You are on page 1of 45

Lý sinh y học

PGS.TS. Trần Quang Huy


Email: huy.tranquang@phenikaa-uni.edu.vn
Chương 2: Chuyển động trong cơ thể sống

2.1. Vận chuyển vật chất trong cơ thể sống

2.2. Vận chuyển máu trong cơ thể

2.3. Vận chuyển khí trong cơ thể

2.4. Chuyển động cơ học trong cơ thể sống


2.1 Vận chuyển vật chất trong cơ thể sống

2.1.1 Cấu trúc và tính năng tế bào

- Tế bào: phát hiện bởi Robert Hooke năm 1665

+ Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống.

+ Mỗi tế bào có nhiệm vụ riêng biệt tham gia vào hoạt động
sinh lý bình thường của cơ thể

+ Giữa các tế bào có sự tương tác lẫn nhau => duy trì cân
bằng nội môi hay hằng định các chất trong cơ thể.

- Con người: ~200 loại tế bào; >30 nghìn tỷ tế bào

- Tế bào động vật: phần lớn có kích thước 1 - 100 µm =>


quan sát dưới kính hiển vi.
- Chức năng của tế bào:

+ Xúc tác: có khả năng chuyển đổi chất, chuyển hóa này thành chất khác => các thành phần cấu tạo tế bào, phân hủy
hoặc cung cấp năng lượng.

+ Vận chuyển: có khả năng vận chuyển chất vào/ra tế bào hoặc khoang này =>khoang khác trong tế bào.

+ Truyền tín hiệu: có cơ chế phản hồi tín hiệu lại từ tế bào khác hoặc bên trong tế bào (tín hiệu hóa học hoặc điện).

+ Nhận biết: để gắn với các tế bào khác và với cấu trúc ngoại bào.

+ Di chuyển: Trong một số giai đoạn phát triển, tế bào phải di chuyển để để tự định vị đúng chỗ trong ma trận tế bào.

+ Kiểm soát: Tất cả hoạt động của tế bào phải được phối hợp với nhau, “kiểm soát” => hình thành các tế bào
chuyên biệt phù hợp với nhiệm vụ.

+ Tăng sinh: Ở những thời điểm phát triển thích hợp, tế bào phải tạo ra tế bào mới =>liên quan đến sự phân chia tế
bào và sự kiểm soát.
Chức năng của các bào quan

Bào quan Chức năng

Màng sinh chất Nhân viên hải quan: xác định chất có thể ra/vào tế bào, truyền tín hiện cũng
như nhận dạng tế bào
Dịch bào Keo tế bào: môi trường lỏng chứa các chất sinh hóa và một số bào quan

Khung tế bào Nâng đỡ, dịch chuyển và gắn kết tế bào

Nhân tế bào Trung tâm điều khiển: chứa những tổ chức và vật liệu di truyền, kiểm soát sự
khác biệt
Ribosome tự do Nhà máy của tế bào: tổng hợp protein

Lưới nội bào có hạt Nhà máy của thế bào để tổng hợp các protein màng và protein tiết
(rER)
Lưới nội bào trơn (ER) Tổng hợp lipids và steroids

Bộ máy Golgi Bộ phận vận chuyển: hoàn thiện và hướng đích các protein tới vị trí đặc hiệu

Ty thể Nhà máy năng lượng của tế bào: vị trí oxy hóa và chuyển giao năng lượng

Lysosome Xử lý rác thải: Tiêu hủy các bào quan bị hư hỏng

Proteasomes Tiêu hủy các protein không cần thiết hoặc bị hư hỏng

Peroxisomes Oxy hóa chất béo, loại bỏ các độc tố


2.1.2 Màng tế bào

- Màng tế bào: một màng sinh học phân cách môi trường bên trong
của các tế bào với môi trường bên ngoài của chúng.

- Thành phần chính: protein, lipid và một số carbohydrate khác.

- Cấu trúc: Các thành phần màng tế bào được sắp xếp thành 2 lớp lipid
kép có tính phân cực ở bên trong và bên ngoài màng.

