You are on page 1of 5

Vận dụng

1. vai trò ý nghĩa của hô hấp thực vật


Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa Tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động
sống cho tế bào và cơ thể, bởi Hô hấp là cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ sản ra
năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
Hoặc
- Phần năng lượng hô hấp được thải ra ở dạng nhiệt độ là cần thiết để duy trì nhiệt độ
thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật
- Năng lượng hô hấp tích lũy trong phân tử ATP được sử dụng cho nhiều hoạt động
sống của cây như vận chuyển vật chất trong cây , sinh trưởng tổng hợp các chất hữu
cơ( protein, axit nucleic, ...), sửa chữa những hư hại của tế bào
- Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ
khác trong cơ thể
Ứng dụng hô hấp thực vật trong bảo quản nông sản
-mục đích của bảo quản nông sản là kìm hãm không cho chúng xảy ra quá trình hô hấp
- các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở thực vật: nhiệt độ , hàm lượng nước, nồng độ
CO2
+ nồng độ CO2 là sản phẩm của hô hấp nhưng nếu nồng độ CO2 vượt qua 40% thì nó ức chế
quá trình hô hấp
+ hàm lượng nước: nước là dung môi hoà tan các chất,là môi trường xảy ra các phản ứng
sinh hoá nên khi làm giảm lượng nước nghĩa là ức chế không cho nó hoà tan các chất, nên
không là điều kiện thuận lợi để thực hiện các phản ứng sinh hoá lúc đó quá trình hô hấp ở
thực vật không diễn ra
+ nhiệt độ : làm giảm lượng nước trong nông sản
Hoặc
Có một số biện pháp để điều chỉnh hô hấp của đối tượng khi bảo quản, trong đó đáng lưu ý
là chế độ nhiệt và độ ẩm. Sự điều hòa nhiệt độ và độ ẩm phải tùy theo đặc điểm của các đối
tượng khi bảo quản.
- Hạ thấp nhiệt độ sẽ làm giảm cường độ hô hấp và sự mất mác các chất dinh dưỡng.
Nhiệt độ thấp còn có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, làm
giảm sự thoát hơi nước ( một điểm đặc biệt có ý nghĩa khi bảo quản những đối tượng
mọng nước)
- Độ ẩm của đối tượng bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến hô hấp, vấ đề này có ý nghĩa đặc
biệt khi bảo quản hạt
- Thành phần của không khí nơi bảo quản cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo quản.
Việc giảm nồng độ oxi và cường độ CO2 sẽ làm giảm cường độ hô hấp đồng thời
ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
2. Phân biệt được hệ tuần hoàn kín, hở

Đặc điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

Đại diện Động vật thân mềm và chân Mực ống, bạch tuột, giun đốt, chân đầu

khớp và động vật có xương sống

Cấu tạo tim, động mạch, tĩnh mạch tim, động mạch, mao mạch , tĩnh mạch

Đường đi Timđộng mạch  khoang cơ Tim động mạch  mao mạch  tĩnh

của máu thể  tĩnh mạchtim mạch  tim

Đặc điểm -Máu được trộn lẫn với dịch mô - Máu được tim bơm đi lưu thông liên

của dịch tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô tục trong mạch kín từ động mạch qua

tuần hoàn -Máu tiếp xúc và trao đổi trực mao mạch, tĩnh mạch và sau đó trở về

tiếp với các tế bào sau đó trở về tim

tim - Máu được trao đổi với tế bào qua thành

mao mạch

Tốc độ máu Máu chảy trong động mạch dưới Máu chảy trong động mạch dưới áp lực

trong hệ áp lực thấp, tốc độ máu chảy cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy

mạch chậm nhanh

3. Hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép

Đặc điểm so sánh Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép

Đại diện Lớp cá Lớp lưỡng cư, bò sát, chim và thú

Cấu tạo cấu tim Tim 2 ngăn Tim 3 ngăn hoặc 4 ngăn

Số vòng tuần hoàn Chỉ có một vòng tuần Có 2 vòng tuần hoàn : vòng tuần
hoàn hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ

Máu đi nuôi cơ thể Đỏ thẩm Máu pha hoặc máu đỏ tươi

Tốc độ của máu trong động Máu chảy với áp lực Máu chảy với áp lực cao

mạch trung bình

4. Chỉ ra được chiều đi và tên trong hệ tuần hoàn kín, kép

Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O 2 được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch
nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó
máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO 2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành
máu giàu O2 quay trở lại tim. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai
vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.

5. Vai trò cân bằng áp suất thẩm thấu máu

1. Cân bằng áp suất thẩm thấu


Áp suất thẩm thấu là lực đẩy của các phân tử dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp đến
dung dịch có nồng độ cao qua màng.

Quá trình thẩm thấu giữa hai dung dịch sẽ tiếp tục cho đến khi nồng độ của hai dung dịch
bằng nhau.

Khi nồng độ của hai dung dịch cân bằng nhau thì sẽ không có sự khuyếch tán của dung môi
qua màng → cân bằng áp suất thẩm thấu.
Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào lượng nước, nồng độ các chất hoà tan trong máu,
đặc biệt là nồng độ Na+.

2. Vai trò của thận


Thận tham có khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… → thận tăng cường tái
hấp thu nước, đồng thời động vật có cảm giác khát nước → uống nước → giúp cân bằng áp
suất thẩm thấu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm → thận tăng thải nước → duy trì áp suất thẩm thấu.

Hình 2: Cơ chế cân bằng áp suất thẩm thấu


3. Vai trò của gan
- Gan có khả năng điều hoà nồng độ của các chất hoà tan trong máu như glucôzơ…

- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin → gan chuyển
glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ → nồng
độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định.

- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm → tuyết
tụy tiết ra glucagôn → gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu → nồng độ glucôzơ
trong máu tăng lên và duy trì ổn định

Hình 3: Cơ chế điều hoà nồng độ glucozo trong máu

6. Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến năng suất quang hợp cây trồng
1. Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: Cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.

a. Cường độ ánh sáng

Điểm bù ánh sáng: Là khi cường độ quang hợp = cường độ hô hấp.Điểm bảo hòa ánh sáng:
Là điểm cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp cực đại.

b. Quang phổ ánh sáng

Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ
quang hợp.Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh, tím và đỏ (tia xanh tím kích thích
tổng hợp axit amin, protein tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành carbohidrat).Trong môi
trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu, theo thời gian trong ngày
(buổi sáng và chiều nhiều tia đỏ ; buổi trưa nhiều tia xanh tím)

You might also like