Đặc điểm nguyên thủy: xương vuông bất động, còn sườn bụng
20 loài, 3 họ. Việt Nam có 2 loài: nước ngọt siamensis, nước lợ
Ví dụ 2 loài
Phân loại lớp thú(giáo trình cô hoa trang 114 )
Ví dụ mỗi bộ 2 loài
Phân loại lớp chim(giáo trình lê vũ khôi)trang 233
TỔng bộ chim bay
Tổng bộ chim chạy
Tổng bộ chim bơi
Cho ví dụ mỗi bộ 2 loài

You might also like