- Chức năng: xác định chất nào được đi vào hay đi ra thông qua các cơ
chế chính:
+ Vận chuyển thụ động (Passive Transport)
+ Vận chuyển chủ động (Active Transport)
+ Xuất bào (Exocytosis)
+ Nhập bào (Endocytosis)
2.1.3 Vận chuyển qua màng tế bào

+ Có 3 cơ chế vận chuyển chính:

A. Vận chuyển thụ động


- Khuếch tán
- Khuếch tán thuận lợi
B. Vận chuyển chủ động
- Vận chuyển chủ động sơ cấp
- Vận chuyển chủ động thứ cấp
C. Thẩm thấu (Osmosis)
a) Vận chuyển thụ động

- Mô hình màng vi xốp

+ Màng vi xốp ngăn hai dung dịch có nồng độ khác nhau nhưng
cùng áp suất. Các lỗ xốp cho phép các phần tử chất tan đi qua,
phần còn lại của màng không thấm chất tan và dung môi.

+ Các kênh hoạt động giống như lỗ chân lông và chúng có thể
được kiểm soát quá trình đóng hoặc mở

+ Điều hòa sinh lý vận chuyển thụ động là kiểm soát số lượng lỗ
(hoặc kênh) trong màng.
- Mô hình hòa tan trong lớp lipid kép

+ Một phân tử có thể thâm nhập từ trái sang phải màng bằng cách
hòa tan vào trong lớp kép lipid, khuếch tán qua lớp này và sau đó
quay trở lại pha nước phía bên trong của màng
- Khuếch tán thuận lợi sử dụng chất mang bao màng

Đối với một số vật liệu quý, tính thấm của màng không đủ lớn cho
nhu cầu của tế bào =>sự khuếch tán thuận lợi được sử dụng để
mang chất tan qua màng.
b) Vận chuyển chủ động
- Vận chuyển có sự liên kết với năng lượng chuyển hóa

+ Tất cả dịch chuyển của ion đều liên quan đến chuyển động “dốc xuống” gradient điện hóa: năng lượng tự do ở điều
kiện ban đầu cao hơn điều kiện cuối.
Sự thay đổi năng lượng tự do: Δμ = μcuối-μđầu <0

+ Khuếch tán thụ động qua các lỗ hoặc lớp kép lipid, chất mang và các kênh đều thụ động => năng lượng không liên quan
=> năng lượng không sinh ra từ quá trình trao đổi chất.

+ Năng lượng đến từ chính dung dịch

+ Tế bào tập trung một số vật liệu bằng cách chuyển chúng từ vùng có thế điện hóa thấp sang vùng có thế điện hóa
cao hơn. Chuyển động này có Δμ> 0. Nó chỉ có thể xảy ra một cách tự phát khi Δμ dương đối với quá trình vận chuyển
được kết hợp với một quá trình khác có Δμ âm hơn. Điển hình của quá trình này là quá trình thủy phân ATP
+ Vận chuyển chủ động sơ cấp dịch chuyển vật liệu theo gradient điện hóa do sự tham gia trực tiếp của quá trình thủy
phân ATP.
Ví dụ: các phân tử tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động gồm các bơm ion: Na, K-ATPase, Ca-ATPase và H-ATPase.

+ Vận chuyển tích cực thứ cấp di chuyển vật liệu theo gradient điện hóa do sự tham gia gián tiếp của quá trình thủy phân
ATP. ATP được sử dụng để thiết lập gradient điện hóa , thường là Na+, và năng lượng được lưu trữ được sử dụng để
bơm vật liệu “lên dốc”.

Ví dụ: đồng vận chuyển glucose-Na trong biểu mô ruột và ống thận gần và trao đổi Na -Ca ở màng bề mặt tim
c) Thẩm thấu

- Thẩm thấu là sự di chuyển hoặc khuếch tán ròng tự phát của các phân tử dung môi qua màng thấm có chọn lọc từ
vùng có thế nước cao đến vùng có thế nước thấp, theo hướng có xu hướng cân bằng nồng độ chất tan ở hai phía
2.2 Vận chuyển máu trong cơ thể

2.2.1 Khái niệm


- Máu là chất lỏng thực, có hệ số nhớt η lớn

+ Thành phần chính: huyết tương và các tế bào máu

+ Nhiệm vụ chính: vận chuyển và cung cấp O2 cho tế bào,


đào thải CO2; phân phối chất dinh dưỡng và đào thải chất
cặn bã; điều hòa thân nhiệt

- Hệ tuần hoàn: 2 vòng khép kín.

