You are on page 1of 13

BÀI 2

SINH LÝ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

MỤC TIÊU
1. Trình bày được các hình thức vận chuyển vật chất qua màng tế bào và ý nghĩa của
các hình thức vận chuyển.
2. Giải thích được sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào trong hoạt động bình thường
và một số rối loạn trên cơ quan: tiêu hóa, tiết niệu.
3. Nhận thức được bài học là cơ sở để giải thích ở mức tế bào các hoạt động bình
thường và một số rối loạn hoạt động của các cơ quan và các phương pháp điều trị
bệnh lý tác động lên sự vận chuyển các chất qua màng tế bào.

Màng tế bào bao bọc xung quanh tế bào, màng tế bào ngăn cách dịch ngoại bào và
dịch nội bào. Nồng độ các ion và các phân tử ở dịch nội bào và dịch ngoại bào có sự khác
nhau, nguyên nhân là do các cơ chế trao đổi chất qua màng tế bào.
1. Đặc điểm cấu trúc màng tế bào
Màng tế bào rất mỏng dày khoảng 7,5 - 10nm, rất đàn hồi được cấu tạo bởi protein, lipid và
glucid.
Protein: 55% Lipid: 4%
Phospholipid: 25% Glucid: 3%
Cholesteron: 13%
1.1. Hàng rào lipid
Cấu tạo của màng tế bào là một lớp lipid kép, bản chất là phospholipid và cholesterol,
phần của phospholipid và cholesterol hoà trong nước (gốc phosphat và gốc OH- phần ưa
nước), phần còn lại chỉ tan trong mỡ (gốc acid béo và nhân steroid - đầu kị nước). Phần kị
nước nằm ở trung tâm và gắn với nhau. Phần ưa nước nằm ở 2 phía của màng tế bào tiếp
xúc với nước ở xung quanh. Lớp lipid kép có đặc điểm rất mỏng và mềm mại.
Lớp lipid kép làm thành hàng rào ngăn không cho các chất hoà tan trong nước đi qua. Ví dụ:
ion, glucose ... Những chất hoà tan trong mỡ như O2, CO2, alcohol qua dễ dàng.
Lớp lipid kép ở dạng lỏng nên trôi nổi từ điểm này sang điểm khác ở bề mặt tế bào.
Protein và các chất khác hoà tan hay nổi trong lớp lipid kép có xu hướng khuyếch tán đến
tất cả các vùng của màng tế bào.

1
1.2. Protein của màng tế bào
Hầu hết là glycoprotein hình cầu trôi nổi trong lớp lipid kép của màng. Có hai loại protein
là: protein trung tâm nằm xuyên suốt bề dày của màng (protein xuyên) và protein ngoại vi
(protein rìa).
Nhiều protein trung tâm tạo nên ống dẫn (kênh) để nước, chất hòa tan trong nước và ion đi
qua, những kênh này có tính thấm chọn lọc do các kênh này có các cổng đóng và mở. Một số
protein trung tâm có tác dụng như một protein mang để vận chuyển vật chất xuôi theo bậc thang
điện hoá, hoặc ngược bậc thang điện hoá, còn một số phân tử protein tác dụng như enzym.
Hầu hết protein ngoại vi nằm ở một mặt của tế bào, chúng thường gắn vào đầu phía
trong của protein trung tâm. Protein ngoại vi có tác dụng như một enzym.
1.3. Glucid của màng
Thành phần glucid (carbohydrat) của màng tế bào thường ở dạng kết hợp với protein
hoặc lipid dưới dạng glycoprotein và glycolipid. Phần lớn glyco của các phần tử này lồi ra
mặt ngoài của tế bào. Nhiều hợp chất carbohydrat nối lỏng lẻo với nhau qua một lõi protein
gọi là proteoglycant rồi gắn với mặt ngoài của tế bào. Vậy toàn bộ mặt ngoài của tế bào
thường có một lớp carbohydrat lỏng lẻo gọi là glycocalyx (lớp áo glucid), lớp này thường
tích điện âm nên thường đẩy vật cùng dấu. Các lớp glycocalyx của các tế bào thường gắn với
nhau tạo nên sự kết dính giữa các tế bào. Một số carbonhydrat nằm trên bề mặt màng tế bào
có tác dụng như receptor. Ngoài ra chúng còn tham gia phản ứng miễn dịch.
Hình 2.1. Cấu trúc màng tế bào