+ Vòng tiểu tuần hoàn: chuyển máu từ tim đến phổi

+ Vòng đại tuần hoàn: chuyển máu từ tìm ->động mạch ->
cơ quan, tổ chức (cấp O2, nhận CO2) ->tĩnh mạch -> tim
2.2.2 Hoạt động của tim

- Tim là khối cơ rỗng, được vách ngăn chia làm 2 nửa (phải, trái); mỗi
ngăn lại phân thành tâm nhĩ và tâm thất nhờ van tim

- Tim cấp cho máu áp suất. Tâm thất co bóp=> máu từ thất trái đến
động mạch chủ; từ thất phải đến động mạch phổi. Khi tâm thất dãn =>
máu từ hai tâm nhĩ chảy xuống hai tâm thất qua van.

PTT co: 120 -150 Tor; PTT dãn: 50 - 80 Tor

- Chu kỳ hoạt động của tim: tâm thu 0,4s; tâm trương 0,4s; 60-80 lần
co giãn/phút
- Khi máu đầy buồng tim, các sợi cơ dãn dài: F=pS
S: diện tích mặt trong buồng tim, coi như cầu: S=4πR2

Người bình thường: thể tích tâm thất cuối tâm trương là 85 ml, nhưng cuối tâm thu là: 25 ml

- F biến thiên theo thời gian tùy theo S. Đầu tâm thu, F toàn phần của cơ tim là 89N, cuối tâm thu: 67N
2.2.3 Mạch máu

- Cấu tạo thành mạch máu:

+ Động mạch chủ; động mạch nhỏ; tĩnh mạch chủ; tĩnh mạch nhỏ;
mao mạch tạo bởi các lớp biểu mô, cơ trơn và mô liên kết

+ Hệ thống các van (động mạch, tĩnh mạch)

- Tác dụng đàn hồi của thành động mạch:

+ Duy trì dòng chảy liên tục và tăng thêm áp suất dòng chảy

+ Thành mạch giãn càng rộng thì thế năng dự trữ càng lớn và tùy thuộc thời điểm;

+ Thời kỳ tim không co bóp, áp suất dòng chảy giảm xuống dần. Thế năng ở thành mạch sẽ cung cấp áp suất cho dòng
chảy liên tục và điều hòa trong suốt thời kỳ tâm trương;

+ Kèm theo sự lan truyền áp suất dọc theo thành mạch là sóng mạch (có thể cảm giác dưới tay).
2.2.4 Trương lực của mạch máu – Huyết áp của động mạch

- Áp suất từ trong lòng mạch tác dụng ra thành => áp suất thủy tĩnh (pi);

-Lực tác dụng ngược lại: áp lực của mô (pe)

Ở động mạch: p= pi-pe>0

p là áp suất thành mạch và là nguồn gốc của trương lực của mạch máu

- Xét mạch máu có dạng hình trụ, bán kính r. Giá trị lực thành mạch

F = Fi – Fe hay 2πrp = 2πr(pi-pe)

Huyết áp của động mạch:

T=pr

Với giá trị T xác định, bán kính r càng bé thì giá trị áp suất thành ống p càng lớn
2.2.5 Sự thay đổi của áp suất và tốc độ chảy của máu trong các đoạn mạch

-Tốc độ chảy của máu ở động mạch chủ: 10-20 m/s, động mạch cổ 5,2 m/s,
xuống mao mạch còn: 5 mm/s

- Tốc độ chảy của máu ở tĩnh mạch đùi: 4,5 cm/s, tĩnh mạch cổ: 14,7 cm/s

- Tổng tiết diện của mao mạch: gấp 400-800 lần tiết diện của động mạch
chủ; và bằng 200 – 400 lần tổng tiết diện của tĩnh mạch nhỏ

- Độ chênh lệch áp suất Δp ở hai đầu đoạn mạch:

Δp = 8ηlQ/πR4

η: hệ số nhớt của máu; Q: lưu lượng máu; l và R là chiều dài và bán kính của lòng mạch
2.2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến tuần hoàn máu

- Hoạt động cơ bắp: khi lao động nhu cầu oxy tăng 8-10 lần so
với khi nghỉ

- Ảnh hưởng của trọng trường

- Ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường

Hoạt động của hệ tuần hoàn liên quan chặt chẽ với các hoạt động
chức năng khác của cơ thể, đặc biệt là chức năng hô hấp
2.3 Vận chuyển khí trong cơ thể

2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.3.4


Hoạt động Sự vận chuyển khí Máu và sự trao đổi Những yếu tố ảnh
hô hấp trong cơ thể khí hưởng
2.3.1 Hoạt động hô hấp