Nguồn: http://yhoctructuyen.com/sinhly
2
2. Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào bằng hai hình thức đó là vận chuyển thụ
động (khuếch tán thụ động) và vận chuyển tích cực.
Khuếch tán thụ động là hình thức vận chuyển vật chất xuôi theo chiều bậc thang điện
hoá, tức là vật chất đi từ nơi có nồng độ, áp suất, điện thế cao đến nơi có nồng độ, áp suất,
điện thế thấp. Quá trình chuyển động này nhờ năng lượng tự nhiên sẵn có của vận động
động học của vật chất, tức là không cần cung cấp năng lượng.
Vận chuyển tích cực là hình thức vận chuyển vật chất ngược chiều bậc thang điện
hoá. Do đó quá trình này cần phải có năng lượng và chất mang (protein mang).
2.1. Quá trình khuếch tán
Vật chất dù ở dưới dạng phân tử hay ion trong các dịch cơ thể đều có những vận động
hằng định. Mỗi phân tử vận động theo hướng riêng gọi là chuyển động nhiệt. Khi chuyển
động càng lớn thì nhiệt càng cao và chuyển động nhiệt chỉ dừng ở nhiệt độ 00C. Khi phân tử
đang chuyển động A đến gần phân tử không chuyển động B, thì lực tĩnh điện và lực liên kết
của phân tử A sẽ đẩy phân tử B và truyền cho nó một số động năng. Cuối cùng phân tử B
cũng bắt đầu chuyển động trong khi phân tử A chuyển động chậm dần, như vậy sự chuyển
động liên tục của các phân tử trong một chất lỏng hay chất khí gọi là khuếch tán. Quá trình
khuếch tán được chia làm hai loại là khuếch tán đơn thuần và khuếch tán có gia tốc (khuếch
tán có chất mang hoặc khuếch tán được thuận hoá).
Trong khuếch tán đơn thuần tốc độ khuếch tán được xác định bởi số lượng chất được vận
chuyển, tốc độ của chuyển động nhiệt và số lượng các khe hở trong màng tế bào. Trong khuếch
tán có gia tốc cần có protein mang để gắn với chất cần vận chuyển qua màng.
2.1.1. Khuếch tán đơn thuần
* Khuếch tán đơn thuần qua lớp lipid kép
- Những chất có bản chất là lipid được vận chuyển dễ dàng qua lớp lipid.
- Những chất không có bản chất là lipid, nhưng có khả năng hoà tan trong lipid cũng
được vận chuyển qua lớp này rất nhanh ví dụ như: các chất khí (O2, CO2…), alcohol, các
vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Tốc độ khuếch tán của các chất trên phụ thuộc vào mức
độ hoà tan trong mỡ của chúng.
- Sự vận chuyển của nước và các phân tử không hoà tan trong lipid. Nước không hoà
tan trong mỡ nhưng phần lớn nước được vận chuyển qua lớp lipid kép theo kiểu khuếch tán
còn một phần qua kênh protein, vì thế nước qua màng tế bào nhanh. Ví dụ, nước qua màng
hồng cầu trong 1 giây lớn hơn 100 lần thể tích hồng cầu. Nguyên nhân tại sao nước có thể
qua màng rất nhanh đến nay vẫn chưa rõ cơ chế, tuy nhiên người ta cho rằng do kích thước
của phân tử nước rất nhỏ mà động năng của chúng lại rất lớn cho nên chúng thấm qua màng
3
rất nhanh giống như viên đạn, đến mức lớp kị nước không kịp ngăn chúng lại. Còn các phân
tử khác không hoà tan trong mỡ cũng có thể qua lớp lipid kép giống như phân tử nước nếu
kích thước của chúng rất nhỏ. Khi kích thước tăng, tốc độ khuếch tán giảm rất nhanh. Ví dụ,
phân tử urê có đường kính chỉ lớn hơn phân tử nước 20% nhưng tốc độ thấm qua màng của
nó so với nước chậm kém 1000 lần.
- Các ion không thể khuếch tán qua lớp lipid kép mặc dù kích thước của các ion rất
nhỏ như ion Na+, K+, H+. Nguyên nhân là do các ion tích điện. Khi các ion mang điện làm
cho các phân tử nước làm cho các phân tử nước gắn vào ion tạo thành ion hydrat hoá (hợp
nước) làm kích thước của ion tăng lên. Mặt khác điện tích của ion tương tác với điện tích