- Hoạt động hô hấp thực hiện ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn


máu, mô và tế bào trong cơ thể

- Cơ quan hô hấp: mũi, hầu, khí phế quản và phổi

- Đường hô hấp: từ mũi =>phế nang

- Người bình thường: mỗi lần hít thở ~ 500 ml không khí được
trao đổi

- Lượng khí dự trữ trong 2 lá phổi: 1000 ml để tránh cho phổi


bị xẹp xuống
a) Cơ chế hít vào

+ Màng phổi ngăn cách phổi và lồng ngực: lá thành và lá tạng

+ Khoang màng phổi nằm giữa 2 lá;

+ Trong điều kiện cân bằng, áp suất phế nang pn cân bằng với áp suất
khoang màng phổi pk và áp suất gây ra do tính đàn hồi của phổi pp:

pn = pk + pp hay pk = pn - pp

+ Áp suất khí quyển tác dụng lên lồng ngực pat cân bằng với tổng áp suất khoang và áp suất gây ra bởi
tính đàn hồi của lồng ngực pl: pat = pk + pl hay pk = pat - pl

+ Nếu coi áp suất khí quyển =0 => pk <0 => lồng ngực co lại => ngược với sức căng của phổi.

+ Hít vào là nhờ tăng thể tích lồng ngực bằng cách nâng các xương sườn lên và hạ cơ hoành xuống.
b) Cơ chế thở ra

+ Không khí từ phổi được đẩy ra ngoài là do thể tích lồng ngực bị
giảm xuống

+ Cơ chế: khi trương lực cơ hít vào giảm đi do tác dụng của lực
đàn hồi của lồng ngực; của các cơ quan trong lồng ngực; của
trọng lực lồng ngực; thể tích lồng ngực bắt đầu giảm xuống;

+ Cơ hoành nâng lên;

Nếu lồng ngực bị thủng hoặc bị tràn khí màng phổi (nhân tố quan
trọng bị loại bỏ) => phổi bị xẹp.
c) Công hô hấp

+ Là công thực hiện qua các cơ quan hô hấp để thắng tất cả các
lực cản khi thông khí. A
S
A=‫ ׬‬P ⅆ𝑉 Sxd

p là áp suất tổng hợp đặt vào hệ hô hấp ở mỗi thời điểm


của chu trình hô hấp, dV là số tăng thể tích của hệ.

A
2.3.2 Sự vận chuyển khí trong cơ thể

- Tuân theo các quy luật vật lý, nhất là quy luật khuếch tán

+ Định luận Henry: “Lượng khí thâm nhập (khuếch tán) được vào chất
lỏng tỷ lệ với áp suất riêng phần của chất khí đó trên bề mặt chất lỏng”.

+ Định luận Dalton: “Trong trường hợp lý tưởng, tổng các áp suất riêng
phần của các chất khí thành phần bằng áp suất của cả hỗn hợp khí”.

P = σ𝑛𝑖=1 𝑃𝑖

+ Máu chứa nhiều thành phần => sự thâm nhập của khí vào máu không
đơn thuần chỉ phụ thuộc vào đặc điểm chất khí
- Không khí đến phế nang khi hít vào

+ Áp suất trung bình trong phế nang lúc hít vào tương đương với áp suất khí quyển (1atm)

+ Ở 37oC của cơ thể, với điều kiện bão hòa, hơi nước trong phế nang luôn có một áp suất riêng

phần ~47 Tor => áp suất tổng cộng của N2, O2, CO2 trong phế nang còn: 760 – 47 = 713 Tor

+ Nếu xét riêng khuếch tán đơn thuần, thể tích khí:

K: hệ số khuếch tán
pn: áp suất khí thành phần
p: áp suất khí quyển
2.3.3 Máu và sự trao đổi khí

a) Vai trò của máu đối với vận chuyển O2

+ Hồng cầu là yếu tố chính trong vận chuyển O2. Hồng cầu
có Hemoglobin (Hb), mỗi Hb chứa 4 gốc hem. Cấu trúc
hem có nguyên tử Fe ở giữa.