của lớp lipid kép (phần quay ra phía ngoài của lớp lipid kép tích điện âm), cho nên khi ion
qua màng lập tức bị giữ lại hoặc đẩy ra xa. Do các nguyên nhân trên mà ion không được
vận chuyển theo hình thức khuếch tán mà nó được vận chuyển qua các kênh protein của
màng.
* Khuếch tán đơn thuần qua các kênh protein
- Kênh protein là lỗ thông từ bên ngoài vào bên trong tế bào, đó là những con đường
sũng nước, vì thế các chất có thể khuếch tán trực tiếp qua kênh. Kênh protein có hai đặc
tính:
+ Kênh protein có tính thấm chọn lọc cao: nó chỉ cho nước hoặc một vài ion hay phân
tử đặc hiệu đi qua. Tính đặc hiệu phụ thuộc vào đặc điểm bản thân các kênh như đường
kính, hình dáng, điện tích mặt trong kênh. Ví dụ: kênh Na+ có kích thước 0,3  0,5 nm, mặt
trong tích điện âm mạnh. Điện tích âm ở mặt trong sẽ kéo ion Na+ vào kênh theo hướng từ
dịch ngoại bào vào dịch nội bào (do nồng độ ion Na+ ở dịch ngoại bào cao hơn dịch nội bào).
Như vậy kênh Na+ chỉ cho ion Na+ đi qua. Ngoài ra còn có một loại kênh khác là kênh K+,
kênh này chỉ cho ion K+ qua.
+ Cổng của kênh protein: kênh protein có cổng để kiểm soát tính thấm của các kênh.
Kênh Na+ có cổng ở mặt ngoài, còn kênh K+ có cổng ở mặt trong của màng tế bào. Cổng của
kênh này có thể đóng hoặc mở, việc đóng mở kênh là do sự thay đổi hình dạng của phân tử
protein. Sự đóng mở kênh được kiểm soát bằng hai cách:
. Đóng mở do điện thế: sự đóng mở cổng phụ thuộc vào điện thế qua màng. Ví dụ, khi
bên trong tế bào tích điện âm mạnh cổng của kênh Na+ đóng chặt lại. Khi bên trong tế bào
mất điện tích âm thì cổng sẽ mở ra, làm cho một lượng lớn ion Na+ qua kênh Na+ vào trong
tế bào. Cổng của kênh K+ mở khi mặt trong màng tế bào trở thành tích điện dương, tuy
nhiên đáp ứng của cổng này chậm hơn so với cổng Na+.
. Đóng mở do chất kết nối (ligand): khi một phân tử protein vận chuyển gắn với một
phân tử khác sẽ làm thay đổi hình dạng của phân tử protein dẫn đến làm đóng hay mở cổng.
Chất nối với phân tử protein đó gọi là ligand. Ví dụ, khi acetylcholin gắn vào protein kênh
4
acetylcholin sẽ làm cổng của kênh này mở ra, tạo ra lỗ 0,65 nm sẽ cho phép những phân tử
và ion dương có kích thước nhỏ hơn kích thước của kênh qua lỗ. Loại cổng này đóng vai
trò quan trọng trong sự dẫn truyền xung động thần kinh từ tế bào thần kinh này đến tế bào
thần kinh khác, hay từ tế bào thần kinh đến tế bào cơ.
2.1.2. Khuếch tán có gia tốc
Khuếch tán có gia tốc là sự khuếch tán cần phải có vai trò của chất mang (protein
mang) để khiến cho việc khuếch tán diễn ra được dễ dàng và tăng tốc độ hơn, do đó người
ta còn gọi là khuếch tán có chất mang hay khuếch tán được thuận hoá. Quá trình khuếch
tán có gia tốc diễn ra như sau:
Khi chất vận chuyển đi vào bên trong và gắn vào vị trí gắn trên phân tử protein mang
sẽ làm cho protein mang thay đổi hình dáng để đưa chất cần vận chuyển sang phía đối diện.
Khuếch tán có gia tốc có đặc điểm là khi nồng độ của chất khuếch tán tăng lên thì tốc độ
vận chuyển của các chất sẽ tăng dần, tuy nhiên sự tăng này có giới hạn (Vmax) thì dừng
lại, mặc dù nồng độ chất khuếch tán tiếp tục tăng. Đây là điểm khác biệt với khuếch tán
đơn thuần, vì trong khuếch tán đơn thuần thì tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với sự tăng nồng
độ chất khuếch tán. Tốc độ khuếch tán qua kênh của các ion nhanh hơn so với khuếch tán
qua chất mang.
Hình 2.2.Tốc độ khuếch tán đơn thuần và khuếch tán có gia tốc