Hb + O2 <=> HbO2
+ Mỗi gam Hemoglobin có thể gắn với thể tích O2:

22.400 ml: thể tích của 1 phân tử gam khí CO2


67.000: phân tử gam của hemoglobin
(Trong 100 ml máu người bình thường chứa 12-14 g hemoglobin)

+ Phản ứng thuận nghịch, phụ thuộc áp suất O2


b) Vai trò của máu đối với vận chuyển CO2

+ Máu tĩnh mạch chứa đến 52% CO2. Chỉ có 2-10% CO2 kết hợp với hemoglobulin để trở thành
carbohemoglobin (HbCO2), còn lại đều ở dạng H2CO3

CO2 + H2O<=> H2CO3

Đây là phản ứng thuận nghịch, chiều của phản ứng phụ thuộc nhiều yếu tố
2.3.4 Những yếu tố ảnh hưởng

- Yếu tố bên trong:

+ Hoạt động của phế nang, tuần hoàn máu, khối lượng và chất lượng máu

- Yếu tố bên ngoài:

+ Trọng trường

+ Tỷ lệ khí thành phần

+ Áp suất khí quyển


2.4 Chuyển động cơ học trong cơ thể sống

2.4.1 Trọng lượng

2.4.2. Nguyên tắc đòn bẩy trong cơ thể sống

2.4.3. Hiện tượng co cơ


2.4.1 Trọng lượng

- Lực hấp dẫn (gravity): là lực hút giữa 2 vật

F: lực hấp dẫn (lực hút); m1, m2: khối lượng vật 1, vật 2;

d: khoảng cách giữ 2 vật; G = 6,67.10-11 Nm2/kg2

- Trọng lượng (weight) : là lực hút của Trái đất ->vật

P = F = mg; g= GM/d2 : gia tốc trọng trường

(M: khối lượng Trái đất)

Nếu vật ở sát mặt đất g=9,8 m/s2


2.4.2 Nguyên tắc đòn bẩy trong cơ thể sống

- Đòn bẩy (lever): gồm 1 lực cản (kháng trở) P, một lực phát động
F, một đòn bẩy và một điểm tựa

- Phân loại đòn bẩy (Classification of levers):


+ Đòn bẩy loại 1: điểm tựa ở giữa thanh

+ Đòn bẩy loại 2: điểm tựa nằm ở đầu thanh, giữa là kháng trở
và ngoài cùng là lực phát động

+ Đòn bẩy loại 3: điểm tựa nằm ở đầu thanh, giữa là lực phát
động và ngoài cùng là kháng trở
- Đòn bẩy trong cơ thể sống

+ Đòn bẩy loại 1: đầu được giữ cân bằng trên cột sống.
Điểm tựa trong khớp chẩm đội; lực phát động ở cơ gáy;
kháng trở là trọng lượng đầu

+ Đòn bẩy loại 2: đứng nhón cao gót chân. Điểm tựa là
đầu mút của xương bàn chân; trọng lượng cơ thể là
kháng trở; lực phát động là do các cơ dép và cơ sinh đôi
sinh ra đặt ở điểm mà gân Asin bám vào xương gót

+ Đòn bẩy loại 3: hầu hết các khớp.

Trường hợp cẳng tay: điểm tựa nằm trong khớp khuỷu;
lực phát động là lực cơ bắp bám vào xương cẳng tay;
trở kháng là trọng lượng bàn tay
2.4.3 Hiện tượng co cơ

a) Các loại cơ

- Có 3 loại cơ (muscles): cơ vân bám vào hệ xương; cơ tim;


cơ trơn có ở thành mạch máu và các cơ quan trong cơ thể

+ Hệ thống cơ vân: có gần 300 cơ với khối lượng lớn => giữ
cân bằng, đi lại, thực hiện chức năng sinh lý (ăn, thở…) và
lao động

+ Hoạt động của cơ: sự co giãn .


b) Cấu trúc cơ vân

- Cơ vân (skeletal muscle): được bao bọc bởi bao xơ

+ Dạng sợi, đường kính: 10 – 100 μm; dài vài mm => hàng chục cm;

+ Tế bào khổng lồ, có nhiều nhân, bào tương có tơ cơ;

+ Tơ cơ là đơn vị hoạt động chức năng co giãn của tế bào cơ, xếp
song song và chụm lại ở hai đầu.

+ Tơ cơ có đường kính trung bình 1 μm, dài 100 μm cách nhau bởi
những màng mỏng
- Hình thái tổng quát cơ vân:

+ Có khoảng 650 cơ vân trong cơ thể người

+ Cơ vân được bao bọc bởi một lớp mô liên kết cứng (epimysium). Epimysium cố định mô cơ vào các gân ở mỗi đầu, ở đó
epimysium trở nên dày hơn và có dạng keo. Nó cũng bảo vệ cơ bắp khỏi ma sát với các cơ và xương khác

+ Các sợi được định hướng theo cùng một hướng, trên
một đường thẳng từ điểm gốc đến điểm chèn

+ Cơ vân được sắp xếp thành các cơ rời rạc, ví dụ: cơ


nhị đầu (bắp tay). Lớp biểu bì cứng, dạng sợi của cơ
xương được kết nối và liên tục với các gân. Đến lượt
mình, các gân kết nối với lớp màng xương bao quanh
xương, cho phép truyền lực từ cơ đến khung xương.
c) Cấu tạo xơ
- Cấu tạo của xơ cơ : cấu tạo chủ yếu của sơ cơ dày là protein myosin
và của sơ cơ mỏng là protein actin

+ Myosin: dạng sợi, trọng lượng phân tử lớn: 160.000 đơn vị; chiều dài:
1600Ao. Cấu tạo phân tử là 3 mạch peptid xoắn lại với nhau, 1 đầu không
xoắn như hình dùi trống

+ Actin: tồn tại ở 2 dạng: dạng cầu là actin G (đường kính: 2,5 nm; trọng
lượng phân tử: 57.000, chiếm 25% các protein của xơ cơ); dạng sợi là
actin F do nhiều actin G liên kết với nhau thành chuỗi dài
d) Đặc tính cơ

- Tính co bóp: tế bào cơ rút ngắn dưới tác dụng của lực.

- Tính kích thích: là khả năng đáp ứng bởi sự kích thích.

- Tính giãn: cơ bắp được kéo dài

- Tính đàn hồi: co lại hoặc giãn trở lại chiều dài ban đầu của cơ.
e) Cơ chế co cơ

- Mô hình uốn cong: ở trạng thái nghỉ các cơ giãn dài


ra. Dưới tác dụng của ATP => liên kết giữa 2 phần trên
phân tử xơ cơ xuất hiện => đoạn đó bị cong lại. Khi hết
tác dụng của ATM =>giãn ra

Quá trình này có thể chia làm 4 giai đoạn xảy ra trong
0,1 -> 0,2s
- Mô hình trượt:

Ở trạng thái nghỉ, các phân từ actin và myosin kết hợp với nhau bằng các liên kết nhánh bên. Dưới tác dụng của
ATP, khi co cơ, các liên kết đó bị đứt => các xơ actin trượt dọc và lồng vào xơ actin => ngắn lại
f) Hình thức co cơ

- Co cơ trương lực: trong cả khối cơ luôn có một độ co cơ nhất định =>trương lực cơ (co cơ trương lực). Các yếu tố
ảnh hưởng: tần số kích thích, số đơn vị vận động được tuyển nạp (recruited), mức độ căng cơ.

- Co cơ đơn: cơ co do một kích thích đơn, bằng hoặc trên ngưỡng gây ra. Co cơ đơn tuân theo định luật tất cả hoặc
không, gồm 3 giai đoạn: tiềm tàng, co và giãn cơ.

- Co cơ đẳng trường: Chiều dài của cơ không thay đổi nhưng trương lực cơ thay đổi (căng cơ để giữ một vật).

Lực co cơ tăng do:


+ Tăng số lượng nơron alpha, tăng số sợi cơ co.
+ Tăng tần số xung trên nơron alpha làm tăng lượng canxi được giải phóng từ mạng nội cơ tương

- Co cơ đẳng trương: Chiều dài của cơ thay đổi nhưng trương lực cơ (hay sức tải) không thay đổi
Hình thức co cơ
g) Năng lượng cho quá trình co cơ

- Hoạt động của cơ dựa trên năng lượng tự do của quá trình thủy phân ATP

- Tổng năng lượng trong ATP của mỗi tế bào chỉ đủ dùng cho tế bào đó trong 1-2s với cường độ tối đa

- Để cơ co lâu dài, ATP phải luôn được hồi phục đầy đủ

- Năng lượng dùng để phục hồi ATP => phân giải các chất dinh dưỡng: đạm, mỡ, đường.

- Có 3 hệ thống năng lượng để tái tạo ATP: hệ photphatgen; hệ lactic; hệ oxy


Năng lượng này dùng khi co cơ lấy trực tiếp từ ATP (trong cơ không nhiều) => có sự tổng hợp ATP tại cơ nhờ 1 chất giàu
năng lượng khác là phospho-creatin. Phản ứng tổng hợp:

Quá trình tổng hợp này cũng ít => vài giây => tổng hợp ATP nhờ sự phân hủy glycogen (dạng tích trữ có nhiều trong cơ).
Xin cảm ơn!

You might also like