Khuêch tán đơn thuần


Tốc độ vân chuyển

Khuếch tán có giatốc

Nồng độ chất

Nguyên nhân hạn chế tốc độ tối đa trong khuếch tán có gia tốc là do số lượng các vị
trí gắn trên phân tử protein mang có hạn, do đó nếu nồng độ chất khuếch tán có tăng thì
cũng không còn chỗ để gắn. Mặt khác, cần phải có thời gian để cho chất khuếch tán gắn
vào điểm gắn, protein thay đổi hình dáng, rồi chất khuếch tán lại bứt ra khỏi điểm gắn để
sang phía bên kia của màng.

5
Những chất được vận chuyển bằng khuếch tán có gia tốc đó là các đường đơn như:
glucose, mannose, galactose… và phần lớn acid amin. Insulin làm tăng tốc độ khuếch
tán có gia tốc của glucose lên 10 - 20 lần.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán thực (net rate)
Khi có một chất có nồng độ khác nhau ở hai bên màng thì sẽ có hai dòng khuếch tán
qua màng với hai tốc độ khác nhau đó là sự khuếch tán chất từ bên có nồng độ cao sang
bên có nồng độ thấp, sự khuếch tán này có tốc độ nhanh. Đồng thời cũng có dòng khuếch
tán chất từ bên nồng độ thấp sang bên nồng độ cao, sự khuếch tán này chậm hơn sự khuếch
tán từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp. Do đó, tốc độ khuếch tán thực ở đây
muốn nói đến là hiệu tốc độ khuếch tán của hai dòng vận chuyển chất theo hai chiều khác
nhau qua màng. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán thực là:
* Tính thấm của màng:
- Độ dày màng: màng càng dày tốc độ khuếch tán càng giảm.
- Độ hoà tan trong lipid của chất khuếch tán: độ hoà tan trong lipid của chất khuếch
tán càng cao thì tốc độ khuếch tán càng lớn.
- Số kênh protein: tốc độ khuếch tán của một chất tỷ lệ thuận với số kênh protein của
chất đó trên màng.
- Nhiệt độ: nhiệt độ càng cao chuyển động nhiệt của các phân tử càng lớn do đó làm
tăng tốc độ khuếch tán.
- Trọng lượng phân tử: trọng lượng phân tử của chất khuếch tán càng nhỏ tốc độ
khuyếch tán càng lớn.
* Sự chênh lệch nồng độ: tốc độ khuếch tán thực tỉ lệ thuận với chênh lệch nồng độ
chất ở hai bên màng.
* Ảnh hưởng của chênh lệch áp suất: tốc độ khuếch tán thực tỷ lệ thuận với chênh
lệch áp suất ở hai bên màng. Khi có chênh lệch áp suất lớn giữa hai bên màng thì có dòng
các phân tử vận chuyển từ bên áp suất cao sang bên áp suất thấp. Ví dụ, ở màng mao mạch
sát với tiểu động mạch (mao động mạch) áp suất thủy tĩnh bên trong mao mạch lớn hơn ở
bên ngoài dịch kẽ khoảng 20 mmHg, nên nước và các phân tử hòa tan khuếch tán từ mao
mạch ra dịch kẽ.
* Sự chênh lệch điện thế: trong trường hợp nồng độ không có sự chênh lệch song vẫn
có sự khuếch tán ion qua màng khi có một điện thế qua màng do các ion tích điện. Ví dụ:
khi mà nồng độ ion âm ở hai phía màng bằng nhau ta đặt một điện tích dương bên phải của
màng và điện tích âm bên trái màng. Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng tạo ra một bậc thang
điện thế qua màng. Điện tích dương sẽ hấp dẫn điện tích âm từ trái sang phải. Như vậy, sẽ
có một lượng ion âm từ trái sang phải sẽ tạo ra một lượng chênh lệch về nồng độ với ion
6
ấy. Khi có sự chênh lệch về nồng độ thì các ion lại vận động về bên trái khi chênh lệch điện
thế đẩy chúng sang bên phải. Ở nhiệt độ cơ thể khi chênh lệch điện và chênh lệch nồng độ
cân bằng với những ion hoá trị 1 như Na+ , K+ , Cl- ta sẽ xác định được điện thế theo phương
trình Nernst như sau:
Ci
EMF(mV) =  61log –––
Co
Trong đó: EMF: lực điện động giữa hai bên màng.
Ci : nồng độ của ion ở bên trong tế bào.
Co: nồng độ của ion ở bên ngoài tế bào.
Trong phương trình trên, dấu điện thế là dương đối với các ion âm và là âm với các
ion dương. Sự liên quan giữa điện thế và sự khuếch tán của ion giúp ta hiểu được bản chất
dẫn truyền xung động thần kinh.
- Tác dụng của sự khác nhau về áp suất: khi có sự khác nhau lớn của áp suất ở hai
phía màng sẽ tạo nên sự khuếch tán các chất từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp. Ví dụ,
trao đổi chất ở mao mạch do áp suất mao mạch lớn hơn dịch kẽ nên nước và các chất hoà
tan khuếch tán từ mao mạch ra dịch kẽ.
2.1.4. Sự thẩm thấu
Chính là sự khuếch tán thực của nước. Khi có sự khác nhau về nồng độ nước hai bên
màng vận động thực của nước xảy ra làm cho tế bào phồng lên (nước đi vào tế bào) hay tế
bào teo lại (nước ra khỏi tế bào).
Áp suất thẩm thấu: là áp suất cần thiết để làm ngừng sự thẩm thấu. Ví dụ: khi ta cho
máu vào một dung dịch có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của máu (chênh
lệch về áp suất) nước được thẩm thấu từ hồng cầu ra dung dịch (do các ion trong dung dịch
không thẩm thấu được), kết quả hồng cầu mất nước teo lại. Nếu ta cho một áp suất bằng áp
suất của máu thì không xảy ra quá trình này, áp suất đó gọi là áp suất thẩm thấu.
2.2. Vận chuyển tích cực
Vận chuyển tích cực là sự vận động của các phân tử, ion ngược chiều bậc thang điện
hoá (nồng độ, áp suất và điện thế). Khác với quá trình khuếch tán, vận chuyển tích cực đi
ngược bậc thang điện hoá nên cần phải có chất mang (protein mang), và năng lượng từ bên
ngoài.
Những chất được vận chuyển tích cực là các ion Na+, K+, Ca++, Fe++, H+, Cl- , I -, một
số đường đơn và phần lớn acid amin.
Trong vận chuyển tích cực người ta chia thành hai loại là vận chuyển tích cực nguyên

7
phát và vận chuyển tích cực thứ phát. Sự khác biệt giữa hai quá trình là việc sử dụng nguồn
năng lượng trong quá trình vận chuyển.
2.2.1. Vận chuyển tích cực nguyên phát
Năng lượng của vận chuyển tích cực nguyên phát được giải phóng trực tiếp từ sự phân
giải ATP hay hợp chất phosphat giàu năng lượng. Hình thức vận chuyển tích cực nguyên
phát điển hình của cơ thể là bơm Na+- K+.
* Bơm Na+- K+: là đặc trưng của vận chuyển tích cực nguyên phát, nó bơm Na+ từ trong ra
ngoài màng tế bào đồng thời bơm K+ từ ngoài vào trong màng tế bào. Bơm này có ở màng
của tất cả các tế bào trong cơ thể.
- Cấu tạo của Bơm Na+- K+: là một protein mang, có hai phân tử protein hình cầu,
một protein lớn có phân tử lượng chừng 100.000 đơn vị dalton và 55.000 đơn vị dalton,
chức năng của protein nhỏ chưa rõ. Protein lớn đảm nhiệm chức năng của bơm nhờ có các
đặc điểm sau:
+ Mặt trong của màng tế bào có 3 vị trí gắn (receptor) đặc hiệu với ion Na+.
+ Mặt ngoài của màng tế bào có 2 vị trí gắn (receptor) đặc hiệu với ion K+.
+ Phần protein ở bên trong gần vị trí gắn với ion Na+ có enzym ATPase.
- Hoạt động của Bơm Na+- K+:
Khi 3 ion Na+ gắn vào mặt trong và 2 ion K+ gắn vào mặt ngoài của protein mang, thì
enzym ATPase được hoạt hoá, nó sẽ phân giải ATP thành ADP và giải phóng năng luợng.
Chính năng lượng này làm thay đổi hình dáng của protein mang để đẩy 3 ion Na+ ra ngoài
và đưa 2 ion K+ vào trong tế bào.
- Vai trò của Bơm Na+- K+:
+ Kiểm soát thể tích của tế bào: Bình thường ở bên trong tế bào có một lượng lớn các
phân tử protein và các hợp chất hữu cơ khác có kích thước lớn không thể qua màng để ra ngoài
tế bào, phần lớn các phân tử này tích điện âm, do đó chúng hấp dẫn các ion dương và gây ra
một lực thẩm thấu hút nước vào bên trong tế bào, làm tế bào luôn có khuynh hướng phồng lên
và có thể vỡ. Khi Bơm Na+- K+ hoạt động nó sẽ đưa 3 ion Na+ ra ngoài và chỉ có 2 ion K+ vào
trong tế bào. Vậy có nghĩa là trong một lần bơm thì bên ngoài tế bào sẽ lợi hơn bên trong tế
bào một ion dương. Chính sự chênh lệch này làm cho lượng nước đi theo ion dương được đưa
ra ngoài tế bào nhiều hơn lượng nước vào trong tế bào. Điều này làm cho thể tích tế bào không
thay đổi.
+ Tạo điện thế nghỉ của màng: vì mỗi khi bơm hoạt động sẽ đưa ra ngoài màng tế bào
3 ion Na và chỉ đưa vào trong tế bào 2 ion K+, nghĩa là mặt trong màng sẽ ít điện tích âm hơn
+

bên ngoài màng, tạo nên điện thế âm ở bên trong màng tế bào khi tế bào nghỉ.

8
Hình 2.3. Hoạt động của bơm Na+- K+

Ngoài tế bào

Trong tế bào
(ADP=Adenosine diphosphate, ATP=Adenosine triphosphate, Pi=phosphate ion).
Nguồn: Guyton and Hall Textbook of Medical Physiology, 12th Edition.
* Bơm calci: có hai loại bơm calci luôn luôn hoạt động, một bơm nằm trên màng tế bào
bơm calci từ bào tương ra ngoài, một bơm ở trong tế bào (nằm ở màng của các bào quan)
để bơm calci từ bào tương vào các bào quan. Vì thế tạo nên sự chênh lệch nồng độ calci ở
trong bào tương và dịch ngoài bào là 1/10.000.
* Sự bão hoà của vận chuyển tích cực:ở nồng độ chất vận chuyển thấp thì tốc độ vận chuyển
tăng tỷ lệ thuận với tăng nồng độ. ở nồng độ cao tốc độ vận chuyển đạt đến mức tối đa
(Vmax) gọi là sự bão hoà. Nguyên nhân gây ra bão hoà là do:
- Tốc độ phản ứng hoá học lúc gắn hay lúc giải phóng chất ra khỏi chất mang.
- Thời gian cần cho sự thay đổi hình dáng của phân tử protein mang.
* Năng lượng cần cho vận chuyển tích cực: mức năng lượng cần cho sự vận chuyển chất
qua màng theo cơ chế tích cực bằng mức độ tập trung của chất đó trong quá trình vận
chuyển, năng lượng đó được tính bằng tỷ lệ thuận với logarit của độ tập trung của chất được
vận chuyển.
Ci
Năng lượng (Calo/osmol) = 1400 log ––––
Co
Ci : nồng độ của ion ở bên trong tế bào.
Co: nồng độ của ion ở bên ngoài tế bào.
2.2.2. Vận chuyển tích cực thứ phát
Vận chuyển tích cực thứ phát lấy năng lượng được từ sự chênh lệch về bậc thang
9
nồng độ ion sinh ra do vận chuyển tích cực nguyên phát và cũng cần có protein mang nằm
xuyên qua màng tế bào. Vận chuyển tích cực thứ phát gồm:
* Đồng vận chuyển cùng chiều
Trong quá trình vận chuyển tích cực nguyên phát Na+ được đưa ra ngoài tế bào, làm
cho nồng độ ion Na+ ở ngoài tế bào cao hơn bên trong tế bào, tạo ra một thế năng làm cho
các ion Na+ ở bên ngoài luôn cố gắng khuếch tán vào trong. Với những điều kiện thích hợp
sự khuếch tán năng lượng của ion Na+ có thể kéo theo những chất khác cùng qua màng tế
bào. Hiện tượng này gọi là đồng vận chuyển. Để có quá trình này cần có 1 protein mang
có thể đồng thời gắn cả ion Na+ và chất cùng được vận chuyển, khi chất được vận chuyển
gắn cùng bên với ion Na+ thì được gọi là đồng vận chuyển cùng chiều. Khi cả hai chất đã
gắn vào protein mang, protein mang sẽ thay đổi hình dáng. Thế năng từ bậc thang nồng độ
của ion Na+ sẽ chuyển thành động năng để vận chuyển cả hai chất vào bên trong tế bào.
Glucose và các acid amin là những chất được vận chuyển qua màng theo cơ chế này, đây
là cơ chế hấp thu các chất xảy ra chủ yếu trong ống tiêu hoá, và ống thận.
Ngoài ra còn có quá trình đồng vận chuyển của Na+ - K+- 2Cl- vào bên trong tế bào
biểu mô ống thận trong quá trình tái hấp thu ở ống thận, và đồng vận chuyển K+- Cl- làm
cho hai ion này từ trong tế bào ra ngoài.
* Đồng vận chuyển ngược chiều
Khi nồng độ ion Na+ ở bên ngoài màng tế bào cao Na+ cố gắng khuyếch tán vào trong
song song với chất cùng được vận chuyển nằm ở bên trong màng tế bào. Ion Na+ gắn vào
đầu ngoài của protein mang và chất kia gắn vào đầu trong của protein mang làm cho protein
mang thay đổi hình dáng. Năng lượng do ion Na+ cung cấp sẽ chuyển Na+ vào trong và chất
kia ra ngoài.
Ví dụ: vận chuyển ngược chiều của ion Na+ với ion Ca2+ và ion H+. Sự vận chuyển
ngược chiều của Na+ với Ca2+ xảy ra hầu hết tế bào, ion Na+ vào bên trong và ion Ca2+ ra
ngoài tế bào cùng trên một protein mang. Còn vận chuyển ngược chiều giữa Na+ và H+ xảy
ra ở một số mô đặc biệt ở ống lượn gần. Ion Na+ từ lòng ống vào trong tế bào còn H+ từ tế
bào ra lòng ống. Đây là quá trình bài tiết ion H+ ra khỏi cơ thể và là cơ chế kiểm soát ion H+
trong các dịch của cơ thể.
Ngoài quá trình đồng vận chuyển cùng chiều và đồng vận chuyển ngược chiều còn có
quá trình vận chuyển tích cực qua một lớp tế bào, bởi vì nhiều chỗ trong cơ thể các chất
được vận chuyển không chỉ đơn giản đi qua một màng tế bào mà phải đi qua một lớp tế
bào. Do đó, tuỳ thuộc vào từng cơ quan mà có thể trên cùng một tế bào thì mặt bên này của
tế bào có thể là vận chuyển tích cực, nhưng mặt đối diện lại là khuếch tán. Nhờ có cơ chế
này mà hầu hết các chất dinh dưỡng được hấp thu từ ruột vào máu hay tái hấp thu từ dịch
lọc trở lại máu.
10
2.3. Hiện tượng nhập bào và xuất bào
Trong những trường hợp chất có kích thước lớn hơn lỗ của màng, vận chuyển
chúng qua màng được thực hiện theo kiểu nhập bào và xuất bào.
2.3.1. Nhập bào
Nhập bào là hiện tượng tế bào nuốt. Có hai loại nhập bào là ẩm bào và thực bào.
Thực bào là hiện tượng tế bào ăn. Các sản phẩm thường bị thực bào là các xác vi
khuẩn, mô chết, các bạch cầu đa nhân… các vật chất này có kích thước lớn. Khi các sản
phẩm này tiếp xúc với màng tế bào thì màng tế bào sẽ lõm vào tạo thành túi thực bào, rồi
túi thực bào tách khỏi màng tế bào để nằm trong tế bào và màng lại trở lại bình thường. Túi
thực bào vào bào tương sẽ bị dẫn đến tiếp xúc với lysosom. Tại điểm tiếp xúc diễn ra hiện
tượng hoà màng, lysosom tiết ra các enzym tiêu hoá vào túi thực bào và thuỷ phân các chất.
Ví dụ, ở người chức năng thực bào được thực hiện bởi các bạch cầu hạt, bạch cầu mô nô.
Ẩm bào là hiện tượng tế bào uống, các quá trình cũng diễn ra như thực bào. Tuy nhiên,
các chất được nhập bào là các dịch lỏng và các chất tan có kích thước nhỏ. Ẩm bào xảy ra
ở nhiều loại tế bào, đặc biệt ở những tế bào biểu mô thuộc các cơ quan có quá trình hấp thu,
trong các tế bào Schwann, các tế bào ở các khối u ác tính… Nhờ ẩm bào mà các hợp chất
phân tử, các phân tử AND, các enzym có thể đi qua màng tế bào mà vẫn giữ nguyên được
hoạt tính của chúng.
Thực bào và ẩm bào là những quá trình vận chuyển tích cực, vì khi thực hiện chúng,
tế bào phải tiêu hao năng lượng.
2.3.2. Xuất bào
Đây là quá trình ngược lại với hiện tượng nhập bào. Các chất cặn bã trong quá trình
tiêu hoá ở trong các túi thực bào sẽ được được vận chuyển đến màng tế bào, túi thực bào
hoà màng với màng tế bào và giải phóng các chất cặn bã ra khỏi tế bào. Trong cơ thể sự bài
tiết các hormon, các chất hoá học trung gian được bài tiết theo cơ chế này.

11
Hình 2.4. Quá trình tiêu hoá chất trong tế bào

Nguồn: http://yhoctructuyen.com/sinhly

Tóm tắt bài giảng


Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống. Tế bào có
nhiều chức năng trong đó có các chức năng chủ yếu là: tiếp nhận, xử lý và truyền thông tin;
vận chuyển các chất qua màng tế bào; tiêu hóa chất; tổng hợp chất và tạo các cấu trúc; giải
phóng năng lượng; điều khiển các hoạt động của tế bào. Bài giảng trình bày về chức năng
vận chuyển vật chất qua màng tế bào, đây là hoạt động thể hiện có sự trao đổi vật chất giữa
cơ thể với môi trường bên ngoài, giữa dịch nội bào và dịch ngoại bào. Các chất cần vận
chuyển trong cơ thể qua các màng như: sự vận chuyển các chất khí qua màng hô hấp, vận
chuyển acid amin, glucose, các ion, vitamin, nước… qua màng tế bào ống tiêu hóa, vận
chuyển glucose, các ion, nước… qua tế bào ống thận, vận chuyển các ion trên màng tế bào
nói chung. Tùy thuộc vào bản chất của chất cần vận chuyển, và sự chênh lệch về nồng độ
các chất ở hai bên màng mà có hình thức vận chuyển khác nhau.
Để đi qua hai cấu trúc chính của màng tế bào là lớp kép lipid và phân tử protein thì
có hai hình thức vận chuyển cơ bản qua màng tế bào là: khuếch tán đơn thuần (khuếch tán
thu động) và vận chuyển tích cực. Khuếch tán thụ động là hình thức vận chuyển vật chất
xuôi theo chiều bậc thang điện hoá, tức là vật chất đi từ nơi có nồng độ, áp suất, điện thế
cao đến nơi có nồng độ, áp suất, điện thế thấp. Quá trình chuyển động này nhờ năng lượng
tự nhiên sẵn có của vận động động học của vật chất, tức là không cần cung cấp năng lượng.
Vận chuyển tích cực là hình thức vận chuyển vật chất ngược chiều bậc thang điện hoá. Do
đó, quá trình này cần phải có năng lượng và chất mang (protein mang). Ngoài ra, còn có
hình thức vận chuyển đặc biệt là thực bào và xuất bào. Hình thức vận chuyển này dành cho

12
những chất có kích thước phân tử lớn.
Bài giảng là cơ sở để giải thích ở mức tế bào các hoạt động bình thường và một số
rối loạn hoạt động của các cơ quan và các phương pháp điều trị bệnh lý tác động lên sự vận
chuyển các chất qua màng tế bào.

13

You might also like